Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Chăm sóc bà bầu sau khi sinh như thế nào?

Sau khi sinh, đôi khi các bà mẹ trẻ sẽ bối rối trước rất nhiều lời khuyên về việc ăn uống, vận động, kiêng cữ của những người lớn tuổi xung quanh. Vậy bạn cần làm gì cho đúng?

Mách bạn về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

Ngoài việc cham soc con, hãy chú ý chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.



Vệ sinh:

Trong thời gian đầu mới sinh, bạn không nên ngồi nhiều để gây lực ép lên các mũi khâu, nên vệ sinh chỗ khâu sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh.

Nếu cho con bú, bạn có thể bị đau quặn ở bụng. Đó là do tử cung co thắt để trở lại kích thước bình thường, đây là một dấu hiệu cho thấy sự co hồi tử cung tốt. Cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày.

Ban đầu tiểu tiện sẽ khó khăn vì đau, tuy nhiên bạn không nên nhịn mà cố đi tiểu càng sớm càng tốt, trong những ngày đầu bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vì cơ thể bạn tháo đi nước dư tích lại trong lúc mang thai. Nếu bị táo bón, bạn nên hỏi bác sĩ để được dùng thuốc nhuận tràng.

Sau khi sinh, bạn sẽ thấy dịch chảy ra ngoài âm hộ. Những ngày đầu thường nhiều và có màu đỏ tươi, sau 4-5 ngày sẽ giảm dần với màu nâu và hết trước 2 tuần hậu sản. Tuy nhiên, ở tuần thứ 2-3 bạn có thể thấy ra chút huyết đỏ tươi từ âm đạo khoảng 1-2 ngày. Đó là kinh nan , được coi như một hiện tượng sinh lý bình thường.

Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau khi sinh thường kéo dài hơn và ra màu nhiều hơn bình thường. Nếu bạn cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường có khi 6-8 tháng sau hoặc có thể đến khi bạn cai sữa cho bé. Nếu bạn cho bé bú bình, kỳ kinh đầu thường có vào khoảng tuần thứ 4-6 sau khi sinh.

Đi lại nhiều và rèn luyện cơ thể

Nghỉ ngơi là việc rất quan trọng sau sinh, tuy nhiên, bạn nên vận động càng sớm càng tốt khi có thể với nguyên tắc không quá sức. Đi lại sớm sẽ giúp khởi động nhu động ruột, bạn dễ tiểu tiện, sản dịch mau ra và tử cung co hồi tốt hơn.

Ngay từ ngày thứ nhất khi nằm trên giường, bạn có thể gập lên thả xuống bàn chân ở khớp mắt cá, việc này sẽ làm giảm sưng chân và giúp máu lưu thông tốt hơn.

Sau tuần thứ 2, bạn có thể tập nhẹ nhàng các động tác cho cơ bụng, tuy nhiên nếu bạn sinh mổ thì chỉ bắt đầu tập khi vết khâu đã lành hoàn toàn và phải ngưng tập nếu còn cảm giác đau.

Chế độ dinh dưỡng

Trong 6 tháng đầu, nếu bạn cho con bú thì mức năng lượng nhu cầu là 2750 Kcal/ngày, còn cao hơn cả lúc có thai. Như vậy, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal, trong đó 2 thành phần đáng lưu ý nhất là protein (chất đạm) và calci. Nhu cầu Protein tăng thêm mỗi ngày là 28gr, gần gấp đôi nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai. Còn lượng Calci cần là 1000mg/ngày, gấp đôi nhu cầu bình thường. Ngoài ra, các vitamin A, B, C, PP cũng cần tăng đôi chút.

Để đáp ứng được nhu cần tăng như trên, hàng ngày bạn cần ăn thêm: 1-2 bát cơm (2 bát cơm tương đương 100g mì, 250g phở hay 300g bún); 50-100g thịt heo, bò, gà (tương đương khoảng 100-200gr tôm, cá); 1-2 ly sản phẩm dinh dưỡng; rau xanh và trái cây tươi.

Để có đủ sữa cho bé bú, bạn không nên ăn thức ăn quá khô và ram mặn, nên ăn đủ nước canh, nước soup, uống sữa khoảng 1-2 lít/ngày. Dù bạn không cho con bú thì trong tháng đầu sau sanh vẫn nên ăn uống đầy đủ như trên để cơ thể mau phục hồi sau một cuộc vượt cạn.
Những điều trên là rất cần thiết cho các mẹ bầu giai đoạn sau sinh, để có thể phục hồi sức khỏe tốt nhất cho bà bầu và được cung cấp các dưỡng chất tốt nhất để chăm sóc con của mình trong thời gian những tháng sắp tới.

Ngoài ra nếu có bất kỳ vấn đề nghiệm trọng và bất thường bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời

Theo: http://www.giadinhenfa.com.vn/cham-soc-me-sau-khi-sinh.html

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Dinh dưỡng thai kỳ cho phụ nữ

Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai là một vấn đề tối quan trọng và cần được quan tâm qua từng giai đoạn phát triển và hình thành bào thai. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng bà bầu có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Thông tin về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam



Những trường hợp mẹ bầu bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra bé có cân nặng thấp dưới 2500g. Ngoài ra, nếu người mẹ tăng cân tốt, sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ, tương đương 36000 kcal, là nguồn dự trữ để sản xuất sau khi sinh.

Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia tăng các mô cho mẹ và cho việc tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4.8% do đó người phụ nữ có thai cảm thấy nóng (3-6 tháng đầu: phát triển tử cung, các mô của mẹ, và 7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau).

Quá trình mang thai khối lượng máu tăng 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B6… Do vậy mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

DINH DƯỠNG 3 THÁNG ĐẦU

Trong 3 tháng đầu khi mang thai, thường có sự thay đổi về khẩu vị và nôn ói do tăng hormon nên có thể việc ăn uống bị hạn chế. Thế nhưng, trong 3 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng không tăng hơn so với trước khi mang thai. Phôi phát triển Bình thường nhờ dưỡng chất lấy từ dự trữ của mẹ. Lượng dưỡng chất cần thiết không lớn vì phôi còn nhỏ và cơ thể mẹ đáp ứng được. Chỉ khi dự trữ của mẹ cạn kiệt, mẹ suy kiệt do ăn rất ít kéo dài mới gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Để ngăn ngừa triệu chứng nghén ở phụ nữ trong giai đoạn này, có thể áp dụng một số cách như sau:

1. Ăn bữa nhỏ, bữa phụ giàu dinh dưỡng mỗi 2 giờ.

2. Ăn các loại trái cây, thức ăn lỏng như sữa, phở, cháo, miến…

3. Tránh thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ… gây khó chịu.

4. Uống nước ngoài bữa ăn, tranh uống ngay trước, trong và ngay sau ăn.

5. Có thể bổ xung đa sinh tố, vi lượng mà không nên uống thuốc chống ói.

DINH DƯỠNG 6 THÁNG CUỐI

Giai đoạn 6 tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng tăng 10-30%. Lúc này các triệu trứng nghén giảm hoặc mất đi, thai phụ tăng cảm giác ngon miệng, lượng ăn vào tăng, đáp ứng đủ cho nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất. Hơn nữa, cơ thể còn có những đáo ứng thích nghi như thai phụ lúc này ít hoạt động hơn, năng lượng tiêu hao cơ bản giảm, dạ dày và ruột hấp thu dưỡng chất cần thiết hiệu quả hơn cũng góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng...

Năng lượng:

nhu cầu khuyến nghị ở 6 tháng cuối là 2.550 kcal/người, nghĩa là tăng hơn so với người Bình thường là 350 kcal. Chỉ cần uống thêm 2 ly sữa, 2 chén cơm hoặc ăn thếm 2-3 bữa phụ như khoai, bắp, chè, bánh… cũng đủ đáp ứng nhu cầu này.

Chất đạm (protein):

Do nhu cầu chất đạm tăng lên để tống hợp protein cho cơ thể mẹ như tăng lượng máu, tử cung… đồng thời cung cấp protein cho thai nhi và Nhau thai hình thành và phát triển, nên phụ nữ mang thai cần được cung cấp tối thiểu 70g protein/ngày, cao hơn người Bình thường 15g/ngày. Chỉ cần 70g đậu các loại cũng đủ cung cấp nguồn protein 15g / ngày hoặc hai chén cơm thêm sẽ cung cấp thêm được 9g protein / ngày.

Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng:

Calci: khi mang thai, cơ thể mẹ cần lường calci gấp đôi Bình thường (1.000mg calci/ngày) đế đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi. Nếu việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể dẫn đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối, và dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.


Đối với thai, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đế việc tạo xương và các mầm răng ngay trừ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra dã có dấu hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, tre có các cơn Khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết.

Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu không uống Sữa vì Sữa là nguồn cung cấp calci dồi dào và dễ hấp thu nhất. Một ngày chỉ cần 2 ly Sữa hoặc 100 -200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ cả xương hoặc cá chiên xù, cá lớn kho rục xương, cá hộp, 50g mè… là đủ cung ứng nhu cầu calci cho thai phụ.

Sắt:

nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Thiếu máu thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.


Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40 mg/ngày có thể được cung cáp từ những thức ăn giàu chất sắt như thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết…), lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ… Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như sản phẩm dinh dưỡng.

Acid folic (vitamin B9): cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em. B9 có nhiều trong gan, men bia, các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, rau tần ô, đậu phộng, hạt dẻ, đậu, ngũ cốc, thịt, sữa…

Ngoài ra một chế độ ăn hợp lý đa dạng sẽ giúp cơ thê người mẹ có đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.

Iod và kẽm:

Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số các tổn thương không phục hồi được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như Nôn ói, chán ăn.

Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặt biệt hàu chứa 75mg kẽm/100g.

Thiếu Iod là nguyên nhân gây nên các bệnh đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong tự nhiên iod có nhiều trong các loại hải sản, rong biển.

Qua những thông tin trên cho chúng ta thấy được nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất quan trọng. Do đó các mẹ bầu cần trang bị những kiến thức về dinh dưỡng thật phong phú và hợp lý để có thể cung cấp cho con mình nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Bài viết tổng hợp từ:
http://www.giadinhenfa.com.vn/che-do-dinh-duong-cua-phu-nu-co-thai.html

Giai đoạn 6 tháng tuổi: Bé cần dinh dưỡng như thế nào?

Chăm sóc bé qua từng giai đoạn là điều rất quan trọng mà không phải bà mẹ nào cũng cần quan tâm để con mình có thể trạng tốt và tăng trưởng đều đặn. Giai đoạn 6 tháng là thời gian có nhiều thay đổi trong cách ăn uống và nguồn dưỡng chất bổ sung cho trẻ. Hãy lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những kiến thức vững vàng cho các bé.

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là dinh duong chinh cho be. Tuy nhiên, khi đạt mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ có dấu hiệu ăn nhiều hơn và ngừng tăng cân. Đó là lúc bé cần chế độ ăn dặm. Cho dù thế, hãy nhớ rằng vào giai đoạn này, con bạn vẫn còn rất nhỏ nên phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vẫn phải là cần là sữa mẹ. Bất kể loại thực phẩm đặc nào cũng chỉ là “phụ thêm”, với mục đích giúp bé làm quen nhiều mùi vị khác nhau.

DẤU HIỆU CHO BIẾT BÉ ĐÃ SẴN SÀNG

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm hóa dị ứng cho bé. Đợi đến khi bé tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ có hệ tiêu hóa trưởng thành hơn, có khả năng tăng sản xuất các men tiêu hóa để phân giải protein. Lúc này, những cái răng đầu tiên sẽ bắt đầu nhú và bé có sự phối hợp cơ miệng tốt hơn.

Khi đó, bạn hãy để ý xem bé có các biểu hiện nào sau đây để biết con bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

Nếu bé có từ 2 dấu hiệu trở lên, thì đã đến lúc cho bé thử thức ăn đặc đầu tiên

HÃY TUÂN THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN!

1. Trước tiên, chỉ nên cho bé ăn thức ăn đơn giản, phổ biến nhất là ngũ cốc. Chúng không có chứa gluten (nhờ đó giúp giảm nguy cơ dị ứng), chỉ cần trộn với nước hoặc sữa.

2. Cho bé ăn từng phần nhỏ: 1 - 2 muỗng cà phê là được, dần dần tăng lượng khi thấy bé không đủ no nếu chỉ bú sữa.

3. Mỗi lần chỉ nên cho bé thử một món mới, và các món mới nên cách nhau 2 - 3 ngày. Bằng cách này, bạn tránh làm bé ngán và cũng giúp bạn dễ nhận biết phản ứng của bé với từng loại thức ăn.

Dinh duong cho be 6 thang


THÁP THỰC PHẨM

Bữa ăn dặm tốt nhất phải đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều loại nguyên liệu từ các nhóm thực phẩm khác nhau được trình bày theo dạng tháp dưới đây. Không chỉ là công cụ hữu ích giúp chuẩn bị những bữa ăn dặm bổ dưỡng, việc phối trộn sáng tạo các nhóm trong tháp thực phẩm còn giúp mang đến cho bé sự ngon miệng với nhiều hương vị khác nhau, khiến bé thích thú với việc ăn dặm.

Có thể cân nhắc 3 loại phối hợp. Những kiểu kết hợp này gọi là Phối Gấp Đôi, Phối Gấp Ba và Phối Gấp Bốn.


Nhóm A: Món Chính
Nhóm B: Nguồn đạm
Nhóm C: Bổ sung Vitamin & Khoáng chất
Nhóm D: Bổ sung năng lượng

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Tuyệt đối không dùng sữa bò gầy hoặc ít béo vì sữa bò chứa khoảng gấp 3 lần lượng protein và khoáng chất so với sữa mẹ, có thể gây áp lực lên thận của bé.

Ở độ tuổi này, uống nước quá độ có thể gây hại cho não của bé. Mỗi bé trung bình cần 1,5ml nước trên mỗi kilocalo (kcal) thức ăn. Việc bú mẹ hoặc uống sản phẩm dinh dưỡng đã đủ cung cấp lượng nước này. Bạn có thể bổ sung thêm nước cho bé khi trời nóng hoặc khi bé bị tiêu chảy, ói và sốt. Mỗi lần chỉ cho bé uống một ít, tổng cộng khoảng 113 ml/ngày, trừ phi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cho thêm.

Tránh những thức ăn gây sặc, nghẹt thở như các loại hạt, quả nho, thịt cắt miếng lớn, rau sống, táo và bắp rang.

Sự thay đổi màu và mùi của phân là điều bình thường khi bé dùng thức ăn đặc. Ngoài ra rau quả có màu như cà rốt, rau bó xôi và đậu có thể thay đổi màu sắc phân. Tính chất phân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Trong trường hợp nếu bé bị đau bụng, đau quặn hoặc tiêu chảy sau khi dùng một loại thực phẩm, hãy ngưng cho ăn loại đó trong vài tuần, rồi thử lại.

Source from: http://www.giadinhenfa.com.vn/huong-dan-cham-soc-be-sau-thang-tuoi.html

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Bổ sung dinh dưỡng cho thai phụ tuần 29-32

Trong 3 tháng cuối thai kỳ này, bé sẽ lớn rất nhanh. Bạn cũng bắt đầu thấy tình trạng ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa quay trở lại. Thực hiện việc ăn nhiều bữa hoặc chia thành 5 bữa ăn nhỏ trong ngày và nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Các kiến thức về dinh dưỡng trẻ 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Thực phẩm cho mẹ và bé

Nếu giấc ngủ ban đêm hay bị quấy rầy, sự suy nhiệt cơ thể có xu hướng quay trở lại thì việc các mẹ nên làm lúc này là dành thời gian vào bếp để chuẩn bị một bữa ăn. Thời gian nấu nướng tốt nhất nên nhanh chóng, bữa ăn đơn giản, phù hợp với sức khỏe và dinh duong ba bau. Hãy chọn những món ăn giúp thỏa mãn cơn đói mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng, không quá cầu kỳ. Đừng quên mệt mỏi có thể là một triệu chứng của bệnh thiếu máu. Vì thế nên ăn các món ăn giàu chất sắt gồm thịt nạc, cá, đậu lăng, rau chân vịt, rau lá xanh và ngũ cốc bổ sung sắt. Nên nấu thành súp và chia vào các hộp đựng có nắp đậy cất vào tủ lạnh, ăn trong 1 - 2 ngày. Không như vitamin C, sắt không bị hủy hoại bởi không khí vì vậy có thể bảo quản được.


Cần có những suy nghĩ tích cực ngay cả khi bạn cảm thấy trong người khó chịu. Điều này sẽ giúp bé phát triển tốt và mẹ lên cân đều. Lên cân ít có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong những năm đầu đời cũng như sau này.

Giấc ngủ bị “quấy rối”

Thai nhi lúc này khá tinh nghịch, loay hoay liên tục và thích “múa may” tay chân. Nhịp sinh học lúc này gần như không có giá trị đối với bé. Vì thế, bạn cũng nên quen dần với sự tinh nghịch của bé ngay cả lúc nửa đêm.

Đừng vội ngừng uống nước để không bị đánh thức vào buổi đêm bởi vì nhu cầu cơ thể bà bầu vẫn cần rất nhiều nước trong giai đoạn này, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực.

Để ngủ ngon

Thực phẩm và đồ uống có thể giúp bạn ngủ ngon hơn trong trường hợp đang khó ngủ. Việc chuẩn bị món ăn sẽ giúp giảm thời gian bạn thức trong đêm và giúp bạn có cảm giác được nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy thư giãn với một loại đồ uống nào đó nếu cảm thấy khó ngủ. Có thể uống trà hoa cúc hay sữa ấm trước khi lên giường. Nên ăn các loại thực phẩm đường bột như bánh mỳ, cơm, khoai tây vào buổi tối.

Nhớ để nước và bô ở ngay gần giường ngủ để tránh phải đi lại nhiều. Nếu thức dậy và cảm thấy đói thì hãy pha một cốc sữa nóng. Nhấm nháp một ly sữa sẽ khiến mắt nhanh “nhíu” lại hơn. Lượng nước bọt sẽ giảm tiết ra vào buổi tối vì vậy đừng ăn uống các thực phẩm ngọt, trừ khi bạn sẵn sàng đánh răng.

Thực phẩm cho IQ của bé

Các loại axit béo không no rất cần cho sự sống và đặc biệt quan trọng đối với các bà bầu. Axit béo omega-3 DHA và EPA giúp phát triển mắt, não, hệ mạch và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển rất nhanh.

Các bé sinh non hoặc nhẹ cân thường bị bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này và cần được sự chăm sóc đặc biệt, trong đó phải đảm bảo chế độ dinh duong cho tre giàu axit béo omega-3. Các bác sĩ nhi thường khuyên các bà mẹ cho trẻ sinh non bú mẹ hay dùng sữa công thức loại đặc biệt.

Thai phụ nên cố gắng bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày:

- Ăn 2 bữa cá/tuần hoặc uống dầu cá nếu không thích ăn cá.

- Ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạnh nhân...

- Ăn các loại ra lá xanh như bắp cải, súp lơ, súp lơ xanh, đỗ xanh

- Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt vừng, hạt hướng dương, đậu nành, canola - Ăn nhiều đỗ tương và đậu phụ

Các bữa ăn phụ và đồ uống

Cho dù có phải đi toilet thường xuyên thì cũng nên đảm bảo 8 - 10 cốc nước lớn/ngày và các loại nước bổ sung khác. Nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh vì thế hãy chọn các thực giàu dinh dưỡng và hoa quả cho các bữa ăn phụ. Nếu bị khó tiêu hay ợ nóng thì nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều hơn 3 bữa/ngày.

Nên tuân thủ các quy tắc về dinh dưỡng dựa vào lời khuyên và hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ để đảm bảo sức khỏe thai kỳ trong những tháng cuối được tốt nhất. Con cái của bạn sẽ được hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất để phát triển bình thường và khỏe mạnh

Nguồn: http://www.giadinhenfa.com.vn/dinh-duong-trong-thai-ky-tuan-29-den-32.html

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Trẻ biếng ăn và bị táo bón phải làm sao?

Hiện tượng biếng ăn của trẻ lun làm đau đầu các bậc phụ huynh. Chính những  lúc này, các giải đáp thắc mắc từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp phụ huynh giải tỏa được những băn khoăn và lo lắng.



Thưa bác sĩ, con gái tôi được 32 tháng tuổi, khi mới sinh được 2,9 kg nhưng đến nay cháu chỉ được 11,5kg và cao 86cm. Cháu rất biếng ăn và hay bị táo bón.

Một ngày cháu ăn 2 bát cháo nhỏ vào buổi trưa và tối (sáng ngủ dậy cháu chỉ uống được sữa, cho ăn sáng sẽ bị nôn trớ và không chịu ăn), uống 500ml sữa công thức, 1 hộp sữa chua và 100ml nước cam vắt.

Tôi đã cho cháu uống men vi sinh nhưng khi dừng 1 tháng thì cháu lại bị táo bón trở lại. Ngoài ra hiện nay tôi cho cháu uông thêm nước yến và thuốc tăng trưởng chiều cao.

Xin bác sĩ tư vấn cho chế độ ăn và bổ sung thuốc bổ để cháu đỡ biếng ăn và phát triển thể chất. Xin cảm ơn bác sĩ.


Chào bạn!

Với chỉ số thể trạng hiện tại, bé nhà bạn đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng, bạn cần phải cải thiện ngay chế độ dinh duong cho con vì hậu quả của suy dinh dưỡng sẽ làm con bạn chậm phát triển về thể chất và trí thông minh.

Táo bón lâu ngày là nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chán ăn. Do đó, cần giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón bằng cách:

Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón  như sau:

- Bữa sáng: Có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa tươi hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); hoặc: cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; hoặc: cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối…

- Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các chất dinh dưỡng cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…

- Bữa tối: Nên cho con bạn ăn nhạt, ví dụ như cơm nghiền, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa ăn tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.

Ở giai đoạn từ 3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn.

Nên duy trì cho bé uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…

Hãy chú ý đến tình trạng ăn uống (cham soc con tre) bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé mỗi ngày, để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần!

Hy vọng với những tư vấn trên sẽ giúp con bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Theo gia đình Enfa

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Những băn khoăn của phụ nữ sau khi sinh con

Phải thừa nhận việc giảm cân giúp các bà mẹ sau sinh có tâm trạng tốt hơn. Tuy nhiên, việc chăm sóc em bé rất dễ làm cho họ bị stress. Trong trường hợp này, ăn uống khỏe và kết hợp việc chăm sóc bản thân là quyết định tối ưu.



Các bài viết về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

Sau đây là những thắc mắc và giải đáp vấn đề băn khoăn của các bà mẹ sau sinh:

Phụ nữ thường tăng bao nhiêu cân khi mang bầu?

Trung bình thì mỗi người phụ nữ mang thai tăng khoảng 10 - 12kg. Sau khi sinh, phụ nữ giảm trung bình khoảng 6 - 5kg, tức là vẫn còn 4 - 6kg thừa trong cơ thể. Trong một số trường hợp, số cân thừa có thể lên đến 10kg hoặc hơn.

Liệu có thể nhanh chóng có thân hình giống như trước khi sinh?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Sinh em bé không có nghĩa là từ giờ trở đi bạn sẽ luôn trong tình trạng mập mạp. Đa phần các bà mẹ sẽ có lại vóc dáng như trước chỉ sau 8 đến 12 tháng.

Liệu có thể ăn kiêng trong giai đoạn cho con bú?

Trong thời kỳ cho con bú không nên ăn kiêng. Trong thời kỳ này, người mẹ cần phải ăn nhiều hơn mức bình thường trước khi sinh em bé là 500calo. Áp dụng cho những bà mẹ có cân nặng bình thường so với vóc dáng.

Nếu bạn thừa cân, nên xin lời khuyên ở bác sỹ xem liệu bạn có cần phải bổ sung thêm 500 Calo hay không.

Trong 3 tháng đầu sau sinh, phụ nữ cần chú ý tới khẩu phần ăn hằng ngày và các bài tập thể chất. Sau khi cơ thể bắt đầu phục hồi và có kinh nguyệt trở lại, nên thực hiện chế độ ăn kiêng với các chất ít béo.

Liệu có thể ăn kiêng nếu bé bú bình?

Nếu bé bú bình, bạn có thể ăn kiêng. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bạn cần phải tiếp nhận đủ 1.500 calo trong 3 bữa ăn hằng ngày.

Những bài tập nào có thể giúp bạn trở nên thon thả?

Bạn có thể đi bộ, chạy, bơi và tập aerobic (30- 60 phút) và lặp lại bài tập này 1 lần/ tuần, sau đó 2-3 lần/ tuần, tùy thuộc vào mức độ phục hồi của cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy stress?

Hãy bớt chút thời gian cho chính bản thân mình, điều đó rất tốt cho tâm lý cũng như thể chất (ví như dành thời gian tập thể thao). Tuy nhiên nếu dùng thời gian đó vào việc chăm sóc em bé thì càng ảnh hưởng tiêu cực hơn đến bạn.

Không thể phủ nhận rằng, khi có con bạn rất khó có thể tìm được thời gian chăm sóc mình. Tuy nhiên, nếu quan tâm đến các bài tập thể dục, thì chỉ sau 8 - 9 tháng cơ thể bạn sẽ lại trở lại như trước.

Nguồn: https://www.giadinhenfa.com.vn/nhung-ban-khoan-sau-khi-sinh-be.html

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Những món ăn kỵ nhau mẹ bầu không nên ăn

Trong lúc chế biến thức ăn có thể chị em không chú ý hoặc thiếu kinh nghiệm về tác hại của những loại thức ăn kỵ nhau rất thông thường. Tất cả đều là những món ăn dinh duong cho ba bau, tuy nhiên khi đi cùng nhau, chúng lại tạo ra những hợp chất không tiêu hóa, thậm chí gây độc cho cơ thể.

Mách bạn về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

1. Hải sản và bia

Hải sản giàu purine và nucleotide, trong khi bia lại giàu vitamin B1 - giúp phân hủy hai chất trên. Nếu ăn hải sản kèm bia, nó sẽ làm tăng vọt axit uric trong máu, hình thành sỏi tiết niệu và gây bệnh gút.

2. Trứng và sữa đậu nành

Hai thực phẩm này đi kèm nhau sẽ làm giảm sự hấp thụ protein trong cơ thể người.





3. Sữa và chocolate

Sữa chứa nhiều protein và canxi, còn chocolate chứa axit oxalic. Hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước - chất có thể gây tiêu chảy, khô tóc và các triệu chứng khác ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

4. Hoa quả và hải sản

Hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn ăn hoa quả chung với hải sản, nó sẽ gây ói mửa, đau bụng và tiêu chảy.

5. Giăm bông và đồ uống chứa axit lactic

Để bảo quản giăm bông, thịt lợn muối xông khói, xúc xích và các loại thịt chế biến sẵn khác, nhà sản xuất thường bổ sung nitrate để ngăn thực phẩm hỏng và sự sinh sôi các chất độc thịt. Khi nitrate tương tác với axit hữu cơ (như axit lactic, axit citric, axit tartaric…) nó sẽ chuyển hóa thành chất sinh ung thư có tên gọi nitrosamine.

Do sự khác biệt về nồng độ axit cần thiết để tiêu hóa hai loại thức ăn này, nó sẽ kéo dài thời gian thực phẩm ở trong dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa.

6. Cải bó xôi và đậu phụ

Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận.

7. Củ cải và hoa quả

Củ cải có thể sinh ra chất thiocyanate. Nếu được ăn cùng với hoa quả, thành phần flavonoid trong hoa quả sẽ được chuyển hóa thành một chất gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.

8. Lá hẹ (chive) và đậu phụ

Canxi trong đậu phụ có thể kết hợp với axit oxalic trong cây hẹ và tạo ra chất kết tủa canxi oxalate, khiến cho việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn.

9 Trà và trứng

Trà chứa các chất có tính axit. Kết hợp với sắt ở trong trứng, nó sẽ gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ dinh dưỡng.

Có thêm xem đây thực sự là những kiến thức bổ ích cho các thai phụ giai đoạn thai kỳ. Hãy biết chăm sóc tốt cơ thể của mình để tránh nguy cơ bệnh tật, và nên sử dụng các loại thực phẩm đúng cách, giàu chất dinh duong cho con.

Xem thêm các kênh dinh dưỡng

  • http://pinterest.com/dinhduongchobe/
  • http://dinhduongbe.webs.com/
  • https://twitter.com/dinhduongchobe

Theo giadinhenfa.com.vn







Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Bổ sung thêm thực đơn ăn dặm của trẻ với quả bơ

Có rất nhiều loại trái cây mà chúng ta sử dụng mỗi ngày chính là những thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ nhỏ.

Trái bơ được coi là một trong những trái cây dặm giàu chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Không những chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển lành mạnh của trẻ mà bơ còn là loại quả hợp khẩu vị với đa phần các bé.



Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác. Do đó, quả bơ thực sự là lựa chọn số 1 trong bảng thực đơn các món ăn dặm cho bé yêu trong độ tuổi từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên.

Cùng tìm hiểu các cách sơ chế trái bơ làm thực phẩm đầu tiên cho bé dưới đây nhé:

- Bơ và táo hoặc lê nghiền: Táo hoặc lê gọt vỏ, bỏ lõi và xắt miếng rồi cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi mềm thì đánh nhuyễn hoặc xay mịn. Bơ gọt vỏ, bỏ hạt. Trộn hỗn hợp táo hoặc lê và bơ đánh đều và nhuyễn là có thể cho bé ăn ngay.

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng cho bé trên 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

- Bơ và chuối: Chuẩn bị một quả chuối chín và một trái bơ nhỏ chín mềm. Chuối lột vỏ và cắt miếng. Lấy phần thịt bơ cắt nhỏ và xay nhuyễn cùng với chuối. Chúng ta sẽ có ngay món sinh tố bơ chuối ngon lành cho bé.

- Salad bơ và trái cây khác: Lấy nửa quả mỗi loại trái cây sau đây: bơ, chuối, đu đủ (chọn quả nhỏ hoặc chỉ lấy 1 phần vừa đủ nếu là quả to) và một quả kiwi. Sau khi đã bỏ vỏ thì cắt miếng nhỏ vừa miệng, trộn đều thì các bé lớn (từ 12 thàng trở lên) có thể ăn ngay, đối với trẻ nhỏ hơn thì nên xay nhuyễn bằng máy say sinh tố. Món salad sẽ ngon hơn khi được trộn với sữa chua hoặc mật ong.

- Bơ, cà rốt và khoai tây: Nguyên liệu cần có là một củ khoai tây cỡ trung, 1 củ cà rốt nhỏ, một nửa quả bơ nhỏ và 1 hộp sữa chua. Luộc khoai tây và cà rốt cho đến khi chín mềm thì vớt ra và đánh nhuyễn bỏ vào bát. Bơ sau khi gọt vỏ, bỏ hạt thì cũng đánh nhuyễn. Cho bơ lên trên hỗn hợp cà rốt và khoai tây đã có. Cuối cùng thì đổ sữa chua lên trên cùng.

- Súp bơ: Chuẩn bị nước rau luộc, sữa mẹ hoặc sữa công thức và một trái bơ nhỏ. Tỷ lệ: 3/4 cốc nước rau thì dùng 1/4 cốc sữa. Bơ nghiền hòa cùng với nước rau luộc và sữa sẽ thành một món súp dễ ăn cho bé.

Đối với các bé độ tuổi 12 tháng trở lên, mẹ sẽ có thêm 3 công thức món ăn vẫn với nguyên liệu chính là trái bơ sau đây:

- Bơ và phô mai: Thịt bơ xay nhuyễn được trộn đều với pho mát, có thể thêm một chút mầm lúa mỳ. Hỗn hợp này có thể phết lên bánh mỳ lát hoặc bánh quy hay có thể trộn với bột ngũ cốc yêu thích của bé.

- Bơ và bí ngô: Bạn cần 1/2 cốc bí ngô luộc xay nhuyễn, 1 trái bơ nhỏ và một trái đào chín. Cho hỗn hợp này vào xay chung với nhau là được.

- Bơ và khoai lang: Nguyên liệu gồm 1 củ khoai lang nhỏ và một quả bơ nhỏ. Khoai lang nướng chín thơm, bỏ vỏ và đánh nhuyễn rồi để nguội. Sau đó, trộn đều bơ nghiền và khoai lang với một chút nước là mẹ có thêm một bữa cho bé rồi đó.

Kinh nghiệm hay cho mẹ: Bơ khi đã cắt mà chưa dùng hết mẹ có thể cấp đông để bảo quản một cách tốt nhất. Hòa dung dịch nước trắng với vài giọt nước cốt chanh. Ngâm bơ vào dung dịch nước vừa pha sao cho bơ ngập trong nước để tránh cho bơ không bị thâm và vẫn giữ được màu tự nhiên rồi cho bơ vào ngăn đá tủ lạnh.

Hy vọng rằng với các kinh nghiệm trên sẽ giúp các mẹ thêm vào bữa ăn một món bổ dưỡng để chăm lo cho các bé nhà mình tốt hơn nhé.

Theo afamily.vn

5 loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho bà bầu

Dinh dưỡng khi mang thai là yếu tố rất quan trọng với bà bầu. Trong giai đoạn này cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cả mẹ và con đều khỏe mạnh. 5 loại thực phẩm dưới đây sẽ là nguồn bổ sung dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai:

Các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

 1. Chuối chuối giàu kali và giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng chống lại sự mệt mỏi. Đây là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu chống lại sự mệt mỏi do việc mang bầu đem lại. hãy cắt nhỏ chuối ra ăn kèm với bột ngũ cốc hoặc trộn với sữa chua, dâu tây, kem hay nước cam để tạo nên thứ đồ uống rất tuyệt vời.

 2. Bông cải xanh Bông cải xanh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thai phụ như calci và axid folic mà còn chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Bông cải xanh cũng là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu rất tốt vì chứa nhiều vitamin C nên giúp cơ thể hấp thụ sắt khi ăn cùng với thức ăn giàu sắt như gạo nguyên cám và mỳ sợi.

6 thuc pham dinh duong danh cho ba bau 2 6 thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu  

3. Bột ngũ cốc Các chuyên gia cho lời khuyên với các mẹ bầu rằng nên hấp thụ khoảng 400 microgam vitamin B mỗi ngày thông qua các loại vitamin bổ sung hay thức ăn giàu vitamin đặc biệt là bột ngũ cốc. một bát bột ngũ cốc một ngày sẽ cung cấp đủ cho các mẹ bầu hàm lượng vitamin B cần thiết.

 4. Đậu lăng và hạt đậu mỗi bát nhỏ hạt đậu và đậu lăng chứa đến 15g protein. Đậu lăng và hạt đậu rất giàu chất xơ giúp các mẹ bầu chống lại chứng táo bón trong thai kỳ. Một bát đậu lăng chín cung cấp được một nửa nhu cầu acid folic mỗi ngày cho bà bầu


6 thuc pham dinh duong danh cho ba bau 3 6 thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu


5. Thịt nạc Nhu cầu hấp thụ chất sắt hàng ngày tăng lên gấp đôi khi bạn mang thai. nên cần phải bổ xung thêm nhiều thức ăn giàu sắt cho bà bầu. một trong những thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu chính là thịt nạc, chúng cũng chứa chất sắt dễ hấp thụ hơn cho cơ thể.

Theo afamily.vn

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Chế độ dinh dưỡng cho con trong mùa nóng

Những ngày hè oi bức làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thói quen ăn uống của trẻ. Các bà mẹ luôn cần chuẩn bị những phương án chăm sóc bé yêu của mình để giúp bé phát triển khỏe mạnh và hạn chế được bệnh tật trong mùa nóng.

Một thực đơn an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tưởng rằng đơn giản, nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu và cân đối một cách khoa học mà chỉ làm theo cảm tính sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với các loại thức ăn lạ hoặc lượng dinh dưỡng không cân đối và điều đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Đặc biệt là mùa hè các bé vận động nhiều, lượng mồ hôi tiết ra cùng với đó là một hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt khiến cho hệ miễn dịch của trẻ yếu đi.




Bên cạnh việc chọn thực phẩm cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, các phụ huynh cần lưu ý những loại thực phẩm có thể giúp trẻ phòng chống những loại bệnh thông thường và cung cấp năng lượng lâu dài cho sự phát triển trí não, giúp bé không ngừng học hỏi. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho trẻ trong những ngày hè nóng bức, giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn và tiêu hóa tốt.

Bài viết về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam

Thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon, ngủ sâu trong ngày hè

Ở trẻ nhỏ, giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sức khỏe và sự phát triển. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ngủ sâu và đủ giấc kích thích não bộ, giúp trẻ thông minh và sáng tạo hơn do não hoạt động không bao giờ ngừng nghỉ, ngay cả khi cơ thể đã ngủ say. Vì vậy, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giúp não có giấc ngủ sâu như: thực phẩm chứa tryptophan (có trong gạo, các loại hạt ngũ cốc), vitamin B (có trong yến mạch, đại mạch, lúa mạch, các loại hạt như hạnh nhân, hạt bồ đào, hạt lanh), thực phẩm chứa canxi và magiê (như sữa, chuối, đào, táo, quả óc chó…). Thực đơn lý tưởng cho giấc ngủ ngày của trẻ là sữa, ngũ cốc, chuối chiên mật ong, chè hạt sen…

Thực phẩm giữ nước cho trẻ trong ngày hè


Mùa hè đa số trẻ nhỏ thường nhiều mồ hôi trộm hoặc nhiều trẻ hiếu động nghịch ngợm mà mất đi một lượng nước đáng kể do tuyến mồ hôi tiết ra, nhưng hầu hết các bé thường rất lười uống nước. Chính vì vậy các mẹ nên bổ sung nước cho con bằng những thực phẩm giữ nước như: nước ép trái cây từ cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi,.. những loại quả này rất mát và giàu vitamin C. Và bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,… để trẻ không bị khô da và thiếu nước, tránh táo bón.

Thực phẩm giúp trẻ hết mồ hôi trộm

Ở trẻ nhỏ hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy trẻ nhỏ rất hay bị ra mồ hôi (chúng ta thường gọi là mồ hôi trộm) kể cả những lúc trời lạnh, không vận động, nhất là khi ngủ. Chính vì vậy, trẻ rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, trẻ em ra mồ hôi trộm sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, cơ thể sẽ bị suy kiệt, gây ra một số bệnh không tốt cho trẻ. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Dưới đây là một số món ăn giúp trẻ khỏe hơn, hạn chế ra mồ hôi trộm.

Có nhiều cách trị mồ hôi trộm, các mẹ có thể nấu cho bé các món ăn có tác dụng bổ âm như: cháo gốc hẹ, cháo chạch, cháo lá dâu, cháo trai, cháo sò – hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…

Thực phẩm giúp trẻ ngon miệng trong ngày hè

Những ngày hè nóng bức không những người lớn mà cả trẻ nhỏ đều chán ăn, ngày hè các mẹ nên cho con ăn các loại rau mát và nhiều vitamin: mồng tơi, rau rền, rau ngót,… để tăng kích thích vị giác cho trẻ. Đặc biệt các mẹ nên bổ sung kẽm từ các thực phẩm: đậu Hà Lan, củ cải, cùi dừa, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì,… vì kẽm giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào và tăng cảm giác ngon miệng.

Theo meyeucon.org

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Những loại thực phẩm khuyên dùng trước và sau sinh

Dinh dưỡng thai kỳ rất quan trọng với phụ nữ. Việc chuẩn bị cho mình một thực đơn dinh dưỡng tốt sẽ giúp em bé phát triển tốt hơn.




Hơn lúc nào hết, từ bây giờ bạn cần một chế độ cân đối và đầy đủ. Hãy đảm bảo rằng trong bữa ăn hàng ngày của bạn đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

Bài viết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trên 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Thực phẩm cần thiết xây dựng cơ thể (Protein)

+ Cần thiết để xây dựng mô w Gia tăng khả năng đề kháng, chống lại sự nhiễm trùng w Cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết

+ Những thực phẩm giàu protein là: thịt, sữa, những sản phẩm từ sữa, thịt gà, đậu, trứng, quả hạt, cá, hải sản, trái lê tàu

+ Enfa Mama, sữa dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dưỡng chất dành cho bà mẹ mang thai là một nguồn cung cấp protein tốt nhất. Nó sẽ cung cấp năng lượng phụ trội cần thiết, lượng protein cao, bổ sung sắt, calcium và các vitamin cũng như muối khoáng cần thiết khác. 

Thực phẩm duy trì chức năng của cơ thể (Vitamin)

+ Giúp cơ thể thực hiện những chứa năng, hoạt động bình thường

+ Giúp tăng nhu động ruột và tăng hoạt động hệ hô hấp

+ Nguồn thực phẩm chứa nhiều những chất này là trái cây và rau xanh

Thực phẩm cung cấp năng lượng (Carbo-hydrate và mỡ)

+ Nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể

+ Những thực phẩm này gồm: gạo, bắp, bánh mỳ, khoai tây và những thức ăn ngọt ( tránh ăn quá nhiều những thức ăn này), mỡ và dầu.

Bạn cũng cần bổ sung nhiều sắt hơn trong thời gian này: + Giúp sản xuất và duy trì lượng máu khoẻ mạnh

+ Chống thiếu máu

+ Nguồn cung cấp là lòng đỏ trứng, gan, thịt heo, thịt bò, rau muống…


Theo: http://www.giadinhenfa.com.vn/thuc-pham-nao-can-su-dung-truoc-va-sau-khi-sinh.html



Những món ăn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Gia đình Enfa A+ xin gửi đến các bậc phụ huynh chuyên mục “Dinh Dưỡng Thông Minh” nhằm giới thiệu những món ăn dễ chế biến, nhiều chất dinh dưỡng phù hợp cho bé và các thành viên trong gia đình. Chuyên mục cũng muốn đem đến cho bạn thêm những thông tin dinh dưỡng về các lọai thực phẩm. Mong rằng chương mục này sẽ giúp cho thực đơn của gia đình bạn thêm phong phú.

Mách bạn về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

SỮA TRỘN TRÁI CÂY




Nguyên liệu

  • ¾ chén sữa tươi
  • 2 muỗng cà phê vani
  • 2 muỗng canh xirô loại nào tùy ý
  • 1-2 muỗng kem loại nào tùy ý
  • 1 quả chuối 
  • Thực hiện

Cho sữa và những nguyên liệu trên vào máy xay, sau đó lấy ra một quả chuối, cắt khoanh nhỏ cho vào rồi bấm nút xay.

Đặc điểm dinh dưỡng

Tuy món sữa trộn này đơn giản nhưng hết sức bổ dưỡng cho sức khỏe. Sữa có vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo tuy ở lứa tuổi này trẻ đã ăn đặc. Có thể sử dụng sữa để sáng tạo chế biến các lọai thức uống khác nhau cho bé (mà món sữa trộn trên là môt ví dụ).

BÁNH MÌ QUẾ MẬT ONG



Nguyên liệu
  • 1 quả trứng
  • ½ chén sữa tươi
  • ½ muỗng canh mật ong
  • Một nhúm muối
  • Một nhúm quế xay
  • ½ muỗng canh bơ
  • 2-3 lát bánh mì làm bằng bột chưa rây để qua một ngày

Thực hiện


Đánh trứng, sữa, mật ong, muối và quế xay với nhau cho đều lên.
Nhúng bánh mì vào hỗn hợp trên.
Đun chảy bơ trong chảo không dính với nhiệt độ vừa, và chiên những lát bánh mì cho vàng đều lên là có thể lấy ra và dùng được

Đặc điểm dinh dưỡng


Đây là một món ăn ngon, hợp khẩu vị nhằm đa dạng thức ăn cho trẻ để kích thích khẩu vị.

BÁNH KẾP NHANH



Nguyên liệu
  • 3-4 muỗng canh đầy bột mì không có bột nở
  • Một nhúm muối
  • 1 muỗng cà phê đầy đường
  • 2 quả trứng
  • 1 ly Sữa tươi tiệt trùng hoặc 2 muỗng canh sản phẩm dinh dưỡng
  • 1 ly nước
  • 1 giọt hương vani
  • 1 muỗng canh bơ nấu chảy

Thực hiện


Rây bột và muối chung vào một cái chén nhỏ.

Chọc một lỗ ở giữa và đổ đường và trứng vào.

Thêm sữa từ từ, để bột và sữa hòa quyện với nhau thành một hỗn hợp bột nhuyễn và khá lỏng.

Hỗn hợp này nên có độ đặc như sữa được làm khô đi. Lúc này nó sẽ trông hơi lổn nhổn, hãy đánh đều lên bằng đồ đánh kem.

Trộn vani và bơ nấu chảy vào. Nếu bột quá đặc, các bạn có thể cho thêm vào một chút chất lỏng như sữa hoặc nước.

Đun nóng một cái chảo không dính, tráng chảo bằng một lớp bơ chảy mỏng, và khi chảo đã nóng, thì hãy đổ vào một lớp bột đủ để tạo thành một cái bánh kếp mỏng.

Bột cần phải kêu xèo xèo khi chạm vào chảo – nghiêng chảo thật nhanh để bột phủ khắp đáy chảo.

Khi bánh đã vàng một mặt, lật bánh lại để chiên tiếp mặt kia.

Vậy là món bánh kếp đã được hoàn thành chỉ trong vòng 15’, các bạn có thể cho bé ăn chung với bơ, mức hay mật ong, hoặc cũng có thể rắc lên một tí chanh với đường.

Đặc điểm dinh dưỡng

Được làm bằng trứng và sữa, bánh kếp là một nguồn protein bổ dưỡng và ăn rất hấp dẫn, bác sĩ có thể giới sữa là nguồn dinh dưỡng giàu canxi tốt cho sự phát triển xương và răng của bé.

THẠCH/ RAU CÂU YAOURT



Nguyên liệu
  • 150 ml yaourt.
  • 1 chén sữa tươi.
  • 1 chén trái cây xắt nhỏ (xoài hoặc đu đủ) xay nhuyễn.
  • 1 muỗng canh đường
  • 2 muỗng cà phê bột rau câu
  • 1 muỗng cà phê nước chanh

Thực hiện


Đun cho sữa, bột rau câu nóng lên để đường tan ra. Sau đó, nhấc xuống để nguội.

Sau khi sữa đã nguội, hòa trái cây xay nhuyễn với yaourt vào sữa và trộn đều lên.

Hỗn hợp này, sau đó, các bạn hãy đổ vào những khuôn làm rau câu hay những chén nhỏ và bỏ vào tủ lạnh để cho đông lại. Món này dùng lạnh mới ngon

Đặc điểm dinh dưỡng

Ngoài vị ngọt ngọt, chua chua sẽ là một món ăn chơi hay một món giải khát tuyệt vời cho trẻ con vào những ngày nắng nóng, yaourt có chứa men vi sinh (probiotics) có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Đu đủ hay xoài giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Theo http://www.giadinhenfa.com.vn/dinh-duong-thong-minh2.html

Làm sao để ngăn tình trạng thấp bé nhẹ cân của trẻ

Đã có những nghiên cứu cho thấy ở nhóm trẻ mới sinh, trẻ em VN không thua kém bạn bè quốc tế, nhưng sau giai đoạn 3-4 tháng tuổi, tốc độ phát triển của trẻ em VN giảm hẳn. Có ba lý do dẫn đến vấn đề này, trong đó có lý do người VN cho trẻ em ăn dặm sớm, với thực phẩm chính là bột tự chế hoặc cơm không đủ năng lượng nếu so sánh với sữa mẹ có tỉ lệ chất béo rất cao.




Ngay từ khi Viện Dinh dưỡng mới thành lập, chúng tôi đã nhìn thấy một điều là trẻ em ở thành thị thường ít suy dinh dưỡng hơn nông thôn, mà vùng nông thôn nào càng khó khăn thì suy dinh dưỡng càng cao. Hôm 31-5, tại buổi lễ phát động Ngày vi chất dinh dưỡng 1-6, Bộ Y tế đã thông báo tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Hà Nội chỉ còn ở mức 15%, vùng nội thành chỉ còn 8%. Có người nói nhỏ với tôi rằng một số quận nội thành TP.HCM tỉ lệ này chỉ còn 5%. Nhưng trên toàn quốc, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo cân nặng vẫn ở mức xấp xỉ 20%, còn suy dinh dưỡng theo chiều cao còn tới trên 30%!

Có hai giai đoạn trẻ em có tốc độ phát triển nhanh về chiều cao và thể lực là giai đoạn trẻ nhỏ và giai đoạn dậy thì. Nếu bỏ qua những giai đoạn này, trẻ có thể “tăng trưởng bù” ở những giai đoạn sau đó nhưng không thể bằng lúc dưới 2 tuổi và giai đoạn dậy thì. Ở những giai đoạn này, nếu trẻ được chăm sóc tốt, có sữa có giá trị lại hợp túi tiền thì quá tốt.

Tôi đã có một số nghiên cứu trong mấy năm gần đây và thấy rằng người VN chúng ta có cao hơn. Cùng cân nặng chiều cao lúc sinh ra, nhưng nếu dinh dưỡng tốt, chăm sóc tốt, môi trường lành mạnh, chiều cao trưởng thành có cải thiện. Ở các nước Âu - Mỹ, họ đã tiến hành theo dõi sự phát triển chiều cao trung bình và trong thế kỷ 20, chỉ số này đều tăng 10-15cm. Ví dụ như người Bồ Đào Nha, thế kỷ 20 họ đã cao trung bình thêm 8,93cm. Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng người VN sẽ cao hơn 10cm nữa nếu người mẹ được chăm sóc từ khi có thai, trẻ được chăm sóc từ trong bào thai và sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn (trên 6 tháng tuổi).

Có ý kiến đề nghị nên có một chương trình trợ giá sữa của Nhà nước cho trẻ em. Nhưng trước khi nghĩ đến sự trợ giúp của Nhà nước, tại sao không nghĩ đến chuyện kiểm soát giá cả để giá sữa phù hợp hơn, đúng với giá trị thực của nó hơn, nhiều trẻ em được uống sữa hơn? Không giải quyết được điều này thì làm sao bảo đảm được dinh dưỡng tối thiểu cho trẻ em, cải thiện được nòi giống?

Các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

(Nguồn: GS.TSKH HÀ HUY KHÔI - nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng; LAN ANH ghi; Tuoi Tre Online – 01/06/09)

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Vui chơi với bé giúp bé phát triển tốt hơn

Việc chơi với bé cần được các mẹ để ý hơn song song với việc chăm sóc dinh dưỡng bé đầy đủ. Tuy dinh dưỡng rất quan trọng nhưng nếu thiếu hành động chăm sóc từ người mẹ, quá trình phát triển của bé vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều.
Chơi với bé dưới một tuổi
Dưới đây là một số chia sẽ để vui chơi với bé giúp bé phát triển tốt hơn:

Các kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi từ Dumex Việt Nam
Vui chơi với bé sơ sinh 1 tháng tuổi 
• Bạn hãy tạo nhiều bộ mặt khi gần bé. Cố làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.
• Nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé. Cho bé nghe nhạc.
• Nâng bé lên vai bạn để bé có thể thấy xung quanh. Đỡ đầu bé khi ẵm bé.
• Cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có màu sáng và có trang trí, cách mặt bé khỏang 20-30 cm.
• Treo những vật quay nho nhỏ hay đồ chơi màu sáng ở nôi bé.
• Ẵm bé lên, chăm sóc, hôn và vuốt ve bé. Nói chuyện với bé, gọi tên bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 2 tháng tuổi
• Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.
• Lắc nhẹ cái lục lạc gần đầu bé. Đu đưa một đồ chơi sáng màu trước mặt bé khỏang 10 cm. Nói với bé bạn đang làm gì.
• Kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai. Thì thầm với bé cho đến khi bé di chuyển mắt hay cố gắng quay đầu để nhìn thấy bạn. Làm như vậy ở tai bên kia của bé.
• Nếu thời tiết cho phép, hãy đưa bé ra ngòai mỗi ngày. Bây giờ là thời gian tốt nhất để thiết lập một cuộc đi dạo hàng ngày.
• Hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 3 tháng tuổi
• Khi nói chuyện với bé, hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé rất nhiều hơn là khi nhìn nghiêng.
• Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật có màu sáng và hấp dẫn dễ nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
• Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để tạo ra âm thanh.
• Khi có thể, bạn bế bé lên một cách an tòan trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
• Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm, hãy khen bé và gọi tên bé.
• Đu đưa và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.
Vui chơi với bé sơ sinh 4 tháng tuổi 
• Đưa cho bé những đồ vật để bé dễ nhìn, nếm ngửi và nghe. Để bé tập ngửi nước hoa. Tập nghe nhạc từ băng, đĩa. Cho bé đồ chơi để bé cầm nắm.
• Cắt một băng khỏang 2,5 cm từ một chíếc vớ màu và tròng vào cổ tay đề bé có thể nhìn thấy, tìm thấy tay mình dễ hơn.
• Có thể tắm cho bé lâu hơn để bé chơi đùa. Té nước, đạp nước, giỡn với đồ chơi khi tắm rất cần cho sự phát triển của bé.
• Lấy tay bạn nắm giữ hai chấn bé để bé đạp chống trả lại bạn hay để một cái lục lạc phía trên chân bé để bé chòi đạp nó.
• Khi giỡn với bé, bạn hãy khen những cố gắng của bé, cười với bé và ôm chặt bé. Bé sẽ thích thú với những tán thưởng của bạn.
Vui chơi với bé sơ sinh 5 tháng tuổi
• Cho bé những đồ chơi mà bé có thể nhận những đáp ứng lại từ đồ chơi đó. Ví dụ như một cái hộp nhạc mà bé có thể khởi động khi kéo một cái quai cầm. Ở 5 tháng tuổi, bé có thể chơi trong chiếc nôi có trò chơi hoặc những vật treo có thể chuyển động được.
• Đặt vào nôi bé một chiếc gương bằng kim lọai không vỡ để bé có thể tự thấy mình. Nên chọn một cái gương tốt để bé có thể nhìn thấy hình ảnh mình rõ ràng và nên bảo đảm rằng gương không có cạnh sắc.
• Lập lại những gì bé “nói”, động viên bé nói chuyện và phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói với bé những từ hay cụm từ ngắn.
• Tạo cơ hội cho bé gặp những bé khác. Cho chúng nhiều thời gian để nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và trườn tới gặp nhau.
• Ẵm bồng bé thường xuyên, nói chuyện và thủ thỉ với bé. Hãy cho bé cảm nhận là bạn rất yêu bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 6 tháng tuổi
• Cầm tay bé và cùng vỗ tay với bé khi bạn hát với bé. Hát những bái hát ru bé ưa thích, thay đổi giọng (to, nhỏ, lên xuống), và phát âm tử ngữ rõ ràng.
• Bồng bé vào lòng, mắt bé cách mặt bạn khỏang 20 cm. Bắt chước thể hiện những âm thanh do bé tạo ra.
• Để bé tự ngồi không cần giữ và theo dõi bé. Để nhiều gối xung quanh bé để bé có thể ngã trên đó.
• Để bé nằm sấp và nâng cao chân bé lên 8-10 cm so với mặt sàn. Khuyến khích bé đẩy người lên khỏi sàn bằng hai tay bé.
• Đứng ở một nơi bé có thể thấy bạn và nói với bé rằng bạn đang đi tới bồng bé. Đưa tay bạn ra, khi bé cười, “nói” hay vươn tới bạn, bạn hãy bồng bé lên.
• Tiếp tục những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và yêu thương bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 7 tháng tuổi
• Cho bé xem những cuốn tạp chí và sách hình. Mua những lọai mà bé có thể vừa cầm vừa xem.
• Chơi trò “ú òa” với bé. Bịt đầu bạn lại với một cái khăn tay hay tấm mền con nít và hỏi: Mẹ đâu hay bố đâu? Lấy khăn ra và đến lượt bạn lấy chiếc khăn che bé để bé trốn. Bồng bé trước gương và hỏi bé: Ai đây? Sau đó chỉ vào hình bé và gọi tên bé.
• Mở nhạc và dìu cho bé nhảy, nói với bé mình đang làm gì.
• Âu yếm bé thường xuyên và nói chuyện nhẹ nhàng với bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 8 tháng tuổi
• Tạo những âm thanh hấp dẫn và khuyến khích bé bắt chước làm theo.
• Cho bé nghe những bài nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh và con nít.
• Để bé đứng và tập cho bé nhảy, lắc lư hay đi bộ.
• Bò chung với bé, vỗ tay khen thưởng và hôn bé khi bé đạt kết quả tốt. Nếu bạn có bé lớn hơn, rủ bé lớn chơi với em nhỏ của nó.
• Bỏ đồ chơi trong cái túi lưới và chỉ cho bé cách lấy chúng ra khỏi túi như thế nào và bỏ vô lại.
• Đưa bé cùng đi với bạn đến siêu thị, nơi đi dạo và những nơi đông vui khác. Sự kích thích của những môi trường đa dạng khác nhau rất tốt cho bé.
• Hãy dành thời gian để ôm ấp, vuốt ve, hôn và trò chuyện với bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 9 tháng tuổi
• Giấu một đồ chơi vào trong tấm mền và hỏi bé “Đồ chơi ở đâu?” Bé sẽ không kiếm được chúng dễ dàng; khi đó bạn hãy mở tấm mền ra cho bé thấy.
• Cho bé những đồ chơi phát ra tiếng kêu (ví dụ con thú bằng nhựa mềm khi bóp vô kêu chút chít,..) và chỉ cho bé cách làm nó kêu như thế nào. Khen bé mỗi khi bé làm tốt trò chơi.
• Đến giờ tắm, bạn có thể cho một súng bắn nước vào trong bồn, chậu tắm và cầm nó bắn nước nhẹ nhàng vào bé và sau đó để bé bắn lại mình.
• Có chế độ ăn và giờ ngủ thích hợp cho bé.
• Âu yếm và nói chuyện thật nhẹ nhàng với bé, đọc truyện hay là hát cho bé nghe. Gần đến giờ ngủ, bạn nên tránh những trò chơi có tính kích thích bé. Để những đồ chơi quen thuộc trong nôi khi bé ngủ.
• Tiếp tục trò chuyện với bé. Cho bé biết bạn đang làm gì và gọi tên những đồ vật quen thuộc.
Vui chơi với bé sơ sinh 10 tháng tuổi
• Cho bé xem những cuốn sách với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình ảnh. Chỉ cho bé xem và đọc tên của những vật khác nhau trong đó.
• Cho bé xem một trái banh hay một đồ chơi, giấu nó sau lưng bạn và hỏi bé “Trái banh ở đâu?”. Khi bé kiếm được, lập lại trò chơi một lần nữa.
• Đưa cho bé một cái hộp và nhiều đồ chơi. Bỏ từ từ từng đồ chơi một vào trong hộp. Giúp bé bỏ đầy đồ chơi vào hộp và đổ ra sau đó. Hãy để bé tự chơi một mình.
• Động viên bé cố tự đứng dậy một mình và bạn hãy cho bé biết bạn vui như thế nào khi bé làm được điều đó.
• Để cho bé cầm ngón tay bạn và tự bước đi.
• Nói chuyện với bé thật nhiều, thường xuyên ôm bé và yêu thương bé.
Vui chơi với bé sơ sinh 11 tháng tuổi
• Đọc to và có biểu lộ cảm xúc cho bé nghe. Kể chuyện cho bé nghe theo những hình trong sách và để cho bé lật sách khi bé đã sẵn sàng.
• Cho bé những đồ chơi để xếp hay những vật có thể xếp khít lại với nhau ví dụ như bộ đồ chơi có thể xếp lồng vào nhau.
• Cho bé những đồ chơi có thể đẩy đi được dù bé chưa thể đi được.
• Cho bé những đồ chơi bắt chuớc theo những vật dụng quen thuộc. Ví dụ như cái đĩa đồ chơi hay cái điện thọai đồ chơi.
• Cho bé nhiều âu yếm và thương yêu.
Vui chơi với bé sơ sinh 12 tháng tuổi
• Để bé ngồi trong lòng và mặt đối diện với mặt bạn. Chỉ vào mũi bạn và nói “mũi”, sau đó chỉ vào mũi bé và nói tương tự; lập lại với các cơ quan khác như mắt, tai, miệng, cằm, tóc,…
• Đưa bé đi trên những con đường đi bộ thường ngày để bé quen dần với những thứ khác nhau: lá, cỏ, thân cây,…
• Giúp bé làm ngôi nhà bằng những đồ vật, những khối plastic và cho bé xô ngã chúng.
• Cho bé những đồ chơi có bánh xe hay cho bé chơi xe tập đi để bé có thể đi vòng quanh căn nhà. Khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.
• Tham gia vào những nhóm gia đình có em bé. Nó sẽ giúp cho bé của bạn dễ hòa nhập với những đứa trẻ khác và cho bạn có một nhóm cùng hỗ trợ bạn.
• Ôm ấp và yêu thương bé thường xuyên.

Dinh dưỡng cho bé sơ sinh

Dinh dưỡng cho bé là một trong những bài toán khó giải của nhiều vợ chồng mới sinh con lần đầu. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé là cách giúp bé phát triển đầy đủ về cả thể chất cũng như tinh thần.
dinh-duong-cho-be-moi-sinh
Khác với khoảng thời gian trong bụng mẹ, được mẹ truyền chất dinh dưỡng đầy đủ. Khi người mẹ “vượt cạn” thành công, bé sẽ phải đối diện với những nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng hoặc thừa chất dinh dưỡng. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kĩ hơn về dinh dưỡng cho trẻ mới sinh để có những thành phần dinh dưỡng phù hợp cho bé nhà mình.

Thông tin về chất dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam
Bạn hãy khoan nghĩ đến những món ăn hảo hạng, những hộp sửa mắc tiền mà hãy nghĩ đến cái bạn đang có và giúp ích rất nhiều cho cho bé: sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, an toàn nhất (nếu người mẹ không mắc những căn bệnh nguy hiểm). Thay vì chăm sóc bé bằng những món ăn cao sang, hãy để bé phát triển tự nhiên cùng những món ăn bình thường cùng người mẹ. Hãy quan tâm thật nhiều đến dinh dưỡng bà bầu, vì mẹ là người cung cấp dinh dưỡng nhiều nhất cho bé :) …
Ngoài sữa mẹ ra, nếu bạn có khá ít sữa (một số mẹ không thể tiết ra sữa) thì lựa chọn các loại sữa non là phướng án tối ưu. Sữa non không chỉ giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển mà còn một số tác dụng khác ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể như giúp cho trẻ sơ sinh kích thích sự bài tiết của phân, điều này rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, cơ thể của bé sẽ được bảo vệ tốt hơn nhờ sữa non có hoạt động chống viêm, giảm viên có thể giúp chống và giảm các cơn đau nhờ các thành phần có trong sữa non như interleukin-1ra (IL-1ra), the IL-1 receptor protein…
Cuối cùng, việc chăm sóc bé là việc làm cao cả, nhưng đừng có quá để ý kỹ, như vậy có thể bạn sẽ bị stress nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mình cho bé… Hãy là người mẹ khôn ngoan trong việc chăm sóc các bé sơ sinh, nếu có những vấn đề về sức khỏe, nên đến các bệnh viện lớn để được hỗ trợ thay vì lo lắng lung tung ảnh hưởng đến bé…
Người mẹ 3 lần sinh con tự sự :)

Kinh nghiệm chơi với bé hiệu quả

Ngoài việc chăm sóc bé bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý, người mẹ cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến việc liên kết tình cảm giữa mình và bé. Nếu các mẹ chỉ chăm chút đến dinh dưỡng bé mà quên các việc nhỏ khác như chơi với bé, tắm cho bé cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý lớn dần trong bé.

Mách bạn về thực đơn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Dưới đây là các mẹo giúp mẹ liên kết tôt hơn với các bé hơn mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:

Chơi với bé để tạo nên sự thân thiện của người mẹ
Hãy kết nối với bé thật nhiều để bé cảm nhận được tình yêu của bạn!. (Ảnh: Inmagine)
- Tương tác mặt đối mặt với con. Hãy ghé sát khuôn mặt mẹ vào bé, nhìn chăm chú vào mắt bé. Thay đổi cảm xúc trên khuôn mặt mẹ, đi kèm giọng nói yêu thương giúp thu hút bé.
- Những cái chạm nhẹ yêu thương sẽ nuôi dưỡng cảm xúc cho bé. Hôn và cù bất cứ khi nào bạn mặc quần áo cho con. Khi cho con “ti mẹ”, thử chạm nhẹ vào cằm, cổ tay hay cánh tay của bé.
- Massage là món quà mà bạn có thể tặng cho bé. Nó giống như ngôn ngữ tình yêu giữa cha mẹ và bé. Nó còn giúp thư giãn, giảm mệt và giúp bé ngon giấc.
- Tiếp xúc làn da mẹ với làn da bé. Khi bé áp mặt vào ngực mẹ, bạn hãy thở thật chậm. Hơi ấm, mùi hương, nhịp thở chậm từ mẹ khiến bé yên tâm.
- Nói chuyện với bé. Đừng ngại những câu chuyện có phần ngốc nghếch. Hãy để bé tham gia hoạt động của mẹ bằng cách kể cho bé bất cứ điều gì bạn làm. Khi bé tạo ra âm thanh, bạn thử lặp lại âm thanh phản hồi.
Chơi với bé giúp mẹ gần gũi với bé hơn
- Hát cho bé. Đây là cách hay để bày tỏ tình yêu và sự thích thú của bạn. Ngay cả khi bạn hát dở thì bé yêu vẫn thấy hấp dẫn.
- Chẳng cần đồ chơi đắt tiền vì cha mẹ là món quà quý với bé. Sử dụng nhạc cụ đồ chơi, hát, kể chuyện là cách sống động mà bạn có thể cùng làm với bé.
- Phần lớn các bé đều yêu thích âm nhạc và khoảnh khắc được lắc lư với cha mẹ. Hãy chọn bản nhạc nhẹ và đu đưa cùng bé trong phòng.
- Bé sẽ thu được nhiều lợi ích từ những bài vận động. Đơn giản là dạy bé học lẫy, học bò, học đi…
- Đọc sách là cách để bạn gần gũi bé, lại giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Hãy bắt đầu bằng những cuốn sách dành riêng cho bé.
Theo MeYeuCon