Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Lưu ý 6 điều gây ra bệnh trầm cảm ở bé mà mẹ ít biết

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ rất khó nhận biết. Do đó, nhiều cha mẹ đã không chú ý đến những biểu hiện trầm cảm của con.

Bệnh thậm chí sẽ nguy hiểm hơn nếu cha mẹ không có những hiểu biết và đánh giá cần thận về bệnh. Vì thế, 6 điều ít được biết đến về trầm cảm ở trẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này.




1. Bệnh phổ biến hơn chúng ta nghĩ

Mọi người có suy nghĩ trầm cảm không phải là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng giờ đây nó đang ngày một phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là ở độ tuổi lên 5, 6. Bác sĩ Robert L. Hendren, cựu chủ tịch của Viện tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên (AACAP) của Mỹ đã ước tính cứ 20 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 em luôn cảm thấy chán nản. "Một cách khác dễ hiểu là trung bình mỗi lớp học sẽ có một trẻ mắc bệnh trầm cảm" – ông nhân mạnh.

Việc biết được khi nào một đứa trẻ bị trầm cảm không đơn giản chỉ thể hiện qua việc chúng không vui vẻ. "Nỗi buồn của người bình thường thì đến và đi khi liên quan đến một sự việc"- bác sĩ Hendren, giám đốc của Viện Tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên tại Đại học California, San Francisco chia sẻ - "Còn với những trẻ trầm cảm, nỗi buồn giống như một đám mây đen luôn treo lơ lửng trên đầu các con, gây ra cảm giác u ám, khó chịu và không hứng thú."

Vì trầm cảm ở trẻ em không được cha mẹ chú ý đến nên nó có thể dễ dàng bị bỏ qua. Thậm chí nhiều bác sĩ tâm lý học phủ nhận trầm cảm bởi họ cảm thấy trẻ em còn quá ít tuổi cảm thấy chán nản. Do đố nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng cho đến tận bảy năm sau đó.

Bệnh nào đi chăng nữa cùng cần được đánh giá thực sự cẩn thận và điều trị thích hợp. Tin tốt hiện nay là chúng ta đã có những biện pháp có thể giúp hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên thoát khỏi căn bệnh này.

2. Trầm cảm có thể di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy 25% trẻ có cha mẹ đã bị trầm cảm lâm sàng cũng sẽ bị trầm cảm theo. Nếu cả hai bố mẹ bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở trẻ tăng lên khoảng 75%. Các nhà khoa học tuy chưa tìm ra nguyên nhân chắc chắn cho điều này, nhưng một giả thuyết cho rằng những đứa trẻ này chịu một thương tổn di truyền, và càng trầm trọng thêm bởi môi trường áp lực. Nhưng nhớ rằng gen không phải là yếu tố quyết định vì ngay trong một gia đình đông con có một trẻ trầm cảm thì không phải lúc nào đứa trẻ kia cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.


3. Bị che lấp hoặc giống một căn bệnh khác

"Khoảng 40% trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm cũng có rối loạn lo âu như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và khoảng 1/4 thiếu sự chú ý như rối loạn tăng động (ADHD). Các chuyên gia không biết những chứng bệnh này liên quan đến nhau như thế nào, nhưng họ biết rằng khi những biểu hiện này cùng tồn tại, rất khó để điều trị từng bệnh một. Các triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau, làm cho các triệu chứng khó xác định hơn, hoặc thuốc được kê sẽ không hiệu quả. Đó là lý do tại sao một số chuyên gia sức khỏe tâm thần cho rằng khi chẩn đoán trầm cảm ở trẻ phải đánh giá các rối loạn khác, và ngược lại.

4. Dễ bị kích thích có thể là một triệu chứng quan trọng

Sự khác biệt lớn nhất giữa các triệu chứng của người lớn và trẻ nhỏ là trong khi người lớn thường buồn bã và thu hẹp mình thì trẻ nhỏ dễ dàng cáu gắt hơn và có thể bùng phát bất hợp lý. Trẻ em có thể không nhận thấy chúng đang cảm thấy chán nản. Chúng không biết xác định cảm giác này như thế nào để bày tỏ qua lời nói.

5. Chẩn đoán và điều trị sớm là “chìa khóa” của thành công

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm không được điều trị kéo dài có thể thay đổi hình dạng của bộ não. Ví dụ, bộ não sẽ thu nhỏ vùng hải mã, nơi điều chỉnh cảm xúc. Và trầm cảm có thể sẽ tăng thêm trầm trọng nếu trẻ gặp các vấn đề trong trường học, lạm dụng thuốc, thậm chí hơn là tự làm tổn thương bản thân và tự tử khi không được giúp đỡ kịp thời. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ con mình bị trầm cảm, tốt hơn hết hãy đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

6. Các phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em phức tạp hơn so với người lớn

Các bác sĩ sử dụng cùng phương án điều trị cơ bản cho cả hai nhóm tuổi: người lớn và trẻ em. Những người tham gia phải thay đổi tất cả mọi thứ từ cách sống (tập thể dục nhiều hơn, ăn uống tốt hơn) tới các liệu pháp hành vi nhận thức, trong đó tập trung vào việc phát triển những cách thực tế, thiết thực nhằm đối phó với những suy nghĩ và phản ứng trầm cảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy không nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đáp ứng được với liệu pháp điều trj này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của trầm cảm và thời gian bị bao lâu mà cần đến sự giúp đỡ cần thiết của thuốc tâm lý.

Cung cấp những loại thực phẩm mẹ nên ăn khi cho con bú

Hãy đọc để tìm hiểu 8 loại thực phẩm dưới đây, vì chúng rất tốt cho cả mẹ và bé bằng cách cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng để mẹ sản xuất sữa và cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Trong thời gian cho con bú, tất cả mọi thứ bạn tiêu thụ đều chuyển qua em bé của bạn, vậy nên ăn uống hợp lý là điều cần thiết bạn nên làm.




1. Cá

Ăn 340 gram cá hoặc hải sản có vỏ mỗi tuần sẽ cung cấp cho một người mẹ rất nhiều protein, DHA và EPA, cũng như axit béo omega 3 có lợi cho não và phát triển mắt của bé.


2. Ngũ cốc nguyên hạt

Tinh bột và đường có trong ngũ cốc nguyên hạt là nguồn vitamin B tuyệt vời cho mẹ cho con bú. Nó cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn so với tinh bột đã chế biến.


3. Thực phẩm đúng mùa

Lựa chọn sản phẩm đúng mùa có thể thay đổi đáng kể những tác động của lượng thuốc trừ sâu mà bạn tiêu thụ. Quãng đường mà trái cây và rau củ đi từ nơi trồng đến nhà bếp của bạn càng ngắn thì các hóa chất cần dùng để làm tươi chúng càng ít đi.


4. Nước lọc

Vì một lượng nhỏ hóa chất có thể được tìm thấy trong nước máy, tốt nhất bạn nên uống nước đun sôi để nguội để có nguồn nước tinh khiết nhất.

5. Vitamin trước khi sinh

Dù bạn đã sinh con, không còn mang thai nữa, nhưng hãy tiếp tục sử dụng những viên thuốc trước khi sinh nhé! Những viên thuốc chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu này là sản phẩm mà một người mẹ cho con bú cần đến - đặc biệt với canxi và sắt, hai chất thường thấp trong chế độ ăn của phụ nữ.

6. Rau thì là

Rau thì là được biết đến với khả năng hoạt động như chất galactogogue – chất giúp tăng lượng sữa ở các bà mẹ cho con bú. Thế nhưng, rau thì là có một hương vị mạnh khiến không phải ai cũng là fan hâm mộ của nó, để khắc phục bạn có thể dùng rau thì ăn kèm với các món khác, ví dụ như món salad cam hoặc quýt.


7. Sản phẩm từ sữa

Vì cơ thể bạn đang ở chế độ sản xuất sữa, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ cho con bú nên tiêu thụ ít nhất ba cốc sữa mình mỗi ngày. Uống sữa để sản xuất sữa rất ý nghĩa phải không?


8. Thịt bò

Thịt bò giàu chất sắt sẽ giúp các bà mẹ có thể theo kịp với tiến độ mà em bé nhà bạn yêu cầu. Thịt bò chín là một nguồn cung cấp lượng protein và vitamin B-12 tuyệt vời cho bạn.

Những điều thú vị để dạy trẻ học những điều tốt

Với 7 cách thú vị dưới đây, bạn sẽ khiến những đứa trẻ hứng thú và vui vẻ hơn với việc tập đọc.

1. Thẻ đọc

Thẻ đọc là vật dụng cơ bản để dạy con bạn tập đọc hiệu quả. Khi bạn áp dụng phương pháp này, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra trò chơi tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với việc học đọc của trẻ như thế nào.





2. Biển báo hoặc biển quảng cáo

Các biển báo ngoài đường chính là “nguồn tài liệu” tập đọc thú vị dành cho các con. Dù cho một số tên sẽ rất khó cho những trẻ mới biết đọc, nhưng nó lại là một cách hiệu quả phân biệt các con chữ cho các con.

3. Các chương trình thiếu nhi

Các chương trình dành cho thiếu nhi, từ hoạt hình hay các gameshow ngoài tính giải trí, còn cung cấp cho các bé những bài học hữu ích luyện kỹ năng đọc và nhận biết các con chữ cần thiết. Bạn có thể tự mình lựa chọn một chương trình phù hợp nhất với con, đặc biệt với những trẻ coi việc xem tivi là cách giải trí chủ yếu.


4. Máy vi tính

Những sản phẩm phần mềm dạy học trên máy vi tính bạn có thể mua ngoài cửa hàng, hoặc tải miễn từ trên mạng về. Những phần mềm dạy tập đọc, tập viết rất đa dạng và phong phú sẽ giúp các bé luyện những phương pháp luyện tập khác nhau nhằm đạt được những kỹ năng cần thiết.

5. Thực đơn

Khi cả nhà đi ra ngoài ăn uống, bạn có thể tận dụng các thực đơn để giúp bé của mình học các từ mới. Thậm chí ở một số nhà hàng, bạn còn tạo cơ hội cho con tiếp xúc với ngoại ngữ nữa. Với mỗi thực đơn, bạn cũng có thể bắt đầu tập cho con quan tâm đến một chế độ ăn uống lành mạnh, vì nhiều thực đơn ngày nay, đặc biệt là trong các nhà hàng thức ăn nhanh, được yêu cầu hiển thị lượng calo cho mỗi món ăn.


6. Truyện tranh

Đối với trẻ con, những người thích siêu anh hùng, thế giới thần tiên và những điều kỳ diệu, bạn có thể sử dụng truyện tranh để giúp các bé học đọc. Truyện tranh hấp dẫn với nhiều màu sắc, không chỉ mang tính giải trí, giáo dục mà còn nhiều hơn thế nữa. Dường như bé nào cũng có đam mê lớn đối với truyện tranh.

7. Đọc cùng con

Đọc ít nhất một câu truyện cho con trước khi đi ngủ là một ý tưởng tuyệt vời để khuyến khích các bé thích đọc. Sách là một cánh cửa mở sang một thế giới mới cho cả bạn và con. Sách truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng, và một khi bạn kết nối con cùng bước vào thế giới tưởng tượng của sách truyện, bạn đã có một đồng minh lớn. Con bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm, chỉ để có thể khám phá các nhân vật sẽ làm những gì tiếp theo.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Quấn khăn để xoa dịu bé khóc

Các mẹ hãy tham khảo cách hướng dẫn từng bước quấn khăn dưới đây để xoa dịu một em bé đang cáu kỉnh nhé.

Khi một em bé sơ sinh đang cáu kỉnh và quấy khóc mãi không thôi, nếu mẹ chắc chăn bé đang không bị đói, bé đang bị lạnh quá hoặc nóng quá, bé bị ốm, sốt... thì mẹ hãy thử quấn chặt bé trong một chiếc khăn hoặc chăn mỏng nhé.




Rất nhiều em bé sơ sinh, đặc biệt dưới 1 tháng tuổi, cảm thấy an toàn khi được quấn chặt trong một chiếc chăn. Điều này khiến bé cảm thấy mình vẫn ở trong tử cung chật chội của mẹ - nơi đã quen thuộc với bé suốt 9 tháng qua.

Dưới đây là từng bước quấn khăn/ chăn cho bé:


Lợi ích trước mắt khi cho con học võ

Võ thuật là hoạt động thú vị và bổ ích cho trẻ em, nhưng nếu bạn chưa chắc chắn mình có nên cho con học võ mùa hè này thì 4 lý do dưới đây sẽ giúp bạn suy nghĩ lại.

Con có sự tự tin và đối phó được với kẻ bắt nạt

Bắt nạt có thể có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến con em mình, và ngày nay vấn nạn này ngày một phổ biến hơn và tồi tệ hơn. Mọi người không biết điều gì thực sự khiến ai đó trở thành một kẻ bắt nạt, nhưng họ biết những kẻ bắt nạt thường có xu hướng tìm kiếm những người kém tự tin. Những kẻ bắt nạt muốn nạn nhân phải xấu hổ và buồn bã, vì thế những người tự ti hay được chọn làm nạn nhân. Học võ thuật có thể giúp cho con bạn tăng thêm sự tự tin cần có, cũng như hạn chế những kẻ hay bắt nạt chọn con làm mục tiêu của chúng.




Con có thể cải thiện sự tập trung

Bạn có thấy con mình gặp khó khăn trong việc tập trung học trên lớp? Bé thường xuyên lơ đãng với các nhiệm vụ và hoạt động nhất định vì không thể tập trung đúng cách? Nếu con của bạn cần đến một số trợ giúp tập trung, thì võ thuật có thể cung cấp cho bé những kỹ năng mà bé còn thiếu. Luyện tập võ thuật không chỉ liên quan đến những động tác, những chuyển động; nó còn liên quan đến việc tập trung vào công việc và học cách để thư giãn.


Con có thêm bạn bè

Nếu con bạn cảm thấy khó hòa nhập hoặc thiếu bạn bè, bé có thể phát sinh các rắc rối về sự tự ti. Dù ở lứa tuổi nào, con cũng cần có bạn bè và dựa vào bạn bè. Con của bạn xứng đáng có một người bạn để cùng chia sẻ những trải nghiệm vui buồn trong cuộc sống. Chính vì vậy, các lớp học võ thuật chính là cơ hội giúp trẻ có cơ hội giao tiếp, và làm giảm một số áp lực khi tương tác với mọi người. Việc luyện tập theo nhóm đòi hỏi con phải hợp tác với những người khác, và khi con bắt buộc phải làm những những điều như vậy, việc bắt đầu một cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn.

Con khỏe mạnh hơn

Là cha mẹ, bạn đã có thể nghe rất nhiều về những vấn đề béo phì xuất hiện ngày càng nhiều ở giới trẻ. Số lượng béo phì đã tăng gấp đôi ở trẻ em và tăng gấp bốn ở thanh thiếu niên trong hơn 30 năm qua. Vì thức ăn nhiều chất béo và sự lười hoạt động thể chất, trẻ em đang trở nên ngày một thừa cân và béo phì. Việc tăng trọng lượng quá mức có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe cho các bé, từ đó tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con. Do đó, võ thuật có thể giúp bé nhà bạn năng động trở lại, luyện võ không chỉ giúp giảm cân như mong muốn, mà còn giúp con có một cơ thể khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần.

Ru con ngủ thâu đêm làm mẹ bị mất ngủ

Dù đây là cách khiến bé nhanh đi ngủ nhất đối với các bà mẹ.

Dù việc bế con ru ngủ là cách tự nhiên đối với các bà mẹ để dỗ dành một em bé đang mệt và cau có. Theo Lynne Murray – Giáo sư bộ môn Tâm lý học phát triển cho biết những hành động người mẹ làm lúc bé sắp ngủ đều được bé ghi nhớ hết và sẽ đòi hỏi y như thế vào lần tiếp theo.




Vì thế nếu người mẹ nào thường đu đưa ru con mình vào giấc ngủ thì trong tương lai, để có thể dỗ bé ngủ, mẹ phải thường xuyên làm y như thế. Tương tự, nếu mẹ để con ngủ gật trong khi bú thì những đêm mất ngủ của mẹ vẫn còn dài.


Các bé đều ghi nhớ những gì xảy ra với chúng khi lim dim ngủ.

Vị giáo sư đã dành hơn 40 năm nghiên cứu sự phát triển của trẻ này đã khuyên các bậc cha mẹ nên tập các thói quen ngủ sớm cho trẻ để tránh những tháng kiệt sức vì mất ngủ trông con sau này.

Giáo sư của Đại học Reading cho hay: “Điều cần ghi nhớ rằng những nguyên tắc này được áp dụng trước khi bé bắt đầu khó ngủ thì bé sẽ vượt qua quá trình này khá nhanh. Trái lại, nếu các vấn đề về ngủ đã bắt đầu phát triển rồi, thì bé sẽ cần phải từ bỏ thói quen ngủ trước đó, cùng với các hoạt động liên quan của cha mẹ, tình trạng này có vẻ khá khốn khổ đấy. Vì thế một khi có một vấn đề nảy sinh, đó là một cơn ác mộng. Cách tiếp cận của tôi để bạn có thể tránh vấn đề này là giúp bạn hiểu rõ tiến trình ngay từ đầu”.


Tập thói quen ngủ tốt càng sớm sẽ giúp mẹ và bé tránh được những đêm mất ngủ thâu đêm.

Diễn giải tại buổi ra mắt cuốn sách The Psychology of Babies của mình, Murray chia sẻ các bậc cha mẹ nên đợi cho tới khi bé được vài tuần tuổi và không ngủ ngay lập tức sau khi bú. Các bậc cha mẹ nên quan sát các bé thường làm gì trước khi chìm vào giác ngủ và nắm bắt điều đó.

Vị giáo sư Đại học chia sẻ: “Nếu bạn để ý từ những tuần đầu con bạn thường có xu hướng mút tay để có thể chìm vào giấc ngủ thì bạn có thể tìm ra một phương pháp để đặt bé vào giấc ngủ khi chúng mệt mỏi. Có thể quấn một bao tay nhỏ quanh nắm tay bé đặt trước cằm để khi bé đang lơ mơ ngủ và thức có thể tự tìm thấy nắm tay của mình và tự ngủ mà không cần bố mẹ ở bên”.

Với nhiều em bé khác thì có thể phức tạp hơn khi các bé buồn ngủ như khi nhìn vào các mô hình phức tạp giả sử như bà mẹ có thể đặt những đồ bằng vải quanh nôi của bé.

Murray cũng tư vấn các bậc cha mẹ nên hình thành thói quen tốt cho bé, chẳng hạn như đọc sách cho trẻ là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy trí tuệ của mình và nó sẽ giúp hình thành nền tảng kiến thức từ đời sống xã hội tới chỉ số IQ trong hai năm đầu tiên của trẻ.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Các chất dinh dưỡng giúp bé phát triển hơn

Giải pháp để cải thiện thể chất cần toàn diện. Đó chính là bộ đôi dinh dưỡng và vận động.

Dinh dưỡng quyết định đến 32% cho thể chất khi trưởng thành, bên cạnh di truyền và môi trường sống. Song nhiều bà mẹ Việt chỉ mới dừng ở “lượng” khi cố gắng cho con ăn và bồi bổ càng nhiều càng tốt; tuy nhiên, để phát triển toàn diện, bé cần được chăm dinh dưỡng đúng, đủ, và vận động hợp lý.




Nhìn nhận đúng vai trò vận động:

Tại sự kiện Ngày Hội Khỏe do nhãn hàng Cô Gái Hà Lan 20+ tổ chức vào ngày 1/6/2014 vừa qua, BS CK2 Nguyễn Thị Hoa (Phó Hội trưởng Hội Dinh dưỡng – Thực phẩm TP.HCM) cho biết: “Để khỏe mạnh, ngoài việc được chăm theo chế độ dinh dưỡng tối ưu, trẻ rất cần vận động đầy đủ bởi không vận động thì trẻ không tiêu hao năng lượng đúng cách, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, đừng quên cho trẻ vận động và vui chơi đúng cách từ 1 – 2 giờ mỗi ngày.”

Vì thế, các mẹ hãy cùng con chọn học một trong các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, cầu lông, bóng đá. Ở nhà, hãy hạn chế thời gian cho con chơi game trên máy tính hay xem TV, và luôn tạo điều kiện để con vận động mỗi ngày như đi cầu thang bộ, ra ngoài đạp xe, chạy nhảy, phụ giúp việc nhà... Khi đó, năng lượng mới được tiêu hao đúng cách, hình thành tốt hệ cơ và xương, và từ đó có cảm giác thèm ăn, ăn tốt và cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất. Hãy đi từ lối sống tích cực đến khỏe mạnh, thay vì cứ ép con ăn khi con chưa đói, rồi con lại ngại vận động.

Dinh dưỡng đúng và đủ

Các mẹ nên lưu ý phương pháp chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là ăn đúng và đủ cả lượng và chất. Vì thế, mỗi bữa ăn của trẻ cần phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, được chế biến đa dạng cùng với việc duy trì uống sữa mỗi ngày, và đó cũng là thói quen tốt từ các bà mẹ phương Tây để cải thiện thể chất cho con.

Do đó, năm 2013 nhãn hàng Cô Gái Hà Lan đã ra mắt sản phẩm sữa Cô Gái Hà Lan 20+ bổ sung hơn 20 loại dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho nhu cầu phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Năm 2014, một lần nữa, Cô Gái Hà Lan gia tăng hàm lượng những dưỡng chất thiết yếu như vitamin D, vitamin B… và ra mắt sản phẩm sữa Cô Gái Hà Lan 20+ cải tiến để có thể đồng hành cùng mẹ trên hành trình cải thiện dinh dưỡng cho bé.


Để phát triển toàn diện, bé cần được chăm dinh dưỡng đúng, đủ, và vận động hợp lý.

Sản phẩm là kết quả của một quá trình tính toán kỹ lưỡng cho một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Theo đó, 3 hộp sữa Cô Gái Hà Lan 20+ cung cấp cho trẻ 60% nhu cầu canxi, 75% nhu cầu axit amin thiết yếu, 50% nhu cầu vitamin B2, 50% nhu cầu vitamin A và 25% nhu cầu protein hàng ngày. Ngoài ra, Cô gái Hà Lan 20+ mới còn được bổ sung thêm vitamin D cần thiết cho sự phát truyển chắc khỏe của hệ xương.

Chính sản phẩm phù hợp với tâm lý của mẹ và nhu cầu của con nên đã được đón nhận nồng nhiệt trên cả nước. Tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ), cứ 10 hộ gia đình thì có đến hơn 5 hộ đang sử dụng sữa Cô Gái Hà Lan 20+. Do đó, nhãn hàng Cô Gái Hà Lan 20+ tự hào là nhãn hiệu hàng đầu về sữa dinh dưỡng với hơn 60% thị phần.

Các con kén ăn là nổi lo của các bà mẹ

Trẻ “kén cá chọn canh” khi ăn vẫn luôn là một vấn đề nan giải đối với những bậc làm cha làm mẹ. Hãy thử những mẹo nhỏ sau để mỗi giờ ăn không còn là cực hình với cả mẹ và bé nhé!

1. Không dọa nạt, ép buộc trẻ

Adam Strauss, một bác sĩ nhi khoa ở Westwood đã chia sẻ "Khi cha mẹ đòi hỏi con mình phải ăn các loại thực phẩm nhất định, họ sẽ càng có những phản ứng tiêu cực hơn để chống đối”. Vì vậy, đừng cố gắng đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn. Thay vào đó, hãy làm phong phú hơn thực đơn hàng ngày, giúp trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách thoải mái hơn.




2. Khen ngợi kịp thời

Dù cho bé mới cắn một miếng thử ăn những món trước giờ không thích thì mẹ cũng nên khen ngợi bé kịp thời. Các bé đều thích được khen nên khi bạn khích lệ và cổ vũ như vậy, bé sẽ cố gắng ăn ngoan và tiếp tục phát huy đấy. Bạn cũng có thể hứa thưởng cho bé món ăn bé thích nếu trong tuần bé đã ăn ngoan các món mẹ yêu cầu.

3. Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn

Cho bé ăn đủ ba bữa một ngày và vào những thời gian cố định trong ngày. Nếu đến bữa mà bé kiên quyết không ăn món bạn đã chuẩn bị, đừng ép buộc bé. Hãy để bé cảm thấy thật đói và tự giác ăn món đó. Những bữa sau bé sẽ “sợ bị bỏ đói” mà ăn ngoan hơn.


4. Cho bé nhiều lựa chọn

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên đổi món và thay đổi cách chế biến thức ăn cho con chính là biện pháp hữu hiệu để trị chứng biếng ăn, kén ăn của bé. Khâu trình bày món ăn cũng rất quan trọng trong việc dụ con ăn, vì vậy mẹ nên chú ý chuẩn bị cho bé những món ăn có nhiều màu sắc và hình thù dễ thương nhé.

5. Tạo hứng thú cho bé khi ăn

Bạn có thể tạo sự thích thú cho trẻ để trẻ có hứng khởi khi ăn hơn bằng cách chuẩn bị món ăn với nhiều hình dạng ngộ nghĩnh khác nhau. Bên cạnh đó, bát và thìa của trẻ cũng nên có màu sắc và hình những nhân vật hoạt hình đáng yêu. Điều này giúp trẻ có cảm giác thích thú trong giờ ăn cơm và giảm thiểu căng thẳng khi ăn.

6. Nêu gương tốt cho bé

Trẻ thường hay bắt chước người lớn, vì vậy cha mẹ cũng cần phải nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng nhé. Nếu bạn muốn cho bé ăn nhiều hoa quả, rau củ thì chính bạn cũng phải giữ thói quen này. Bé sẽ nhìn theo mà học tập cha mẹ ăn rau tích cực hơn đấy.

7. Tìm các món ăn thay thế

Nếu bạn đã làm mọi cách mà bé vẫn không chịu ăn một món nào đó, hãy tìm các món ăn thay thế có giá trị dinh dưỡng tương đương. Ví dụ, nếu bé không thích ăn thịt, bạn vẫn có thể bổ sung protein cho bé bằng cá, trứng, sữa, phomat…

Đối phó với chứng biếng ăn, kén cá chọn canh của trẻ sẽ là một hành trình dài và vất vả đối với cha mẹ. Vì vậy, bạn hãy thật kiên nhẫn để rèn cho bé ăn ngoan nhé. Chúc bạn sớm thành công!

Phòng chống dịch bệnh cho trẻ hiệu quả nhất

Dịch sởi vừa tạm thời lắng xuống thì dịch tay-chân-miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu... lại bùng phát, có thể dẫn tới nguy cơ dịch chồng dịch. Để phòng bệnh hiệu quả cần giữ vệ sinh, tránh chỗ đông người và tăng đề kháng cho con.




Dịch chồng dịch

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm 2014 đến tháng 5 năm 2014, cả nước ghi nhận 17.410 ca mắc và 2 trường hợp tử vong do tay - chân - miệng (TCM); 16.380 trường hợp mắc bệnh thủy đậu trong đó 90% trường hợp là trẻ em có độ tuổi từ 2-7; hơn 9000 trường hợp mắc và 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; hơn 4000 trường hợp mắc sởi, trong đó có 134 trường hợp tử vong, tuy nhiên đến nay dịch sởi đã có dấu hiệu lắng xuống.


Các chuyên gia y tế nhận định, sau dịch sởi rất có thể dịch TCM, thủy đậu, viêm não Nhật bản và sốt xuất huyết sẽ tiếp tục bùng phát. Dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ từ tháng 6 đến tháng 10, tháng 6 đến tháng 8 sẽ là “mùa” của bệnh Viêm não Nhật Bản ở phía bắc và dịch TCM sẽ quay trở lại vào khoảng tháng 9 đến tháng 12.

Nguy hiểm hơn, các loại dịch bệnh nêu trên lại đang có xu hướng xảy trong cùng một thời điểm nên với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc trẻ không được chăm sóc đúng cách và đủ chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cùng lúc bị lây nhiễm chéo hoặc mắc hết bệnh này đến bệnh kia.

Tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh

Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Do đó, để đối phó với dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các dịch bệnh nguy hiểm như: uốn ván, lao, viêm não nhật bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia, các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho con bằng cách thực hiện “3 sạch” - ăn uống sạch, ở sạch, đồ chơi sạch…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh; diệt muỗi và tránh để trẻ bị muỗi đốt; nên cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ; nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sinh tố như cam, xoài, lê , đu đủ, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, cà chua, các loại đậu… Kết hợp với thịt, cá, trứng… sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, Kẽm, Selen… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Ngoài ra, để hạn chế trẻ ốm, đặc biệt là đối với trẻ trong vùng có dich phải nhập viện, các bậc phụ huynh có thể chủ động bổ sung các vi chất chiết xuất từ Hoa Cúc tím Echinacea, β glucan (chiết xuất từ thành tế bào nấm men), Kẽm, Lysine, Chanh đào, Selen, Vitamin nhóm B và Mật ong để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Vitamin cần thiết cho nhu cầu của bé

Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh thì hiện nay nhu cầu cung cấp vitamin cho trẻ, đặc biệt là những trẻ nhỏ chưa được đáp ứng đầy đủ. Một trong những giải pháp hiệu quả khiến trẻ hết biếng ăn chính là bổ sung các vitamin cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả các bậc cha mẹ đều đã nắm rõ về giải pháp hữu hiệu này. Sau đây là một số vitamin & khoáng chất cần bổ sung cho trẻ biếng ăn và những thực phẩm giúp bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn.

1. Vitamin B

Trong vitamin nhóm B còn bao gồm: B1, B2, B3, B12…Những vitamin này có tác dụng làm cho cơ thể trẻ trở nên khỏe mạnh. Bên cạnh đó vitamin B còn giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, giúp hệ thần kinh phát triển tốt hơn. Đặc biệt là chúng còn giúp phần trao đổi chất từ đó khiến bé cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng bữa.

Vitamin nhóm B có một đặc điểm là không được tích trữ trong cơ thể do đặc tính có thể hòa tan trong nước của nó. Chính vì vậy mà các mẹ cần phải chú ý trong việc bổ sung vitamin B cho bé. Mẹ có thể bổ sung cho bé bằng cả cách cho bé uống viên thuốc vitamin B tổng hợp nhưng có một cách được khuyên dùng hơn đó là cho bé dùng những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B như trong: cá, thịt. trứng, sữa, rau xanh, đậu, ngũ cốc,…


2. Kali

Mùa hè đang đến gần và cũng là mùa dễ bị cảm nắng, mất nước, cơ thể bé mệt mỏi nhất là với các bé hiếu động nhưng lại lười bổ sung các chất dinh dưỡng. Một trong những chất mà khi thiếu hụt sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe, sự linh hoạt của bé đó chính là Kali. Thiếu đi chất này bé sẽ trở nên rệu rạo, mệt mỏi kéo theo đó là hứng thú ăn uống giảm sút.

Để tránh khỏi điều đó các bậc cha mẹ cần chú ý bổ sung cho trẻ thật nhiều rau xanh và trái cây. Các loại rau xanh có thể chế biến trong bữa ăn của bé như: rau lang, rau dền, rau ngót,…Các loại củ: khoai lang, khoai tây,…Các loại trái cây như: đu đủ, chuối, cam, dâu,…

Những điều bạn cần biết:




3. Chất xơ

Một trong những chất mà các cha mẹ không thể quên bổ sung cho bé chính là chất xơ. Nếu thiếu đi chất xơ thì bé sẽ bị táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Không chỉ có tiêu hóa đường ruột bị rối loạn mà còn gây sự mệt nhọc, ứ đọng chất thải trong người sẽ khiến bé trở nên cáu gắt, ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh. Chỉ khi bổ sung đủ chất xơ thì mới có chất kích thích tác động giúp tăng co bóp để tống chất thải ra ngoài. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày cho bé để tránh được sự nhiễm độc từ chất thải cơ thể vào máu,…Một tác dụng khác của chất xơ chính là chất giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Chính vì quan trọng như vậy nên cha mẹ nhất định không được quên bổ sung chất xơ cho bé. Chất xơ thường có trong: táo, atiso, bơ, đậu, xúp lơ,…

4. Kẽm và Selen

Kẽm là một chất có mặt trong hầu hết các quá trình sinh học của cơ thể. Kẽm duy trì và bảo vệ các dây thần kinh khứu giác và vị giác, giúp cơ thể cảm nhận được hương vị bình thường và cải thiện chứng mất vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Selen tuy là chất có ít trong cơ thể chứ không nhiều như kẽm nhưng lại đóng một vai trò không kém phần quan trọng. Thiếu Selen có thể gây ra một số bệnh như đần độn ở trẻ. Selen giúp bảo vệ hệ thần kinh và tuyến giáp, kích thích sự hoạt động của hormon tăng trưởng, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Thiếu đi Kẽm và Selen cơ thể bé ắt sẽ không phát triển bình thường, chán ăn, suy dinh dưỡng dẫn đến trí tuệ kém thông minh.

Cách để bổ sung Kẽm và Selen đó là:

Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều Kẽm và Selen như: giá đỗ, hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, nấm,…
Có một cách đơn giản mà lại hiệu quả hơn chính là sử dụng Cốm bổ dưỡng Faskid. Faskid bổ sung Kẽm và Selen hữu cơ có nguồn gốc thực vật, giúp trẻ tăng cảm nhận mùi vị, ăn ngon miệng và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt là cốm Faskid có mùi vị thơm ngon, rất hấp dẫn các bé, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi gia đình.

Hi vọng với bài viết trên bố mẹ sẽ có thêm kiến thức về các khoáng chất, vitamin cho trẻ biếng ăn cần bổ sung.

Bổ sung cho trẻ với các loại rau củ quả tốt nhất

Xin bác sĩ cho biết loại rau nào chứa nhiều vitamin A, B, C, E? Nên ăn rau sống hay phải nấu chín?

Những kiến thức cần biết:



Bùi Thị Hà (Hà Nội)

Rau củ rất giàu vitamin và khoáng chất. Rau càng tươi thì hàm lượng cellulose và các khoáng chất như canxi, sắt... càng phong phú. Màu sắc của rau sẽ giúp chúng ta biết rau đó chứa nhiều vitamin gì. Chẳng hạn rau màu xanh rất giàu vitamin C, vitamin B1, B2. Rau càng xanh càng có tác dụng ngăn đường biến thành tartraxine mỡ.


Rau màu đỏ chứa nhiều caroten, vitamin A giúp cho hệ thống thần kinh hưng phấn và sẽ khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn. Rau màu vàng chứa nhiều chất flavone có khả năng phòng chống bệnh ung thư. Rau màu trắng có khả năng phòng chống ung thư dạ dày, ung thư vú, chẳng hạn như súp lơ trắng chứa nhiều vitamin C và isôthocynatae có tác dụng phòng chống ung thư vú.

Theo nhiều nghiên cứu, thì rau nào có thể ăn sống được thì nên ăn sống. Vì rau ăn sống sẽ giữ được thành phần dinh dưỡng nhiều hơn là rau đã qua chế biến. Rau ăn sống rất có ích cho việc phòng chống ung thư và còn tránh hấp thụ dầu và các gia vị trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, rau phải đảm bảo sạch không nhiễm các vi sinh vật, nhất là trứng giun, sán.