Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Giảm nguy cơ bệnh đường tiêu hóa từ việc tạo thói quen ăn uống cho bé

Muốn con có một thói quen ăn uống tốt thì cha mẹ phải có những biện pháp giáo dục để hướng con mình từ bỏ những thức ăn vặt. Qua đó có thể loại trừ những bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Là cha mẹ, bạn cần khuyến khích con mình ăn những thực phẩm lành mạnh. Điều đó không chỉ giúp chúng có một sức khỏe tốt, mà còn có thái độ đúng đắn đối với thức ăn. Sau này khi làm cha mẹ, chúng cũng sẽ dạy cho con thói quen ăn uống lành mạnh như vậy.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh than rằng rất khó tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh. Hãy thử áp dụng những "mẹo" sau đây, bạn có thể dễ dàng giúp trẻ ăn uống có ích cho sức khỏe, thậm chí chúng không hề hay biết điều đó.
1. Đừng thuyết giảng
Đa phần chúng ta đều ghét nghe mẹ thuyết giảng về những đứa trẻ chết đói trên thế giới và khoai tây chiên thì khủng khiếp thế nào. Trong lúc cố giải thích cho con về những nguy hại của thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói, bạn đừng cố ra vẻ như đang thuyết giảng. Điều đó hoàn toàn vô ích, bạn chỉ đang tạo cho trẻ cảm giác căng thẳng mỗi khi đến bữa ăn.
tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé
2. Làm gương cho con
Một trong những cách quan trọng nhất để giúp trẻ có thói quen ăn lành mạnh là cho trẻ thấy những tấm gương có thói quen ăn tốt. Bạn sẽ chẳng bao giờ khuyến khích con mình ăn uống lành mạnh nếu chính bạn không ăn thức ăn lành mạnh.
Hãy ăn chung với trẻ và cho chúng thấy rằng bạn thích thú khi ăn những thực phẩm lành mạnh, điều đó khuyến khích trẻ bắt chước và tạo thành thói quen. Nếu bạn không có thói quen ăn sáng thì đừng hỏi tại sao con bạn không muốn ăn vào buổi sáng. Nếu bạn ăn thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, kẹo, bánh quy, thì con trẻ cũng nghĩ rằng chúng có thể làm như thế.
3. Nấu ăn cùng nhau
Hãy cho bé có cơ hội cùng bạn chuẩn bị và chế biến thức ăn, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh như thế nào. Đây là một cách tuyệt vời để bé thích thú với những món ăn ngon và bổ dưỡng. Nếu bé chưa thể làm được nhiều, bạn có thể yêu cầu thiên thần nhỏ phụ mình sắp xếp đồ ăn trên đĩa. Hãy để chúng tự do cho thêm những món ăn yêu thích vào món salad hoặc vài loại trái cây vào salad trái cây. Chắc chắn khi đó, trẻ sẽ thích thú với "tác phẩm" của mình.
4. Cho trẻ làm quen với những món ăn mới khi chúng đói
Rất khó để cho trẻ ăn những món mới. Một ngày nọ, khi bạn tập cho con ăn món salad bó xôi ngon tuyệt cùng cà rốt và dưa chuột, trẻ có thể quay ngoắt đi và thể hiện cảm giác khó chịu trên mặt. Vậy làm sao để trẻ thích ăn những món ăn mới lạ và ngon bổ này? Hãy đợi đến khi trẻ đói, và dọn những món ăn này lên, chắc chắn chúng sẽ ăn nó một cách ngon lành.
Cũng có thể tập cho trẻ ăn những món salad khác bằng cách nấu ăn cùng trẻ. Chắc chắn khi đó chúng sẽ thích nếm thử nhiều loại trái cây và rau. Nếu chúng không thích những món ăn mới, hãy thử lại vào những ngày khác hoặc thử trộn nhiều loại rau khác vào món ăn mà chúng thích, như món nước sốt mì ống chẳng hạn.
5. Cho trẻ dùng những món ăn nhẹ lành mạnh
Đa phần món ăn nhẹ bán sẵn trên thị trường chứa nhiều đường và muối không tốt cho trẻ. Tuy nhiên, bạn có thể cho trẻ ăn vài loại ăn nhẹ lành mạnh như phômai lát hay một vài loại trái cây có sẵn có lợi cho sức khỏe.
6. Cắt giảm đường
Trẻ con rất hảo ngọt nhưng ăn quá nhiều thực phẩm hay đồ uống nhiều đường có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe như béo phì, sâu răng. Bạn không thể ở bên con mình 24 giờ mỗi ngày, khi chúng ở trường có thể tiếp cận với những đồ ăn có đường, kể cả khi bạn đã chuẩn bị cho chúng những món ăn nhẹ lành mạnh.
Hãy chia sẻ cho con bạn biết về mối nguy hại của sâu răng hay béo phì với những tấm gương cụ thể khi thấy chúng ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan trọng là bạn không tận tay đưa cho chúng những loại đồ ăn nhiều đường.
7. Tập cho trẻ có thói quen vận động thể dục
Nếu bạn đang cố hướng trẻ vào một lối sống lành mạnh, hãy tập thói quen luyện tập thể dục cho trẻ. Cha mẹ làm gương cho trẻ là chìa khóa để thành công về mục tiêu này. Tóm lại cả nhà hãy bắt đầu ăn thực phẩm lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên cùng nhau.
Ngày nay, trẻ em là đối tượng dẫn đầu nhóm có lối sống ít vận động bởi chúng thường xuyên ngồi lì xem TV và chơi game. Hãy khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi và hoạt động ngoài trời bất kể khi nào có thể để các em tận hưởng một lối sống năng động mỗi ngày.

Nhận biết bé thông minh

Con bạn có thể thông minh ngay từ tuổi mầm non từ những cử chỉ nhưng thông thường cha mẹ hay bỏ qua những dấu hiệu đó để có hướng phát triển cho bé.
Sau đây là những dấu hiệu cho thấy 1 em bé thông minh
Trẻ hay cười: Cười là một dấu hiệu quan trọng để cha mẹ nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của con mình. Những đứa trẻ biết cười sớm, và cười nhiều là những đứa trẻ thông minh. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ em bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, và nụ cười của trẻ không bình thường, thậm chí không biết cười…
- Phát triển sớm hơn bạn bè: Nếu bé có các mốc phát triển sớm hơn hẳn bạn đồng trang lứa, như tập hóng chuyện, lẫy, bò, đi, hay nói sớm sẽ là những dấu hiệu rất khả quan để cho thấy bé thông minh hơn bạn bè cùng tuổi.
Những dấu hiệu cho thấy con bạn là đứa trẻ thông minh 1
Những dấu hiệu cho thấy con bạn là đứa trẻ thông minh 1
- Tập trung cao: Trẻ thông minh có sức tập trung tinh thần vào một sự việc nào đó (chăm chú xem phim hoạt hình, phim quảng cáo…), rồi bất ngờ nó nói ra những nhận xét ngộ nghĩnh. Trẻ thông minh cũng sẽ quan sát, tập trung tuyệt đối khi được hướng dẫn một vấn đề gì đó và quyết học theo cách làm này.
- Có trí nhớ tốt. Có thể nhớ rất nhanh các món đồ chơi, bản nhạc đã nghe qua, tranh vẽ hay đoạn phim vừa xem. Bé có thể nhớ vị trí chính xác của đồ chơi trong nhà, hoặc nhớ được màu sắc của món đồ vật mà cách đó 1-2 tháng bé không hề nhìn thấy.
- Khả năng giải quyết vấn đề tốt: Trẻ thông minh sẽ có khả năng phán đoán, giải quyết vấn đề vượt tuổi tác. Cha mẹ sẽ không ngạc nhiên khi em bé đã biết xếp sách thành bậc để trèo lên một chiếc bàn cao để lấy được đồ vật yêu thích ở trên bàn, hay tự mình loay hoay, mày mò để làm thế nào để có được thứ bé mong muốn mà chưa cần đến sự can thiệp của người lớn.
-Thích bắt chước: Trẻ thông minh thường thích bắt chước những hành động của người lớn. Việc bắt chước giúp cho trẻ có thể tiếp thu nhanh cũng như mở mang kiến thức. Các ông bố bà mẹ hãy tích cực giao lưu với trẻ, thường xuyên nhìn vào trẻ làm một vài động tác từ đơn giản tới phức tạp, nâng cao khả năng bắt chước của trẻ và tận dụng để khai thác trí tuệ cho trẻ.
- Tràn đầy năng lượng: Một đứa trẻ thông minh sẽ vận động luôn chân luôn tay. Bé sẽ không bao giờ mệt mỏi khi khám phá trò chơi mới và luôn có năng lượng dồi dào và sự hứng khởi cho mọi hoạt động.
nhận biết bé thông minh qua cử chỉ
Một đứa trẻ thông minh sẽ vận động luôn chân luôn tay. Bé sẽ không bao giờ mệt mỏi khi khám phá trò chơi mới và luôn có năng lượng dồi dào và sự hứng khởi cho mọi hoạt động.
- Thích khám phá thế giới, thường xuyên đặt câu hỏi: Những đứa trẻ thông minh sẽ không chấp nhận cuộc sống nhàm chán sau cánh cửa, chúng háo hức với việc khám phá thế giới xung quanh. Trẻ sẽ thích thú khi được bố mẹ dẫn đến những nơi mới, tò mò, hiếu kì tìm hiểu những điều mới lạ,và thích phân biệt, giải đáp mối quan hệ giữa các sự vật xung quanh mình. Các bé thông minh có thể đặt vô số câu hỏi cho bạn trong ngày, và có những câu hỏi “hóc” có thể đến bạn cũng không biết trả lời thế nào.
Một số cách để khuyến khích sự thông minh của con:
1. Hãy để trẻ phát huy bản năng tự nhiên
2. Hãy nuôi con bằng sữa mẹ
3. Để trẻ chạm vào mọi thứ
4. Đọc sách cho bé ngay từ ngày đầu
5. Khuyến khích trẻ giao tiếp
6. Chú ý đến dinh dưỡng trước khi trẻ ra đời
7. Giảm bớt thời gian trẻ tiếp cận với truyền hình
8. Chơi đùa cùng trẻ
9. Cho trẻ sớm làm quen với những công cụ âm nhạc
10. Nhiều người cùng nuôi con, thay vì một người.

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Bay vào ước mơ cùng bé trong những câu chuyện kể

Hãy tạo một mối liên hệ giữa bạn và con thông qua những câu chuyện cổ tích, hoa thân vào các nhân vật để bay vào ước mơ cùng bé thông qua những câu chuyện kể bạn nhé!
Kể chuyện, đọc sách cho con nghe trước khi ngủ là một trong những cách tốt nhất tăng cường mối quan hệ, tình cảm giữa ba mẹ và con cái. Việc này cũng giúp trẻ rèn luyện kỹ năng biết lắng nghe người khác và tư duy nhận xét một sự vật, sự việc nào đó. Điều đó sẽ càng tốt hơn nếu bạn không để nó nhàm chán, sáo rỗng mà biết biến hóa cho câu chuyện đầy màu sắc hơn.
Bạn không cần có giọng đọc quá truyền cảm hay cách diễn xuất tuyệt vời như một diễn viên kịch thì con bạn mới cảm thấy hứng thú với câu chuyện. Chỉ cần làm theo 7 bước đơn giản sau đây, bạn sẽ trở thành một người kể chuyện đại tài, xuất chúng trong lòng các thiên thần nhỏ.
1. Luôn luôn chuẩn bị nhiều sách, truyện
Bạn nên thường xuyên bổ sung sách, truyện mới vào kho sách kể chuyện bé nghe. Mỗi đêm, bạn nên đưa ra 3-5 cuốn sách cho bé lựa chọn, bao gồm sách bé yêu thích và sách bé có thể quan tâm. Điều này làm bé hứng thú hơn với câu chuyện hàng đêm vì đó chính là sự lựa chọn của bé.
kích thích bé nghe kể chuyện
2. Tạo không gian ấm cúng
Hãy chắc chắn rằng, lúc kể chuyện là lúc con bạn đã tắm rửa, vệ sinh răng miệng, mặc đồ ngủ, nằm trên giường và sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Bạn tạo môi trường thư giãn, thoải mái bằng cách đóng rèm cửa, chỉ bật đèn ngủ để giảm cường độ ánh sáng. Không gian đó chỉ có bạn, trẻ và những câu chuyện đầy màu sắc.
3. Giới thiệu cuốn sách
Trước khi bắt đầu kể chuyện, bạn nên giới thiệu đôi điều về cuốn sách, về câu chuyện mà bạn nghĩ trẻ có thể quan tâm, mong đợi. Ví dụ: “Con quái vật bắt cóc công chúa, hãy đọc câu chuyện để biết ai sẽ cứu nàng”. Điều này sẽ làm con bạn tò mò và lắng nghe từng chi tiết câu chuyện cho đến hết.
4. Làm cho câu chuyện trở nên ngắn gọn và ngọt ngào hơn
Không phải sách nào, câu chuyện nào cũng đơn giản, làm trẻ dễ hiểu. Đối với những quyển sách, câu chuyện quá dài, phức tạp bạn nên đơn giản hóa nó đi bằng cách sử dụng câu chữ của chính bạn sao cho con dễ hiểu nhất, thư giãn một cách trọn vẹn. Nếu khéo léo, bạn có thể biến một câu chuyện khô khan trở nên ngọt ngào hơn trong tâm trí trẻ.
5. Sách có nhiều ảnh
Bạn nên chọn sách cho trẻ loại có nhiều hình ảnh. Điều này đặc biệt hữu ích cho trẻ chưa đi học, chưa đọc được chữ. Bạn ôm trẻ vào lòng, vừa kể chuyện vừa chỉ tay vào hình ảnh minh họa. Hình ảnh giúp trẻ dễ hình dung và theo dõi câu chuyện, tăng tính tưởng tượng, tăng khả năng sáng tạo sau này của trẻ.
6. Giả giọng nói
Những câu chuyện cho trẻ em thường là các cuộc phiêu lưu kỳ thú với những nhân vật thú vị. Vì vậy, hãy để trẻ cảm thấy như đang sống trong câu chuyện với những nhân vật do bạn giả giọng các câu thoại.
Bạn diễn đạt khóc như một đứa trẻ hay hót lảnh lót như một chú chim ở những đoạn thích hợp. Nếu vậy, con bạn dễ nắm bắt câu chuyện hơn bằng cách lắng nghe giọng nói sống động của bạn. Nếu giả không giống, bạn chỉ cần làm sao cho bé phân biệt được giọng nào là của nhân vật nào.
7. Đặt câu hỏi
Nếu kết thúc câu chuyện mà con bạn chưa quá buồn ngủ thì có thể hỏi trẻ xem có thắc mắc gì không, nếu có bạn giải đáp hết các thắc mắc đó. Và ngược lại, bạn cũng nên đặt một vài câu hỏi cho trẻ xoay quanh câu chuyện vừa kể.
Chẳng hạn: “Con nghĩ gì về hoàng tử trong câu chuyện?”, hoặc “Con yêu thích nhân vật nào nhất trong câu chuyện, vì sao?”… Những câu hỏi này giúp bạn nắm bắt tâm lý trẻ tốt hơn cũng như khuyến khích, định hướng con trẻ có những suy nghĩ, nhận định đúng đắn về câu chuyện cũng như sự vật, sự việc trong cuộc sống.

Bé nên ăn gì vào buổi sáng?

Việc chuẩn bị một bữa ăn của bé cần có một sự chu đáo nhất định, đặc biệt là bữa sáng. Vậy cho con ăn cái gì là tốt nhất vào buổi sáng?

Cùng tham khảo những thức ăn sau để bổ sung thực đơn cho con các mẹ nhé!

Những bài viết liên quan về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Bài viết về dòng sữa dumex Fruit & Veg
Xem thêm những bài viết bổ ích về vitamin cho trẻ
Tổng hợp thông tin liên quan đến sữa bổ sung trái cây

Sữa tươi hoặc sữa công thức
Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, trẻ chỉ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.
Yến mạch
buổi sáng bé ăn gì tốt nhất
Yến mạch không chỉ giúp trẻ thông mình mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và ngừa ung thư. Chỉ mất 15 phút nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa sáng của con. Mẹ lưu ý không nên sử dụng yến mạch ăn liền cho trẻ dưới 1 năm tuổi vì loại này có chứa rất nhiều đường.
Trứng
Trứng có chứa nguồn protein và vitamin D dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho ngày mới tràn đầy năng lượng.
Trẻ sơ sinh thường dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng, tuy nhiên, lòng đỏ lại rất an toàn và là món ăn cực tốt cho bữa sáng. Luộc kỹ trứng, tách riêng lấy phần lòng đỏ, nghiền nát cho bé ăn hoặc trộn cùng với cháo. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý, chỉ nấu hoặc kết hợp trứng cho trẻ ăn cùng những món quen thuộc, không nên dùng cùng món mới. Như vậy, khi có phản ứng không tốt xảy ra, mẹ có thế dễ dàng xác định được nguyên nhân.
Sữa chua
Một cốc sữa chua trộn hoa quả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé tràn đầy năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên uống vài thìa nước lọc tráng miệng.
Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Vấn đề nan giải khi cọn sữa cho con

Mong muốn cho con có một nguồn dinh dưỡng tốt nhất, nhưng mẹ lại không biết chọn loại sữa nào phù hợp cho con. Sữa mẹ hay sữa công thức? Loại nào sẽ tốt hơn?
"Tại sao có những bà mẹ ích kỷ tự cho mình là hơn người khi có sữa nuôi con và quay ra chỉ trích những bà mẹ cho con ăn sữa lon là không yêu thương con mình? Tôi thấy thật nực cười. Các bà mẹ đang cho con bú đôi khi quá vô duyên và tự tin về khả năng "sản xuất sữa" của mình rồi đấy".
Đó chỉ là một trong hàng ngàn những "comment" tranh luận thu hút được rất nhiều "like" trên mội hội nhóm về nuôi con trên facebook. Cuộc chiến giữa sữa mẹ và sữa lon, ai hơn ai kém dường như luôn âm ỉ trong các bà mẹ và sẵn sàng được thổi bùng lên nếu có ai đó vô tình đụng chạm đến vấn đề nhạy cảm này.
Dưới đây là những chia sẻ của mẹ bé Đậu Đậu:
"Cuộc chiến nảy lửa" giữa sữa mẹ và sữa công thức 1"Cuộc chiến nảy lửa" giữa sữa mẹ và sữa công thức 2"Cuộc chiến nảy lửa" giữa sữa mẹ và sữa công thức 3"Cuộc chiến nảy lửa" giữa sữa mẹ và sữa công thức 4"Cuộc chiến nảy lửa" giữa sữa mẹ và sữa công thức 5

Sữa mẹ hay sữa lon – không phải lúc nào cũng là lựa chọn duy nhất. Có rất nhiều bà mẹ thực hiện kết hợp cả hai phương pháp nuôi con và có những kết quả thật tuyệt vời. Những bà mẹ may mắn có nhiều sữa cho con bú thì thật tuyệt vời vì dù sao thì chúng ta cũng quá quen thuộc với câu: "Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng những mẹ lựa chọn cho con ăn sữa lon cũng không phải đang "giết con". Cuộc chiến cam go này sẽ do chính các bà mẹ sáng suốt làm trọng tài để tìm ra đâu là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho các bé yêu của mình.

Mẹo chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Da em bé rất mềm và vô cùng mịn màng. Chính vì thế nó rất dễ tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Việc cần làm của bố mẹ là nắm vững một số nguyên tắc để chăm con một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ chưa thật sự nắm vững các nguyên tắc này. Dưới là một số nguyên tắc cần lưu ý.
Chọn lựa tã tốt và mặc tã đúng cách
Những khu vực da bé thường xuyên cọ xát với tã giấy như khu vực bên trong bẹn, phần đùi trong... hay vùng mông thì khả năng bị hăm tã rất cao. Nguyên nhân là do da bé vốn rất mỏng và nhạy cảm nên nếu mẹ sử dụng tã giấy có chất liệu không mềm mại, thô ráp hay mặc tã quá chật, da bé cọ xát với tã sẽ gây trầy xước da, da nổi mẩn đỏ, là điều kiện lý tưởng để hăm tã tấn công.
Vì vậy, khi chọn tã cho bé, mẹ chú ý chỉ chọn những loại có chất liệu tốt, mềm mại và mặc tã vừa vặn để hạn chế sự cọ xát cho da bé.
Thay tã 4 tiếng một lần
Vùng mông, bẹn là những vùng được quấn tã nên thường xuyên tiếp xúc với enzyme trong chất thải của bé như nước tiểu, phân mà cũng chính là những tác nhân gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé.
Vì vậy, nếu mẹ chủ quan, quên thay 4 tiếng mỗi lần sẽ vô tình để da bé tiếp xúc quá lâu với các enzyme trong môi trường ẩm ướt không thoáng khí, không vệ sinh, dễ dẫn đến tình trạng hăm tã hay da bé bị nổi những nốt đỏ, đau rát, gây khó chịu cho bé.
Vệ sinh da đúng cách
Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa da thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên có một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm xong rồi hãy bôi thuốc mỡ chống hăm.
Điều này tránh gây bí ở các kẽ da và vùng nhạy cảm giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn. Mẹ đặc biệt chú ý khi bé đã bị hăm thì tuyệt đối không dùng phấn rôm hoặc phấn thơm để tránh tình trạng bí da.
5 bí kíp chăm sóc da cho bé 1
Sử dụng thuốc chống hăm đúng cách
Hăm tã là chứng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa nắm được “bí quyết” điều trị thật hiệu quả.
Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả là thoa thuốc trị hăm tã cho bé, cụ thể, mẹ nên chọn thuốc mỡ vì thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơn, giúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc khác.
Chú ý, khi một ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy thuốc trong tuýp nữa mà dùng một ngón tay khác để lấy thêm thuốc.
Tuyệt đối không sử dụng các chế phẩm chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản
Các chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản không có tác dụng điều trị hay bảo vệ da bé, ngược lại, còn tiềm ẩn khả năng gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không chọn lựa các chế phẩm chứa các chất này khi chăm sóc da cho bé.