Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Cách phòng ngăn ngừa béo phì cho bé

Một trong những nguyên tắc chăm sóc bé trong việc phòng chống béo phì cho trẻ không phải ai cũng biết, đó là tuyệt đối không bắt con nhịn ăn.

Các bài viết về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam lên đến 5,6%. Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ béo phì rất khó hòa đồng với xã hội và luôn cảm thấy khổ sở khi bị coi là "người nổi bật"...

Đừng bắt con bạn ăn kiêng mà không có tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn muốn phòng chống béo phì cho con, hãy tham khảo những gợi ý đơn giản sau:

Cách phòng chống béo phì cho trẻ

Với những kinh nghiệm trên chắc hẳn sẽ giúp các bậc làm cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề dinh dưỡng của các bé.

Các bài viết liên quan đến dinh dưỡng cho bé

Những bài học về dưỡng chất cho các bé

Nguồn: afamily.vn (Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn)

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bé sẽ khỏe mạnh hơn với 2 ly sữa mỗi ngày

Cho bé uống bao nhiêu sữa là đủ chất dinh dưỡng. Và có một sự thật rằng ngay cả các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ cũng chưa đưa ra được đáp án chính xác. Một nghiên cứu mới đây nhất của đại học Toronto, việc uống nhiều sữa sẽ làm giảm hàm lượng sắt trong máu của trẻ.


Trẻ uống 2 ly sữa mỗi ngày
“Một trong những câu hỏi thường xuyên từ các bậc phụ huynh là trẻ nên uống bao nhiêu sữa là đủ. Và điều đáng ngạc nhiên là ngay cả các bác sĩ nhi khoa cũng chưa chắc có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng”, tiến sĩ Maguire thuộc bệnh viên St. Michael, Toronto cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ kiến thức thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

Chúng ta đều biết sữa bổ sung vitamin D cho trẻ, một loại vitamin chủ yếu được hấp thụ thông qua ánh nắng mặt trời, tuy nhiên trẻ uống quá nhiều sữa sẽ bị thiếu sắt. Vì vậy, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề nghị trẻ em chỉ nên uống từ 2 – 3 ly sữa một ngày (khoảng 500 – 700ml).

Tiến sĩ Maguire và đồng nghiệp đã tiến hành quan sát 1.300 trẻ từ 2-5 tuổi, họ nghiên cứu thời gian hoạt động ngoài trời, màu da (các bé có da tối màu khó hấp thụ vitamin D qua ánh nắng hơn), chỉ số cơ thể (BMI), và việc liệu các bé có uống sữa bình hay không vì khi hết sữa bình sẽ được đổ đầy lại. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy hàm lượng vitamin D của các bé uống nhiều sữa tăng lên, tuy nhiên lượng sắt trong cơ thể lại giảm.

APP đề xuất trẻ sơ sinh cần 400 đơn vị vitamin D (khoảng 10mcg) mỗi ngày, với trẻ lớn và người trưởng thành lượng vitamin D cần thiết là 800 đơn vị vitamin D (khoảng 20mcg) mỗi ngày. Trẻ dưới 12 tháng tuổi được khuyến cáo không nên uống sữa bò.

Giáo sư Maguire cho biết thêm: “Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về xương cho trẻ, đồng thời thiếu sắt là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu và làm chậm quá trình phát triển trí tuệ.”

Theo tính toán của các chuyên gia, 2 ly sữa một ngày sẽ giúp trẻ cân bằng hàm lượng vitamin D và sắt cần thiết cho cơ thể. Với những trẻ da tối màu, do không hấp thụ nhiều vitamin D từ mặt trời vào mùa đông thì nên được uống vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ bình thường chỉ cần bổ sung vitamin D bằng thực phẩm và ánh nắng mặt trời là đủ.

- Thực phẩm: Có rất ít thực phẩm chứa vitamin D. Các loại cá có nhiều mỡ như cá hồi, cá ngừ đại dương, cá thu và dầu gan cá là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D nhất. Ngoài ra còn có gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt, nấm, nước cam, ngũ cốc dinh dưỡng.

- Phơi nắng: phơi nắng trước 8 giờ sáng từ 5-30 phút, và không sử dụng kem chống nắng.

Theo meyeucon.org

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Dạy dỗ cho bé cách ăn nói lễ độ

Dạy con từ thuở còn thơ là việc làm rất cần thiết khi chăm sóc bé. Từ cách chào hỏi người lớn cho đúng cách đến dạy bé nói năng lễ phép là những giai đoạn rất cần thiết để định hình sự phát triển nhân cách cho các bé.

Chia sẻ kiến thức chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Một số trường hợp dạy dỗ bé dở khóc dở cười sẽ tiếp thêm cho các mẹ kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt nhất.

Nhờ con trai lấy hộ điều khiển tivi, chị Tâm chìa tay đón nhưng cu Bốp nhanh chóng giật lại, cong môi “hoạnh họe” mẹ: “Xin chưa?”.

Chị Tâm nhắc: “Sao nói trống không với mẹ thế? Phải bảo mẹ xin con chưa chứ? Vâng, mẹ xin con”.

Xong chị Tâm quay sang chồng, trách: “Đấy, con bắt chước y hệt điệu bộ của anh. Anh là tấm gương cho con thế nào thì làm”. Từ nhỏ, chồng chị đã dạy con hễ ai đưa cho cái gì thì phải chìa hai tay xin. Tuy nhiên, vì bố hay nói trống không với con, kèm theo hất hàm và gắt: “Xin chưa?”, cho nên cu Bốp cũng “nhiễm” y bản chính của bố.

Bé Nấm nhà chị Hiền (Thanh Trì, Hà Nội) cũng hay “sao” lời nói và điệu bộ từ bà ngoại do Nấm được bà ngoại chăm từ khi còn nhỏ. Mỗi khi Nấm quên lời chào, bà thường nhắc: “Mồm đâu? Chuột cắp mất mồm rồi à?”. Một lần, hai mẹ con cô bạn của chị Hiền tới nhà chơi. Bé gái nhà cô bạn không chịu chào hỏi dù được người lớn nhắc, lúc ấy, Nấm nhanh nhảu: “Mồm đâu? Chuột cắp rồi à?” khiến chị Hiền phát ngượng bởi vì bé nhà cô bạn hơn Nấm một tuổi, Nấm phải gọi bằng chị chứ không được nói trống không thế.

Còn chị Hoan (Thanh Xuân, Hà Nội) sau một lần xấu hổ vì con ăn nói “hỗn xược” mới tự nhận ra lỗi là ở cả mình. Bé Chít nhà chị rất nghịch, cứ chạy nhảy lung tung. Chẳng hạn, lúc ông bà đang nằm dưới sàn xem tivi, Chít nhảy tung tăng rồi dẫm cả vào chân ông bà. Có khi vì mải chạy, không để ý, Chít đâm sầm vào cánh cửa đến u đầu hoặc đập cả mặt vào cửa tủ lạnh ở bếp. Những lúc như thế, chị Hoan thường một tay chỉ vào con, quát: “Đi đứng thế à? Không có mắt à”.

Một lần, hai mẹ con đi hội chợ đồ giảm giá. Do gian hàng đông người nên Chít bị một cô dẫm phải chân. Chít nhanh miệng quát luôn: “Không có mắt à?” khiến cả mẹ và người khách kia… sững lại. Chị Hoan vừa đỏ mặt, vừa nhắc nhở con rồi nhanh nhẹn kéo con ra chỗ khác.

Có những người lớn hay chọn cách nói trống không hoặc quát nạt các bé. Chính vì thế, vô tình đã chuyển tải cho bé những ngôn ngữ “xấu” hoặc cách nói khó nghe, điệu bộ khó chịu… Vì chưa đủ nhận thức nên bé dễ áp dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ sai với hoàn cảnh (nói trống không với người lớn, chẳng hạn). Do đó, vai trò của cha mẹ, ông bà là rất quan trọng. Khi con ở tuổi học nói, phụ huynh nên tìm những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để nói với con. Đó là cách làm mẫu để dạy con tốt nhất. Cũng không nên luôn cáu kỉnh, quát tháo bé vì bé sẽ tiếp thu rất nhanh những hành vi này từ người lớn.

Bé và kỹ năng “con vẹt”

Giai đoạn học nói (gần 2 tuổi tới 5 tuổi), các bé có thể học cả ngôn ngữ xấu. Bởi vì trong quá trình phát triển ngôn ngữ, bé có xu hướng lặp lại những gì bé nghe được (kỹ năng “con vẹt”). Nếu ông bà (cha mẹ) nói bậy mà bé nghe được thì đừng ngạc nhiên vì bé có thể sử dụng chính cụm từ xấu này trong một tương lai gần.

Lời khuyên về cách phản ứng dành cho cha mẹ:

- Hãy trao đổi với ông bà, người nhà và thống nhất ngôn ngữ sử dụng trước mặt con.

- Nghiêm khắc nhắc bé nói như thế là không chấp nhận được.

- Đừng cười khi bé nói từ xấu. Bé sẽ coi tiếng cười của người xung quanh như sự khuyến khích.
- Cố gắng không phản ứng mạnh, duy trì sự nghiêm túc của cha mẹ. Nếu bé thấy không được cha mẹ chú ý, bé sẽ sớm chấm dứt “trò hề”.

- Nếu bé tiếp tục chửi thề, hãy bỏ qua bé và rời khỏi phòng. Nếu đang ở nơi công cộng, cả hai mẹ con nên rời đi chỗ khác.

- Cho bé đứng ở góc phạt.

- Khi cả mẹ và con cùng bình tĩnh, giải thích với bé đó là những câu không chấp nhận được. Hãy cho bé biết cách bạn phạt con nếu không nghe lời.

- Tìm giúp bé cách giải tỏa cáu giận, không phải chửi bậy.

- Cho dù đó là lúc bạn mất bình tĩnh do bé dùng từ thô tục, bạn cũng không được nói bậy, hãy cố gắng diễn tả sự tức giận của bạn bằng ngôn ngữ tích cực.

- Khuyến khích hành vi tốt và khen ngợi bé để hạn chế ngôn ngữ xấu.

Những bài học về dinh dưỡng khi mang thai

Phương pháp dinh dưỡng cho mẹ khi sinh

Dạy con là cả một quá trình công phu và tốn nhiều thời gian. Do đó các bậc làm cha mẹ không nên nôn nóng và phải kiễn nhẫn để tìm hiểu mọi khía cạnh tâm lý của con mình. Hy vọng sau những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có những kiến thức dạy dỗ bé tốt nhất.

Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn (Theo meyeucon.org)

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Những nhẫm lẫn các bệnh về mắt của trẻ

Khi hiện tương đau mắt đỏ đang rất phổ biến, các bậc cha mẹ luôn lo ngại con mình sẽ bị lây bệnh từ bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên có những triệu chứng không phải nguyên do từ đau mắt đỏ, nếu không tìm hiểu có thể gây nguy hại cho đôi mắt của khi chăm sóc bé.

Dưới đây là một số trường hợp mắt bé có nguy cơ bị mù do nhầm lẫm.

Con bị viêm nội nhãn nhưng tưởng con bị đau mắt đỏ, cha mẹ tự mua thuốc nhỏ mắt cho con khiến cả 5 đứa trẻ có nguy cơ bị mù mắt. Cả 5 bé hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Mắt T.Ư.

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng đau mắt đỏ cần điều trị dài ngày, dễ lây gây tốn kém tiền bạc, bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Cùng tham khảo khảo nguyên nhân và cách điều trị trong sự kiện Đau mắt đỏ để sớm đẩy lùi căn bệnh dễ lây lan này.
Cha mẹ không nên chủ quan với các bệnh lý ở mắt của trẻ.
Ngày 19.9, bác sĩ Hoàng Cương- Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Mắt T.Ư) cho biết, 5 trẻ em này trong độ tuổi từ 6-8 tuổi, nhập viện giữa tháng 9 trong tình trạng mắt bị đau nhức, viêm mủ đặc. Bố mẹ các bé thừa nhận, trước đó 10 ngày, con bị đỏ mắt, kêu đau nhức, trong khi đó đang có dịch đau mắt đỏ nên cha mẹ đều cho rằng con bị đau mắt đỏ và tự mua thuốc, nước muối sinh lý về điều trị cho con.

Đến khi mắt con đỏ quạch, đặc mủ mới đưa đến viện. Các bác sĩ đã hút rất nhiều mủ từ hốc mắt các bé, tiêm kháng sinh trực tiếp vào mắt. Tuy nhiên, do đến viện muộn, nhiễm trùng lâu, võng mạc đã bị ăn mòn nên thị lực của các bé gần như không thể phục hồi được.

Theo bác sĩ Cương, viêm nội nhãn là các phản ứng viêm trong mắt gây ra bởi quá trình nhiễm khuẩn hoặc chấn thương các tổ chức, mô trong nhãn cầu. Bệnh rất nguy hiểm đến thị lực, tuy nhiên, do chủ quan nên nhiều bệnh nhân thường đến viện khi bệnh đã quá nặng, thị lực giảm hoặc nhãn cầu bị hoại tử phải múc bỏ. Khoảng 20% bệnh nhân viêm nội nhãn bị mất thị lực gần như hoàn toàn, bác sĩ không thể can thiệp. Còn sau điều trị, 50% bệnh nhân bị giảm thị lực xuống còn 1/10.

Bác sĩ Cương cho biết, không khó phân biệt giữa viêm nội nhãn và đau mắt đỏ. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ thì đỏ mắt, ngứa, mắt có nhiều dử. Còn viêm nội nhãn, ngoài đỏ mắt, nhức mắt, bệnh nhân còn nhìn mờ, đau đầu, sợ ánh sáng, sưng nề xung quanh mắt. Ngoài ra bệnh nhân còn thấy mệt mỏi, sốt, mất ngủ, kém ăn. Khi đi khám chuyên khoa mắt, các bác sĩ dễ phát hiện ra các dấu hiệu khác như mi sưng nề, đỏ, mủ tiền phòng, viêm dịch kính, viêm gai thị, giác mạc phù, thâm nhiễm và có các khối mủ trắng trên hắc-võng mạc.

Những bài viết liên quan đến mẹ và bé

Xem các bài viết về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn (Theo meyeucon.org)

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Điều tuyệt vời khi mang thai của mẹ bầu

Các mẹ bầu có rất nhiều lo lắng khi mang thai, vóc dáng sẽ xấu đi. Chế độ dinh dưỡng bà bầu sẽ như thế nào để con mình phát triển tốt và khỏe mạnh như bao trẻ khác. Nhưng các bạn có biết, đó chỉ là 1 khía cạnh của việc mang thai thôi, có những bà mẹ sau khi mang thai vẫn giữ được vóc dáng đẹp và còn có thêm những đặc quyền thật thiêng liêng và đặc biệt.

Xem các bài viết về dinh dưỡng cho bé trên 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Dưới đây là những lí do cho câu hỏi tại sao bạn nên thật thoải mái và yêu đời khi có thai. Bạn sẽ thấy mang thai thật sự là một món quà tặng tuyệt diệu của tạo hóa ban cho mình, có những điều tuyệt vời chỉ khi mang thai bạn mới được tận hưởng mà thôi.

Bạn có thể lười biếng, làm những gì mình thích

“Tôi không đủ sức làm việc này” là một lí do chính đáng bạn có thể sử dụng khi mang thai để từ chối làm những điều mình không thích mà chẳng ai bắt bẻ và cũng chẳng nỡ bắt bẻ bạn. Bạn muốn ngủ ngày? Cũng chẳng ai bảo rẳng bạn lười quá, bởi vì đó là điều bạn nên làm. Bình thường bạn vẫn “đóng đinh” trong những chiếc váy kiểu cách, nhưng đôi giày cao gót giúp tôn dáng, muốn chạy nhảy trên đôi giày bệt hay đôi giày thể thao, phá cách với bộ đồ rộng thùng thình nhưng không có cơ hội thì khi mang thai, bạn có thể thoải mái diện, sẽ chẳng ai chê trách đôi giày của bạn không đẹp hay bộ quần áo bạn mặc không thời trang. Họ chỉ cần nhìn thấy bụng của bạn là sẽ lập tức quên điều đó ngay.

Được quan tâm, đối xử như một “nữ hoàng” 
Có những điều tuyệt vời chỉ khi mang thai mẹ mới có thể tận hưởng
Khi mang thai, bạn sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý và quan tâm của đám đông, đặc biệt là những người thân. Mẹ bạn bồi bổ, chăm bạn từng bữa ăn; anh chị em, bạn bè gọi điện đến hỏi thăm thường xuyên hơn; chồng bạn sẽ trở nên dịu dàng, ân cần hơn, anh ấy có thể massage cho bạn, sẵn sàng đi mua mọi thứ mà bạn thèm dù đó đang là nửa đêm.

Khi đi làm, các đồng nghiệp thường cố gắng giúp đỡ bạn và sếp của bạn cũng vậy, bình thường có thể nghiêm khắc, yêu cầu cao nhưng khi bạn có bầu, sếp bạn sẽ giao cho bạn ít việc hơn và việc đó cũng thường nhẹ nhàng hơn.

Thậm chí những người xa lạ cũng trở nên tốt bụng và thân thiện hơn. Họ có thể gọi bác sĩ cho bạn khi cần thiết, xách đồ hoặc nhường ghế cho bạn trên xe buýt và thậm chí nói chuyện với bạn về thai nhi. Khi mang thai, bạn sẽ được tất cả mọi người chú ý đến.

Ăn uống thoải mái

Khi chưa mang thai, mỗi khi ăn gì bạn thương phải cân nhắc, đắn đo vì có thể nó sẽ làm vòng eo bạn lớn hơn, tăng cân và sẽ khiến bạn trông xấu đi nhưng khi mang thai, việc ăn uống luôn được khuyến khích. Bạn có thể ăn mọi thứ mình thích, thậm chí còn bị người thân ép phải ăn nữa. Nếu như không bị ốm nghén, bạn sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, không phải quá lo lắng về dáng người, cân nặng của mình vì điều quan trọng nhất lúc này là làm sao để thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, cân nặng của bạn vẫn phải nằm trong giới hạn cho phép. Theo các bác sĩ sản khoa, tăng từ 7,5 – 13 kg là khoảng tăng cân an toàn cho mẹ bầu, đương nhiên điều này không hoàn toàn đúng mà nó còn phụ thuộc một phần vào cân nặng ban đầu của mẹ. Nhưng có một điều chắc chắn là mỗi ngày mẹ chỉ cần cung cấp thêm 300 – 500 calo là đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Bạn hay khóc – có thể đổ lỗi cho mang thai

Xem một bộ phim, đọc một cuốn sách, bài báo cảm động, thậm chí khi chẳng có điều gì xảy ra bạn vẫn có thể bật khóc ngon lành. Mọi người đều biết khi mang thai, người phụ nữ nhạy cảm hơn rất nhiều nên sẽ chẳng có ai thắc mắc sao bỗng nhiên bạn hay khóc thế, nếu có, một câu nói của bạn: “Chẳng biết nữa, mang thai nên thế!” là đủ để bạn giải đáp câu hỏi của mọi người. Thêm vào đó, khóc là một biện pháp giải tỏa tâm trạng rất tốt, vì thế bạn muốn khóc thì hãy cứ tự nhiên, hãy thể hiện cảm xúc ra chứ đừng kìm nén nó, điều đó sẽ có lợi cho bạn.

Tính hay quên – bạn có thể đổ lỗi do mang thai


Đã có một vài nghiên cứu cho thấy trí nhớ của phụ nữ có giảm đi khi có thai và đó cũng là lí do giúp bạn “chống chế”, đỡ bối rối khi lỡ mất cuộc hẹn, và mọi người cũng thường chấp nhận “đặc quyền được quên” ấy của chị em phụ nữ mang thai. Bạn có thể tận dụng lợi thế này nếu đến muộn, quên một vài cuộc hẹn hoặc không đến dự cuộc họp nào đó chẳng hạn. Đó là nhờ bạn đang mang thai.

Nóng tính – đổ thừa tại có thai

Nhiều chị em thừa nhận mình dễ nổi nóng hơn khi mang thai. Các đức ông chồng cũng hiểu điều này, thấu hiệu cho áp lực của vợ, vì thế chị em dễ thấy thời gian mang thai cũng là lúc mình “chèn ép” ông xã triệt để mà các anh vẫn cười xòa, nịnh nọt như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá lạm dụng “đặc quyền” này, bởi đến một mức độ nào đó khiến ông xã bạn không nhin được, cả hai vợ chồng cùng “nóng” thì chắc chắn gia đình sẽ không thể “cơm lành, canh ngọt” được.

Không cần quan tâm đến vòng eo

Dạ dày của bạn luôn luôn hoạt động, với rất nhiều thức ăn và chất dinh dưỡng mà bạn ăn trong suốt 9 tháng thai kỳ. Trong thời gian này bạn được phép vứt bỏ hết những bữa ăn kiêng, những phương pháp giữ eo thon, những chiếc thắt lưng và không phải gò ép cơ thể mình với bất cứ một số đi hình thể nào. Bạn sẽ luôn cảm thấy thật sự tự do và thoải mái.

Không phải lo ngày “đèn đỏ”

Còn gì tuyệt hơn khi trong suốt một khoảng thời gian dài (9 tháng), bạn sẽ không phải đối mặt với những ngày “đèn đỏ”. Bạn có thể thoải mái, vô tư mà không phải lo lắng, ghi nhớ chu kỳ của mình để mang theo băng vệ sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tạm biệt cả những cơn đau bụng kinh khó chịu.

Xinh đẹp, quyến rũ hơn khi mang thai

Đúng là có nhiều chị em bị xấu đi khi mang bầu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có rất nhiều chị em rực rỡ hơn khi có thai: cơ thể sexy hơn, tròn trịa hơn, ngực căng đẹp hơn. Có nhiều người đàn ông thổ lộ rằng muốn vợ mình lúc nào cũng mang bầu bởi lúc đó cô ấy đẹp, quyến rũ nhất. Những hoocmon trong thai kỳ có thể làm mái tóc của bạn trở nên dày, óng ả; làn da khỏe mạnh, căng và mịn màng hơn. Bên cạnh đó, khi bạn bắt đầu mang thai, bạn sẽ cảm nhận thấy rõ nét nhất sự “tăng trưởng” về kích cỡ của vòng một. Đây sẽ là thời gian bạn sở hữu một bộ ngực quyến rũ nhất.

Hãy tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc nhất khi được làm mẹ nhé!

Bài viết được giadinhenfa.com.vn tổng hợp từ meyeucon.org

Chất sắt cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai

Nhu cầu cần bổ sung Sắt của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai là rất cần thiết. Làm thế nào để có chế độ cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu?

Mách bạn về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Vì sao mẹ bầu cần sắt?

Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể bởi sắt là nguyên liệu để tổng hợp lên hemoglobin (chất có mặt trong tế bào hồng cầu), tham gia vào quá trình cấu tạo thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ) cũng như nhiều enzyme khác và đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất một lượng máu gần gấp đôi so với bình thường để có thể nuôi cả 2 mẹ con. Do vậy, nhu cầu sắt cũng tăng gấp đôi.

Điều đáng nói là tình trạng thiếu sắt sẽ gây nguy hại cho cả mẹ và con. Đối với thai nhi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh (nứt đốt sống, thai vô sọ…), cân nặng lúc sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thai…Trong khi đó bà bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, hoa mắt, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.


Ăn nhiều táo sẽ giúp chị em tránh bị táo bón khi bổ sung sắt

Những thực phẩm giàu chất sắt?

Thông thường phụ nữ cần 18 miligram (mg) sắt mỗi ngày nhưng trong khi mang thai nhu cầu sắt tăng lên đến 27 (mg). Bởi vậy làm thế nào để bổ sung sắt trong quá trình “vác ba lô ngược” là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 2 loại chất sắt là sắt heme (xuất hiện ở động vật) và non – heme (xuất hiện ở thực vật). Do đó chị em nên ghi danh những thực phẩm dồi dào sắt dưới đây vào trong thực đơn hàng ngày của mình: thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, ngao, súp lơ xanh, rau bina, bí ngô, mì, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt, chuối, nho, mía…Song không nhất thiết các mẹ phải chén cả tảng thịt to đùng để “nạp” đủ lượng sắt cần thiết mà chi cần thêm một chút thịt hay cá vào bữa ăn là đã đủ để cơ thể hấp thụ chất sắt có trong các thực phẩm khác.

Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt, mẹ bầu nên nấu nướng trong chảo gang (đặc biệt là khi chế biến các thực phẩm có tính axit như nước cà chua), tránh uống cà phê hay trà trong bữa ăn, cố gắng ăn các thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam cùng với các loại thực vật giàu sắt như rau bina, súp lơ xanh… Bữa ăn nhẹ nên có dừa nạo sợi, các loại hạt, nho khô và chà là.
Uống viên thuốc sắt có tốt không?

Chế độ ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong quá trình mang thai bởi vậy việc bổ sung viên thuốc sắt là vô cùng quan trọng. Chị em không nên tự tiện uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ bởi nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thừa sắt.

Từ đó mẹ bầu có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, bệnh tim, hen suyễn, bị nhiễm sắt ở một số bộ phận như gan, khiến gan bị xơ cứng như đá, mất cân bằng trong cơ thể – nhân tố quan trong dẫn tới tiền sản giật hoặc sảy thai. Còn mông của trẻ lúc mới chào đời thường bị xanh từng mảng song chị em đừng quá lo lắng bởi đây là triệu chứng lành tính và sẽ tự hết khi bé lớn.

Vi chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai, dạ dày thường rất khó chấp nhận “chuyện này”. Vậy nên bạn có thể uống bổ sung viên sắt 1 tiếng trước khi ăn. Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi bổ sung hay các loại axit amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Tác dụng phụ khi bổ sung sắt?

Đối với một số thai phụ, khi uống viên sắt họ cảm thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, lợm giọng và gặp phải tình trạng táo bón nghiêm trọng. Khi đó chị em nên thử uống nước ép mận và ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, lê, bắp cải …xem sao. Cuối cùng đừng lo lắng khi thấy phân của bạn có màu tối hơn bình thường bởi đây chỉ là chuyện bình thường và không gây ra ảnh hưởng xấu nào đến mẹ và thai nhi.

Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn (Theo meyeucon.org)

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Hiện tượng "Xì hơi" là dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa trẻ

Có rất nhiếu nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé mà các bà mẹ cần lưu ý khi chăm sóc các bé. Và xì hơi cũng được xem là dấu hiệu báo cho mẹ biết hệ tiêu hóa của bé có vấn đề.

Khi bé bắt đầu ti mẹ, dấu hiệu “xì hơi” cũng bắt đầu xuất hiện. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị “xì hơi”, không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.

Những bài viết về dinh dưỡng mẹ và bé 

Xem các bài viết về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

1. Nguyên nhân khiến bé “xì hơi”

Do thức ăn của mẹ


Những thứ người mẹ ăn vào có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ dung nạp nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu thì bé cũng bị “xì hơi”.

Thức ăn dặm

Hệ tiêu hóa ở bé chưa thể hoàn thiện như người lớn, vì thế, cho ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có “xì hơi”.

Khi bé nuốt phải quá nhiều lớp sữa đầu (sữa chảy ra ngay khi bé “ti mẹ”) – loại sữa chứa nhiều nước và lactose hơn so với sữa sau (sữa chảy ra một lúc sau khi bé “ti mẹ”), bé có thể phải đối mặt với chứng “xì hơi”. Hơn nữa, do bé nuốt sữa quá nhanh, không khí sẽ theo vào trong dạ dày. Đó cũng là yếu tố khiến tình trạng “xì” ở bé nghiêm trọng hơn.

Quá nhiều kích thích

Quá nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn hoặc vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kết cục là bé bị “xì hơi”.

Mẹo giảm “xì hơi” cho con: Massage bụng có thể làm dịu bớt tình trạng “xì” do đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo massage đúng cách cho con để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cũng có một số thuốc chữa “xì hơi” ở bé nhưng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Cần lưu ý rằng, dạ dày và đường ruột của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng “xì hơi” ở mức độ vừa phải được coi là điều bình thường.

2. 5 cách giúp mẹ giảm thiểu “xì hơi” cho con

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần tránh những thức ăn có thể gây xì hơi cho bé, bao gồm: caffein (cola, trà, cafe và chocolate), các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, súp lơ xanh…
Chọn bình sữa

Hãy chọn những chiếc bình sữa được thiết kế nhằm hạn chế lượng không khí lọt vào bình. Một số bình có lỗ chảy sữa quá rộng và bé sẽ ăn rất nhanh. Một số bình sữa lại có lỗ chảy sữa quá nhỏ khiến bé mút sữa khó hơn; đồng thời, nuốt vào nhiều không khí hơn.

Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé

Để tránh “xì hơi” cho bé thì mẹ nên nhớ vỗ ợ hơi cho con thường xuyên. Nếu là bú bình thì sau khi bé bú hết 100ml sữa thì vỗ một lần, nếu là bú mẹ thì có thể vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú xong một bên ngực mẹ.

Có thể cho bé bú ở góc nghiêng 45º. Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé như sau:

- Bế bé lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé ở tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của bé đễ giúp bé ợ hơi. Không vỗ quá mạnh.

- Đặt bé trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ vào lưng bé, giúp bé ợ hơi.

- Bé ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Dùng một tay mẹ nhẹ nhàng nâng cằm bé lên, còn tay kia thì vỗ nhẹ vào lưng bé.
Động tác đạp xe

Đặt bé nằm ngửa. Cẩn thận nắm lấy mắt cá chân của con và chuyển động đôi chân của bé như cách đi xe đạp. Phương pháp này còn giúp bé tránh được táo bón.
Lưu ý đến sữa công thức

Không phải loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Một số sữa có chứa protein khó tiêu hóa và “xì hơi” là kết quả sau đó. Nhưng nên nhớ, nếu muốn đổi sữa cho con thì bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Lưu ý: Nhiều lúc, xì hơi ở bé là không thể tránh được, ngay cả khi bạn đã thử nhiều cách phòng ngừa “xì hơi” cho con. Phần lớn trường hợp, “xì hơi” là dấu hiệu bình thường, không phải nghiêm trọng. “Xì hơi” thường đi kèm với chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc thậm chí là đau bụng ở bé.

Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Chia sẽ của mẹ "Khi bé không chịu đi ngủ sớm"

Phải làm gì khi con bạn không chịu đi ngủ sớm? Rất nhiều bậc phụ huynh đã rất vất vả để thức trông con suốt một đêm dài và ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe của mình.

Những bài viết tổng hợp về mẹ và bé

Các bài viết về thức ăn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Sau đây là tâm sự của chị Mai, một bà mẹ có kinh nghiệm về việc bé thức không chịu ngủ

Nếu không thức một mạch, một đêm con cũng vẫn phải dậy 3 lần, đòi ăn, đòi chơi, đòi mẹ bế. Có những đêm ôm con cố dỗ Nhím ngủ, mẹ khóc, con khóc đến nỗi chồng còn tưởng tôi đã “phát điên”. Chúng tôi thậm chí đã có những lúc tranh cãi nảy lửa chỉ vì “cứ để nó khóc” hay “bế nó lên đi”. Mọi người đều nhìn vợ chồng tôi bằng con mắt “thương cảm” rồi thi nhau mách nước:

“Lúc tối đừng cho con ngủ. Như vậy thì đêm mới ngủ ngon một mạch.”

“Phải cho con ngủ vài giấc ngắn lúc 8, 9 giờ tối. Như vậy thì đêm mới không mệt quá. Nếu đã quá mệt vì thiếu ngủ, trẻ sẽ cáu gắt và không ngủ nữa.”

“Cứ mặc kệ con khóc, mệt sẽ tự ngủ.”

“Đừng bao giờ để con khóc mà không bế. Nó sẽ càng khóc to.”

“Để con ngủ cùng giường với mình cho tiện.”

“Đừng bao giờ để con ngủ cùng giường. Bện hơi mẹ sẽ khó cai lắm.”

“Vỗ lưng cho con ngủ ngon.”

“Đừng vỗ lưng, nó sẽ quen và không chịu ngủ nếu không được vỗ.”

“Bế ru một lúc là ngủ.”

“Đừng bế ru nếu không muốn phải suốt ngày bế con.”

“Cho con bú một lúc là sẽ ngủ.”

“Đừng cho con bú đêm, đêm nó sẽ quen thói mà dậy đòi ăn.”

Rồi còn nhiều nữa những lời khuyên và phương pháp.. nhưng tất cả đều chẳng tác dụng gì. Cuối cùng, vào ngày “đầy tháng” thứ 10 của Nhím, tôi quyết định “đầu hàng”.

Lạ lùng thay, kể từ khi tôi quyết định “chấp nhận số phận”, tôi bỗng thấy thanh thản và hạnh phúc lạ kì. Không phải vì thấy tôi “thua” mà Nhím chịu đi ngủ đúng giờ. Tuy nhiên, vì đã quen với lịch sinh hoạt của con, tôi quyết định phải “sống” theo Nhím. Tôi bắt đầu tranh thủ ngủ những lúc con ngủ và luôn sẵn sàng 1,2 quyển sách để chơi cùng con vào ban đêm. Cũng có những khi, Nhím ngủ ngon một giấc xuyên đêm. Cũng có những ngày tôi ngồi chơi với con lúc 3 giờ sáng. Thay vì ngủ nướng vùi mặt, tôi và Nhím lại được cùng nhau đón những ánh nắng sớm mai đầu tiên. Vào những khi nhà nhà chìm trong giấc ngủ, có khi tại ngôi nhà nhỏ của tôi, Nhím vẫn đang bật cười khanh khách với những trò chơi của bố mẹ. Tôi không cho việc người lớn tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt đúng giờ là sai. Tuy nhiên, ta nên chấp nhận một thực tế là: Không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau.

Tôi viết bài viết này lúc 2 giờ sáng, khi Nhím vẫn đang mải miết tập bò quanh nhà. Xin gửi đến những chị em đang thức khuya chăm con cùng với tôi, lời chia sẻ, tâm sự để chúng ta cùng có thêm động lực nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Bạn có thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc con? Hãy liên hệ chúng tôi để được các chuyên gia sức khỏe nhi khoa hỗ trợ tư vấn.

Theo giadinhenfa.com.vn (Tổng hợp từ meyeucon.org)

Tận dụng nguồn năng lượng dồi dào cho bữa sáng

Không chỉ riêng cho người lớn, bữa sáng đối với trẻ nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Khi trẻ bắt đầu lớn lên và phát triển, bữa ăn dặm trở nên quan trọng hơn hơn là dùng sữa. Do đó các mẹ nên chuẩn bị cho bé 1 bữa ăn sáng thật đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Các bài viết liên quan đến mẹ và bé 

Các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Xin “điểm danh” giúp mẹ những loại thực phẩm lý tưởng nhất cho bữa sáng của bé.

Yến mạch

“Cơn sốt” yến mạch chưa bao giờ nguội trong cộng đồng các bà mẹ Việt hiện đại đang nuôi con nhỏ. Ăn yến mạch không chỉ giúp trẻ thông mình mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và ngừa ung thư.

Chỉ mất 15 phút nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa sáng của con. Mẹ lưu ý không nên sử dụng yến mạch ăn liền cho trẻ dưới 1 năm tuổi vì loại này có chứa rất nhiều đường.

Sữa chua

Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Một cốc sữa chua trộn hoa quả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé tràn đầy năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên uống vài thìa nước lọc tráng miệng.

Chuối

Chuối có vị ngọt tự nhiên trẻ rất ưa thích

Không có gì tốt hơn một quả chuối cho bữa sáng. Với nguồn kali và chất xơ dồi dào, chuối được đánh giá là một loại quả hàng đầu của tự nhiên. Bên cạnh đó, trong chuối còn có hàm lượng vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện cho bé một ngày vui chơi lành mạnh. Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hoá, chuối còn là phương thuốc “vàng”, bởi khả năng giúp ổn định lại các chức năng đường ruột, loại bỏ các vi khuẩn có hại, giữ lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ăn chuối vào bữa sáng sẽ giúp trẻ no lâu và tránh được cảm giác đói khi trống tan trường chưa điểm.

Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi. Không cần đến dao cũng chẳng phải rửa quả, mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức.

Trứng

Ăn lòng đỏ trừng luộc buổi sáng rất tốt cho trẻ

Trừng có chứa nguồn protein và vitamin D dồi dào, là thực phẩm lý tưởng cho ngày mới tràn đầy năng lượng. Nếu trước đây, trứng thường được các chuyên gia khuyên là nên hạn chế ăn nhiều vì lượng cholesterol cao (chiếm tới 60%) thì một nghiên cứu mới của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết lượng cholesterol trong trứng ít ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu.

Trẻ sơ sinh thường dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng, tuy nhiên, lòng đỏ lại rất an toàn và là món ăn cực tốt cho bữa sáng. Luộc kỹ trứng, tách riêng lấy phần lòng đỏ, nghiền nát cho bé ăn hoặc trộn cùng với cháo. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý, chỉ nấu hoặc kết hợp trứng cho trẻ ăn cùng những món quen thuộc, không nên dùng cùng món mới. Như vậy, khi có phản ứng không tốt xảy ra, mẹ có thế dễ dàng xác định được nguyên nhân.

Dưa hấu

Không gì giúp bé sảng khoái hơn một cốc nước ép dưa hấu mát lạnh buổi sáng

Dưa hấu là món ăn tuyệt vời giúp cung cấp nước và độ ẩm cơ thể cho trẻ vào buổi sáng. Thông tin thú vị hơn: dưa hấu có chứa rất nhiều lycopene – một loại vi chất được tìm thấy nhiều ở hoa quả màu đỏ và rau xanh, giúp tăng cường thị thức, tim mạch và ngừa ung thư.

Một uống nước dưa hấu ép buổi sáng sẽ giúp bé thoải mái suốt cả ngày dài.

Vừng

Trộn thêm vừng vào cháo của trẻ mỗi sáng sẽ biến món ăn của trẻ trở thành một khẩu phần ăn cực giàu omega 3. Chỉ hai thìa cà phê vừng mỗi ngày là đã đủ cho nhu cầu omega 3 của trẻ trong cả một ngày. Thêm vào đó, vừng còn nổi tiếng với khả năng nhuận tràng, chống táo bón cho trẻ.

Tuy nhiên mẹ lưu ý, vừng nguyên hạt có thể sẽ không được dạ dày của trẻ tiêu hóa mà cứ thế “đi ra ngoài”. Xay hoặc giã nhỏ vừng trước khi cho trẻ ăn sẽ là một “mẹo” cực hay dành cho mẹ.

Bánh mì nguyên hạt

Món ăn “truyền thống” nhưng cực giàu dinh dưỡng

Thức ăn giàu carbonhydrate cho bữa sáng là vô cùng tốt. Tuy nhiên, cho trẻ ăn loại thức ăn chứa carbonhydrate nào cũng rất quan trọng. Nguyên tắc là: thức ăn có chứa ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt đều tốt hơn cả so với bột mì đã được xay nhuyễn bởi chúng chứa nhiều chất xơ hơn.

Một lát bánh mì nguyên hạt với bơ đậu phộng hoặc trứng là bữa sáng cực ngon và rất lý tưởng cho bé.

Sữa tươi hoặc sữa công thức Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, trẻ chỉ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.

Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn (nguồn meyeucon.org)

Nguy cơ thiếu chất thường hay gặp ở trẻ

Vitamin và khoáng chất là yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ. Nếu thiếu bé có thể chậm lớn, nhưng dư thừa lại có thể ngộ độc.

Thông tin về dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh. Chẳng hạn thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim. Thiếu vitamin C, trẻ có thể chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn…

Nguy cơ thiếu chất ở trẻ
Tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất thường do cung cấp thiếu, gặp ở trẻ sống trong gia đình nghèo nên bữa ăn không đủ dưỡng chất; ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày; rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần, tập quán ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ… cũng là những nguyên nhân.

Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc, cần chú ý đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng do quá liều

Trẻ mắc một số bệnh lý, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật… thường hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và làm bệnh phức tạp thêm.

Các nguyên nhân khác thường gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, lớn quá nhanh nên nhu cầu vitamin cao hơn sự cung cấp hàng ngày. Ngoài ra, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất thì ngay cả trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất.

Thừa vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…

Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc… làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt…

Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc cần chú ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xấu do quá liều. Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể dùng liều cao hơn, theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Vì vậy phụ huynh cần phải biết nhu cầu hàng ngày về vitamin và khoáng chất là bao nhiêu.

Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như vitamin B12 loại 5.000-10.000 mcg cao hơn 800-1.600% nhu cầu hằng ngày, vitamin C 1.000 mg, nguyên tố kẽm 100 mg, cao hơn 330-660% nhu cầu… nên khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc. Phụ huynh khi sử dụng vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất…) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ dưới một tuổi và dưới bốn tuổi.

Trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, phải tham khảo thầy thuốc chuyên khoa nhi. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.

Vitamin luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá…). Nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không bị rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hoá thì không cần bổ sung.

Tổng hợp từ giadinhenfa.com.vn