Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Hướng dẫn cách làm mứt bí xanh ngon tại nhà

Không khí Tết sắp đến gần, có không ít các chị em bắt đầu mày mò tìm hiểu công thức làm mứt thơm ngon, trong đó phải kể đến cách làm mứt bí xanh giản dị mà ngon hấp dẫn. Bí đao là loại quả không mắc tiền mà lại đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhất là giúp các chị em giảm cân hữu hiệu. Do vậy mà món mứt bí lại càng được nhiều người săn lùng tìm hiểu với đủ các công thức chế biến mứt bí đao. Sau đây, bài viết xin giới thiệu đến các bạn một cách làm mứt bí xanh ngon tuyệt nhé.

Nguyên liệu làm mứt bí xanh

- 5kg quả bí đao (nên chọn trái già)
- 5 lít nước vôi trong
- 2kg đường (hoặc bạn cho tỉ lệ 1kg bí cần 750g đường)
- 15g phèn chua

Cách làm mứt bí xanh giòn ngọt

Bước 1:
Bí đao nạo sạch vỏ, lấy phần cùi xanh để mứt bí có màu xanh, sau đó cắt từng khúc dài 5 – 7 cm. Nếu bạn muốn mứt bí trắng thì lấy phần cùi trắng nhé.

Bước 2: Ngâm bí vừa thái với nước vôi để qua đêm khoảng 5-7 tiếng. Nước vôi sẽ giúp miếng mứt bí thêm giòn sần sật, ăn ngon hơn. Sau khi ngâm xong, bạn vớt bí ra, rửa sạch cho bớt mùi hôi rồi để ráo nước.


Bước 3: Đun sôi phèn chua với nuớc, rồi thả bí vào trần sơ qua cho đến khi miếng bí có độ trong nhất định. Được rồi thì bạn trút bí ra rổ, và xả bí với nước lạnh, rồi để khô ráo.

Bước 4: Ướp bí với đường (theo tỷ lệ 1kg bí = 750g đường) khoảng 4-5 tiếng cho tới khi đường tan hết. Lâu lâu bạn đảo đều bí, hoặc xóc xóc lên để cho bí ngấm đường đều hơn.

Bước 5: Cho bí vào chảo đun nhỏ lửa và đảo đều tay.

Bước 6: Khi thấy bí bắt đầu cạn nước đun nhỏ lửa và đảo đều cho tới khi thấy đường kết tinh bám trắng đều vào bí thì tắt bếp. Nhấc chảo bí xuống rồi nhỏ vào bí vài giọt vani. Tiếp tục đảo thêm 3-5 phút cho tới khi bí khô hẳn là được.


Bước 7: Đợi khi mứt bí đã nguội hẳn thì cho vào lọ thủy tinh để đựng và đậy nắp kín để bảo quản và sử dụng dần. A lê hấp! Giờ bạn đã có được một đĩa mứt bí xanh ngon bổ, mà an toàn vệ sinh rồi đó.

Trên đây là hướng dẫn cách làm mứt bí đao cho ngày Tết thêm ngọt ngào hơn. Chúc các bạn chế biến thành công món mứt bí này nhé.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Bà bầu bị khó thở nên uống thuốc gì?

Mang thai bị khó thở phải làm sao là một trong số thắc mắc được các mẹ bầu tìm hiểu, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối. Triệu chứng khó thở trong thai kỳ sẽ làm cho người mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, và lo sợ nhiều đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Liệu tình trạng bà bầu bị khó thở có là biểu hiện báo động sức khỏe của thai phụ đang gặp nguy hiểm? Phải làm gì để giảm thiểu mức độ khó chịu của hiện tượng này? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vì sao bà bầu gặp hiện tượng khó thở?


Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu với một số triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này, các mẹ nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ của mình.

Hormone progesterone bắt đầu gia tăng khi quá trình thai kỳ bắt đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn.

Sự phát triển của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi tử cung càng lớn, nó sẽ ép ngược lại phía dưới cơ hoành của người mẹ. Cơ hoành là một cơ quan giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Bà bầu bị khó thở nên làm gì?


Theo nghiên cứu của không ít chuyên gia sức khỏe, có đến hơn 50% các bà mẹ mắc phải tình trạng khó thở. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ là cơ hội dẫn đến nhiều biến chứng.

Nếu bị khó thở do mặc quần áo chật, buồn ngủ, thấy mùi khó chịu thì bạn cần thay đổi thói quen mặc chật không phù hợp với thai phụ. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân khác, các mẹ cần lập tức nghỉ ngay, ngồi sao cho giữ cho vùng lưng được thẳng để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận ôxy hoặc đứng tại chỗ cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Tránh cong người lại vì như thế sẽ khiến người mẹ khó thở hơn.

Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, bạn có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt... có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở thai phụ. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp,... thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó các mẹ nên nhanh chóng đi khám để bác sỹ đưa ra lời khuyên kịp thời, hạn chế các biến chứng sau này cho cả hai mẹ con.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Cách khử mùi sơn nhà mới đơn giản

Làm sao để làm hết mùi sơn cho căn phòng hiệu quả mà an toàn cho sức khỏe thường là một trong những vấn đề được chủ nhà quan tâm. Mùi sơn gây khó chịu với nhiều người, và nếu mùi quá hắc sẽ dẫn đến tình trạng con người bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và dị ứng. Bởi vậy, đối với những gia chủ muốn áp dụng biện pháp an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường thì việc đánh bay những loại mùi sơn khó ưa trong nhà càng phải được hướng dẫn cẩn thận, đảm bảo nhất. Và sau đây bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn các cách khử mùi sơn nhà mới đơn giản, tự nhiên và an toàn cho sức khỏe nhé.

Tại sao cần phải khử mùi sơn?


Khi tường mới được sơn, dù cho đó là loại sơn cao cấp nhất hay bình dân thì vẫn để lại một mùi sơn khó chịu. Nó sẽ tồn tại trong vòng 5 – 7 ngày sau khi sơn xong. Theo ThS Trịnh Minh Đạt (Viện Vật liệu xây dựng) giải thích: mùi sơn khó chịu là vì trong sản phẩm có chứa các loại dung môi để hòa tan polyme. Khi con người tiếp xúc với những loại dung môi ở nồng độ cao, người đó có thể bị sốc, buồn nôn, có nguy cơ bị cách bệnh về đường hô hấp hoặc dị ứng. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, bạn cần biết làm thể nào để khử mùi sơn trong phòng qua các gợi ý dưới đây.

Mẹo làm hết mùi sơn tường nhà mới

- Sử dụng giấm ăn: Trong quá trình nấu ăn, giấm ăn là loại gia vị khử mùi hiệu quả, và còn sử dụng trong một số mẹo vặt như khử mùi sơn, bạn lấy chút giấm ăn đổ vào chén và để khắp nơi trong nhà, sử dụng một chút hành tây cắt mỏng trải đều và mở cửa nhà thông thoáng. Cách sử dụng hành tây sẽ bị hạn chế nếu có trẻ con bởi hành tây sẽ làm cay mắt và ngộp thở.

- Bột mì, tỏi: lấy bột mì hòa vào nước rồi trộn với tỏi giã nhỏ, đặt dưới đất sau vài giờ bạn sẽ thấy mùi sơntrong căn nhà giảm rõ rệt, làm đi làm lại vài lần căn nhà bạn sẽ không còn mùi sơn khó chịu nữa.


- Sử dụng nước muối: Cách khác cũng sử dụng gia vị nấu ăn đó là bạn chỉ cần đặt hai tô nước muối ở sàn nhà, để trong hai ngày mùi sơn sẽ dần hết. Mùi sơn sẽ không bị đánh bay trong 1 lần mà phải làm đi làm lại nhiều lần.

- Sử dụng vỏ quýt, cam, bưởi hoặc tinh dầu: tận dụng vỏ quýt, cam hay bưởi cũng là cách khử mùi sơnhiệu quả, bạn cũng có thể mua tinh dầu của những loại này để thắp trong phòng có thể khử được mùi sơnnhanh chóng.

- Mở cửa phòng, nhà: cách này có thể nói là hiệu quả nhất để khử mùi sơn, không khí lưu thông trong nhà sẽ thổi mùi sơn ra khỏi phòng, giúp nhà thoáng hơn.

Như vậy, bạn đọc vừa tham khảo về những cách khử mùi sơn nhà mới xây mà không cần dùng đến bất kỳ loại hóa chất nào. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các bạn.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có bầu bị ho là một trong số bệnh lý hay gặp mà cũng khiến biết bao chị em lo lắng cho sức khỏe của mình và thai nhi. Nguyên nhân chính khiến bà bầu hay bị ho là vì giai đoạn này, sức đề kháng của bà bầu kém hơn, dễ bị ảnh hưởng hơn với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Hơn thế nữa, các mẹ còn tuyệt đối không nên uống các loại thuốc kháng sinh để tránh thai nhi bị dị tật, hay sẩy thai. Vậy làm cách nào để đẩy lùi cơn ho dai dẳng trong thai kỳ mà vẫn an toàn sức khỏe cho hai mẹ con? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Có bầu bị ho nhiều có ảnh hưởng không?


  • Những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai.
  • Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu bị ho nên làm gì?


  • Trước hết, các chị em chớ quên mất nguyên tắc không được dùng bất loại thuốc kháng sinh nào, kể cả kẹo ngậm chữa ho trong thời gian mang bầu. 
  • Nếu bà bầu bị ho vì cơ thể bị nhiễm lạnh thì bạn nên tránh ăn đồ lạnh vì nó sẽ gây tổn thương cho phổi, khiến cho bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn. 
  • Các mẹ cần chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi dầy đủ và hạn chế stress để giúp thai nhi được phát triển tốt, và sức khỏe của bạn nhanh hồi phục.
  • Khi mang bầu, các mẹ không nên đi lại chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tháng tuổi để phòng ngừa virut cúm, Rubella.... Bà bầu nhớ luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh, nhiễm mưa.
  • Nếu bà bầu bị ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ, hoặc ho nhiều có sốt, khạc đờm có màu xanh, vàng, kèm đau ngực…nhất thiết nên đi khám để phát hiện các bệnh như viêm phế quản, lao…để được điều trị kịp thời nhé.

Các bài thuốc dân gian giúp chữa ho cho thai phụ


  • Bột nghệ + muối: lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Hoặc nếu bị đau họng do ho thì mẹ bầu có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Ngoài ra, uống ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.
  • Quả chanh: Pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh để uống lúc ho rát nhất, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay. Hoặc mẹ bầu cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để làm ấm cổ họng, cũng sẽ giảm ho hiệu quả. 
  • Quất hấp mật ong: Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 5-6 quả quất (còn nguyên vỏ xanh), cắt thành nhiều miếng nhỏ theo hình tròn rồi đổ mật ong ngập quất và hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện. Khi ăn, mẹ bầu không nên ăn quá nhanh mà cần nhâm nhi để nước quất ngấm vào cổ họng. Nên ăn cả nước lẫn cái sẽ nhanh khỏi hơn.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Cách làm mứt khoai lang dẻo ngon Đà Lạt

Đã từ lâu, mứt khoai lang là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Vào những ngày cuối năm, các bà, các mẹ, chị em tranh thủ tham khảo nhiều cách làm mứt khoai lang mới lạ mà đơn giản để có được một hũ mứt ngon đặc biệt cho gia đình mình. Có nhiều những công thức chế biến mứt khoai lang tại nhà mà các bạn có thể tìm được trên mạng, và bài viết sau xin giới thiệu đến bạn đọc một cách làm mứt khoai lang dẻo Đà Lạt ngon tuyệt vời mà đơn giản nữa.


Chuẩn bị nguyên liệu

- 2kg khoai lang củ to (bạn nên chọn khoai lang Đà Lạt, ruột vàng thì món mứt ngọt hơn và nhìn bắt mắt hơn nhé)
- 600g đường cát trắng
- 2 thìa muối
- 1 thìa vôi
- 1 quả cam sành, vỏ vàng
- Vài giọt tinh chất vani, hoặc 2 ống vani (cẩn thận dùng vani dạng bột vì nó khá đắng)

Hướng dẫn làm mứt khoai lang dẻo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Rửa sạch khoai lang, sau đó gọt vỏ, thái miếng hình chữ nhật, rồi bạn rửa lại với nước lạnh thêm lần nữa và để ráo.
- Hòa lẫn 1 thìa vôi và 2 lít nước đến khi tan hết, lọc lấy nước trong. Tiếp đến, bạn cho 2 thìa muối vào hòa tan, rồi cho khoai lang đã thái miếng vào ngâm khoảng 10-12 tiếng đồng hồ (có thể ngâm qua đêm nhé), sau đó rửa sạch nhiều lần với nước cho khoai lang được sạch, cho ra rổ, để ráo nước.
- Bạn rửa sạch cam sành, tách lấy vỏ, sau đó thái sợi nhỏ.

Bước 2: Cách nấu mứt khoai lang
- Trộn đều 400g đường với 800ml nước sạch. Sau đó, bạn trút phần nước đường vào chảo, đun sôi đến khi đường hòa tan hết thì cho khoai lang, vỏ cam thái sợi vào đun.
- Khi hỗn hợp sôi trở lại, bạn vặn lửa thật nhỏ để rim mứt khoai lang. Thỉnh thoảng, bạn trở đều miếng khoai để mứt ngấm đều nước đường và không bị cháy sém, đun đến khi nước đường rút hết vào khoai lang thì tắt bếp
- Xếp khoai lang, vỏ cam đã rim ra vỉ hoặc rổ thưa phơi nắng khoảng 3-4 tiếng để khoai vừa khô nhẹ, bạn nhớ che đậy cẩn thận để đảm bảo vệ sinh khi phơi nhé;
- Trộn đều 200g đường còn lại, vani với 100ml nước, sau đó bạn cho vào chảo đun sôi với lửa nhỏ vừa khoảng 5 phút. Nước sôi rồi, bạn tiếp tục cho khoai lang vào rim với lửa nhỏ liu riu đến khi đường kết tinh màu trắng bám quanh mặt từng miếng khoai lang và vỏ cam trông rất đẹp mắt là được nhé. Lúc này, món mứt khoai lang dẻo đã chế biên rồi đó.
- Nếu bạn muốn ăn mứt khoai lang  mứt khoai lang khô hơn một chút, bạn có thể mang mứt khoai lang ra phơi nắng thêm 1-2 tiếng nữa, để nguội rồi mới cho vào lọ bảo quản nhé.


Món mứt khoai lang dẻo sau khi hoàn thành được bày trí khá ngon miệng, từng miếng khoai lang được bao phủ bởi một lớp đường trắng mỏng rất hấp dẫn. Với cách làm mứt khoai lang dẻo này, bạn sẽ được trải nghiệm món mứt khoai có vị ngọt dịu, bùi, ngon tuyệt mà lại lạ miệng với hương cam thanh mát khó mà quên được.

Hướng dẫn cách làm bánh tét nhân đậu xanh

Không khí tết đang đến gần, ai ai tranh thủ kiếm nguyên liệu về làm bánh tét, bánh trưng để làm mâm cúng Tết, và còn là món quà giản dị mà quý báu tặng cho những người xung quanh. Cách gói bánh tét bằng lá chuối với nhân đậu xanh truyền thống không mấy khác biệt so với bánh chưng, nhưng bánh tét lại dễ làm hơn vì chỉ cần dùng tay (mà không cần khuôn) là bạn có thể tự gói được chiếc bánh tét lá chuối xinh xinh. Bởi vậy, bài viết sau sẽ mách các bạn cách làm bánh tét nhân thịt và đậu xanh bằng lá chuối không quá phức tạp nhé

Chuẩn bị nguyên liệu

- 2 Ký nếp ngon
- Lá chuối hột (khổ lớn, lá tốt, không bị rách nhiều)
- Dây lạt
- 700 g đậu xanh
- 800 g thịt ba rọi
- Hành tím, tiêu, muối ( Bột ngọt)
- Nước lá rau ngót giã nhuyễn, hoặc nước lá dứa


Hướng dẫn cách làm bánh tét nhân đậu xanh ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch đậu xanh, và ngâm nước ấm khoảng 4 giờ cho đậu nở mềm (hoặc bạn cho đậu xanh vào nồi hấp với lửa nhỏ).  Sau đó, bạn vớt đậu ra và xào với hành tím với chút dầu hay mỡ, nếm gia vị muối , tiêu, đường, bột ngọt, rồi bắc bếp ra và vo thành nắm to.
- Thịt ba rọi rửa sạch, cắt miếng dài khoảng 3 – 4 cm, đem ướp với gia vị và hành băm nhuyễn, và để yên trong vòng 30 phút cho thịt thấm đều.
- Vo nếp thật sạch, sau đó đãi cẩn thận rồi ngâm nếp vài tiếng để gạo nở ra. Sau đó, bạn ướp gạo với muối (tùy khẩu vị), rồi đổ thêm ít nước lá rau ngót/nước lá dứa , trộn đều lên để bánh tét có màu xanh tự nhiên.
- Dây lạt cho ngâm nước ấm trước để mềm hơn, dễ gói bánh tét hơn.

Bước 2: Cách gói bánh tét bằng lá chuối
- Xé lá chuối thành từng miếng 40cm x 40cm. Tùy theo lá lớn hay nhỏ thì xé theo khổ của nó.
- Xếp 2 lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc nằm xen vào nhau , xếp cho lớp lá lớn nằm giữa.
- Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài, cho đậu xanh, nhân thịt vào giữa .
- Nắm một mép lá ( theo chiều dài) dựng lên, xúc nếp đổ thêm cho phủ nhân .
- Sau đó nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Cuộn cho bánh hơi chặt tay, cột sơ sợi lạt ở giữa bánh.
- Bẻ 1 đầu lá gập lại, dựng đòn bánh lên, dọng đòn bánh cho nếp dồn lại , gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho kín.
- Xé 2 miếng lá chuối nhỏ bịt đầu bánh theo hình chữ thập, cột dây lạt.
- Trở đầu đòn bánh lại, và cũng gấp lá lại như đầu kia.
- Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh cho chặt.


Bước 3: Nấu bánh tét:
- Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục. Thường nhà mình hay dùng củi khô và to để nấu bánh.
- Bánh được nấu trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.
- Bánh chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.

Bánh tét là một trong số loại bánh cổ truyền và thường được làm vào ngày Tết. Nguyên liệu làm bánh tét lại khá giống bánh chưng, chỉ có điều để gói bánh tét thì bạn phải sử dụng đôi tay thật khéo léo mới tạo được chiếc bánh có hình dáng thật đẹp và gọn được.


Vừa rồi là hướng dẫn cách gói bánh tét bằng lá chuối bằng nhân đậu xanh truyền thống . Chúc các bạn làm ra chiếc bánh tét thật ngon, thật đẹp cho ngày Tết này nhé.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết nên chú ý

Cơ thể phụ nữ đang mang thai là thời điểm sức đề kháng suy yếu, vậy nên bất cứ  tác động nào dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và thai nhi trong đó bệnh sốt xuất huyết được đánh giá là loại bệnh đáng lo lắng với phần đông bà bầu. Bạn nên làm gì khi không may bị sốt xuất huyết trong các tháng thai kì? Mời bạn cùng theo dõi những thông tin sau đây để biết cách xử lý khi bà bầu bị sốt xuất huyết nhé!

Sốt xuất huyết do vi rút Dengue được xem là loại bệnh sốt xất huyết rất nguy hiêm đối với các bà bầu, ảnh hưởng lớn đến thai nhi và nghiêm trọng hơn có thể gây sẩy thai và đe dọa sức khỏe của người mẹ.

Đặc điểm của sốt xuất huyết do virut Dengue ở giai đoạn đầu thường có các triệu chứng thông thường như sốt, đau họng, xuất tiết, đau đầu, đau mỏi cơ xương khớp gần giống như một số bệnh khác.
Nguy hiểm hơn, sau giai đoạn phát bệnh, vi rút Dengua sẽ tác động vào cơ quan tạo máy của mẹ và thai nhi gây rối loạn đông máu với triệu chứng giảm số lượng tiểu cầu, gây chảy máu kéo dài. Điều này sẽ đe dọa đến tính mạng của mẹ và thai nhi nhất là khi bệnh sốt xuất hiện tiền sốc hoặc sốc.
Sốt xuất huyết do vi rút Dengue không chỉ gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu mà còn khiến người mẹ có thể bị chảy máu kéo dài khi chuyển dạ, thậm chí có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, bệnh này còn có khả năng gây ra hiện tượng rau bong non, phù phổi cấp cực kì nghiêm trọng
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, điều trị sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn vì phải theo dõi chặt chẽ ở các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa cùng phối hợp như khoa sản, huyết học, hồi sức để xử lý kịp thời khi có biến chứng.Vì vậy, khi có biểu hiện sốt, các bà bầu cần đến khám tại các cơ sở y tế bệnh viên lớn uy tín, tránh việc tự ý dùng thuốc vì có thẩ gây tác động không tốt đối với thai nhi, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:
Tích cực diệt muỗi và lăng quăng xung quanh nhà
Mặc quần áo dài, chân mang tất, ngủ màn kể cả ban ngày đế tránh muỗi đốt.
Che đậy lu nước sinh hoạt và thay nước hàng tuần để tránh muỗi đẻ trứng.
Không để nước động  trong vỏ dừa, ao tù, cống rãnh…ở khu vực sinh sống
Tham gia vận động mọi người xung quanh vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống để diệt muỗi

34 Câu chúc năm mới hay năm 2016

Tết Bính Thân đang đến gần, người người đang háo hức đón chào} một năm mới hạnh phúc và phát đạt hơn năm trước. Theo truyền thống của người Việt ta, ngay khi sang ngày đầu tiên của năm mới, họ thường dành cho nhau các câu chúc tết 2016 tốt đẹp, sức khỏe dồi dào, hứa hẹn cuộc sống sung túc, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió hơn. 

Để giúp bạn đọc dễ dàng tìm được lời chúc hay cho mình, bài viết dưới đây sẽ gợi ý các câu chúc tết hay năm 2016 dành tặng cho gia đình, bạn bè, và cả đồng nghiệp nữa nhé.


- Năm hết Tết đến – Đón Khỉ tiễn Dê – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Dê.

- Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.

- Năm con Khỉ, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!

- Bỗng đâu chung một công ty
Bỗng đâu ta lại cùng đi một đò
Chúc cho công việc thuận hòa
Chúc cho tài lộc nở ra mỗi ngày.

- Nam nhi thỏa chí anh hào
Một năm tài lộc lại cao chất chồng
Xuân vui Tết ấm quây quần
Xin kính chúc sếp thành công mỗi ngày.

- Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!!! Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong…. tất cả mọi lĩnh vực….

- Mùa xuân xin chúc – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc – Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà – Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi – Kính chúc ba mẹ – Sức khoẻ dồi dào – Đôi lứa yêu nhau – Càng thêm nồng ấm – Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan – Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui…

- “Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều”

- Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!

- Lo toan công việc cả năm
Tết này chúc sếp an nhàn thảnh thơi
Lộc tài, phú quý sánh đôi
Thuận buồm, xuôi gió để rồi bội thu.


- Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

- Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng.

- Cung chúc tân niên – Vạn sự bình yên – Hạnh phúc vô biên – Vui vẻ triền miên – Kiếm được nhiều tiền – Sung sướng như tiên – Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua – Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà – Vài lời cung chúc tân niên mới – Vạn sự an khang vạn sự lành.

- Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở.

- Mùa xuân xin chúc – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc – Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà – Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi – Kính chúc ba mẹ – Sức khỏe dồi dào – Đôi lứa yêu nhau – Càng thêm nồng ấm – Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan – Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui…

- Năm cũ đi qua, năm mới lại về, kính chúc gia đạo thuận hòa, song thân đắc thọ, may đến rủi qua, đồng lòng vượt khó.

- Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng. – Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!


- Today 3 people ask me about you. I gave them your details and contact. They’ll be finding you soon. Their names are Happiness, Wealth and Love. Cheers – Happy New Year”. (Hôm nay có 3 người hỏi tôi về bạn và tôi đã giúp để họ tìm đến với bạn ngay. Tên của 3 người ấy là Hạnh phúc, Thịnh vượng và Tình yêu”).

- Chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu.

- Một nụ cười cho lòng thêm ấm áp. Một ánh mắt cho hạnh phúc tràn đầy. Một lời nói cho trọn vẹn niềm tin. Một cái nắm tay cho yêu thương còn mãi. Một sự chờ đợi cho tình mãi bền lâu. Một chút hờn ghen cho yêu thương toả sáng. Một trái tim hồng cho tình yêu thuỷ chung.

- Chúc mừng năm mới. Hãy giữ lại những quá khứ đẹp để động viên bản thân và bạn bè! Hãy quên đi những dĩ vãng buồn để cuộc đời ý nghĩa hơn! Một năm mới với nhiều niềm tin sẽ thành sự thật! Mỹ mãn, mỹ mãn!

- Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 biển cả tình thương, 1 đại dương tình bạn, 1 điệp khúc tình yêu, 1 người yêu chung thủy, 1 sự nghiệp sáng ngời, 1 gia đình thịnh vượng.

- Mùa Xuân này có nhiều người hỏi thăm và muốn ghé đến nhà bạn. Họ tên là Hạnh phúc, May mắn và Thịnh Vượng. Hãy mở cửa đón chào họ nhé!

- Cung chúc tân niên một chữ nhàn. Chúc mừng gia quyến đặng bình an. Tân niên đem lại niềm hạnh phúc. Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui.

- Tân niên Tân phúc Tân tri kỷ – Vạn lộc Vạn tài Vạn công danh
Cung chúc tân niên, Sức khỏe vô biên, Thành công liên miên, Hạnh phúc triền miên, Túi luôn đầy tiền, Sung sướng như tiên. Chúc mừng năm mới!

- Mừng 2016 phát tài phát lộc, tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ, sức khoẻ có dư, công danh tấn tới, tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa. Xin chúc mọi nhà một năm đại thắng.

- Chúc mọi người năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ!

- Chúc năm mới 2016 sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi, thăng tiến dài dài, phi những nước đại, tiến tới thành công.

- Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho trọn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý. Cùng chúc nhau Như ý, Hứng cho tròn An Khang, Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

- Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường! Năm Thân sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên! Rước nhiều may mắn.

- Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc: Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng và trưởng thành mọi lĩnh vực.

- Năm hết tết đến kính chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, miệng cười vui vẻ, tiền vào mạnh mẽ, cái gì cũng được suôn sẻ, để sống tiếp một cuộc đời thật là đẹp đẽ.

- Chào buổi tối, chào tạm biệt ngày cuối cùng của năm, chào tạm biệt những buồn vui lẫn lộn, chuẩn bị sẳn sàng để đón chào năm mới, đêm nay giao thừa lại về, năm mới lại đến, chúc cho ai đó hạnh phúc bên nữa yêu thương, chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẽ,chúc cho ai đó tìm được nhau sau tháng năm dài xa cách, chúc cho năm mới tràng đầy niềm vui, hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều, HAPPY NEW YEAR 2016!

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những điều cần biết về bệnh phong

Bệnh phong (hay còn gọi là bệnh phong cùi, bệnh hủi) là một căn bệnh lây truyền qua da và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn cho người bệnh. Bệnh phong hủi từng là cơn ác mộng của biết bao người vì nó đã hành hạ người bệnh trong đau đớn cho đến chết.

Bệnh phong cùi là gì?


Bệnh phong (cùi, hủi) là một căn bệnh nhiểm khuẩn bởi một loại trực khuẩn phong Hansen gây ra. Bệnh phong phát triển rất chậm, không dễ lây truyền từ người nọ sang người kia nhưng lại kéo dài rất nhiều năm, và thường lây truyền qua đường da hoặc hô hấp, vì thế rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn.


Triệu chứng của bệnh phong


Tùy vào sức đề kháng của bệnh nhân mà các triệu chứng của bệnh phong phát triển nặng hay nhẹ:
- Dấu hiệu thường gặp là mất cảm giác, trước tiên ở tay và chân. Người bị bệnh hủi có khi bị bỏng mà không biết.
- Trên da xuất hiện những nốt nhỏ nhạt màu hoặc những nốt to hình tròn, ở giữa mất cảm giác; dây thần kinh to lên tạo thành các sợi to hoặc thành cục ở dưới da, có nơi bị loét kinh niên nhưng lại không đau và không ngứa.
- Da mặt dày cộm, nổi cục hoặc dái tai dày, ngắn và vuông. Lông mày rụng, lúc đầu là phía ngoài, sau rụng toàn bộ.
- Trường hợp bệnh đang tiến triển, tay chân có thể bị liệt, trông giống như các vuốt. Ngón chân, ngón tay hoặc toàn bộ tay, chân có thể dần dần bị cụt, trở thành những mỏm cụt.
- Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được.
- Bàn chân thủng loét và nhiễm độc.
- Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới  khiếm thị, mù lòa
-  Bộ phận sinh dục của nam giới kém phát triển, dần dần thành vô sinh.

Điều trị bệnh phong hủi


Tuy hiện nay vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa sự nhiễm bệnh nhưng bệnh đã có phương pháp điều trị rất hiệu quả. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn trong 6 đến 12 tháng tùy theo mức độ bệnh và điều trị bệnh phong là hoàn toàn miễn phí. Các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh phong như: Dapsone, Rifampin, Clofazimine, Ethionamide, Aspirin, prednisone, hoặc thalidomide dùng để kiểm soát tình trạng viêm

Phòng bệnh:


Hiện nay, bệnh chỉ xảy ra rất ít tại một số quốc gia chứ không là dịch như cúm. Bệnh lại rất khó lây lan, cho nên giới chức y tế khuyến cáo mọi người:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng của bệnh nhân.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân.
- Hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, diễn tiến của bệnh và phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh phong để có phương thuốc điều trị kịp thời.

Người bệnh phong vật lộn với cuộc sống ra sao?


Ðây là những con người bất hạnh với những khuyết tật về thể xác và đau đớn tinh thần mà không phải ai cũng hiểu được.
Một số đông người đã bị khuyết tật nặng, chân tay đã bị tàn phế, mất hết cảm giác và không còn khả năng để tự chăm sóc và mưu kế sinh nhai. Họ không ngừng vật lộn với những khó khăn thường ngày và những mặc cảm do xã hội gây ra.
Nỗi khổ đau của họ không phải chỉ là sự tàn khuyết của cơ thể nhưng là sự ruồng bỏ của xã hội và thiếu vắng tình nhân loại. Họ tìm vào trong những thâm sơn cùng cốc để an phận, quằn quại đớn đau dưới sự tàn khốc của chứng bệnh và sự lạnh cảm của xã hội.

Trong thời đại ngành y học phát triển như hiện nay, bệnh phong (cùi, hủi) không còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như trước nữa. Tuy nhiên, bệnh phong vẫn để lại nỗi đau khó chữa cho người bệnh mặc dù sau khi được điều trị xong, vì thế người mắc bệnh phong cần được đối xử bình đẳng và quan tâm, chăm sóc như bao người bình thường khác.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Bà bầu uống bột sắn dây có tốt không?

Bột sắn dây vốn là loại thức uống quen thuộc, giản dị, được nhiều người yêu thích vì tác dụng giải nhiệt tốt. Người đang mang thai thường mắc phải tình trạng nóng trong người, táo bón và bứt rứt trong người, vì thế nhiều các mẹ mới nghi vấn liệu mẹ bầu có nên uống sắn dây hay không. Thắc mắc này cũng dễ hiểu vì khi mang bầu, chúng ta thường được nhắc nhờ nên tạm tránh không ít loại thực phẩm khác nhau. Có phải mẹ có bầu uống bột sắn dây có lợi ích cho sức khỏe? Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Bà bầu có được uống bột sắn dây


Câu trả lời là: Chắc chắn Có, vì các điều thú vị sau:

Khi mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ thay đổi hormone, dẫn đến các triệu chứng khó chịu thường gặp như: táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động kém, đầy bụng, chán ăn, nóng trong người,...

Mà táo bón lại là một bệnh lý hay gặp nhất của các mẹ bầu. Nguyên nhân là do nồng độ hormone thay đổi dẫn đến giảm nhu động ruột. Hơn nữa, chị em mang thai còn phải thường xuyên bổ sung viên sắt, và thêm sự phát triển của thai nhi chèn ép các cơ quan nội tạng đã làm tăng tình trạng táo bón. Vì thế, các bác sỹ hay khuyên chị em nên bổ sung tích cực các loại thức ăn mát như: trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc, và không thể thiếu bột sắn dây.

Sắn dây được làm đặc thành dạng bột có khả năng đi vào thành ruột và trung hòa axit trong đó, có tác dụng chống lại vi trùng, ngăn cản bênh tiêu chảy. Bột sắn dây còn làm giảm tình trạng đau họng và đầy hơi trong ruột.

Ngoài ra, bột sắn dây rất giàu plavonodit – một hoạt chất tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Cho nên, sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.

Bà bầu nên chú ý gì khi uống bột sắn dây?


- Mẹ bầu có các dấu hiệu như mệt mỏi, tay chân, người lạnh thì tránh uống nước sắn dây vì nó có tính hàn, khi vào cơ thể sẽ làm các bệnh lý này nặng hơn, và thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng.
- Hơn nữa, khi mẹ có triệu chứng động thai kèm theo dấu hiệu co bóp dạ con thì nên tránh xa các món ăn, thức uống liên qua đến bột sắn dây.
- Không nên uống bột sắn dây quá nhiều. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống một cốc thôi nhé.
- Tốt nhất, bạn hãy uống nước sắn dây chín, không nên uống sống vì khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ chất. Để dễ uống hơn thì bạn cho thêm ít đường, nhưng không nên nhiều quá vì đường có tính nóng nhé.

Trên đây, bạn đọc vừa tìm hiểu về chuyện bà bầu có được uống bột sắn dây hay không. Mong rằng những kiến thức trên giúp ích với bạn đọc.

Giải đáp về chuyện Bà bầu có nên ăn mì tôm không/

Nhiều chị em thường thắc mắc: Bà bầu có nên ăn mì tôm, vì mì ăn liền được biết đến là món ăn ít có lợi cho sức khỏe. Dù vậy, những chị em mang thai khó cưỡng nổi mùi vị thơm ngon của mì tôm, và món ăn này lại còn dễ làm nếu bà bầu bỗng dưng cảm thấy đói bụng.
Vậy bà bầu có nên ăn mì tôm, và cần ăn như thế nào cho đúng cách và an toàn với em bé? Bài viết sau sẽ trả lời thắc mắc này của bạn đọc.

Mì tôm ảnh hưởng đến mẹ bầu như nào?


- Thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé: do thành phần chủ yếu của mì tôm là tinh bột, muối, bột ngọt, gia vị, do đó món ăn này không thể cung cấp đủ các vitamin, protein, chất xơ và khoáng chất để mẹ và bé khỏe mạnh, thai nhi chậm phát triển.
- Mẹ bầu ăn mì gói thường xuyên có thể bị cao huyết áp do mì ăn liền có nhiều muối mặn.

Bà bầu nên ăn mì tôm như nào an toàn cho bé?


Bạn thấy đó: Bà bầu không nên ăn nhiều mì ăn liền, nhưng họ vẫn có thể được ăn, và ăn một cách an toàn hơn, ngon miệng hơn nếu chú ý các điều sau:
- Hạn chế ăn mì tôm quá nhiều và từ ngày này sang ngày khác
- Mẹ bầu cần giảm lượng muối khi nấu mì tôm ( nên ít hơn nửa gói so với mỗi gói mì)
- Nấu mì kèm với các thực phẩm khác như trứng, thịt gà, rau xanh, củ quả,... để bát mì hấp dẫn hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn cho mẹ và bé.

Hơn thế nữa, các chị em đang mang thai không nên ăn kèm các loại rau sau với mỳ gói:
- Rau sam: có thể gây kích thích mạnh đến tử cung, gia tăng tần suất co bóp, và dễ dẫn đến sảy thai.
- Ngải cứu và rau răm: bà bầu nên ăn mì tôm tránh rau răm, ngải cứu đặc biệt là trong 3 tháng đầu vì nó có thể gây ra việc mất máu nhiều, co thắt tử cung và sảy thai.

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu về việc bà bầu có nên ăn mì tôm không, và các chị em nên ăn mì ra sao cho đúng cách mà vẫn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho thai nhi.

Phụ nữ có thai bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Đau mắt đỏ là một bệnh rất phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa và trong những ngày hè oi bức. Tuy không đe dọa tính mạng và có khả năng tự hết nhưng bệnh rất dễ lây lan. Đối với thai phụ vốn có hệ miễn dịch suy giảm hơn so với người bình thường thì sẽ có khả năng cao mắc bệnh đau mắt đỏ. Chính vì vậy mà những thắc mắc xung quanh vấn đề ảnh hưởng đối với thai nhi khi bà bầu bị đau mắt rất được quan tâm. Hôm nay, mình sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.

Bà bầu bị đau mắt đó có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ là một loại bệnh do virut gây viêm kết mạc ở mắt gây ra. Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh… Nhiều bà bầu lo sợ nhiễm vi rut trong giai đoạn mang thai sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, trong trường hợp đau mắt đỏ, khả năng gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi rất thấp nhưng những phương pháp tự điều trị sai cách lại gây ra tác hại rất nguy hiểm.
Rất nhiều các mẹ bầu khi bị đau mắt đỏ lại tự ý dùng thuốc, không theo hướng dẫn của bác sĩ. Chính việc tự ý dùng thuốc mà không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng thai kì đầu tiên, cơ quan trong cơ thể của bé vẫn còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thành. Vì vậy, khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ, các bà bầu nên sớm đến các cơ sở y tế, bệnh viện mắt uy tín để nhận được lời khuyên tốt nhất

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ cho bà bầu

-          Trong mùa dịch phát triển, các mẹ bầu nên hạn chế đến những nơi đông người vì bệnh rất dễ lây. Đặc biệt lưu ý là không nên dụi mắt bằng tay và phải thường xuyên vệ sinh mắt-mũi-họng, đeo khẩu trang khi phải đến chổ đông người, rửa tay thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ vùng mắt khi ở ngoài đường về.
-          Dùng nước muối sinh lý 0.9% để nhỏ mắt thường xuyên 5-6 lần/ ngày giúp rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và làm dịu mắt.

-          Các bà bầu khi bị bệnh cần lưu ý không được nhỏ thuốc bữa bãi, tự ý mua thuốc về sử dụng kể cả thuốc tây lẫn thuốc nam, làm theo các mẹo dân gian  chưa được y khoa kiểm chứng đều gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu khi bị bệnh đau mắt đỏ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện nhãn khoa uy tín để được thăm khám, và nhận được lời khuyên hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Mẹ bầu có nên uống mật ong và cách dùng cho đúng?

Mẹ mang thai có được sử dụng mật ong là một trong các vấn đề được các chị em thắc mắc nhất. Như các bạn đã biết, mật ong là loại thức uống chứa nhiều dinh dưỡng, có nhiều công dụng thần kỳ, và nhất là mật ong được coi như ‘món quà quý’ của thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, cái gì có lợi thì cũng có cái cần chú ý, cho nên liệu mật ong có thực sự bổ cho sức khỏe bà bầu không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Mẹ mang thai có được uống mật ong không?

Mật ong có an toàn cho mẹ bầu?


Mật ong là hỗn hợp của một số loại đường và nhiều khoáng chất dinh dưỡng như kẽm, maggie, vitamin,... Nhưng trong mật ong có chứa những nội bào tử không hoạt động Botulinum – chất gây ngộ độc rất nguy hiểm đối với trẻ em dưới 1 tuổi do hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển để ‘xử lý’ loại bào tả này.
Thực tế theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, người mẹ có thể uống mật ong mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi bởi vì các bào tử trên đã bị tiêu diệt trong hệ thống tiêu hóa của mẹ. Vì lý do đó, mẹ bầu không phải dè chừng với chuyện này nữa, mà thậm chí còn nên uống mật ong để hưởng các lợi ích bên dưới.

Lợi ích từ mật ong cho phụ nữa mang thai


- Dưỡng da, làm đẹp: mật ong chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, nên da dẻ của mẹ bầu càng mịn màng hơn.
- Bảo vệ cơ thể: mật ong có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể dễ hấp thu các chất đinh ưỡng. Các chị em mang thai nên uống mật ong để tránh tình trạng táo bón, ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp thiếu máu, và nhất là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tốt cho sự phát triển của ‘con yêu’, nhất là sự phát triển của não bộ.


Lưu ý khi bà bầu uống mật ong


Đúng là mật ong rất tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh gặp những tác dụng không mong muốn:
- Tránh dùng mật ong quá nhiều vì thành phần fructose trong đó có thể ảnh hưởng không tốt đến lượng đường trong máu.
- Không nên sử dụng mật ong sống, chưa được chế biến vì nó có chứa vi khuẩn. Tốt nhất là bạn nên hòa với nước nóng (ở nhiệt độ 35 độ C) để uống.
- Đối với mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng mật ong.
- Không nên dùng mật ong cùng với các sản phẩm giàu vitamin C và D vì chúng không hấp thụ tốt trong cơ thể.
- Mẹ bầu không nên uống mật ong chung với đậu hũ hoặc sữa đậu nành vì sẽ tạo chất kết tủa trong ruột, gây khó tiêu, thậm chí dẫn đến hôn mê do khó thở.

Quả thực, mật ong là loại thực phẩm rất bổ dưỡng mà các chị em mang thai không nên bỏ qua. Như vậy, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Bà bầu có nên uống mật ong không. Mong rằng những thông tin trên giúp ích cho các bạn.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Mẹ bầu có nên ăn mực không?

Mực hay nhiều loại thực phẩm hải sản khác có nguồn dinh dưỡng dồi dào, có mùi vị thơm ngon khiến cho hầu như người nào, kể cả bà bầu đều cảm thấy thích thú khi được thưởng thức món ăn này. Nhưng mà chính vì ‘quá bổ dưỡng’ như thế mà có nhiều người mẹ thường đặt câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mực không, và có cần lưu ý gì khi chế biến mực hay thực phẩm hải sản cho mẹ bầu không.
Để giúp chị em trả lời điều băn khoăn này, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời về chuyện Bà bầu có nên ăn mực không nhé.

Mực có vai trò gì cho sức khỏe mẹ bầu?


Mực hay hải sản là các loại thức ăn có chứa nhiều chất bổ dưỡng: protein, giàu canxi, omega 3, chất đạm và nhiều chất khoáng khác... rất có lợi cho con người. Vì lý do ấy, mực hay đồ ăn hải sản là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được cho những người mẹ đang mang thai, chúng cung cấp năng lượng để mẹ và thai nhi phát triển tốt. Nhất là với Omega 3 có trong hải sản sẽ giúp hệ thần kinh và trí não của em bé được hoàn thiện tốt hơn.

Vậy bà bầu có nên ăn mực?


Có nhiều người cho rằng: mặc dù mực hay hải sản rất bổ dưỡng cho bà bầu, nhưng nên hạn chế ăn hải sản trong 3 tháng đầu để tránh bị sảy thai, và 1 tháng cuối để tránh trường hợp bị sinh non. Điều này chưa được khoa học chứng minh là đúng cả, tuy nhiên bạn có thể nhận ra môi trường sinh sống của sinh vật dưới biển đang ngày càng bị ô nhiễm, nên mực hay thức ăn hải sản thường bị nhiễm độc thủy ngân, thuốc trừ sâu,... và như vậy thì cực kỳ không tốt cho thai nhi bé bỏng của bạn. Vì điều này, tốt nhất bạn nên lựa chọn nguồn thực phẩm tươi ngon, an toàn vệ sinh, và nên hạn chế ăn mực hay đồ ăn hải sản trong thời gian đầu để bảo vệ thai nhi của mình.

Và bà bầu có nên ăn mực khô không? Bạn có biết có nhiều người chế biến mực khô đã dùng Cadium và một vài chất hóa học khác để làm con mực có màu sắc bắt mắt hơn, dẻo dai hơn và bảo quản lâu hơn nữa. Những chất độc hại này có thể làm tăng tỉ lệ ung thư và nhiều biến chứng khác cho mẹ và thai nhi. Cho dù mực hay đồ ăn hải sản được chế biến khô rất dinh dưỡng và ngon, nhưng với hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam thì các chị em nên biết cách thưởng thức chúng một cách thông minh nhất để cả mẹ và bé được phát triển tốt nhất.

Như vậy, các bạn vừa đi tìm câu giải đáp cho chuyện mẹ mang thai có nên ăn mực để tốt cho thai nhi không. Mong rằng với những thông tin trên, các bạn học nhiều kiến thức bổ ích cho mình.

Bà bầu ăn mận có tốt không?

Mang bầu là thời điểm cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với các chất dinh dưỡng. Dư thừa hay thiếu các chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vì vậy, các bà bầu rất cẩn thẩn thận lựa chọn các thực đơn ăn uống mỗi ngày để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong đó, mận là loại trái cây không thể thiếu đối với các thai phụ không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số người nghĩ rằng, khi mang bầu mà ăn nhiều mận sẽ khiến cơ thể bị nóng và không tốt cho thai nhi. Điều đó có thật sự đúng không? Liệu bà bầu có nên ăn mận không? Hãy cùng mình đi tìm lời giải nhé!

Lợi ích của mận đối với bà bầu:

Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Mất nước khi mang thai là tình trạng phổ biến của các bà bầu, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu , chóng mặt,… nghiệm trọng hơn là sinh non trong 3 tháng đầu thai kì. Mận là một loại trái cây thích hợp để giúp các bà bầu tránh khỏi tình trạng mất nước đặc biệt là những ngày hè oi bức bởi mận chứa hơn 93% là nước.
Làm đẹp da: Do trong mận có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A và C, bảo vệ làn da của các bà bầu tránh khỏi các tác nhân gây hại, mang đến một làn da sáng mịn, hồng hào
Tốt cho tim mạch: theo nghiên cứu, hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng trong mận sẽ giúp giảm lượng đáng kể cholesterol không tốt cho máu, ngăn ngừa các biến chứng như đau tim, đột quỵ.
Duy trì hoạt động của mắt: Trong mận có chứa rất nhiều vitamin A khắc phục hiện tượng mỏi mắt khi ngồi trước máy tính đặc biệt là các mẹ bầu đang làm văn phòng.
Tăng cường khả năng hấp thụ sắt: Mận chứa một hàm lượng lớn vitamin C, giúp bà bầu tăng sức đề kháng và hỗ trợ khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Lưu ý khi ăn mận: 

Cũng như nhiều loại trái cây khác, tuy chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng các bà bầu nên ăn một lượng nhất định vì vị chua trong mận có thể khiến các mẹ bầu bị xót ruột. Vì vậy, các bà bầu không nên ăn mận quá nhiều cùng một lúc, không ăn khi đói và hạn chế chấm muối khi ăn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên gọt vỏ mận khi ăn vì các chất chống oxy hóa trong mận tập trung nhiều ở vỏ. Trước khi ăn nên rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút trước khi dùng.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Bà bầu bị ngứa bụng nên cẩn trọng

Khi mang thai gần như là một giai đoạn hệ miễn dịch trên cơ thể rất yếu, do đó mọi hiện tượng triệu chứng thông thường trên cơ thể lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé nhất là hiện tượng ngứa bụng vào giai đoạn cuối thai kì. Các vết ngứa tưởng  như lành tính có thể đe dọa không tốt đối với sức khỏe thai nhi thậm chí gây sảy thai. Do đó, khi xuất hiệu triệu chứng ngứa bụng đặc biệt là trong những tháng cuối thai kì nhất định không được phép chủ quan. Mời bạn cùng tham khảo bài viết bổ ích sau đây để có cái nhìn cụ thể về chứng ngứa bụng khi mang bầu nhé!

Nguyên nhân gây ngứa bụng:
Triệu chứng ngứa bụng trong các tháng thai kì có thể do bị ứ mật trong gan. Hiện tượng này xảy ra khi lượng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ tăng cao, gây ảnh hưởng đến dòng chảy mật khiến mật trong gan tràn vào máu. Vì vậy mà thay vì được đưa về ruột, các axit mật đọng lại ở dưới da, kích thích các dây thần kinh dưới da, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Nếu tích tụ trong thời gian dài, các axit mật sẽ tác động xấu đến nhịp tim của thai nhi. Triệu chứng ngứa bụng hoặc ở những chỗ như tay, chân, lưng có thể xảy ra sớm nhất ở tuần thứ 6 của thai kì.
Bên cạnh nguyên nhân ứ mật trong gan khi mang thai, vẫn còn những nguyên nhân khác có thể gây ngứa bụng như sau:
Sự gia tăng hormone estrogen.
Vào khoảng 3 tháng cuối thai kì, bà bầu thường bị chứng viêm nang long gây ngứa với những vết sần mủ ở nang lông.
Tình trạng viêm da bọng nước vào tuần thứ 20-21 của thai kì cũng có thể gây ra ngứa
Đối với các bà bầu có tiền sử mắc chứng chàm bội nhiễm da khô hoặc bị dị ứng thức ăn thì cũng rất dễ bị ngứa khi mang thai.
Rạn da cũng là một nguyên nhân rất thường gặp gây ngứa trong thai kì bởi sự căng da quá cỡ của da vùng bụng.

Bà bầu nên làm gì khi bị ngứa bụng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bà bầu bị ngứa bụng mức độ tăng dần thì cần đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm, điều trị, giảm thiểu tối đa tình trạng xấu nhất có thể.

Đồng thời các bà bầu nên tránh gãi nhiều vùng bụng, vì có thể khiến tình trạng ngứa trỡ nên nặng thêm. Sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp da tránh bị kích thích gây ngứa ngáy. Bạn nên chọn các loại kem  dưỡng ẩm dành cho bà bầu, chất lượng tốt đặc biệt là loại chứa vitamin E, không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm mạnh nhé!

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Thai phụ có được ăn măng không?

Măng là một nguyên liệu phổ biến, thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình và được biết đến như nguồn dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, liệu thai phụ có được ăn măng không khi mà hiện nay có nhiều nguồn tin cho rằng thực phẩm này không tốt cho sức khỏe bà bầu, thậm chí gây ngộ độc và tử vong. Điều này có thật sự đúng đắn? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời đúng đắn cho vấn đề trên.

Lợi ích của măng

Quả thật, măng là một loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ dồi dào, cùng hàm lượng protein và các vitamin, khoáng chất cao như canxi, sắt, kali, phốt pho cao. Vì vậy mà măng có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe các tế bảo, giảm nguy cơ đột quỵ.
Bà bầu có nên ăn măng không?
Hiện nay tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh măng có ảnh hưởng đến thai nhi không nhưng trên thực tế, trường hợp các bà bầu bị ngộ độc do ăn măng thì rất phổ biến. Theo các chuyên gia, măng tươi có rất nhiều độc tố nổi trội đó là glucozit. Khi vào dạ dày, gặp men tiêu hóa, glucozit sẽ bị thủy ngân và giải phóng acid xyanhydric (HCN), gây ra hiện tượng ngộ độc. Đồng thời các độc tố cyanide trong măng tươi có khả năng tác động lên chuỗi hô hấp, gây bất hoạt enzyme sắt, dẫn đến tình trặng thiếu máu, thiếu oxy.
Vì vậy, các bà bầu nên hạn chế ăn măng tươi để tránh tình trạng ngộ độc, gây ảnh hưởng sức khẻo người mẹ và thai nhi.

Những lưu ý khi chế biến măng:

Trong trường hợp các bà bầu thèm măng thì có thể ăn nhưng trong giới hạn chỉ khoảng 2 bữa với 200-300gam mỗi tháng, tránh ăn thường xuyên. Ngoài ra, các bà bầu nên mua măng về để chế biến, không ăn măng ngoài hàng quán. Do hàm lượng chất độc cyanide rất cao nên để ăn măng an toàn, các bà bầu trước khi chế biến nên rửa măng nhiều lần với nước sạch rồi ngâm muối, sau đó đem luộc kỹ khoảng 3 lần trước khi măng. Trong quá trình nấu, nên mở vung để độc tố bốc hơi bay đi. Tuyệt đối không sử dụng nước luộc măng do chất độc thường đọng lại trong nước.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm được cách sử dụng măng phù hợp cho bà bầu. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để biết những thực phẩm mà bà bầu không nên ăn nhé!

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Dùng gan ở thời gian mang thai lợi hay hại?

Gan là 1 loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, ở đó có những chất vitamin như B12, D, A,... với chất đạm. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của con người, trợ giúp cho quá trình hoạt động của cơ thể được hoạt động hiệu quả. Ở đó, có rất nhiều loại gan từ động vật như gan gà, gan cá thu, gan heo, gan bò,... với sự lợi ích tương đương nhau.
Thế nhưng, đối với phụ nữ mang thai, việc ăn uống cần phải cẩn trọng. Dù gan có bổ như thế nào, thì cũng cần phải lưu ý trong thời kỳ này. Vậy liệu rằng ăn gan trong khi mang thai lợi hay hại?
Ăn gan trong khi mang thai lợi hay hại?
Cụ thể hơn, gan là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa độ đạm cao, chứa vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic cần thiết cho cơ thể. Lượng vitamin A trong gan cao hơn nhiều so với sữa, trứng, thịt, cá. Nó có tác dụng duy trì sự sinh trưởng, làm sáng mắt, phòng trừ bệnh khô mắt, mỏi mắt.
Hàm lượng vitamin C trong gan cũng giúp cho cơ thể tăng cường được hệ miễn dịch, là một việc vô cùng quan trọng khi mang thai. Trong đó, mỗi loại gan có những chức năng cụ thể như sau:
- Gan vịt: là loại gan phổ biến ở nước ngoài, với giá cả tương đối mắc. Gan vịt giàu protein, khoáng chất và vitamin bao gồm nguyên tố đồng, vitamin A, và 9 axit amin thiết yếu. Ngoài ra có thể chế biến thành món lạp xưởng gan vịt, ăn rất ngon và bổ dưỡng.
- Gan heo: ở nước ra, loại gan này rất phổ biến và được nhiều người sử dụng. Gan heo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên phải lưu ý nấu như thế nào, vì nếu nấu không đúng cách (hoặc kết hợp món không đúng), sẽ dễ dàng tạo ra chất độc.
Gan heo
- Gan gà: Phải đảm bảo rằng đó là gan gà hữu cơ (gà được chăn nuôi bằng phương thức hữu cơ). Nếu không, bạn có nguy cơ ăn phải những loại gan chứa đầy chất kích thích và độc tố. Gan gà hữu cơ chứa vitamin B12, nếu cơ thể có sự thiếu hụt vitamin này có thể gây ra bệnh thiếu máu. Vitamin B12 có thể ngăn ngừa mất trí nhớ, thúc đẩy tâm trạng và năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa, và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Cách chọn gan cho bà bầu
Nên chọn những miếng gan có mùi đỏ tươi. Tuyệt đối không chọn mua những miếng gan đã bị ngả màu đen, hoặc có mùi hôi, không còn tươi.
Chọn gan cho chuẩn
Ngoài ra, bạn nên cẩn thận khi chế biến món ăn. Điển hình, bạn không nên ăn gan cùng với vitamin C. Ví dụ như, bạn không nên ăn gan với giá đỗ, uống cùng viên C. Đặc biệt, tuyệt đối bà bầu không nên sử dụng gan đã hư nói riêng, và những thực phẩm nói chung, để tránh bị những bệnh không đáng có nhé.

Mang thai có kiêng trang điểm không?

Người xưa từng cho rằng: trang điểm khi đang mang thai sẽ làm ’kém duyên’ của em bé. Chính quan niệm thiếu hợp lý này khiến cho không ít chị em phụ nữ không dám làm đẹp khi xuống phố, nên có nhiều mẹ mang thai cảm thấy mất tự tin khi ra ngoài với mặt mộc. Tuy nhiên, các nhà khoa học chứng minh rằng việc trang điểm thường xuyên khi đang mang thai cũng gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Để giúp chị em tìm lời giải cho chuyện: Mẹ bầu có nên trang điểm?, mời bạn tham khảo bài viết sau:

Ảnh hưởng của việc trang điểm khi mang bầu?



Không tốt cho trí thông mình của trẻ nhỏ

Các nghiên cứu tại trường đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia cho thấy những chị em thường xuyên sử dụng mỹ phẩm trang điểm có chứa phthalates có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng trí thông minh của các bé sau khi sinh: chỉ thông minh của em bé sẽ thấp hơn so với mức IQ trung bình từ 6-8 điểm.

Bà bầu dễ sinh non, hoặc thai nhi có dị tật

Hơn 60% các loại son môi ở trên khắp thế giới đều có chứa chì – một chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi, thậm chí còn làm phụ nữ mang bầu bị sảy thai, sinh non.
Không những thế, đa số những sản phẩm trị mụn hiện nay đều có nhiều chất gây hại đến sức khỏe thai như, giả sử như chất isotretinoin (còn gọi là accutane) làm tăng nguy cơ quái thai và làm sẩy thai.

Trang điểm cho mẹ mang thai an toàn

Nhìn những con số và tác hại khủng khiếp của đồ mỹ phẩm trên, chắc nhiều mẹ sẽ không dám nghĩ đến chuyện trang điểm cho mình khi đang có thai đúng không? Nhưng đó là khi chúng ta sử dụng quá nhiều đồ trang điểm, hoặc mỹ phẩm kém chất lượng. Do vậy, các chị em đừng quá lo lắng vì sau đây sẽ là những gợi ý dùng mỹ phẩm an toàn cho mẹ bầu:

- Dùng son thông minh: các bạn nên sử dụng những sản phẩm son môi tự nhiên, tuyệt đối không chứa chì và các thành phần độc hại nào khác ảnh hưởng đến em bé của mình. Tốt nhất là bạn nên tự làm ra một thỏi son handmade bằng dầu dừa, sáp ong,… vừa an toàn, chất lượng lại rẻ tiền nữa.

- Hạn chế dùng sơn móng tay: Đa số các loại sơn móng tay đều có thành phần phthalates gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta có thể làm đẹp cho bộ móng tay của mình bằng cách cắt tỉa móng cho sạch sẽ, tránh nguy cơ lây truyền vi khuẩn sang thai nhi nhé.

- Để ý đến các thành phần khi mua đồ trang điểm: Có thể trước khi có em bé, bạn không hoàn toàn quan tâm đến loại phấn, nước hoa của mình có chứa những chất gì. Nhưng khi mang bầu thì trách nhiệm làm mẹ bảo bạn phải tự trang bị kiến thức về cách chọn mỹ phẩm an toàn, không chứa chất độc hại. Các chị em có thể trao đổi về đồ mỹ phẩm trên các trang diễn đàn cho mẹ và bé; và tốt nhất nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, mỹ phẩm hữu cơ (organic).

Tóm lại, việc Có bầu có nên trang điểm hay không không có gì là sai trái; các bạn vẫn có thể diện đẹp cho mình mà không sợ làm ảnh hưởng đến em bé bằng cách sử dụng đồ mỹ phẩm an toàn, vừa phải và dùng chúng một cách khôn ngoan. Hy vọng các bạn tìm được kiến thức bổ ích cho mình qua bài viết này.

Bệnh rubella ở trẻ em – thông tin cần lưu ý

Bệnh rubella là một bệnh truyền nhiễm do virut Rubella gây ra thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Bệnh rubella ở trẻ nhỏ thông thường là tự khỏi nhưng rất dễ nhầm với bệnh khác, còn đối với thai phụ, đây là một bệnh cực kì nguy hiểm vì có thể gây biến chứng với thai nhi tạo nên những khuyết tật đối với thai nhi thậm chí có thể gây chết bào thai. Nắm được những kiến thức về bệnh rubella ở trẻ em sẽ giúp sớm phát hiện và ngăn ngừa những biến chứng mà bệnh Rubella để lại lại. Mời bạn theo dõi thông tin sau đây để có cái nhìn cụ thể về bệnh Rubella.

Bệnh Rubella là gì ?

Bệnh Rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính do vi rút gây ra. Bệnh lây lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu như đối với trẻ nhỏ nhiễm rubella chỉ có một vài biểu hiện nhẹ thì đối với trẻ sơ sinh khi mắc hội chứng rubella sẽ phải chịu những khuyết tật vô cùng nặng nề như điếc, dị tật ở mắt, tim và não, chậm phát triển về cả thể lực lẫn trí tuệ, gặp nhiều sự cố ở gan, lá lách tủy xương. Khi phụ nữ đang mang thai nhiễm vi rút Rubella trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai sẽ có khoảng 90%  nguy cơ truyền vi rút cho thai nhi khiên thai nhi bị chết hoặc mắc hội chứng rubella bẩm sinh.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rubella ở trẻ em:

-       Xuất hiện các hạch bạch huyết ở gáy và sau tai sưng và đau khi chạm vào, sau đó lan đến mặt và dọc thân vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3.
-       Đau đầu
-       Ăn mất ngon
-       Viêm màng kết
-        Sổ mũi và nghẹt mũi
-       Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể

Các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng Rubella bẩm sinh:

Phụ nữ khi mang thai không có kháng thể với Rubella thì tỷ lệ thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ rất cao.
Dấu hiệu xác nhận thần kinh trung ương bị ảnh hưởng là điếc, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc, và tim bẩm sinh.
Các biểu hiện ít phổ biến hơn là chứng tạo hồng cầu da, viêm não - màng não, tăng nhãn áp, chứng mắt bé, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm gan, ban xuất huyết giảm tiểu cầu và những khiếm khuyết dây thần kinh sọ.

Cách điều trị bệnh Rubella:

Hiện nay không có thuốc đặc trị đối với bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống nhiều dịch và  thuốc hạ sốt. Đối với trẻ nhỏ mắc phái hội chứng rubella bẩm sinh sẽ được điều trị biền chứng của bệnh.

Cách phòng bệnh Rubella:

Bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin Rubella. Loại vắc xin phổ biến đang được sử dụng hiện nay đó là là vắc - xin phối hợp ngừa 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Sử dụng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn.
Bên canh việc tiêm chủng cho trẻ, cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho mặc ấm, cách ly để phòng lây lan vì vi rút Rubella sẽ lây qua đường hô hấp.
Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cũng nên tiêm ngừa vắc xin Rubella để giảm tỉ lệ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.
Trên đây là một vài chia sẻ về bệnh rubella ở trẻ em. Hy vọng đã có đầy đủ thông tin để có thể giúp bé nhà bạn tránh xa được căn bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh.