Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Chú ý về suy dinh dưỡng bào thai

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai sẽ kém phát triển về trí tuệ, thể lực so với trẻ bình thường.
Theo TS Lê Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo, Viện dinh dưỡng, những trẻ sinh đủ tháng mà có cân nặng sơ sinh dưới 2.500gr thì được coi là bị suy dinh dưỡng bào thai.

Mách bạn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

 Trẻ sinh ra chậm phát triển 
TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện (BV) Phụ sản trung ương, cho biết nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ở trẻ có thể là do khi mang thai, bà mẹ cung cấpdinh dưỡng cho trẻkhông đủ, đặc biệt là ở nông thôn. Ngoài ra, có thể trong khi mang thai, bà mẹ bị bệnh làm cho quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi kém đi. Bên cạnh đó, nếu bánh rau, dây rốn hay nước ối có bất thường cũng là nguyên ngân gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng bào thai.
Khi bị suy dinh dưỡng, thai sẽ chậm phát triển toàn diện, khối lượng tế bào giảm, kích thước tế bào nhỏ lại, dinh dưỡng tế bào kém đi. Điều đáng lo ngại là khi thai chậm phát triển dẫn tới nguy cơ bị thiếu oxy mạn tính. Quá trình thiếu dinh dưỡng và thiếu oxy sẽ gây biến chứng suy thai làm tổn thương đến sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan của bào thai, đứa trẻ sinh ra không phát triển bình thường.
 Cẩn thận suy dinh dưỡng bào thai  - Mẹ mang thai - Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai - Những điều cần biết khi mang thai 
TS Hương cảnh báo, các trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ như cơ, xương, não… đều bị ảnh hưởng, làm cho trẻ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác cả về thể lực, sức đề kháng, tâm thế lực…
 Phát hiện sớm qua khám thai định kỳ 
Theo bác sĩ (BS) Cường, để phát hiện các trường hợp suy dinh dưỡng bào thai rất đơn giản qua việc khám thai thông thường, định kỳ. Dựa vào các biện pháp thăm khám lâm sàng như đo chiều cao tử cung vòng bụng, xem kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai hay không là có thể chẩn đoán được.
Ngoài ra, TS Hương cho biết thai phụ có thể phát hiện có bị suy dinh dưỡng hay không dựa vào mức độ tăng cân trong quá trình mang thai. Thông thường trong thời kỳ mang thai, thai phụ tăng từ 10 – 12kg. Trường hợp thai phụ tăng cân ít thì đó cũng là một yếu tố gợi ý nên đi khám.
Nếu phát hiện suy dinh dưỡng bào thai, việc đầu tiên cần làm là ngừng lao động, nghỉ ngơi tuyệt đối, tăng cường dinh dưỡng và một số vi chất để cung cấp cho thai nhi. Các BS cho biết, nếu được phát hiện và điều trị tốt suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh ra có thể phát triển bình thường. Đối với các bé có cân nặng sơ sinh dưới 2.500gr, điều quan trọng nhất là phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, nếu bé vẫn chưa bắt kịp được tốc độ phát triển thì tiếp tụcchăm sóc bé bằng cách cho bú sữa mẹ và cho ăn bổ sung.
Để tránh suy dinh dưỡng bào thai, thai phụ cần có chế độ làm việc hợp lý, tránh lao động vất vả khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối chỉ nên làm việc nhẹ, giữ tinh thần thoải mái…. Về chế độ dinh dưỡng, do nhu cầu năng lượng khi mang thai sẽ tăng cao hơn trước đó khoảng 350 kcal/ngày nên thai phụ không nên kiêng khem, cần bổ sung đa dạng nhóm thức ăn, đặc biệt là prôtit, các chất khoáng như canxi sắt, vitamnin A…

Nguồn dinh dưỡng của thai phụ liên quan tới béo phì ở trẻ

Các nhà khoa học New Zealand vừa phát hiện ra mối quan hệ giữadinh duong ba bautrong quá trình mang thai liên quan đến nguy cơ béo phì ở những đứa con của họ. Phát hiện trên cho thấy chế độ ăn của người mẹ trong quá trình mang thai có thể thay đổi DNA của em bé qua quá trình thay đổi biểu sinh và có thể thể dẫn đến việc tăng cân bất thường sau này của em bé.
 Chế độ dinh dưỡng của bà bầu liên quan tới béo phì ở con 
Trưởng nhóm tác giả nghiên cứu trên, giáo sư Peter Gluckman cho biết lộ trình dẫn đến béo phì, tiểu đường hay bệnh tim đã bắt đầu từ trước khi đứa bé được sinh ra.
 Xem thêm bài viết về bé 

Thông tin về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn của New Zealand NZPA, ông Gluckman nói: “Đây là một bước đột phá, một phát hiện lớn và quan trọng nhất mà tôi đã thực hiện được, kết quả của 15 năm nghiên cứu.&Rdquo;
Ông Gluckman nói: “Hiện nay chúng tôi biết rằng các bà mẹ không có chế độ ăn cân bằng trong quá trình mang thai thì con của họ của nguy cơ cao hơn.&Rdquo;
Nghiên cứu quốc tế này cho thấy những thành phần trong chế độ ăn của phụ nữ, đặc biệt là trong suốt 2/3 giai đoạn đầu của thai kỳ, cực kỳ quan trọng.
Trong qua trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu này đã đo được mức độ biến đổi hóa chất của DNA trong dây rốn ở gần 300 trẻ và thấy việc này dự đoán chính xác mức độ béo phì ở trẻ 6 hoặc 9 tuổi.
Các nhà nghiên cứu trên cũng đã rất ngạc nhiên với mức độ hiệu quả cao. Trẻ có thể béo phì ở mức độ khác nhau nhưng sự thay đổi biểu sinh ở thai nhi cho phép các nhà nghiên cứu dự đoán được 25%.
Ông Gluckman khẳng định mối liên hệ này còn chắc chắn hơn những giải thích về béo phì dựa vào gen và lối sống.
Theogiadinhenfa.Com.Vn

5 thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu

Nếu muốn sau này con khỏe mạnh và thông minh, trong giai đoạn bầu bì các mẹ hãy chú ý bổ sung tích cực 5 loại thực phẩmdinh dưỡng bà bầudưới đây.

Các kiến thức về thức ăn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Trong giai đoạn mang bầu, khi các mẹ ăn 5 loại thực phẩm này, các mẹ sẽ nhận được đủ vitamin C, axit folic, canxi, protein, chất xơ và chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho sự phát triển của con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
5 nguồn dinh dưỡng giá trị cho bà bầu - Mẹ mang thai - Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai
 1. Nước cam 
Nước cam không chỉ giàu vitamin C và acid folic, mà còn chứa một khối lượng lớn chất kali cần thiết cho mẹ trong giai đoạn bầu bì. Kali sẽ giúp làm giảm huyết áp cao – một bệnh đặc biệt nguy hiểm trong khi mang thai. Tuy nhiên, đối với những mẹ có huyết áp thấp, ăn cam cũng không gây tổn hại đến tình hình sức khỏe. Nước cam thông qua sự hấp thu của mẹ vào cơ thể con sẽ giúp con tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ con chống lại nhiều bệnh tật.
 2. Sữa chua 
Sữa chua mang lại một nguồn protein và canxi trái ngược với sữa có thể giúp cho những phụ nữ với không tiếp nhận lactoza thích nghi . Hơn nữa, khi các mẹ ăn sữa chua tích cực sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm – bệnh thường xảy ra trong thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con.
 3. Bông cải xanh 
Đây là loại thực phẩm được biết đến như là một nguồn cung cấp canxi, vitamin C, axit folic và vitamin B6 rất tốt cho các bà mẹ trong thời gian mang bầu.
 4. Đậu lăng 
Trong số các loại hạt thì đậu lăng đứng đầu danh sách bởi hàm lượng acid folic cần thiết cho cơ thể chứa trong đậu lăng rất lớn. Ngoài ra đậu lăng còn chứa nhiều hàm lượng chất sắt và protein, chất xơ, nó giúp ngăn chặn sự xuất hiện của táo bón trong suốt thời gian bầu bì của các mẹ.
 5. Quả sung 
Quả sung tươi và sung (vả) sấy khô có chứa nhiều chất xơ, kali nhiều hơn chuối nhiều lần. Đây cũng là loại quả có chứa rất nhiều lượng canxi và sắt – những chất rất cần thiết cho thai phụ.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tháng thứ 3

Mang thai tháng thứ 3 và nhu cầu dinh dưỡng bà bầu

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ Dumex Việt Nam

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3
Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được [...]




Thai nhi 10 tuần tuổi

Thai nhi 10 tuần tuổi
Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi. Sự phát triển của bé Cân nặng của thai nhi giờ chỉ được 2 gram nhưng bé đang [...]




Thai nhi 11 tuần tuổi

Thai nhi 11 tuần tuổi
Bây giờ bé đang rất “bận rộn” với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ. Sự phát triển của bé Bé nhà bạn đã lớn gấp đôi trong vòng có 3 tuần, dài 3 cm [...]




Thai nhi 12 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần tuổi
Bạn giờ đã bước vào thời điểm cuối của giai đoạn thai kỳ đầu tiên, thời điểm hoàn chỉnh vóc dáng của một con người. Lúc này, nỗi lo sẩy thai cũng tạm lắng. Sự phát triển của bé Bé giờ đã là một con người hoàn chỉnh, từ mầm răng đến móng chân và [...]




Thai nhi 13 tuần tuổi
Thai nhi 13 tuần tuổi
Mặc dù thai nhi chỉ dài có 5,4cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 14 g nhưng gan đã bắt đầu tiết mật và thận đã sản xuất ra nước tiểu và được chứa ở bàng quang. Sự phát triển của bé Gương mặt của bé đang có sự thay đổi đáng kể, [...]




Thai nhi 14 tuần tuổi
Thai nhi 14 tuần tuổi
Tử cung của bạn lúc này đủ lớn để cả thế giới biết rằng bạn đang mang thai. Nhưng bé yêu trong bụng thì vẫn còn nhỏ lắm, mới chỉ có kích cỡ bằng nửa quả chuối thôi. Sự phát triển của bé Thai nhi lúc này mới chỉ dài khoảng 7,4 cm tính từ [...]




Dưỡng thai tháng thứ 3
Dưỡng thai tháng thứ 3
Tháng thứ 3 là giai đoạn bạn tiếp tục phải chống lại hiện tượng ốm nghén, điều này có thể khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn này vitamin và khoáng chất là điều cần thiết hơn. Ở tháng thứ 3, đầu [...]


Kiến thức khi mang bầu tháng thứ 2

Những kiến thức vềdinh dưỡng lúc mang thai
 Mang thai tháng thứ 2 
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2

Chia sẻ kiến thức dinh dương cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2
Cho đến lúc này, phôi thai đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi) chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi [...]


 Thai nhi 5 tuần tuổi 
Thai nhi 5 tuần tuổi
Bạn giờ đã mang thai được 4 tuần (hoặc bước sang tuần thứ 5 nếu bạn thích tính theo cách này), mầm sống mới đã thực sự hiện hữu trong cuộc đời của bạn. Bạn cần phải thích nghi với sự thay đổi kỳ diệu này thế nào đây? Sự phát triển của bé yêu [...]


 Thai nhi 6 tuần tuổi 
Thai nhi 6 tuần tuổi
Trông bạn chưa ra dáng một bà bầu (thậm chí còn chưa có bất kỳ biểu hiện ốm nghén nào) nhưng bé yêu trong bụng lại đang lớn rất nhanh. Sự phát triển của bé yêu Tuần này, trái tim nhỏ, dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu [...]


 Thai nhi 7 tuần tuổi 
Thai nhi 7 tuần tuổi
Bạn lờ mờ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể khi những dấu hiệu ốm nghén bắt đầu xuất hiện. Sự phát triển của bé yêu Vào cuối tuần thứ 6, thai nhi lúc này có kích cỡ bằng 1 hạt đậu rất nhỏ. Nếu có thể quan sát được, bạn sẽ thấy [...]


 Thai nhi 8 tuần tuổi 
Thai nhi 8 tuần tuổi
Lúc này thai nhi có kích thước của một quả nho (dài khoảng 1,3 cm), các chi đã rõ ràng, hàm ếch và răng đang hình thành, tai tiếp tục phát triển, làn da thì vô cùng mỏng mảnh, có thể nhìn rõ các mạch máu ở phía dưới. Sự phát triển của bé yêu [...]


 Thai nhi 9 tuần tuổi 
Thai nhi 9 tuần tuổi
Lúc này, bé di chuyển liên tục và không ngừng thay đổi tư thế dù bạn hoàn toàn không hề cảm nhận được. Sự phát triển của trẻ Chiếc đuôi nhỏ bé xíu đã biến mất và có nhiều sự thay đổi đến mức mà baby của bạn giờ không còn là một phôi mầm [...]


 Tuần thứ tám của thai kỳ 
Tuần thứ tám của thai kỳ
Tính đến thời điểm này, bạn đã chậm tới 2 lần kinh nguyệt nên khả năng chưa có thai được loại trừ. Ngay sau khi phát hiện ra mình có thai (do thử nước tiểu hay thử máu), bạn nên đến bác sĩ để khám thai lần đầu tiên. Sự phát triển của thai Tuổi [...]


 Dưỡng thai tháng thứ 2 
Ở tháng thứ 2, thai nhi bắt đầu đi vào giai đoạn phân hoá nên đầu, lưỡi, chân, tay đều trong giai đoạn bắt đầu hình thành và từ tuần thứ 7 có thể phân biệt được đầu, chân, tay, thậm chí là ngón chân, ngón tay của bé. Ở những ngày cuối tháng thứ [...]


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Chăm sóc bé bị hiện tượng ban nhiệt do nóng đúng cách

Ban nhiệt là tình trạng da bị phát ban do viêm tấy, nổi những hạt nhỏ li ti hoặc mảng màu hồng, xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do các lỗ chân lông bị bít kín, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do tế bào chết của da hoặc vi khuẩn. Ban nhiệt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ vai, lưng, ngực, vùng tã lót, các nếp gấp của cơ thể gây ngứa nhiều từng cơn. Bệnh xuất hiện trong vài ngày và hết nhanh khi nhiệt độ môi trường cải thiện, lúc trẻ ngừng đổ mồ hôi.

Chia sẻ kiến thức chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Chăm sóc trẻ bị ban nhiệt do nóng đúng cách - Chăm sóc bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Sức khỏe trẻ em
Khi trẻ nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm.

 3 dạng ban nhiệt 
Tùy mức độ tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi nông hay sâu có 3 dạng ban nhiệt:
 Ban hạt kê: 
Còn gọi là ban bạch, thường gặp ở trẻ sơ sinh, gồm những bóng nước trắng li ti xuất hiện từng đám, không viêm cũng không đỏ xung quanh. Ban hạt kê ít gây ngứa và thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày.
 Ban kê đỏ: 
Còn gọi là rôm sảy là dạng thường gặp nhất ở trẻ em. Da đỏ lên, xuất hiện rất nhiều bóng nước rời rạc hoặc thành từng chùm dạng đốm lấm tấm đỏ trên da, gây cảm giác như bị kim châm chích hoặc rát ngứa dữ dội từng cơn. Trẻ bệnh thường gãi nhiều, khó chịu và hay quấy khóc.
 Ban kê sâu hay ban kê mủ: 
Là dạng ít gặp, xảy ra khi trẻ bị nhiều đợt rôm sảy tái đi tái lại. Ban lúc này là những mụn cứng, màu sậm hơn. Dạng này cũng ít ngứa hơn rôm sảy nhưng nguy hiểm vì dễ dẫn đến kiệt sức.
 Cách chăm sóc đúng 
Để bảo vệ làn da của trẻ nhỏ mùa nắng nóng các bậc phụ huynh nên lưu ý làm dịu, mát da trẻ bằng cách cho trẻ chơi, ngủ ở nơi mát mẻ. Tránh ủ kỹ, mặc quá nhiều quần áo. Không tắm nước nóng, xà phòng dễ gây kích ứng da khiến ngứa, tổn thương da nhiều hơn. Nếu trẻ còn đang bú người mẹ cần hạn chế những thực phẩm, gia vị cay nóng.
Khi trẻ bị ban nhiệt, cha mẹ cần chăm sóc đúng bằng cách giữ cho da trẻ mát, sạch và khô để giảm ngứa và giảm các kích thích ở da. Tránh đổ mồ hôi nhiều bằng cách cho trẻ ở nơi thông thoáng, mát mẻ…, ngủ dưới quạt nhẹ. Đối với trẻ biết đi cần hạn chế trẻ chạy nhảy quá nhiều ngoài trời nắng nóng sẽ đổ mồ hôi… sẽ hạn chế tổn thương da rộng hơn.
Hàng ngày cần tắm rửa cho trẻ chú ý các vùng da cọ xát, các nếp kẽ cần nhẹ nhàng tránh tổn thương da. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, bằng chất liệu mỏng và thấm mồ hôi. Cắt ngắn móng tay trẻ để tránh gãi ngứa. Ngoài ra, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất như: rau quả, vitamin và chất khoáng. Tránh thức ăn cay, mặn, thức uống nóng.
Đưa trẻ đi khám bệnh khi: Tổn thương da lan rộng, trẻ gãi ngứa nhiều hơn, da sưng đỏ, đau,… kèm theo trẻ quấy khóc, sốt, mệt nhiều hơn, hoặc ban nhiệt không giảm sau 3 ngày nhằm tránh trẻ bị những biến chứng nguy hiểm. Nếu vùng da bị ban nhiệt có trầy loét, chảy nước, cần thoa thuốc tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương.
Khi trẻ nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm.

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ có thể mẹ cần biết

Mỗi một bà mẹ lại có một bí quyếtchăm sóc conyêu của riêng mình. Với sự phát triển của thời đại công nghệ và thông tin, không khó để mẹ tìm thấy các mẹo riêng cho con mình, giúp bé ngày càng lớn khỏe. Nhưng bên cạnh đó có những điều mà mẹ nào cũng tưởng rằng đó là điều “hiển nhiên” vậy mà lại hoàn toàn sai lầm.
Xem thêm bài viết về chăm sóc mẹ và bé

Các bài viết về tư vấn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

 Con khóc không có nghĩa là đau bụng – Mẹ nên nhớ 
Với những bà mẹ nuôi con từ ngày xưa, trong thời gian khi thông tin chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp các phương tiện, cách cổ điển nhất để chăm con là tự giải mã những triệu chứng của con dựa trên các kinh nghiệm thực tế. Chẳng thế mà cứ khi nào con khóc không kiểm soát được là mẹ quy ngay con đang bị đau bụng.
Đau bụng có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng, mỗi một loại lại có một cách điều trị khác nhau. Ngày nay những bà mẹ thông thái đương nhiên không thể dễ dàng chụp lên con mình chỉ một căn bệnh duy nhất ấy khi con gào khóc. Đó có thể là axit trào ngược trong thực quản, có thể liên quan đến dạ dày hoặc các chức năng khác của bộ phận tiêu hóa. Tốt nhất không nên tự bắt bệnh. Trị đúng cách đúng khoa học mới tốt và bé mới vui vẻ, khỏe mạnh được.
 Bí quyết chăm sóc con yêu có thể mẹ chưa biết - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Chăm sóc trẻ em
Nhiều chị em “kêu trời” khi cứ mở bỉm ra là con tè

 Bế con là một điều tốt 
Nhiều năm trôi qua, rất nhiều chị em dần cảm thấy bế ẵm con quá nhiều là sai lầm. Tuy nhiên, xin khuyên các mẹ thông thái, hiện đại hãy bỏ qua tất cả những quan niệm sai lầm ấy và nghĩ đến thực tế: Bé yêu sẽ không hư nếu mẹ bế bé quá nhiều. Đó là sự thực. Những em bé được bế ẵm thường xuyên cảm thấy nhu cầu của mình được đáp ứng ngay lập tức và từ đó dần nhận thấy bản thân bé được nâng niu và trân trọng. Vì vậy ngay cả khi có người khuyên chị em không nên bế con nhiều thì mẹ hãy cứ yên tâm rằng ôm ấp và nựng nịu bé là một điều tốt và tự nhiên.
Bỏ qua các loại khăn tã không cần thiết
Có lẽ các mẹ là người hiểu hơn hết những vật dụng cho bé đắt đỏ như thế nào. Sắm quá nhiều các loại khăn tã điều hoàn toàn không cần thiết, nhất là với trẻ bú mẹ. Do lượng axit và vi khuẩn trong phân của các bé bú mẹ là rất thấp, nước tiểu loãng và không có tính ăn mòn nên có thể lau sạch đi một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Các mẹ lau sạch mông cho bé với khăn xô ẩm rồi lại bọc bé trong tã vải sạch mới mà có thể hoàn toàn yên tâm khi bé sẽ không bị bất cứ một dấu hiệu kích ứng da nào.
Hãy cẩn thận nếu không muốn bé tè vào người khi thay bỉm
Rất nhiều ông bố bà mẹ gặp tình trạng “dở khóc dở cười” khi vừa cởi bỉm của con ra là bé liền…tè ngay ra ngoài. Đôi khi khiến chúng ta phải thay toàn bộ ga đệm và quần áo chỉ vì những “tai nạn” đáng yêu như vậy.
Lý do vì sao? Khi mẹ mở bỉm, luồng khí mát bên ngoài ùa vào chạm đến vùng kín sẽ tạo cho bé cảm giác muốn đi tè ngay lập tức. Do đó, khi thay bỉm cho bé, mẹ hãy cởi bỉm thật chậm và từ từ để chắc chắn bé đã tè hết và không còn sót “tia” nào, nếu không cả mẹ và bé sẽ được thụ hưởng cơn “mưa phun” của bé ngay lập tức.
Sức mạnh của âm nhạc
Âm nhạc có thể chế ngự được cả một chú sư tử chứ chưa nói đến tác dụng của âm nhạc với trẻ em. Âm nhạc có thể dỗ trẻ con ngủ, làm dịu những cơn khóc mè nheo và dỗ dành trẻ nhỏ. Mẹ hãy bật một chút nhạc nhẹ nhàng và thư thái để  tạo không khí thư giãn và thoải mái cho cả mẹ và con.  
Bỏ qua những đôi giày
Các mẹ hãy nhìn thẳng vào sự thật: Trước   khi bé con biết đi  thì những đôi giày là hoàn toàn không cần thiết. Mẹ mua giày cho con chỉ vì không thể kìm hãm trước sự đáng yêu tuyệt vời của chúng. Tất thì hoàn toàn cần thiết nhưng giầy thì không. Vì thế tốt nhất chị em hãy cố gắng tiết kiệm cho đến khi con của mình thật sự cần đến chúng.
 Làm thế nào để con dậy muộn? 
Mẹ thường xuyên mệt mỏi vì con dậy quá sớm, đặc biệt khi mẹ đã không có những giấc ngủ ngon và trọn vẹn ban đêm? Cách tốt nhất để khắc phục là hãy kéo rèm tối và kín trước khi đi ngủ, khi đó buổi sáng cả mẹ và bé đều không dễ bị đánh thức bởi những tia nắng sớm lọt vào. Đối với những trẻ em lớn hơn mẹ hãy dạy con không thể dạy trước một giờ cố định vì ngủ đủ là quan trọng và cần thiết.

Thông tin dinh dưỡng cho thai nhi 27 tuần tuổi

 Hỏi :  Xin cho biết chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn thai nhi được 27 tuần tuổi trở đi. Có cần uống bổ sung canxi và viên sắt không? Nếu có thì uống bao nhiêu? Vì vợ tôi thỉnh thoảng bị chóng mặt và chuột rút nhẹ  
 Trả lời: Viên sắt và canxi là hai loại mà các bà bầu đều rất cần.
Vào tuổi này của thai, nhu cầu của trẻ khá cao, nên việc bổ sung là rất cần thiết.
Viên sắt bổ sung, bạn nên dùng một viên mỗi ngày, là vừa đủ, uống nhiều quá sẽ gây khó chịu đường tiêu hóa (xót ruột, đi tiêu phân sệt, lỏng …). Nhu cầu sắt bổ sung là 60mg/ngày và 400mcg acid folic, hầu hết các viên sắt bổ sung cho bà bầu trên thị trường đều đạt được nồng độ này
Với canxi, nhu cầu bổ sung vào khoảng 1000-1200mg/ ngày. Có thể dùng viên canxi bổ sung, hoặc dùng sữa thêm. Khi dùng sữa, ngoài canxi, còn thêm được các chất bổ dưỡng khác như chất đạm, chất béo. Tuy nhiên, có những bà bầu đã dư cân hay quá cân thì chỉ nên dùng riêng canxi.
Chóng mặt có thể do thiếu máu (thiếu sắt) hay chỉ là triệu chứng rối loạn tiền đình của bà bầu, nếu chóng mặt thường xuyên thì nên kiểm tra. Chuột rút là tình trạng hay gặp, cũng có thể do thiếu canxi hoặc thiếu rau xanh.
Xem thêm bài viết về chăm sóc mẹ và bé

Mách bạn về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

 Th.S – BS Đặng Lê Dung Hạnh
Trưởng khoa khám bệnh A Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM 

Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới khả năng nhận thức

Trong nghiên cứu vừa công bố mới đây, Save the Children đã phát hiện những tác động của sự thiếu hụt trong thức ăn dinh dưỡng tới việc phát triển nhận thức của trẻ em và ảnh hưởng lan rộng tới việc phát triển kinh tế. Những tác động của suy dinh dưỡng đối với kinh tế toàn cầu có thể lên tới 125 tỷ USD.

Chia sẻ kiến thức tư vấn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới khả năng nhận thức - Chăm sóc bé - Sức khỏe trẻ em - Suy dinh dưỡng ở trẻ em
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tới năng lực nhận thức.

Báo cáo Food for Thought được đưa ra 10 ngày trước hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về dinh dưỡng tại London và trước cuộc họp thường niên của khối G8 năm nay- nơi các lãnh đạo từ những nước phát triển và đang phát triển phải cam kết tăng cường sự lãnh đạo cũng như nguồn tài chính để cải thiện cuộc sống của hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng.
Save the Children cho biết, bất chấp những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khác như tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm một nửa trong vòng hai thập kỉ qua – sự suy dinh dưỡng vẫn là một lỗ hổng lớn đối với việc phát triển và theo đà chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào lỗ hổng đó chúng ta không tìm cách khắc phục những trở ngại này.
Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm suy giảm trầm trọng khả năng đọc và viết một câu đơn giản và trả lời chính xác những bài toán cơ bản – chưa kể đến khối lượng và chất lượng giáo dục ở trường mà các em đang được học.
&Ldquo;Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn tới khủng hoảng của việc biết đọc biết viết và tình toán, đây cũng là một cản trở lớn cho những tiến bộ tiếp theo của việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em”, Giám đốc điều hành của Save the Children Jasmine Whitbread nói.
&Ldquo;Một phần tư số trẻ em trên thế giới đang phải chịu ảnh hưởng của suy dinh dưỡng mãn tính, khiến hàng triệu trẻ em đang phải đối mặt với những sự rủi ro của sự sống. Các nhà lãnh đạo thế giới họp mặt tại London vào ngày 8/6 này sẽ phải đối mặt với khủng hoảng này và phải ngăn chặn triệt để tai họa của sự suy dinh dưỡng”.
Nghiên cứu này, được tiến hành dựa trên các đều tra hàng nghìn trẻ em tại 4 nước (Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam), cho thấy đến năm 8 tuổi, 19% trẻ thấp còi do suy dinh dưỡng mãn tính có thể bị nhầm lẫn khi đọc một câu đơn giản như: “cháu thích chó” hay “mặt trời nóng” hơn là trẻ em không bị thấp còi.
Ở trẻ thấp còi do bị suy dinh dưỡng mãn tính, các em có nguy cơ nhầm lẫn khi viết một câu đơn giản là 12.5% và làm sai những bài toán đơn giản như: “Tám trừ 3 bằng mấy?” là 7% hơn là các em đáng lẽ có thể trả lời đúng nếu không bị thấp còi.
Save the Children cũng nêu bật chi phí kinh tế lớn của việc suy dinh dưỡng mãn tính. Khi trưởng thành, trẻ suy dinh dưỡng thường kiếm được ít tiền hơn khoảng 20%.
Mặc dù là một trong những lĩnh vực hỗ trợ phát triển hiệu quả nhất, chi phí đầu tư vào các chương trình dinh dưỡng hiện tại chỉ chiếm 0.3% chi phí phát triển toàn cầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng bất cứ khoản đầu tư nào trong lúc này đều là đầu tư cho sự thịnh vượng của tương lai.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Nhu cầu 4 nhóm thực phẩm của trẻ theo lứa tuổi


Khi trẻ bước vào tuổi ăn dặm sau 6 tháng đầu đời bú mẹ hoàn toàn, khá nhiều phụ huynh còn mơ hồ về các chất dinh dưỡng và khá lúng túng khi chế biến bữa ăn cho con.

Chia sẻ kiến thức chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, bố mẹ cần có sự hiểu biết nhất định để cân đối tỷ lệ năng lượng hợp lý, giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Ảnh: trulymadlybaby
Ở mỗi lứa tuổi, nhu cầu năng lượng của trẻ trong mỗi nhóm thực phẩm khác nhau. Ảnh minh họa: trulymadlybaby
Theo bác sĩ Hương, có 4 nhóm thực phẩm chính cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ là chất bột đường, chất béo, chất đạm và nhóm rau củ, trái cây. Mỗi nhóm chất có một vai trò thiết thực riêng.
Chất bột đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ.
Chất béo vừa là nguồn cấp năng lượng vừa là thành phần của màng tế bào và mô não. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K hòa tan, hấp thu vào cơ thể.
Trẻ dưới 6 tháng cần 45-50% chất béo do sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 7 tháng trở đi nhu cầu chất béo khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn của trẻ.
Chất đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào, là nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa, các nội tiết tố...
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống có nhu cầu đạm là 2g/kg cân nặng mỗi ngày. Trẻ từ 7 đến 12 tháng, nhu cầu này là 2,2 g và ở trẻ từ 13 đến 24 tháng là 1,7g. Yêu cầu tỷ lệ đạm động vật ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là 100% (có trong sữa mẹ), ở trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi là 70% và ở trẻ 13 đến 24 tháng tuổi là trên 60%.
Rau, trái cây cung cấp các vitamin, nước và một số khoáng chất. Cung cấp chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, tăng tải cholesterol. Trẻ nhận đủ lượng rau, trái cây sẽ không táo bón, da mịn màng, ít các bệnh lý nhiễm trùng.
 Chế độ ăn phù hợp lứa tuổi 
Tháng tuổi  Chế độ ăn phù hợp
7-8 tháng   Ăn dặm 1-2 bữa bột mỗi ngày, từ loãng đến sệt. Bú mẹ nhiều lần trong ngày.
9-18 tháng   Ăn 2-3 bữa cháo, từ sệt chuyển sang đặc, bú mẹ, uống thêm sữa, ăn thêm các chế phẩm từ sữa và trái cây.
18-24 tháng   Ăn 3 bữa chính cơm nát và cháo đặc, uống thêm sữa, ăn thêm các chế phẩm từ sữa và trái cây.
Bác sĩ Hương lưu ý, bữa ăn chính của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 40 phút. Nếu trẻ ăn quá lâu và quá ít thì nên ghép những món mà trẻ thích ngay sau bữa ăn để tạo thành một bữa ăn lớn hoàn chỉnh.
Chế biến 1 chén bột đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ ở tuổi tập ăn dặm
Bột gạo: 20g
Nạc sống như thịt/cá/tép...: 20g (băm nhuyễn đong khoảng 1 muỗng cà phê lớn)
Rau/củ/...: 20g
Dầu tinh luyện : 5-10g
Chế biến 1 chén cháo đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ từ 9 tháng trở lên
Gạo: 25-30
Thịt/ cá/ tép/ trứng...: 25-30g
Rau/củ: 20-25g
Dầu tinh luyện: 5-10g
Lê Phương

Trẻ ốm có chế độ dinh dưỡng thế nào?

Khi trẻ bị ốm thường tỏ ra lười ăn, tuy nhiên bạn vẫn phải cung cấp mộtchế độ dinh dưỡng đầy đủđể hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là vài gợi ý về dinh dưỡng cho trẻ em mắc một số bệnh thường gặp.

Các kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ốm - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng & Sức khỏe - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em
Trẻ bị ốm thường mệt mỏi và biếng ăn.

 1. Sốt 
Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách. Cha mẹ nên:
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường.
- Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ, dễ tiêu
 2. Tiêu chảy 
Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng và thậm chí cả tử vong.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý:
- Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương.
- Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp.
- Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp.
- Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
- Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.
 3. Trẻ bị viêm đường hô hấp 
Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:
- Chuẩn bị thức ăn cho bé: Trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).
- Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn).
- Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều.
Việc có kiến thức khichăm sóc trẻốm sẽ giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy bé phát triển tốt hơn và không bị sút cân khi trẻ bệnh!

Cháo dinh dưỡng có thực sự an toàn khi sử dụng?

Kết quả xét nghiệm sáu tháng cuối năm 2011 do Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế) thực hiện cho thấy 26/30 (gần 87%) mẫu cháo dinh dưỡng không nhãn mác, được chế biến từ những cơ sở nhỏ lẻ hoặc hộ gia đình trên địa bàn TP.HCM bị nhiễm E. Coli, Coliforms, Cl. Perfringens, B. Cereus, kể cả tổng số bào tử nấm men nấm mốc không đạt đã khiến những “tín đồ” của món ăn này thực sự lo ngại.

Các bài viết về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

 Phớt lờ điều kiện vệ sinh 
PV tấp vô điểm bán cháo dinh dưỡng gần Trạm Y tế phường Đông Hưng Thuận (quận 12) mua phần cháo thịt 10.000 đồng. Sử dụng chiếc nồi đã nấu cháo cho những khách hàng trước đó không được đậy nắp, người bán múc cháo trắng và thịt heo đã sơ chế cho vào, đặt lên bếp hâm nóng rồi quậy đều, sau đó cho vô hộp nhựa. Thịt, cá, lươn, tôm, rau… đã sơ chế chứa trong thau nhôm không được che đậy.
Điểm bán cháo dinh dưỡng gần chợ Ông Địa (Tân Bình) thật nhếch nhác. Quần áo, đồ đạc sinh hoạt gia đình để cạnh dụng cụ chế biến. Đang lau nhà, nghe có người hỏi mua cháo, người bán chẳng thèm rửa tay vội múc cháo và cá vào hộp nhựa rồi đậy nắp. Kinh doanh trong môi trường không vệ sinh như thế nhưng trên nắp hộp in đậm dòng chữ: “ Cháo dinh dưỡng số 1. Sạch, an toàn, thơm ngon ”.
Tại cửa hàng cháo dinh dưỡng trên đường Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp, người bán cho biết thương hiệu cháo này thuộc một công ty có uy tín nên nguyên liệu đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nằm sau cửa hàng bán cháo là tiệm hàn sắt, ngăn cách bởi cánh cửa. Khi tiệm sắt hoạt động, cửa mở, mùi khét và bụi bặm bay lên cửa hàng cháo. Kinh doanh trong môi trường như vậy nhưng trên hộp cháo dinh dưỡng in nhãn hiệu chua thêm dòng chữ: “ Bổ sung can xi, DHA. Cao hơn, thông minh hơn ”.
Chưa hết, cửa hàng này chỉ treo giấy chứng nhận VSATTP cấp cho công ty còn giấy chứng nhận tại địa chỉ kinh doanh lại không có.
Cháo dinh dưỡng có thực sự an toàn, hiệu quả? - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng cho trẻ em
Cháo được gán mác "dinh dưỡng" vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Tương tự, nhiều cửa hàng bán cháo dinh dưỡng của các thương hiệu khác cũng không có giấy chứng nhận VSATTP.
 Không nên ăn thường xuyên 
BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết nhiều bà mẹ mang con đến khám suy dinh dưỡng mà nguyên nhân nhiều khả năng xuất phát từ thói quen thường cho con ăn cháo mua ở ngoài. Cháo chế biến bên ngoài có vị ngon, cha mẹ thích mua cho con ăn vì tiết kiệm thời gian và dễ đổi món. Trẻ thích ăn các loại cháo này, thậm chí ăn nhiều nhưng lại không lên cân.
Theo BS Hậu, các vi khuẩn E.Coli, Coliforms, Cl.Perfringens, B.Cereus có trong cháo nếu khâu chế biến, nguồn nước, dụng cụ, con người không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Các vi khuẩn trên gây ngộ độc đường ruột, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng hấp thu lâu dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Bào tử nấm men nấm mốc có nhiều trong cháo là do sử dụng nguyên liệu (gạo, rau, củ quả…) bị nấm mốc, gây rối loạn tiêu hóa, lâu dài có thể gây ung thư gan và ung thư đại tràng. &Ldquo;Không loại trừ khả năng sử dụng phụ gia để tạo độ sánh, tạo màu, tạo mùi cho cháo. Điều này dẫn đến thực trạng năng lượng, chất đạm, chất béo cung cấp không đủ cho nhu cầu của trẻ, dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng” – BS Hậu cho biết thêm.
Cũng theo BS Hậu, một số cháo mua bên ngoài thường bỏ nhiều bột nêm, mắm muối vừa với khẩu vị người lớn nên mặn, chẳng những không tốt cho thận ở trẻ em mà có nguy cơ dẫn đến cao huyết áp về sau. &Ldquo; Thức ăn sơ chế sau 2 tiếng ở điều kiện nóng ẩm sẽ nhiễm khuẩn nếu không bảo quản tốt, ngoài ra một số vi khuẩn độc hại lại không bị hủy bởi nhiệt độ. Do vậy, mặc dù cháo được hâm nóng với thức ăn sơ chế vẫn có thể gây ngộ độc ”.
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cũng cho biết mặc dù chưa có số liệu thống kê nhưng khảo sát tại trung tâm, rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám suy dinh dưỡng đã thừa nhận thường xuyên cho con ăn cháo dinh dưỡng. BS Diệp cho rằng không loại trừ khả năng người bán cháo dinh dưỡng sử dụng lại nguồn tôm, cua, cá, thịt, rau… đã sơ chế còn dư của ngày hôm trước. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. &Ldquo; Hơn nữa, bao bì đựng có bị thôi nhiễm trong cháo dinh dưỡng hay không là vấn đề cũng đáng quan tâm ” – BS Diệp lưu ý.

Yếu tố dinh dưỡng có quan hệ gì với chất lượng răng miệng của bé?

Những hỏi đáp về chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng ở trẻ
 Hỏi:  Con tôi hiện được 6 tháng tuổi, khi sinh cháu bị non tháng (7 tháng). Tôi rất quan tâm đến sự phát triển răng của cháu vì đến nay cháu chưa mọc răng. Xin hỏi răng tốt hay xấu có quan hệ gì với chất dinh dưỡng? 

Bài viết về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

 Trả lời: Khi bé mới lọt lòng, tuy không có một cái răng sữa nào nhưng phôi răng đã thấy ở trong hàm răng trên dưới, cho thấy ở trong thời kỳ thai nhi đã chuẩn bị sẵn điều kiện cho việc mọc răng sữa. Cũng như thế, khi răng sữa mọc đủ (răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ 6 – 7 tháng tuổi), trong lỗ chân răng đã thay sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn mọc ra. Sự phát triển của răng cần có các chất dinh dưỡng protein, vitamin (như vitamin A, D, C) và khoáng chất (như canxi, phốtpho, magie, fluor). Thiếu vitamin có thể làm răng phát triển không hoàn toàn, xương lỗ chân răng teo, lợi dễ chảy máu; khi thiếu vitamin A răng mọc chậm, phát triển xấu (nhất là men răng) khiến màu răng trắng đục; thiếu fluor, răng dễ bị sâu, nhiều răng sâu, nhưng nếu hấp thụ quá nhiều fluor lại có thể khiến men răng xuất hiện vết màu nâu, giòn dễ gãy.
Để bé phát triển một bộ răng tốt, đều, bà mẹ phải chú ý đảm bảo chất dinh dưỡng từ thời kỳ mang thai, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ. Nên tăng lượng thực phẩm giàu canxi, tăng protein (đạm). Sau khi bé sinh ra và thời kỳ nhi đồng cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng (chọn thức ăn chứa nhiều vitamin A, D, C như sữa, chế phẩm từ sữa, gan, cá, tôm, trứng, rau quả tươi). Ngoài ra, hằng ngày dành thời gian cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trường hợp con chị nếu thấy   răng mọc chậm  nên đưa cháu đi khám, nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ cho bổ sung lượng vitamin A, D nhất định (như uống dầu gan cá) để giúp răng phát triển tốt.
Tổng hợp từgiadinhenfa.Com.Vn

Thực phẩm dinh dưỡng cũng có thể khiến… bé hư

Thật ra, điều này không còn mới mẻ ở các nước phương Tây khi chính phủ Anh ban hành chính sách hạn chế các chất kích thích trong thực phẩm nhằm giảm đặc tính bốc đồng và hiếu động thái quá ở trẻ. Danh sách ấy còn kéo dài ở phẩm màu và chất bảo quản. Vì vậy, nếu cục cưng nhà bạn có những hành vi bất thường, thì có thể là dochế độ dinh dưỡng của béchứa hơi nhiều 3 yếu tố nguy hiểm sau đây.

Thông tin về chất dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

 1. Đường 
Cùng với lượng đường mẹ thêm vào bữa ăn, đường có sẵn trong thực phẩm như xi-rô, bánh kẹo… chiếm đến 16% lượng calorie trẻ tiêu thụ. Con số này được khuyến cáo là nên giảm xuống thành 5 – 15% nếu bạn không muốn  trẻ mắc bệnh béo phì  , tiểu đường hay thậm chí tăng động, hung hăng.
 2. Phẩm màu 
Những thực phẩm tươi tự nhiên trông khác hẳn với màu sắc mong đợi. Ví dụ, như cam chín hoàn toàn thường sẽ mang màu xanh. Chúng chỉ có màu cam trên cây khi được trồng trong môi trường lạnh và ướp khí etylen. Tương tự, bơ tinh khiết có màu vàng hơi nhạt, nhưng ở một vài sản phẩm người ta vẫn thêm phẩm màu vào margarine.
Phẩm màu là một trong những phụ gia phổ biến nhất trong công nghệ chế biến thực phẩm, từ xúc xích, lạp xưởng, đến kem, rau củ quả… Tuy vậy, hoạt chất này không hề vô hại, mà chúng liên quan tới các triệu chứng dị ứng, nổi sảy ở trẻ và kích thích tính hiếu động. Nguy hiểm hơn, nếu tiếp nạp một lượng phẩm màu trong thời gian dài, có khả năng bạn đang đưa cả bé lẫn gia đình vào  nguy cơ ung thư  khá cao đấy!
 3. Chất bảo quản 
Đương nhiên, chất bảo quản sẽ giữ thực phẩm được tươi lâu hơn nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với nhiều rủi ro khác về sức khỏe. Những chất bảo quản thực phẩm như Butylated Hydroxyanisole (BHA), Sodium Nitrate, và Sodium Benzoete luôn được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là gắn liền với ung thư, trong khi Sodium Nitrate còn ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề hành vi ở trẻ nhỏ. Nghiêm trọng hơn, nghiên cứu của Úc chỉ ra rằng trẻ nhỏ được tiếp xúc nhiều với thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ, bánh ngọt… sẽ tăng tỉ lệ mắc chứng tăng động, cáu kỉnh nhiều hơn trẻ bình thường.
 Cảnh giác mọi lúc 
Không ngừng đọc thành phần và số liệu trên nhãn sản phẩm. Thói quen này sẽ giúp bạn loại bớt lượng phẩm màu hay đường đáng kể trong khẩu phần ăn của gia đình cũng như món ăn vặt yêu thích của trẻ.
Luôn tìm sự thay thế tốt hơn. Thay vì mua đồ đông lạnh, hãy cố gắng mua đồ tươi và tốt nhất là tự chế biến.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nguồn dưỡng chất trước và trong thai kỳ cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của em bé

Từ thời điểm quyết định sẽ mang thai, người mẹ cần hiểu được rằng sức khoẻ không chỉ có ý nghĩa quan trọng với chính mình mà còn với cả đứa con tương lai. Và cũng từ lúc đó, mẹ biết cần phải “ăn cho hai người”, không phải về lượng mà còn về chất.

Các bài viết về dinh dưỡng bé 2 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

 Vì sao phải bổ sung dinh dưỡng sớm trước khi mang thai? 
Phụ nữ mang thai cần phải ăn nhiều và bổ dưỡng hơn, điều đó quá dễ hiểu, nhưng nếu người mẹ chỉ bắt đầu chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi biết mình đã mang thai thì chưa đủ. Ngày nay, các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên bắt đầu chế độdinh dưỡng bà bầuđặc biệt ngay khi bắt đầu có ý định có con trước từ 3 – 6 tháng.
Vì sao người mẹ lại cần khởi động sớm như vậy? Sao không đợi đến lúc chính thức mang thai? Thứ nhất, rất khó để mẹ biết chính xác thời điểm thụ thai, vì vậy khi biết mình mang thai, mẹ chắc chắn đã chậm một bước trong việc chuẩn bị nền tảng sức khoẻ và dinh dưỡng để mang thai.
 Dinh dưỡng trước và trong thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của em bé - Mẹ mang thai - Bà bầu cần biết - Chuẩn bị mang thai - Dinh dưỡng và ăn uống khi mang thai - Những điều cần biết khi mang thai
Thứ hai, một số bộ phận quan trọng của thai nhi được hình thành rất sớm trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, nếu cơ thể người mẹ thiếu một số dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của các bộ phận này, thai nhi có thể bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Chẳng hạn, tình trạng thiếu axit folic có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh bẩm sinh, nứt đốt sống và thai vô sọ.
Từ trước khi mang thai, cơ thể người mẹ có thể đã tồn tại một số mầm bệnh tiềm ẩn có thể phát triển thành bệnh nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy bà mẹ cần được khám sức khoẻ tổng quát và tiêm chủng trước khi mang thai để đảm bảo sức khoẻ khi bước vào giai đoạn thai nghén. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hoàn thiện cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và miễn dịch, khiến mẹ khó chống chọi với bệnh tật trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm này.
 Dinh dưỡng đặc biệt cho mẹ vì tương lai của con 
Vì những lý do nêu trên, chế độ dinh dưỡng trước và trong thai kỳ là rất quan trọng cho sự phát triển của em bé trong giai đoạn hình thành và sức khoẻ của bé khi sinh ra, đồng thời đảm bảo sức khoẻ của mẹ trong khi mang thai, chuẩn bị cho giai đoạn cho con bú và cả sức khoẻ tổng quát của mẹ về sau.
Để có nền tảngdinh dưỡng tốt nhất cho bé, chế độ ăn uống tự nhiên hàng ngày đủ chất và đủ lượng là tốt nhất, tuy nhiên các loại thực phẩm chức năng dạng viên uống bổ sung vitamin cũng được khuyên dùng cho thai phụ để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của cả mẹ và em bé.
So với chế độ dinh dưỡng bình thường, phụ nữ mang thai có nhu cầu đặc biệt cao đối với một số loại dưỡng chất và cần giới hạn nghiêm ngặt với một số dưỡng chất khác, ví dụ:
- Tối thiểu 5mcg vitamin D/ ngày trong suốt thai kỳ và tiếp tục duy trì nếu mẹ cho con bú mẹ.
- Tối thiểu 600mcg acid folic/ ngày từ ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai cho đến hết 12 tuần đầu thai kỳ.
- Không quá 3000mcg (10.000 UI) vitamin A/ ngày để tránh ngộ độc vitamin A – sẽ gây hại cho thai nhi.
Bên cạnh đó, một số khoáng chất quan trọng cũng có nhu cầu tăng cao ở bà mẹ mang thai như sắt giúp tạo máu và   phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ,  canxi giúp tăng cường hệ xương của mẹ và cung cấp canxi hình thành xương cho thai nhi (nếu mẹ cung cấp thiếu canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ). Ngoài ra,   thai phụ cũng cần được bổ sung các kháng thể tự nhiên  giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà mẹ trong suốt thai kỳ và cung cấp kháng thể cho bé thông qua sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú.
Tổng hợp từgiadinhenfa.Com.Vn

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Dấu hiệu cho biết trẻ bệnh và chăm sóc đúng cách

Có rất nhiều nhiều nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh, có thể do thời tiết, do đề kháng của các bé. Chính vì thế dựa vào những dấu hiệu nhận biết sẽ giúp các bậc phụ huynh có những ứng biến kịp thời với tình trạng bệnh của con mình.
Trò chuyện tại Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe TP HCM mới đây, bác sĩ CK.II Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bất cứ những thay đổi sinh lý nào của trẻ như mọc răng, biết lẫy, biết bò… cũng có thể gây phản ứng trên cơ thể trẻ như sốt, tiêu chảy... Tuy nhiên những biểu hiện trên cũng có thể là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm hoặc dấu hiệu đầu tiên của một bệnh lý trong cơ thể.

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng cho bé yêu từ Dumex Việt Nam

"Cần theo dõi và lưu ý những dấu hiệu nghi ngờ, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chẩn đoán bệnh. Bác sĩ khám bệnh sẽ cho biết bạn có thểchăm sóc bétại nhà hay cần phải cho trẻ nhập viện", bác sĩ Thanh cho biết
 Những dấu hiệu của trẻ ốm thông thường là: 
-  Sốt từ 38°C trở lên, nhức đầu, biếng ăn, mệt mỏi.
- Thay đổi hành vi như lờ đờ, khóc thét hoặc kích động.
- Da tái hoặc nổi ban, hoặc ban xuất huyết, đốm xuất huyết dưới da.
- Mắt đỏ hoặc vàng nhẹ, rối loạn thính giác.
- Sổ mũi, ho, đau họng, khó thở.
- Tiêu chảy, ói mửa, đau bụng.
- Phân đen hoặc có đờm/máu.
- Đau lưng/chân/tay hoặc có thể chỉ là biếng ăn, mệt mỏi.
 Chăm sóc, theo dõi tại nhà khi trẻ sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết, cần chú ý: 
-  Phải mặc đồ thoáng mát, lau mát cho trẻ. Gọi là lau mát nhưng thật sự lau bằng nước ấm, vì nếu lau bằng nước lạnh, các mạch máu ngoại vi sẽ co mạch lại, không thoát nhiệt được, trẻ càng run và nhiệt độ càng tăng.
- Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol, nước cam vắt, nước chanh đường… Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Trẻ nhũ nhi vẫn tiếp tục bú mẹ, tăng số cữ bú nhiều hơn bình thường.
- Không nên lo lắng khi trẻ từ chối ăn hoặc ăn ít đi. Vì khi trẻ sốt, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động kém đi, ăn nhiều hoặc ép ăn sẽ làm cho trẻ dễ mệt hơn.
 Theo bác sĩ Thanh, những điều không nên làm khi trẻ sốt là cắt lể, cạo gió, chà xát chanh, rượu, cồn lên người trẻ, tự động cho uống aspirine hoặc kháng sinh, không ủ kín thân thể trẻ hoặc kiêng tắm rửa, thay quần áo, không sử dụng quạt hay máy lạnh quá mạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột…
Lập tức đưa trẻ vào bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu như sốt cao liên tục 2-3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại kéo dài hơn 1 tuần; sốt cao dọa co giật, nôn ói tất cả thức ăn, kể cả nước, hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như nôn ói nhiều, tiêu chảy không cầm, tiểu ít, khò khè, khó thở, tay chân lạnh hoặc tím; trẻ quấy khóc liên tục, giật mình hoảng hốt, khó ngủ hoặc ngủ li bì...
"Trẻ sốt xuất huyết mà da lạnh, vã mồ hôi, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi cầu phân đen, ói ra máu… là phải nhập viện ngay. Bé dưới 3 tháng tuổi, nhất là trẻ sơ sinh bị sốt, nhất thiết phải đi khám và cần nhập viện để tìm nguyên nhân", bác sĩ Thanh nhấn mạnh.
Lưu ý, nếu bé co giật do sốt cao thì lập tức phải hạ nhiệt bằng nhét thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn nếu có sẵn. Hoặc lau mát, hạ sốt cho bé bằng nước ấm và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
 Lê Phương 

Những bài học cư xử cần phải dạy con

Việc rèn luyện vàchăm sóc bévới những quy tắc ứng xử chuẩn mực trong cuộc sống nên được xem là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.
Bản thân tôi là một người mẹ trẻ hiện đại nhưng luôn tự nhắc bản thân không bao giờ được quên dạy con những qui tắc ứng xử mà đối với mội số người, có lẽ là quá cầu kỳ kiểu cách. Tuy nhiên theo tôi, con trẻ như tờ giấy trắng và người lớn chúng ta cần viết nên đấy những gì đẹp đẽ nhất

Chia sẻ kiến thức chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ Dumex Việt Nam
  Tôi sẽ dạy con mình: 
1. Khi con muốn yêu cầu người lớn điều gì, con luôn phải nói “Có được không ạ?”
2. Khi bạn bè, cô bác, anh chị em hay bất cứ ai cho tặng con cái gì, con đều phải nói “Cám ơn” trước khi cầm lấy món quà.
3. Chen ngang và cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu. Nếu con muốn nói gì, hãy đợi người lớn nói xong rồi mới được nói. Như vậy, mọi người cũng sẽ nghe ý kiến của con chăm chú hơn.
&Ldquo;Tiên học lễ, hậu học văn” là điều tôi luôn tâm niệm

4. Nếu thực sự có chuyện cần thiết và muốn can thiệp vào cuộc trò chuyện của ai đó, con có thể nói “mẹ ơi con có ý kiến” hay “cho con hỏi nhanh một chút thôi”.
5. Con không muốn ai động vào đồ chơi của con và người khác cũng vậy. Khi đến chơi nhà mọi người, con đều phải xin phép ý kiến và nhận được sự đồng ý của chủ nhà trước khi sờ và sử dụng đồ của họ.
6. Con không nên chê bai hay nói những điều tiêu cực về người khác. Bất kể là nói trực tiếp hay sau lưng. Tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó.
7. Nếu có ai hỏi han thì phải lịch sự trả lời và hỏi han lại người đó.
8. Nếu con cảm thấy buồn chán khi đi cùng bố mẹ thăm họ hàng hay làm việc tương tự, con phải biết kiên nhẫn và ngồi chờ, hoặc thông báo nhỏ vào tai mẹ. Không được vòi vĩnh đi về.
9. Nếu chẳng may va hay đụng và người khác,  con phải biết nói xin lỗi  . Sau đó mới phân tích xem ai đúng ai sai.
10. Nếu muốn đi nhưng có người lớn tuổi chắn đường, con phải lễ phép xin nhường đường.
11. Phải che miệng khi ngáp hoặc hắt xì.
12. Khi gặp cha mẹ của bạn bè hay đi thăm họ hàng, hướng dẫn trẻ cách hỏi thăm người lớn.
13. Dạy trẻ khi người lớn tuổi yêu cầu làm việc gì như mang ly nước cho bà hay bật TV cho ông, con phải có thái độ kính trọng và vui vẻ làm việc đó.
14. Trước khi ăn cơm, con phải mời ông bà, bố mẹ xơi cơm rồi mới được phép ăn.
15. Khi nhai nuốt, con phải ngậm miệng nhai, không nên há miệng nhồm nhoàm.
16. Sau khi chơi một trò gì đó (thể thao ngoài trời, bài, cờ, ô chữ …), bất kể kết quả thế nào,con cũng cần phải giữ bình tĩnh. Nếu con chiến thắng, cũng không nên tỏ ra quá thỏa mãn hoặc khoe khoang, mà  cần nghĩ đến cảm xúc của người khác.  
Tổng hợp từgiadinhenfa.Com.Vn

Cho con bú thế nào để vẫn giữ dáng ngực đầy?

Có những lo lắng từ các bà mẹ sau khi sinh, làm thế nào để giữ được vòng 1 săn chắc và không bị chảy xệ? Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn cách có vòng 1 đầy đặn và không cần nhờ đến phẫu thuật.
 Xem thêm các bài viết về mẹ và bé 

Thông tin về thực đơn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Mối dây liên kết mẫu tử tuyệt vời khi mẹ cho con bú là điều không ai có thể chối từ. Các chuyên gia luôn khuyên chị em hãy cố gắng cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể, hãy duy trì sữa mẹ đến 1-2 tuổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và hầu như bà mẹ nào có sữa cũng luôn muốn duy trì cho con bú càng lâu càng tốt. Đương nhiên, cũng có nhiều lời rỉ tai cho rằng việc cho con bú sẽ khiến mẹ bị hỏng ngực, ngực bị mất dáng, bé đi và bị “mướp” sau khi cai sữa. Những lời đồn đại này tuy không hoàn toàn đúng sự thật nhưng cũng khiến nhiều chị em lo lắng.
Một số chị em đã quyết định sẽ nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) sau khi cai sữa để lấy lại được dáng ngực như xưa. Tuy nhiên, việc PTTM ngày nay đang trở nên lan tràn và khó kiểm soát về mức độ an toàn. Thay vì chọn lựa nguy hiểm tiềm ẩn khi PTTM, mẹ cho con bú nên biết cách tự chăm sóc và duy trì dáng ngực ngay khi cho con bú.
Có một thực tế mẹ nên biết: Việc ngực xấu hay không, không phải do bé bú mà là do trong quá trình mang thai kích thước vú đã có sự thay đổi. Ngực không bao gồm các cơ bắp và dây chằng. Thay vào đó, ngực chỉ có các mô mỡ và đó là lý do khiến ngực dễ bị chảy xệ. Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến vòng 1 để chuẩn bị cho quá trình chúng ta cho con bú. Số lượng các ống dẫn sữa phát triển khiến ngực trở nên lớn hơn làm ngực giãn nở, thậm chí rạn da. Vú bị căng sữa liên tục có thể làm ngực biến dạng sau khi cai sữa. Mặt khác, cũng tùy theo cơ địa của từng người, vú sẽ có hình dạng khác nhau sau sinh. Tuy nhiên, ta cũng có nhiều cách để “giảm thiểu thiệt hại” của việc hỏng dáng ngực sau khi cai sữa.
Phải tăng cân và ăn thật nhiều chất béo
Muốn ngực đẹp, mẹ cho con bú đừng cố kiêng khem. Ngực được tạo thành bới các mô mỡ, do đó, khi mẹ tăng cân, số mỡ này sẽ tập trung vào ngực khiến ngực đầy đặn và đẹp hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, mẹ cũng nên biết rằng ngực không hề có cơ. Nó chỉ có các dây chằng làm nhiệm vụ giữ ngực. Khi mẹ cho con bú, các dây chằng này sẽ bị dãn ra và lúc cai sữa, nếu không đàn hồi tốt, nó sẽ khiến ngực bị chảy xệ. Vậy làm thế nào để giữ được độ đàn hồi cho dây chẳng?
Mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt chú ý ăn nhiều chất béo. Chất béo, ngay cả cholesterol, vẫn có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc trong cơ thể như các nội tiết tố, vitamin D và đặc biệt là làn da. Thiếu cholesterol sẽ khiến da nói chung và da ngực nói riêng kém đàn hồi và dễ nhăn nheo.
Một trong những axit béo cần nhất lúc này là arachidonic – một loại axit béo có nhiều trong trứng gà và bơ, hai loại thực phẩm lại có rất nhiều mẹ cho con bú kiêng ăn vì sợ béo. Rất nhiều phụ nữ ở tỉnh Trùng Khánh của Trung Quốc luôn được khuyên phải ăn nhiều trứng gà. Họ thậm chí còn ăn đến 10 quả trứng mỗi ngày cùng với rất nhiều thịt gà và thịt lợn. Có lẽ, đó cũng là lý do mà ta hiếm khi thấy một bà mẹ Trùng Khánh có ngực “chảy xuống tận rốn”.
 Cho con bú cần đúng tư thế 
Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt đầu ti hay chảy máu đâu ti. Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ yếu thì mẹ có thể nằm trên giường và bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé.
Đối với mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, khi hút sữa cũng chú ý giữ bình hút và phễu hút đừng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu dần sẽ bị xệ ngực
 Cho con bú đều hai bên ngực 
Mẹ cho con bú nên nhớ, mỗi bầu ngực là một cá thể riêng biệt và hoàn toàn không liên quan đến nhau. Nếu mẹ chỉ cho con bú đúng bên thuận của bé hoặc đúng bên mẹ có nhiều sữa, lâu dần sẽ khiến ngực bên to bên nhỏ rất mất cân đối. Hãy chú ý cho bé bú đều hai bên bầu ngực và bú cạn rồi mới chuyển bên. Tốt nhất là mẹ nên ưu tiên cho con bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước. Càng bú nhiều, sữa càng về và ngực sẽ càng to ra.
 Mặc áo lót cho con bú đúng kích cỡ 
Nhiều chị em khi có con bú thường thích “thả rông” vì cảm thấy áo lót rất vướng víu và lại thường xuyên phải cởi ra khi cho con bú. Tuy nhiên, khi ngực tăng kích thước và các dây chẳng trở nên quá tải thì áo ngực sẽ là trợ thủ đắc lực giúp ngực của mẹ cho con bú không bị mất dáng. Mẹ hãy lựa chọn cho mình một chiếc áo lót chuyên dụng dành cho cho bú và có kích cỡ phù hợp.
 Massage ngực thường xuyên 
Việc  massage ngực khi cho con bú là vô cùng cần thiết  . Nó không những giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn giúp sữa nhanh về. Trước khi cho con bú, mẹ nên dùng một chiếc khăn nóng chườm bầu ngực để giãn tia sữa và các lỗ chân lông. Nhẹ nhàng dùng hai tay xoay tròn lấy bầu ngực từ 2-5 phút. Khi đợi sữa về rồi mới bắt đầu cho con bú. Sau khi bú xong, mẹ lại lấy khăn ướt lạnh chườm để co tia sữa lại.
 Cai sữa cũng cần chiến thuật 
Ngoài việc giữ ngực trong khi cho con bú, cai sữa đúng cách cũng góp phần rất lớn để “bảo toàn” dáng ngực cho mẹ. Những bà mẹ cai sữa vào giai đoạn 4-6 tháng là những bà mẹ thường bị chảy xệ ngực nhất do đây là thời điểm nhu cầu cho em bé bú đạt cao nhất. Cai sữa vào thời điểm này là không khôn ngoan một tí nào. Da của mẹ cho con bú sẽ bị chùng xuống, chảy nhão y như một người béo phì mới trải qua phẫu thuật cắt dạ dày.
Thời điểm cai sữa hợp lý nhất là từ khoảng 1 năm rưỡi đến hơn 2 năm. Thời gian này, nhu cầu sữa của trẻ đã ít đi và ngực của mẹ không phải bị “sốc” khi sữa đột ngột hết hẳn. Các dây chẳng có thời gian để đàn hồi và các mô bắt đầu co lại từ từ.
  Biết cách cho con bú  và cai sữa úng chuẩn sẽ khiến mẹ vừa cung cấp được cho con nhiều dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ, vừa giữ được cho mình dáng ngực đầy đặn như thời con gái.

Những món ăn trị bệnh còi xương cho bé

Còi xương là tình trạng chung mà tất cả các bà mẹ khi chăm sóc con đều lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị còi xương như thế nào nhé.

Còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ sinh thiếu cân, sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng...

Thông tin về dinh dưỡng cho bé yêu từ Dumex Việt Nam

Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng... Trường hợp nặng, trẻ bị biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, có chuỗi hạt sườn, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, chân vòng kiềng, chữ bát,... Sau đây xin giới thiệu một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị còi xương để các bà mẹ có thể chế biến cho con.

Bột chân cua: chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn. Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau. Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 - 20 ngày.

Cháo lòng đỏ trứng gà: lòng đỏ trứng gà 2 cái, gạo ngon 50g, bột gia vị vừa đủ. Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 - 30 ngày.

Cháo tôm: tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.

Cháo sụn lợn: xương sụn lợn 100g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Xương sụn lợn rửa sạch, xay nhỏ như bột, ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Xương sụn lợn cho vào nồi thêm 150ml nước đun trên lửa nhỏ, khi sụn nhừ cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp tới khi cháo chín cho bột ngọt. Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 15 - 20 ngày.

Cháo cá quả: cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 - 30 ngày. Ăn cách ngày.

 Cách phòng ngừa còi xương cho trẻ 

Để phòng bị còi xương ở trẻ, trong thời gian mang thai, người mẹ nên ăn các thực phẩm giàu canxi. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hằng ngày cho trẻ tắm nắng khoảng 10 - 15 phút vào buổi sáng. Tăng cường cho trẻ ăn các món giàu canxi, phốt pho như trứng, cá, tôm, cua, ngao, sò, ốc và sữa, pho mát. Nếu cần, nên bổ sung vitamin D, canxi cho trẻ dưới dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Nhà ở của trẻ phải có đủ ánh sáng. Nếu trẻ bị mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp... Cần được chữa trị sớm./.

Những quy tắc cần thiết khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé

Trẻ biếng ăn luôn là nỗi ám ảnh của các ông bố bà mẹ, nhưng làm cách nào để tránh cho bé không bị biếng ăn.

10 quy tắc vàng dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé .

Các kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ Dumex Việt Nam

1.Tuyệt đối không cho bé xem tivi trong lúc đang ăn, cũng như không cho bé vừa ăn vừa chơi…

2.Hãy kiên nhẫn và dịu dàng, tránh tỏ thái độ khó chịu hay la mắng bé khi bé ăn ít hay không chịu ăn.

3.Đừng tiết kiệm những lời khen tặng khi bé chịu thử một món mới.

4.Khuyến khích bé tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn.

5. Đừng ngại việc dọn dẹp sau mỗi lần bé tự ăn. Cha mẹ không nên vì sợ bé làm đổ cơm ra ngoài mà cấm bé tự ăn. Việc bé chơi với thức ăn, chén bát là cách để bé học tính tự lập và cảm thấy thích thú với bữa ăn hơn.

6. Nên chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi và sức nhai của bé. Nếu bé chưa có đủ 20 răng sữa thì không nên cho bé ăn cơm, ngược lại, đừng bắt bé phải ăn cháo xay khi bé đã có thể nhai thức ăn, vì như thế sẽ khiến bé có tâm lý chán bữa ăn và trở nên biếng ăn.

7. Việc kéo dài bữa ăn từ giờ này sang giờ khác là điều tối kỵ, vì khi đó thức ăn không còn nóng sốt mà trở nên trương sình, không còn hấp dẫn bé nữa. Do đó, phụ huynh chỉ nên giới hạn bữa ăn trong 20 - 30 phút.

8. Cần kiên nhẫn, bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tập cho bé làm quen với các món ăn mới.

9.Khi bé không cần ăn đủ theo nhu cầu, cha mẹ không nên cho bé ăn bổ sung các thức ăn ngọt như uống nước ngọt, ăn bánh ngọt… mà chỉ nên cho bé uống nước lọc để qua cơn đói cho đến bữa ăn tiếp theo. Tuyệt đối tránh cho bé ăn vặt.

10. Để giúp bé nhanh chóng bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng, cha mẹ nên cố gắng bổ sung cho bé dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.
 Theo Cha mẹ và con 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Con gái em gần 4 tuổi, cháu nặng 18kg, cao khoảng 103cm. Bé rất lười ăn, mỗi bữa chỉ 1 bát con cháo và kéo dài phải 40 phút (ăn cháo) còn ăn cơm thì 90 phút.


Bé nhà em nhai rất chậm và lâu. Ăn uống không ngon miệng. Chế độ ăn hàng ngày như sau: một ngày khoảng 600ml sữa công thức (chia làm 3 bữa trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ)
- Sáng: Cháo + 1 hộp sữa chua.
- Trưa: Ăn theo chế độ của lớp.
- Tối: Ăn cháo hoặc cơm và ăn 1 cốc hoa quả.
Hiện tại thì em thấy cân nặng của con em cũng ổn, nhưng với lượng ăn ít như hiện nay thì chỉ sợ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thúy - thuypl...@Vms.Com.Vn)
 Trả lời:  
Chào bạn!
Trẻ độ tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn lao động nhẹ, nhưng số lượng mỗi bữa ăn ít hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo đủ dinh dưỡng , trẻ cần phải ăn khoảng 5 bữa/ ngày. Ngoài các bữa chính cùng gia đình, bạn nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng các thức ăn mềm như: Súp, cháo, sữa, phở, bún…
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều đạm như: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa... Ngoài ra cần thêm rau xanh, dầu mỡ.
Sau bữa ăn, bạn nên cho trẻ ăn trái cây chín như: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả ngọt trước bữa ăn vì các đồ ăn ngọt gây ức chế sự thèm ăn ở trẻ. Khi ăn đồ ngọt, trẻ có cảm giác no nhưng không đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, chất ngọt còn tạo điều kiện làm hỏng răng ở trẻ.
Những hôm trẻ đi học ở trường, bạn có thể cho bé ăn thêm bằng cách: Bữa sáng trước khi đến trường, bữa chiều sau khi đón về và bữa tối để đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng trong ngày.
Ở độ tuổi này, trẻ có thể ăn được các món ăn giống như người lớn, trừ các gia vị cay, chua.
Chúc bé ngoan và mạnh khỏe!

Tổng hợp từ giadinhenfa.Com.Vn

Hướng dẫn cách nấu 8 món cháo dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Các mẹ có trẻ biếng ăn, muốn nấu cháodinh dưỡng thơm ngon cho bé? Chỉ dẫn và tổng hợp các cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ngon nhất, khoa học nhất, mời các mẹ tham khảo

Các kiến thức về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

Cháo tôm – cải thảo – dừa xiêm ngon cho bé
 Nguyên liệu: 
- Tôm: 3 con
- Dừa xiêm: 1 trái
- Cải thảo: 1 lá
- Gạo tẻ: 1 nhúm
- Gạo nếp: 1 nhúm
- Hành lá và hành tím
 Cách thực hiện: 
- Tôm cho vào luộc với nước dừa.
- Sau đó cho nước luộc tôm vào nồi nước lạnh nấu cháo.
- Tôm lột vỏ lấy phần thịt nhớ lấy luôn cả 2 con mắt tôm rồi đem giã nhỏ
- Tiếp theo cho vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung.
- Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn. Đừng nấu quá lâu, cải sẽ mất vitamin và bị nồng.
- Tắt lửa, thêm dầu ăn vào. Dầu ăn rất tốt cho việc hấp thu và hòa tan các vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm.
Lưu ý: Tôm chứa rất nhiều canxi và nước dừa có nhiều khoáng chất giúp dậy mùi thơm của tôm. Món cháo này thích hợp trong việc dùng cho các bé nóng trong, rôm sảy, thích hợp với các bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì dừa bù nước rất tốt.
Cháo lươn cà rốt bổ dưỡng cho bé yêu
 Nguyên liệu: 
- Gạo tẻ: 25g bạn có thể ước chừng khoảng một nắm tay
- Thịt lươn: 10g
- Cà rốt băm nhuyễn: 20g
- Dầu ăn: 1,5 thìa
- Cà phê nước mắm: 1 thìa
- Cà phê muối iốt: 1 muỗng
 Cách làm: 
- Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài
- Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc
- Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ.
- Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát)
- Bắc lên bếp nấu sôi trở lại.
- Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7-10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.
- Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.
Lưu ý: Bạn nên hấp lươn để giữ độ ngọt và chất dinh dưỡng của thịt.
Cháo bí đỏ thịt gà cho bé
 Nguyên liệu: 
- Thịt gà : 50g
- Gạo tẻ: 80g
- Bí đỏ: 50g
- Gia vị: 1/2 thìa cafe đường, 1/4 thìa cafe muối, 2 thìa cafe dầu ăn dinh dưỡng, 300ml nước dùng
 Cách thực hiện 
- Thịt gà băm nhỏ, cho khoảng 2 thìa cafe nước lọc vào tán đều
- Bí đỏ hấp chín, tán nhuyễn
- Nấu cháo với gạo tẻ, sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín. Nêm muối với đường cho vừa ăn
- Múc cháo ra tô, trộn đều với dầu ăn dinh dưỡng.
Lưu ý: Nhớ cho bé dùng khi còn ấm
Cháo cá lóc cho bé
 Nguyên liệu: 
- Cá lóc: 300g
- Gạo tẻ: 25g
- Gạo nếp: 25g
- Gia vị: mắm, muối
 Cách thực hiện: 
- Cá lóc cạo bỏ vẩy, làm sạch, đem luộc chín
- Sau khi luộc chín cá lóc, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị.
- Xương cá giã nhỏ lọc lấy 300ml nước.
- Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nước xương cá ninh nhừ, khi cháo chín thì cho thịt cá vào khuấy đều cho tới khi cháo sôi trở lại.
Lưu ý: Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng 2 lần vào lúc đói. Một tuần ăn 3 ngày cách nhau và ăn trong 2 tuần
Cháo tôm bí đỏ cho bé biếng ăn
Vừa ngon vừa đẹp mắt đảm bảo bé yêu của bạn không chê món này đâu
 Nguyên liệu 
- Gạo 20gr (2 muỗng xúp đầy)
- Tôm tươi bóc vỏ 30 gr (3 muỗng xúp)
- Bí đỏ 30gr (3 muỗng xúp)
- Nước 250ml (1 đầy chén)
- Dầu ăn 10gr (2 muỗng cà phê)
- Nước mắm hoặc muối iốt
 Chế biến 
- Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, giã giập; nấu cháo chín mềm (20 – 30 phút). Sau đó, cho bí đỏ vào nấu chung.
- Tôm quết nhuyễn, tán với chút nước, cho vào cháo, khuấy đều. Nêm muối iốt hoặc nước mắm (nên nêm nhạt).
- Múc ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn rồi cho bé dùng ấm.
Cháo hào (hàu) hạt sen cho bé
 Nguyên liệu: 
- Gạo: 30g
- Hào: 50g
- Hạt sen: 20g
- Nấm rơm: 30g
- Gia vị: đường, muối, nước mắm và 10g dầu ăn
 Cách thực hiện: 
- Gạo vo sạch, cho vào 2 chén nước
- Hạt sen tách đôi, bỏ tim
- Nấu gạo và hạt sen vào thành cháo
- Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, xắt hạt lựu
- Hào bằm nhỏ
- Đầu hành lá phi chung với 10g dầu ăn cho thơm, cho hào vào xào, tiếp theo cho nấm vào xào
- Nêm 1/2 muỗng nhỏ muối
- Sau đó lấy tất cả những phần đã xào bỏ vào nồi cháo đang sôi, đậy nắp 8 phút
 Lưu ý: Trong 100g hào có 40ml kẽm – kẽm trong thực phẩm làm cho bé giảm biếng ăn

Cháo cua với bột bán, bông cải

 Nguyên liệu: 
- Bột gạo: 20g
- Bông cải bào nhuyễn: 20g
- Bột bán: 5g
- Thịt cua băm nhuyễn: 20g
- Dầu ăn: 1 thìa cà phê
- Nước: 1 chén đầy (250 ml).
 Cách làm:  
- Hòa cua với một ít nước cho tan đều.
- Cho nước và bột bán vào nồi nấu chín.
- Cho cua và bông cải vào đun sôi.
- Cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn.
- Bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức ngay.
Cháo cá quả, cải xoong cho bé
 Nguyên liệu: 
- Cá quả 1 con (300g)
- Rau cải xoong 30g
- Gạo 50g
- Bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
 Cách làm: 
- Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
- Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo).
- Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được.
VN:D [1.9.22_1171]


Những thông tin có thể gây hại cho mẹ và thai nhi

Nhiều người lầm tưởng rằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ  cũng có thể giúp bạn cho ra đời những em bé bụ bẫm, đáng yêu, xinh xắn và thông minh. Và vì thế mới nảy sinh hàng loạt câu chuyện bi hài, ngộ nghĩnh.
Sinh ra những đứa con không chỉ khỏe mạnh mà còn xinh đẹp, thông minh là mong ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, mong ước này nhiều khi biến thành những hành động thái quá khiến chị em bầu cố gắng ăn uống không kiểm soát. Không biết đứa con sau này sinh ra có khỏe đẹp hay không nhưng hậu quả trước mắt thì chính mẹ bầu phải chịu đựng.

Thông tin về dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

 Ăn lựu để con má lúm đồng tiền 
Từ ngày có thai chị Thu Hoa (Long Biên, Hà Nội) ngày ngày làm bạn với các trang diễn đàn làm mẹ. Vì mang thai lần đầu lại không ở cùng bố mẹ nên kiến thức thai kỳ của chị hạn hẹp lắm. Vì vậy mà chị rất chăm chỉ học hỏi từ các mẹ trên diễn đàn. Hầu hết những gì chị ăn, những việc chị làm để tốt cho thai kỳ đều học được từ chị em. Chị thấy mừng lắm vì chẳng cần đến bác sĩ mà kiến thức mang thai của chị cùng “dầy” lên đáng kể.
Hôm trước, tình cờ đọc được topic của một mẹ về chuyện làm thế nào để sinh con có má lúm đồng tiền. Chị mừng ra mặt vì đó cũng là mơ ước của chị từ ngày mới có thai. Từ khi siêu âm biết đang mang thai con gái, chị lại càng nuôi hy vọng sẽ sinh được con có đôi má lúm xinh xinh để làm duyên. Vốn nước da của hai vợ chồng chị đều ngăm ngăm nên chẳng hy vọng da con sẽ trắng đâu. Nhưng da không trắng mà con có được đôi má lúm thì nhìn cũng yêu lắm rồi.
Thấy chủ topic mách chị em nếu muốn sinh con có má lúm đồng tiền thì nên ăn nhiều quả lựu. Từ hôm đó chị ra sức ăn lựu. Chị chia sẻ rằng nếu biết mẹo này sớm thì sẽ ăn ngay từ ngày mới mang thai nhưng giờ đã là thai kỳ tháng thứ 6 rồi nên sẽ phải ăn nhiều hơn. Chủ topic nọ còn khẳng định như đinh đóng cột rằng chính nhờ ăn lựu mà chị sinh 2 con đều có má lúm đồng tiền, rất duyên, khiến chị Hoa càng thêm tin tưởng.
Ngày nào đi làm về chị cũng mua khoảng 1kg lựu để về nhâm nhi. Chị ăn lựu thay tất cả mọi loại hoa quả khác và ăn bất cứ lúc nào không chỉ ở nhà mà cả trên cơ quan. Ăn một mình buồn, chị còn mua thêm để rủ chồng ăn cùng những lúc hai người ngồi xem phim hoặc trò chuyện. Nhiều khi chán ăn lựu, chị còn ép lấy nước để uống. Chẳng biết việc ăn uống này có hiệu quả hay không nhưng khi ăn đến ngày thứ 5 thì chị bị đau bụng nặng. Cả ngày hôm đó chị bị “tào tháo đuổi” đến nỗi đang ở cơ quan phải xin về vì mệt quá. Đau bụng còn kéo dài đến 2-3 ngày sau khiến chị bị mất nước nặng và phải nhập viện. Khám xong, bác sĩ kết luận chị bị rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều lựu. Mà có thể trong quả lựu còn chứa nhiều chất bảo quản khiến chị bị ngộ độc.
Phải nằm viện 2 ngày để truyền nước thì tình trạng bệnh mới đỡ và ổn định hơn. Khi xuất viện, bác sĩ đặn di dặn lại chị Hoa không được ăn nhiều lựu nữa. Bác sĩ còn ghi rõ thực đơn ăn uống hàng ngày cho chị để đảm bảo cho thai nhi đủ chất và khỏe mạnh. Sau lần nhập viện đó, chị không dám ăn lựu nữa.
 Uống nước dừa để da con trắng bóc 
Câu chuyện của mẹ bầu Như An cũng tương tự như thế nhưng hậu quả thì nghiêm trọng hơn nhiều. Hồi chưa bầu bí, chị thấy rất nhiều chị em bầu trong cơ quan thường xuyên uống nước dừa. Trên đường đi làm về, chị cũng thường thấy mẹ bầu dừng lại để mua dừa về uống, chị đoán chắc nước dừa tốt lắm nên mới nhiều bà bầu mua thế. Hỏi ra mới biết bà bầu uống nước dừa nhiều sẽ khiến con không chỉ sạch đờm nhớt mà còn có làn da trắng hồng.
Chị ghi nhớ và tự nhắc nhở mình đến lúc bầu bí sẽ phải  uống nước dừa.  Thế là ngay sau hôm đi khám thai lần đầu biết chắc mình đã mang thai 5 tuần, chị bảo anh xã mua luôn cho 10 quả dừa về để tủ lạnh uống dần. Ban đầu chị uống mỗi ngày một quả nhưng hồi đó chị mang bầu giữa những ngày tháng 7 nóng nực nên có ngày chị uống đến 2 quả và đều uống nước dừa để ngăn mát tủ lạnh. Nước dừa có vị ngọt nhẹ lại mát nên chị thích lắm.
Thế nhưng có lẽ ăn uống cái gì nhiều cũng không tốt. Đến tháng thứ 3 thai kỳ, chị bỗng bị đau bụng nhẹ. Vội kiểm tra thì thấy có máu chảy ở âm đạo. Chị lo quá vào bệnh viện khám thì được bác sĩ kết luận chị bị dọa sảy thai. Tìm hiểu về chế độ ăn uống của chị, bác sĩ nói có thể do chị uống nước dừa, đặc biệt nước dừa để lạnh quá nhiều. Nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng khiến chị bị dọa sảy thai. Nằm dưỡng thai trong bệnh viện chị An ngậm ngùi nói: “Ban đầu em cứ tưởng cứ mang thai là uống được nước dừa, uống càng nhiều càng tốt. Em sợ con em da đen giống bố nó lắm nên mới cố uống thế. Từ giờ em sẽ không uống nhiều thế nữa. Cầu mong con được khỏe mạnh là em mừng rồi”.
 Ăn trứng ngỗng để con thông minh 
Từ ngày biết tin mang bầu mẹ chồng chị Thanh (Hoài Đức, Hà Nội) đã chạy vạy đủ nơi để tìm được nguồn trứng ngỗng an toàn cho con dâu. Theo mẹ chồng chị thì trứng ngỗng rất tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Từ ngày xưa, các cụ đã dạy khi mang bầu là phải ăn trứng ngỗng, ngày xưa khó khăn có được quả trứng ngỗng quý lắm. Chị Thanh kể: “Em mới mang bầu 3 tháng mà mẹ chồng đã bắt ăn đến 10 quả trứng ngỗng. Mỗi quả trứng to đến 2-3 lạng khiến em ngán vô cùng nhưng không ăn thì sợ làm phật ý mẹ chồng vì bà đã cất công đi mua cho mình, mà ăn vào thì bụng em ấm ức, khó tiêu lắm. Em cũng nghe nhiều người nói bầu bí  ăn trứng ngỗng  giúp thai nhi thông minh. Vì vậy dù có khó ăn em vẫn cố.&Rdquo;
Hầu như tuần nào mẹ chồng chị cũng bắt ăn một quả. Ăn nhiều trứng ngỗng khiến chị ngán ngẩm và lâu dần thành khiếp chẳng dám ăn trứng, dù đó là bất cứ loại trứng gì. Mỗi lần ăn trứng, chị như đánh vật. Để ăn hết một quả, chị phải uống đến 3 ly nước và ăn xong thì chẳng thể ăn nổi bất cứ món gì nữa.
Các bà bầu không nên nghe những thông tin truyền miệng vì có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi
Đến tháng thứ 5 thai kỳ thì trứng đã trở thành nỗi khiếp đảm với chị. Không chỉ riêng trứng ngỗng mà cả trứng gà, trứng vịt… chỉ cần nhìn thấy thôi là chị Thanh đã nôn thốc nôn tháo. Vì sợ trứng quá chị đã phải nhờ chồng nói khéo với mẹ xin ngừng ăn trứng và thay bằng các thực phẩm khác. Chị chia sẻ nếu cứ ăn trứng hàng ngày thế này chắc chị không ăn nổi món nào khác nữa.
Vẫn biết việc ăn uống khi mang thai là cần thiết nhưng mẹ bầu không nên vì thế mà ăn uống thái quá. Việc ăn uống phải đảm bảo cân bằng, đủ chất dinh dưỡng và khoa học để thai nhi phát triển tốt. Ăn quá nhiều một thứ cũng không tốt và chị em không nên nghe những lời đồn thổi xung quanh để ép mình ăn uống với   hy vọng con khỏe đẹp  . Kết quả sau này thì không biết thế nào nhưng hậu quả trước mắt thì chính mẹ bầu sẽ phải chịu đấy.
Tổng hợp tự giadinhenfa.Com.Vn 

Chăm sóc đôi chân mẹ bầu tốt nhất khi mang thai

Khi mang bầu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi và đau nhức, chính vì thế, bạn cần biết cách chăm sóc sức khỏe thật tốt và chế độ dinh dưỡng mang thai thật tốt. Đặc biệt là đôi bàn chân vì nó có trọng trách nâng đỡ cơ thể đang ngày một “phình” lên của bạn.

Trung bình mỗi ngày đôi chân của bạn thực hiện khoảng 5210 bước chân. Còn trong những ngày bận rộn, số bước chân có thể tăng lên tới 10000 bước. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức chăm sóc đôi chân của mình. Đặc biệt là trong thời kỳ bầu bí khi đôi chân có nhiệm vụ nặng nề hơn rất nhiều.

Các kiến thức về dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết để chăm sóc tốt nhất cho đôi bàn chân của mình:

Sự thay đổi trên đôi chân của mẹ bầu


- To hơn bình thường: Cùng với sự phát triển của thai nhi là sự tăng lên về cân nặng của người mẹ. Trọng lực lên đôi chân cũng vì thế mà tăng lên so với bình thường vì thế, chân thường to hơn để di chuyển vững chắc hơn.

- Chân bị sưng, phù: là do sự tuần hoàn tới chân bị chậm lại. Hormone sản sinh ra trong thai kì làm lỏng cơ, chùng các thành mạch máu, dẫn tới hiện tượng này. Các chuyên gia giải thích, việc giữ nước trong giai đoạn này ở bà bầu là hiện tượng bình thường vì cơ thể cơ thể người mẹ và thai nhi cần nhiều nước để trao đổi các chất dinh dưỡng và oxy cho em bé trong bụng.

Nếu hiện tượng sưng, phù chân còn biến chứng khiến mặt và tay của thai phụ sưng theo. Đồng thời chị em còn thấy đau đầu dữ dội, thị lực giảm sút và cân nặng tăng liên tục thì cần đi khám ngay. Đây là hiện tượng của chứng tiền sản giật rất nghiêm trọng.

Bà bầu cần chăm sóc đôi chân để giảm mệt mỏi


- Cơn chuột rút thường xuyên ghé thăm: là do cơ thể bị thiếu một lượng lớn canxi và phốt pho. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm từ sữa hoặc tư vấn chuyên gia để được bổ sung canxi một cách phù hợp. Ngoài ra, hiện tượng chuột rút cũng ở các thai phụ thiếu kali. Chị em có thể lựa chọn chuối và mơ khô cho cho bữa tráng miệng hàng ngày để cơ thể được bù đắp lượng kali bị thiếu.

- Chứng giãn tĩnh mạch: Khoảng 20% phụ nữ bị chứng giãn tĩnh mạch trong thời gian mang thai. Thông thường khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể của người phụ nữ tăng lên khoảng 40% gây ra áp lực lên các thành mạch máu. Tĩnh mạch bị kéo căng vì sức chứa không đủ khiến mạch máu bị giãn ra. Khi bị giãn tĩnh mạch, các thai phụ đều cảm thấy chân đau nhức, cơ thể luôn nặng nề, mệt mỏi. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau khi bạn sinh hem bé.

Massage chân cực tốt cho bà bầu

Phụ nữ mang thai phải trải qua nhiều đau nhức trong thai kỳ do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và việc tăng cân ảnh hưởng đến đôi chân, dẫn đến phù nề, chuột rút, đau nhức ở bàn chân. Chính vì thế, massage chân rất tốt cho bà bầu. Nó vừa giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, thư giãn và có được giấc ngủ sâu hơn. Các ông chồng có thể học 4 động tác massage chân dưới đây để cùng vợ vượt qua sự khó chịu trong thai kỳ:

Động tác 1: Massage lòng bàn chân

Dùng cả hai tay giữ lòng bàn chân, ấn hai đầu ngón tay cái thật chậm rãi, dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ gót tới các ngón chân.

Động tác 2: Massage ngón chân

Dùng ngón tay cái chà nhẹ vào chỗ nhiều thịt, phía sau mỗi ngón chân, trong vòng 30 giây. Tiếp đến, túm nhẹ ngón chân út bằng ngón tay cái và ngón trỏ trong khi bàn tay còn lại cố định ở ngón chân cái. Thao tác lần lượt đến hết 5 đầu ngón chân.

Động tác 3: massage gót chân

Ôm bàn chân bằng cả hai tay. Dùng hai ngón tay cái massage theo hình vòng tròn nhỏ và ấn nhẹ vào vùng thịt đệm gần các ngón chân. Thao tác tương tự với chỗ cong và phần gót của bàn chân.

Động tác 4: massage mắt cá chân

Lấy bàn tay xoay tròn thành nhiều lần quanh mắt cá. Trải rộng lòng bàn tay, chà nhẹ vào lớp da phía trên và phía dưới mắt cá. Sau đó, ấn nhẹ theo đường dọc, từ mắt cá đến các ngón chân. Kết thúc bằng  xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân, từ mắt cá đến đầu gối  .

Bà bầu cần biết thêm:

- Khi bụng bạn lớn hơn và khó có thể cúi xuống để vệ sinh chân, bạn nên dùng một chiếc bàn chải cán dài chuyên dụng để  vệ sinh cho đôi chân của bạn được sạch sẽ.  

- Bạn có thể nhờ chồng hoặc người bạn, người thân xung quanh bôi kem dưỡng chân.
- Gặp bác sĩ để kiểm tra các vấn đề về chân nếu bạn gặp khó khăn với nó.

- Chọn giày có mũi vuông hoặc tròn. Tránh chọn giày mũi nhọn cho bà bầu. Và hãy chắc chắn bạn mua giày vì chúng hợp với chân mình chứ không phải vì chúng đẹp: Nhiều chị em cố tặc lưỡi cứ mua vì thích chứ họ biết rõ mình đi đôi này có hơi rộng/ chật vẫn chẳng sao. Vậy là đi 1 vài lần rồi lại bỏ xó, rất lãng phí.

Theo meyeucon.org

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ra ngoài vào thời tiết lạnh

Việc cho trẻ nhỏ ra hít thở không khí dù là trời nóng hay lạnh đôi khi cũng rất cần thiết. Đó chính là phương pháp giúp tăng sự miễn dịch tự nhiên cho các bé, giúp bé ăn ngủ tốt hơn. Bài viết liên quan mẹ và bé.

Những kiến thức liên quan đến mẹ và bé

Các bài viết về thức ăn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Tuy nhiên với những bé mới sinh (nhất là bé sơ sinh nhẹ cân) thì bạn không nên đưa con ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15°C. Khi trời mưa phùn, gió mùa hoặc khi bé bị sốt, bạn cũng không nên cho bé ra ngoài bởi bé dễ mắc bệnh hô hấp khi trời lạnh quá hoặc do không khí ẩm ướt. Tốt nhất chỉ nên cho bé ra ngoài trời khi trời không quá lạnh và không khí khô ấm.

Nếu thời tiết bất lợi kéo dài nhiều ngày, bạn không nên để bé suốt ngày nằm trong căn phòng đóng cửa im ỉm. Nên bế bé lại gần cửa sổ mở để bé có thể tận hưởng vài phút không khí trong lành. Có thể kê một cái ghế cạnh cửa sổ để mẹ cho bé bú hoặc hai mẹ con ngồi chơi ngoài hiên nhà khuất gió.

Những lưu ý khi đưa bé ra ngoài trong mùa lạnh:

Thời điểm lý tưởng

Vào mùa đông, thời gian tốt nhất để đưa bé ra ngoài là buổi sáng muộn hoặc lúc xế chiều. Không chọn lúc sáng sớm hoặc chiều tối, bởi lúc đó nhiệt độ bên ngoài khá lạnh. Ngoài ra, có thể cho bé nằm trên xe đẩy, đi dạo ở nơi nhiều cây xanh trước (hoặc sau) bữa ăn trưa. Đừng lo lắng nếu em bé của bạn ngủ thiếp trên xe đẩy, bởi bé vẫn nhận được không khí trong lành.
  
Thời lượng đi dạo

Các chuyên gia khuyến cáo không nên đưa bé ra ngoài dạo chơi quá 30 phút trong những ngày đầu tiên. Bé có trọng lượng từ 4,5kg trở lên có thể đi dạo lâu hơn một chút.

Bên cạnh mặc quần áo đủ ấm thì cho bé nằm trong xe đẩy cũng giúp bé tránh gió lạnh. Nếu bạn phải dừng lại một thời gian, nên kéo miếng che trên mui xe đẩy để bảo vệ bé trước thời tiết lạnh.
Đừng quên mũ, tất chân và bao tay cho bé

Đầu là khu vực mà nhiệt thoát ra nhiều nhất ở bé. Do đó, tuyệt đối không để bé đầu trần ra ngoài trời lạnh.


Cẩn thận với virus mùa đông

Hệ thống miễn dịch của bé còn chưa trưởng thành. Trời lạnh làm giảm hệ miễn dịch của bé. Hơn nữa, trong mùa đông, virus gây bệnh sinh sôi nhiều hơn bao giờ hết. Sự kết hợp các yếu tố trên càng làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Nguy cơ lớn nhất trong thời tiết lạnh là virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể gây viêm tiểu phế quản. Bệnh này xảy ra đặc biệt là ở dưới 2 tuổi. Các triệu chứng bao gồm thở nhanh hơn (hút ngực khi hít vào, khò khè khi thở ra) và đôi khi là nhịp tim tăng, kèm sốt. Bệnh nghiêm trọng nhất là với bé dưới 3 tháng tuổi.

Cho con bú mẹ (đặc biệt là sữa mẹ được sản xuất trong vài ngày đầu tiên, gọi là sữa non) là “văcxin” tốt nhất cho bé. Nên kéo dài thời gian cho con bú cho đến khi thời tiết ấm áp hơn, nếu có thể. Không chọn lúc trời lạnh là thời điểm cai sữa cho bé

Ngủ cũng là một yếu tố rất quan trọng ở độ tuổi này của bé. Đảm bảo rằng em bé của bạn ngủ ít nhất 14 đến 15 tiếng một ngày.

Tuy nhiên, không có gì có thể “cạnh tranh” với tình yêu để chăm sóc bé khỏi virus trong môi trường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các bé được “bao phủ” bởi những cái ôm, những nụ hôn và tình cảm từ cha mẹ là những bé ít mắc bệnh thường xuyên.

Theo meyeucon.org