Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Top 9 loại thực phẩm cải thiện sức khỏe cho bé yêu

Sức đề kháng có tác dụng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người như vi khuẩn, virus… Với trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch còn chưa phát triển, sức đề kháng của cơ thể còn yếu nên dễ bị vi khuẩn bên ngoài tác động và gây bệnh…  

Cho nên, việc tăng cường, nâng cao hệ miễn dịch cho bé nhỏ giữ vai trò rất quan trọng, giúp bé khỏe mạnh hơn, thông minh hơn. Ngoài các cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ như cho mặc ấm vào ngày lạnh, cho bé ngủ đủ giấc, những bà mẹ nên bổ sung một số thức ăn tăng cường hệ miễn dịch của trẻ như:


1. Khoai lang

Khoai lang cung cấp nhiều calories, beta-carotene, vitamin vừa giúp tăng cường miễn dịch lại có thể chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra cũng như chống ung thư. Mặt khác, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang sẽ rất quan trọng để có một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Các mẹ có thể chế biến các món ăn ngon cho con yêu của mình từ khoai lang như canh khoai lang, thái nhỏ khoai lang nấu cháo, bánh khoai lang,

2. Quả óc chó

Quả óc chó có nguồn axit béo omega 3 lành mạnh – hợp chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ vì giúp cơ thể chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ chỉ ra nó còn giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Mẹ có thể sử dụng quả óc chó trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng.

3. Nấm

Nấm cũng được xem là một trong số thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Hầu hết các loại nấm đều có khả năng giúp hệ miễn dịch của bé tốt hơn, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa mắc bệnh cảm lạnh vì chúng chứa nhiều vitamin D và chất chống oxy hóa.

4. Tỏi

Tỏi được coi là một trong số loại thuốc kháng sinh đáng tin cậy nhất trong thiên nhiên, do đó, tác dụng của tỏi với cơ thể luôn được đánh giá cao. Đặt biệt nhất là Thành phần allicin trong tỏi có tác dụng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự tấn công của vi vào cơ thể. Vì tỏi có mùi khá khó chịu nên để bé có thể ăn được loại gia vị này, mẹ nên chế biến khéo léo cùng với các loại thịt, cá, rau.

5. Sữa chua

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với hệ tiêu hóa của bé. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, có tác dụng giúp bé dễ tiêu hóa và chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu chỉ rang những bé nhỏ dùng sữa chua hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng nhiều hơn 19% so với số khác không dùng.

6. Súp lơ

Súp lơ trắng và súp lơ xanh đều chứa rất giàu vitamin A, vitamin c, c anxi giúp tăng cường sức khỏe cho bé vào mùa lạnh. Chất xơ trong súp lơ làm sạch các mảng bám trong cơ thể, nhuận tràng giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh và hạn chế các bệnh về đường ruột.

Súp lơ trắng và súp lơ xanh đều chứa rất giàu vitamin A, vitamin c, c anxi giúp tăng cường sức đề kháng cho bé vào mùa đông
Hơn nữa, súp lơ còn chứa rất nhiều các khoáng chất như  megen, đồng, mangan, kẽm có lợi cho trẻ. Với bé biết ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhỏ súp lơ nấu súp để bé yêu ăn dễ dàng hơn.

7. Các loại rau có màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau dền xanh, rau cải, bông cải xanh,… rất giàu vitamin C, carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho. Mỗi ngày cho trẻ ăn các loại rau này mỗi ngày có tác để bé có sức đề kháng tốt và nhanh phát triển toàn diện về trí não và cơ thể.

8. Cà chua

Cà chua đỏ rất giàu chất lycopene có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó, cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin C và beta-carotene  (là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch)  bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm trùng.

Cà chua đỏ rất giàu chất lycopene ( là một sắc tố cũng được tìm thấy trong cà chua và dưa hấu) có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Mặc dù vậy, cà chua không thích hợp với trẻ dưới 8 tháng tuổi vì chúng có thể gây phát ban ngứa ngáy, khó chịu.

9. Thịt nạc

Các loại thịt nạc nên cho trẻ ăn là thịt heo, thịt gà, thịt bò, … đây được xem là nguồn thực phẩm tốt cho sức đề kháng của trẻ. Trong các loại thịt nạc cung cấp một hàm lượng lớn protein, là thành phần quan trọng giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Đồng thời chất kẽm phong phú trong loại thực phẩm này còn hỗ trợ các tế bào bạch cầu của cơ thể bé yêu chống nhiễm trùng hiệu quả.

Trên đây là các loại thức ăn tăng cường sức đề kháng cho bé cưng rất tốt mà các mẹ có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho con mình để bé phát triển hoàn thiện nhất. Hy vọng rằng những kiến thức trên giúp ích với bạn đọc.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa nhật xách tay và sữa aptamil anh số 3 để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Những năm tuổi đầu đời của trẻ nhỏ là thời gian tốt nhất để cha mẹ chăm sóc sức khỏe lâu dài cho con mình sau này. Bởi cơ quan tiêu hóa trong độ tuổi này chưa hoàn chỉnh, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài nên trẻ nhỏ hay bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, trí não kém phát triển và suy dinh dưỡng. 

Cho nên, cha mẹ cần bổ sung cho bé những loại thực phẩm dưới đây để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.

1/ Cà rốt
Cà rốt không chỉ dễ tiêu hóa, dễ ăn mà còn chứa đầy đủ những dưỡng chất như folate, carotene, vitamin C, canxi giúp trẻ phát triển đầy đủ. Trong cà rốt có chứa nhiều beta carotene – nó sẽ được biến đổi thành vitamin A. Tiếp theo, vitamin A được hòa tan trong chất béo có vai trò quan trọng với khả năng nhìn và sự phát triển của trẻ cũng như duy trì sức khỏe da, tóc, chức năng miễn dịch và sinh sản.


Cách sử dụng: Bạn có thể luộc chín mềm cà rốt rồi nghiền nát cho bé ăn hoặc bào cà rốt thành bột rồi đem nấu cùng cháo là có ngay một món ăn bổ dưỡng cho bé.

2/ Khoai lang ngọt
Khoai lang ngọt cung cấp nhiều chất xơ, canxi, sắt, vitamin A, C, E tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung nguồn dưỡng chất dồi dào cho sự phát triển toàn diện của bé. Bên cạnh đó, khoai lang còn có chỉ số đường huyết thấp, nó làm tăng lượng đường trong máu từ từ nên là loại thực phẩm lý tưởng cho hệ tiêu hóa của bé yêu

Cách sử dụng: Có nhiều công thức chế biến khoai lang như nấu cháo cho bé hoặc luộc chín, nghiền nát cho bé ăn hay có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa bột cho vào trộn đều.

3/ Bột yến mạch
Bột yến mạch được xem là loại ngũ cốc tốt hơn gạo vì ít gây khó tiêu, mùi vị dễ ăn được nhiều bé yêu thích. Đặc biệt, yến mạch rất giàu chất xơ, protein, canxi và một số loại vitamin B đáp ứng cho sự phát triển của bé. Có rất nhiều công thức sử dụng yến mạch cho bé kết hợp với: táo, việt quất, sữa chua… tạo thành một món ăn giàu dinh dưỡng, được rất nhiều bé yêu thích.

Khi mua bạn có thể chọn loại tiện cho việc chế biến như: yến mạch dạng tấm, dạng nghiền xơ hay ăn liền. Nếu mẹ muốn tự làm bột ngũ cốc hoặc cháo yến mạch ở nhà thì nên mua loại dạng tấm hoặc nghiền xơ vì những loại này có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

4/ Sữa chua tự nhiên
Sữa chua được coi là nguồn thực phẩm rất giàu probiotic vào hàng nhất nhì trong các loại thực phẩm. Trong sữa chua có nhiều loại men vi sinh có lợi đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua thường xuyên.

5/ Quả bơ
Bơ có lợi cho hệ tiêu hóa hóa của bé bởi vì nó chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, sắt, kalli folate và vitamin D. Ngoài ra, nó rất dễ chế biến và có thể tạo thành dạng kem mịn phù hợp với bé bắt đầu tập ăn dặm.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa nhật xách tay và sữa aptamil anh số 2 để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Giải pháp cho bé béo phì mà mẹ cần biết

Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều bé rơi vào tình trạng béo phì. Tình trạng thực sự không tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Cho nên, cha mẹ phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé, ngoài ra, cần chăm chỉ vận động để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm sau này.

Cho con ăn nhiều trái cây và rau xanh


Thay vì ăn quá nhiều tinh bột, dễ dẫn tới tình trạng thừa cân, mẹ hãy chuẩn bị nhiêu rau quả và trái cây hơn trong bữa ăn của trẻ. Bởi những loại thực phẩm này không chỉ giúp cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều chất xơ làm giảm khả năng béo phì.

Chất xơ tạo cảm giác no bụng và trợ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do chất xơ có thể hạn chế và kiểm soát lượng đường trong máu nên không tạo ra tình trạng thừa đường để chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Ngay trong quá trình tiêu hóa thức ăn, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan đều làm tăng tốc độ vận chuyển thức ăn trong ruột, hạn chế được sự hấp thu các chất dinh dưỡng nên cũng hạn chế tăng cân.

Hoạt động nhiều hơn


Một trong những lý do lớn nhất của tình trạng thừa cân là các bé đều kém tập thể thao – một nguyên nhân cho cơ thể không đốt cháy mỡ thừa. Chính vì vậy để giảm bớt tình trạng này, bạn nên cho con mình tập một môn thể thao nào đó và siêng vận động mỗi ngày hơn.

Đối với các bé nhỏ, chưa cần phải giảm béo. Để phòng tránh hiện tượng thừa cân, tốt nhất là mẹ nên hạn chế tinh bột và cho bé vận động nhiều hơn. Mặc dù thế lượng tinh bột vẫn phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng của trẻ.

Chế độ ăn cho bé thừa cân


Trước khi áp dụng phương pháp này, bạn cần biết về nhu cầu dinh dưỡng của con và các nguồn dinh dưỡng tốt, vừa đủ trong mỗi khẩu phần ăn của trẻ. Dinh dưỡng cho trẻ bị thừa cân là chế độ ăn hợp lý, điều độ, cũng không để trẻ quá đói bởi khi quá đói, bé sẽ ăn nhiều gấp đôi bình thường.

Đồng thời, mẹ phải kiểm soát mức độ tăng cân của trẻ trong giai đoạn này tránh tình trạng giảm cân nhanh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Uống đủ lượng nước và sữa hằng ngày


Uống đủ nước hàng ngày không chỉ giúp trẻ điều hòa các chất trong cơ thể mà còn giúp kiểm soát năng lượng một cách hiệu quả. Nếu trẻ bị thừa cân, bạn nên cho con mình dùng các loại sữa không đường, tránh uống sữa đặc có đường, với trẻ nhỏ nên lưu ý cho bé bú sữa mẹ.



Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa của mỹ và sữa aptamil anh số 3 tại aptaclub.com.vn để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Những nguyên do dễ khiến trẻ bị tiêu chảy trong ngày hè

Trẻ nhỏ thường gặp bệnh tiêu chảy trong mùa hè bởi đây là thời điểm các vi sinh vật phát triển mạnh nhất. Trong hệ vi sinh vật có loại có lợi cho cơ thể chúng ta, có loại gây ra biến chứng tiêu chảy nguy hiểm đến tính mạng của bé như vi khuẩn tả, vi khuẩn thương hàn, virus rota, vi khuẩn lỵ và vi khuẩn E.coli.

Những loại vi khuẩn gây bệnh tiểu chảy ở trẻ vào ngày hè


a/ Vi khuẩn lỵ

Một kẻ đồng phạm gây tiêu chảy mùa nắng nóng là vi khuẩn lỵ (Shigella). Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mạnh, thể hiện là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy do vi khuẩn lỵ cũng thuộc loại tiêu chảy cấp tính, có nhiều trường hợp số lần tiêu chảy trong ngày là rất lớn, có khi không thể đếm được số lần do phân tự chảy ra hậu môn.

b/ Vi khuẩn tả

Đây là một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh đến mức triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, xảy ra phức tạp, trẻ nhỏ dễ mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn, dẫn đến nguy cơ truỵ tim mạch và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

c/ Vi khuẩn thương hàn

Vi khuẩn thương hàn (Salmonella) cũng là một loại kẻ thù đáng sợ trong bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng, và thường lây theo đường ăn uống.
Bên cạnh các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy) thì chúng còn gây nhiễm khuẩn huyết – một thể bệnh hết sức nguy hiểm. Một vài trường hợp có thể làm thủng ruột của bé.

d/ Vi khuẩn E.coli

Cũng là mộttác nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ trong mùa nóng không thể bỏ qua. Chúng sinh sống ở phân người và động vật, vì vậy xuất hiện nhiều nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí, bụi, rác thải, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Mùa nắng nóng là thời điểm rất thuận lợi cho vi khuẩn E.coli phát triển, chúng rất dễ gây bệnh vào mùa này, nhất là gây tiêu chảy cho trẻ.

Cách khắc phục khi bé bị tiêu chảy

Do trẻ đi ngoài nhiều, mất nước, mệt mỏi, gầy yếu nên cha mẹ thường sốt ruột muốn tìm mọi cách để chữa bệnh cho con, cho con uống thuốc kháng sinh như becberin, biseptol và các thuốc cầm tiêu chảy. Thậm chí còn cho con kiêng ăn những thứ bổ dưỡng vì sợ con đầy bụng. Bởi vậy, trẻ vốn bị mất nước lại thêm thiếu dinh dưỡng càng mệt mỏi, suy nhược.

Mặc dù vậy, khi bé bị virus rota nếu dùng kháng sinh thì có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Trẻ sẽ gặp thêm vấn đề loạn khuẩn đường tiêu hóa, càng tiêu chảy nhiều hơn. Nếu dùng kháng sinh nhiều lần, quá liều còn khiến trẻ bị liệt ruột, giảm nhu động ruột. Lúc này nên đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy vì vi khuẩn trên

Luôn thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.
Sử dụng nước sạch để nấu thức ăn và nước uống.
Không ăn thức ăn đã thiu, ôi.
Tích cực diệt ruồi, nhặng bằng mọi hình thức như các biện pháp dân gian, hóa chất…
Phải quản lý phân và chất thải của bệnh nhân thật tốt, nhất là các vùng nông thôn. Cố gắng phân phải được đổ vào hố xí tự hoại, bán tự hoại hoặc ít nhất cũng phải có hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, đúng quy cách.
Đối với một số vùng hay xảy ra dịch bệnh như tả, thương hàn có thể tiêm phòng vacxin.



Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa ngoại tốt nhất cho bé và sữa xách tay tại aptaclub.com.vn để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ - nguyên nhân và cách chăm sóc bé

Khi bé bắt đầu biết ăn dặm, đây cũng là thời kỳ bé hay mắc phải hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Nhiều bà mẹ cho bé uống men tiêu hóa nhưng vẫn không cải thiện tình trạng này. Cho nên, những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách xử trí khi trẻ rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ


Đầu tiên, bé bị rối loạn tiêu hóa vì các bà mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi). Thường khi ăn bột sớm, trẻ có thể chịu đựng được vài tuần, sau đó dần dần xuất hiện đi phân sống (phân lẫn nước lẫn cái có mùi chua) rồi trẻ biếng ăn, hay trung tiện, trướng bụng do chất bột không tiêu hóa hết. Nguyên nhân là do tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylase và ptyalin ở nước bọt mà nước bọt phải tới 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.

Thứ hai là vì cách nấu thức ăn chưa phù hợp với lứa tuổi của bé nhỏ, đặc biệt với những trẻ gầy còm do thiếu năng lượng và có chế độ ăn thiếu dầu mỡ. Ngoài ra, do trẻ phân sống nên một số bà mẹ lại kiêng dầu mỡ, khiến trẻ không hấp thu được một số vi chất và bị suy dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng lại dễ bị tiêu chảy.

Dùng thuốc kháng sinh cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa. Do hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh nên khi kháng sinh đi vào sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có ích, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, táo bón, tiêu chảy, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ. Ngoài ra, môi trường sống của bé chứa nhiều vi khuẩn có hại như đồ chơi, thú vật bám vi khuẩn cũng là yếu tố gây rốn loạn tiêu hóa.

Cách chăm sóc khi bé rối loạn tiêu hóa

Để phòng tránh tình trạng trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ yêu nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rồi mới tập cho con ăn dặm từ tháng thứ 7 khi trẻ đã có khả năng tiêu hóa tinh bột. Khi cho trẻ ăn bột, cần cho trẻ ăn từ từ ít một, từ loãng đến đặc để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn từ bú mẹ sang ăn tinh bột.

Để khắc phục hiện tượng rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên cho bé dùng thêm sữa chua bởi sữa chua chứa các men vi sinh kích thích thèm ăn, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy và táo bón. Các bữa ăn chính cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn gồm bột đường, béo, đạm, chất xơ – vitamin., trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ cho vào bột cháo rất tốt cho trẻ tiêu chảy phân sống kéo dài.

Mẹ nên tìm hiểu việc cho trẻ dùng thêm dầu cá, viên sắt, vitamin B, C và một đợt men tiêu hóa như men pepsin, amylase (theo chỉ định của bác sĩ) để giúp cơ thể trẻ tiêu hóa chất protein và tinh bột… Tuy nhiên, việc dùng men tiêu hóa chỉ có tác dụng nhất thời, không nên sử dụng nhiều vì sẽ khiến trẻ phải phụ thuộc vào men tiêu hóa về sau này. Nếu bé tiếp tục đi phân sống kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc dinh dưỡng nhi để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sữa bột của nhật và sữa aptamil anh số 2 tại aptaclub.com.vn để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Mãn dục ở nam giới – triệu chứng và cách điều trị

Mãn dục nam là cụm từ để chỉ hậu quả của việc giảm sút lượng hormone nam testosteron trong máu, gây ra tình trạng suy giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương, sinh tinh và dưỡng tinh kém cũng nhưcác vấn đề khác về sức khỏe thể chất, tinh thần...

1/ Các dấu hiệu mãn dục nam

- suy giảm ham muốn tình dục, khó giao hợp được
- rối loạn cương dương, tinh trùng yếu nên khó sinh con
- có các rối loạn về hệ thống tim mạch như huyết áp cao thấp bất thường, tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, hồi hộp…
- khó thở về ban đêm, ngáy to
- loãng xương, dễ bị chấn thương dù nhẹ, cơ thể hay mỏi mệt.
- béo bụng; da mất nước và nhăn nhúm tạo ra các nếp nhăn, mất sự nhạy cảm của các phản xạ tâm thần (trầm cảm, thích cô độc, dễ tủi thân), rối loạn khả năng tạo máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

2/ Nguyên nhân mãn dục ở đàn ông


Khoảng 40% nam giởi tuổi ngoài 40 bị rối loạn sinh lý. Cứ sau 10 năm, tỷ lệ này tăng thêm 10%. Nguyên nhân mãn dục nam là bởi tuổi tăng, hàm lượng hormon sinh dục nam (testosterone) sản sinh ít hơn. Cách sống, stress tâm lý, uống nhiều rượu, bị chấn thương hay trải qua nhiều lần phẫu thuật, dùng các loại thuốc, béo phì, nhiễm khuẩn... đều là những yếu tố góp phần vào sự bộc lộ hiện tượng mãn dục.

3/ Những biện pháp cải thiện tình trạng mãn dục nam


Những quý ông khi gặp phải những biểu hiện liên quan đến mãn dục nam, nên sớm đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám và điều trị hợp lý. Các bác sĩ nhận định rằng, bệnh mãn dục nam có thể chữa trị ngay từ giai đoạn sớm.

a/ Liệu pháp hormon thay thế
Nếu mãn dục nam vì giảm nội tiết tố nam (androgen) thì người ta có thể dùng hormon testosterone để thay thế. Loại hormon thay thế này xuất hiện dưới dạng miếng dán trên da, thuốc viên hay thuốc tiêm. Có không ít bệnh nhân sau khi được chữa trị bằng phương pháp này cho biết tình trạng của họ đỡ hơn rất nhiều.

b/ Thay đổi lối sống của bạn
Chăm chỉ chơi thể dục thể thao thường xuyên, tích cực tham gia các môn thể thể thao như chạy bộ, bóng bàn, cầu lông, bơi lặn, tennis… giúp cơ thể dẻo dai, các cơ bắp được săn chắc, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ cholesteron trong máu, nhằm kéo dài độ sung mãn của cơ thể.

c/ Chế độ ăn giàu kẽm, omega 3
Kẽm đặc biệt cần thiết cho hệ thống nội tiết tố và sức khỏe nam giới. Đàn ông khi bước vào tuổi 50 trở lên, nồng độ kẽm trong cơ thể giảm một cách tự nhiên, dẫn đến sự mất cân đối, từ đó dẫn đến giảm ham muốn tình dục và ung thư tuyến tiền liệt. Nguồn thực phẩm giàu kẽm gồm có: gan, hải sản, thịt nạc, các loại hạt, trứng và ngũ cốc, đặc biệt là hàu có chứa lượng kẽm cao.

Thêm nữa, đàn ông tuổi trung niên cũng cần tăng cường dưỡng chất, ăn uống, bổ sung dầu cá và ăn các loại cá như cá hồi, cá ngừ... là thức ăn giàu axit béo omega 3, giúp giảm mãn dục nam và tốt cho tim mạch. Bạn cũng đừng quên bổ sung trái cây, rau quả trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nhất là cà chua, bởi đây là loại quả giàu lycopene, rất hữu ích cho tuyến tiền liệt và sức khỏe sinh sản nam giới. Tránh dùng các chất kích thích và thức uống nhiều cồn để giảm thiểu tình trạng khó chịu, mất ngủ, lo lắng.

Mời bạn đọc thêm về: cách quan hệ tình dục lâu ra

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Cách chọn cá cho bé ăn dặm mà ít người biết

Cá nổi tiếng là loại thực phẩm cho trí thông minh, bảo vệ thị lực tốt vì cá có lượng axit béo omega 3 (nhất là DHA và EPA) dồi dào, giàu protein, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác. Mặc dù vậy mẹ cũng cần phải chọn lựa cá cho con thật cẩn thận bởi một số loài cá biến có mức độ thủy ngân cao – kẻ thù nguy hiểm cho trí não và hệ thần kinh của bé.

Để giúp các mẹ biết được các loại cá cho bé ăn dặm nào an toàn và lúc nào nên cho bé ăn cá, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Lúc nào nên cho bé ăn cá?

Bạn có thể bắt đầu bổ sung cá vào bữa ăn của con mình khi được 8 tháng tuổi – độ tuổi trẻ đã làm quen với việc ăn dặm.

Những loại cá tốt cho bé ăn dặm 

Để bảo vệ sức khỏe cho bé, mẹ nên tập cho bé dùng thử những loại cá nước ngọt ít xương, thịt mềm và mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé làm quen 1 loại cá mà thôi. Sau khi cho con ăn cá, bạn cần chú ý theo dõi xem bé có biểu hiện dị ứng như: phù nề, ngứa…hay không mới quyết định cho bé ăn tiếp nhé. 4 loại cá an toàn cho bé ở giai đoạn này là:

Cá kèo: Đây là loại cá phổ biến ở miền Tây, thân nhỏ, thịt mềm, mát, chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của bé. Mỗi con cá kèo có kích thước nhỏ, vừa phải nên không sợ lãng phí khi chế biến, mẹ có thể hấp hoặc luộc nguyên con; sau đó, gỡ bỏ xương, trộn cùng cháo là đã có một bát cháo ngon lành cho bé.

Cá quả (cá lóc): Cá quả có vị ngọt, thơm ngon, nhiều nạc, dễ tiêu hóa. Thịt cá quả có chứa lượng lớn protid, lipid, canxi, photpho, sắt và một số dưỡng chất khác rất tốt cho bé trong thời kỳ ăn dặm.

Cá ba sa: Đây là loại cá chứa nhiều axit amin và chất béo không no có lợi cho sự phát triển trí não của bé trong những năm đầu đời. Thịt của cá ba sa rất mềm không gây ngán sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Lưu ý: mẹ không nên bỏ phần mỡ của cá ba sa khi chế biến vì mỡ cá có nhiều chất dinh dưỡng và Omega-3 nhất đấy nhé.

Cá trê: Đây là một loại cá sông chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, vitamin B, canxi, sắt… Đặc biệt, cá trê còn rất hiệu quả trong việc cải thiện và hạn chế nguy cơ biếng ăn ở bé. Tuy nhiên, cá trê có khá nhiều xương dăm nên mẹ cần chú ý gỡ bỏ hết xương trước khi cho bé ăn nhé.

Chế biến cá cho bé ăn dặm như thế nào?

Mẹ có thể chế biến cá với nhiều cách khác nhau như luộc, hấp, chiên hoặc nướng... Mặc dù vậy, với những bé nhỏ hơn 1 tuổi, hình thức hấp cá là cách chế biến tốt nhất, vừa bảo quản đầy đủ các dưỡng chất lại vừa hạn chế được việc nêm nếm, thêm dầu mỡ, rất có lợi cho sức khỏe của bé.

Mẹ có thể hấp cá rồi gỡ bỏ xương, nghiền nát thịt cá cho con dễ ăn là đã có thể trộn ngay với cháo hoặc cho bé ăn cùng khoai tây nghiền, rau củ hấp để bữa ăn thêm đa dạng.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sữa aptamil anh số 2 và sữa Nhật xách tay để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé

Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bé 15 tháng tuổi

Ở giai đoạn 15 tháng tuổi trở đi, các bé đã hoàn thiện gần đầy đủ hệ tiêu hóa, và cần được bổ sung chế độ giàu dinh dưỡng do đây là giai đoạn để bé cưng phát triển nhanh về thể chất và tinh thần. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi ngoài việc duy trì cho bú sữa mẹ đến khi được 24 tháng mà còn được thay đổi nhiều để bảo đảm bé lớn lên cân đối và tốt nhất.

Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những điểm quan trọng về dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi để các mẹ tìm hiểu và áp dụng hiệu quả cho bé cưng.

Dinh dưỡng cho bé 15 tháng 


Ở lứa tuổi này bé vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, vì thế mỗi bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng để tăng cân và các chất dinh dưỡng để bé khoẻ mạnh. Về số bữa ăn, bé nên ăn 5 bữa mỗi ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) và bú sữa mẹ đồng thời. Nếu bé ngừng bú mẹ, mẹ hãy bổ sung thêm sữa công thức, hoặc sữa bò tươi cho con mình. Các bữa phụ nên cho bé ăn hoa quả (chuối, đu đủ, hồng xiêm, xoài, cam…) và sữa chua, pho mai…

Lượng thực phẩm hằng ngày cần bổ sung cho trẻ 15 tháng tuổi:

- Sữa 500 ml (nếu thôi bú mẹ)
- Dầu (mỡ): 20 - 30 g (4- 6 thìa cà phê loại 5 ml).
- Rau xanh: 50 - 80 g.
- Quả chín: 100 - 120 g
- Gạo (nấu cháo) : 120 - 150 g.
- Thịt (hoặc cá, tôm…): 100 - 120 g, một tuần ăn 3- 4 quả trứng gà (cả lòng trắng và lòng đỏ)

Một số mẹo dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi

Để cho bé ăn ngon miệng mà vẫn nạp đủ dinh dưỡng, mẹ yêu nên chế biến như sau: nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát cho vào xoong con, rồi cho thêm thịt (thịt bò, gà, lợn ) hoặc cá, tôm, trứng, rau xanh, dầu ăn hoặc mỡ.

Để bé tăng chiều cao, mẹ nên cho con ăn những loại thực phẩm có nhiều can xi (cua, tôm, pho mai, sữa chua) và sắt, kẽm (thịt, lươn, tim, sữa chua). Tập trung khuyến khích cho bé chơi đùa bên ngoài để tiếp xúc với ánh nắng giúp chuyển hoá vitamin D, phòng còi xương.

Chú ý đặc biệt quan trọng: cha mẹ không được cho bé uống sữa bò tươi thay nước, hằng ngày bé chỉ cần uống 500 ml sữa là đủ, ngoài ra vẫn cần cho bé uống đủ nước vì trẻ nhỏ nhu cầu cao hơn người lớn (trung bình 100 ml/kg trọng lượng cơ thể/ngày ). Nhất là trong mùa nắng nóng nên cho con uống nhiều nước hơn.

Qua các thông tin về dinh dưỡng cho bé 15 tháng tuổi trên đây, hy vọng rằng cha mẹ đã biết thêm một số mẹo hay để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.



Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sua xach tay nhat ban và các loại sữa ngoại cho bé để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Những biểu hiện cảnh báo bé thiếu canxi

Canxi là một nguyên tố vi lượng không thể thiếu được cho sự phát triển về thể chất của bé. Vì thế nếu trẻ nhỏ bị thiếu canxi sẽ kém phát triển, còi xương, chậm lớn, bé có thể có nguy cơ bị bẹp đầu, thường xuyên quấy khóc, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. 

Để giúp các mẹ nuôi nấng bé yêu một cách tốt nhất, bài viết dưới đây sẽ đưa ra 10 biểu hiện cảnh báo trẻ thiếu canxi.

1. Bé khó ngủ, ngủ không sâu
Canxi giúp làm cân bằng giữa hiện tượng hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể của bé không có đủ, điều này sẽ có tác động xấu đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được.


2. Giật mình khóc đêm
Bởi vì hiện tượng thiếu hụt canxi tác động xấu đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh (từ tryptophan sang melatonine), làm thư giãn não, tạo giấc ngủ sâu bị ngăn cản, khiến trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng và bất an. Bên cạnh đó trẻ còn có thể bị co thắt thanh quản gây khó thở, bị ọc sữa do co thắt dạ dày… khiến trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc.

3. Nhận thức chậm và khó thích ứng với môi trường xung quanh
Đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu bé thiếu canxi. Khi bị thiếu canxi sẽ khiến cho trẻ dễ bị rối loạn tâm lý, phát triển chậm, dần dần nhận thức của bé chậm hơn so với trẻ khác và khả năng phản xạ cũng kém hơn.

4. Biếng ăn, chán ăn
Trẻ biếng ăn, chán ăn hoặc chỉ ăn mỗi món mình yêu thích cũng có liên quan đến việc thiếu canxi, nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon.Hiện tượng biếng ăn ở bé kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ.
Biếng ăn, cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, điều này sẽ dễ dàng “mở đường” cho các virus  gây bệnh tấn công.

5. Bé hay bị nhức mỏi, đau chân
Canxi là thành phần chính của xương và răng, thiếu canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của xương cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ, khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương đặc biệt là ở chân và tay trong khi di chuyển hay phải mang vác một vật gì đó.
Thêm nữa, nếu bé thường xuyên bị chuột rút ở chân thì điều đó cũng chứng tỏ trẻ đang bị thiếu canxi. Triệu chứng này hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng được ở những trẻ lớn từ 18 tháng tuổi trở lên.

6. Hay nấc cụt, ọc sữa
Con hay gặp những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…cũng là những biểu hiện khi bị thiếu canxi. Thậm chí ở những trường hợp nặng còn có thể ngưng thở và thở nhanh, bé xuất hiện các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

7. Thóp não liền muộn
Thóp não là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thông thường thóp sẽ đóng lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi. Trong trường hợp thóp đóng lại muộn có thể là biểu hiện trẻ thiếu canxi khiến còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường.

8. Trẻ chậm biết đi, bị biến dạng xương và khớp
Phần lớn thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.

9.  Rụng tóc vành khăn
Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là triệu chứng sớm của còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Tình trạng này không những xuất hiện với những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc.

10.  Sâu răng, chậm mọc răng
Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Bởi vậy, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi. Đối với các bé khi đến tuổi mọc răng vẫn có răng như bình thường, nhưng răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng, răng lỏng, sớm rụng cũng là biểu hiện thiếu hụt canxi ở trẻ.



Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa nhật xách tay và sữa xách tay để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Làm thế nào chăm sóc trẻ sau khi ốm an toàn?

Trẻ nhỏ hay dễ ốm vặt bởi sức đề kháng của bé nhỏ chưa đủ mạnh với những yếu tố bên ngoài, cho nên luôn cần được chăm sóc và bảo vệ chu đáo trong tình trạng này. Mặc dù vậy, có nhiều cha mẹ chưa biết cách giúp con mình hồi phục sức khỏe đúng cách ra sao, thậm chí còn ép con mình tránh đủ thứ khiến cho bé vừa mệt mỏi vì đau ốm, vừa căng thẳng với cha mẹ.

Vậy đâu là cách chăm sóc trẻ mới ốm dậy nào được khuyến khích cho các bậc cha mẹ? Bài viết sau sẽ đưa ra cho mẹ yêu một số điều hữu ích cho vấn đề trên.

Tuyệt đối đừng nên ép bé ăn


Các bé sau khi ốm dậy dễ bị sút cân, xanh xao và cơ thể yếu ớt, bởi vậy cha mẹ lại hay xót con, liền mua đủ những loại thực phẩm dinh dưỡng để tẩm bổ cho bé để tăng cân khỏe mạnh trở lại. Và khi bé không muốn ăn thì cha mẹ làm đủ mọi trò nịnh nọt, dọa nạt để bắt con ăn. Đây thực sự là một thói quen xấu và sai lầm trong cách chăm sóc bé của các bậc cha mẹ khi không hiểu được tâm lý của con lúc này.

Trên thực tế, bé vừa mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống đỡ lại bệnh tật. Cơ thể bé còn yếu và mọi cơ quan, chức năng, hiển nhiên không loại trừ cả hệ tiêu hóa của bé cũng còn đang rất mệt mỏi và ít hoạt động. Trẻ lúc này thường không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn những loại thực phẩm rắn và lười tiêu hóa.

Không được cho bé uống thuốc người lớn


Một số cha mẹ nghĩ rằng: thuốc nào cũng dùng cho người hết, chỉ cần giảm bớt liều lượng là bé uống được, nên đã cho con uống thuốc vô tội vạ. Thấy con nôn, phụ huynh vội thuốc thuốc chống nôn, con nôn lại uống lại vì sợ mất thuốc… dẫn đến quá liều, trẻ bị co giật, cứng cơ toàn thân rất nguy hiểm.
Trường hợp khác, trẻ bị động kinh, bác sĩ kê thuốc riêng cho trẻ nhưng trong nhà sẵn có thuốc người lớn lại cho trẻ… uống luôn cho tiện.
Vì thế, khi cho bé dùng thuốc, nhất thiết cha mẹ cần xem kỹ đơn hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định, tránh những sai lầm đáng tiếc có thể nguy hại đến sức khỏe trẻ

Giúp con thèm ăn trở lại


Cần bổ sung cho bé các vi chất dinh dưỡng vừa có tác dụng kích hoạt rất nhiều enzyme tiêu hóa , vừa có tác dụng kích thích giúp bé thèm ăn ngay như bổ sung Protease, lysin, kẽm, tinh chất men bia…

Việc hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể cần rất nhiều các Acid amin, các Vitamin thiết yếu, các khoáng chất , đặc biệt với trẻ sau ốm cơ thể bé đã tiêu hao rất nhiều các vi chất này để chống lại và tiêu hủy các yếu tố gây bệnh, vì vậy cần phải bổ sung như: Vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, Taurin, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm, selen…

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sau khi ốm dậy:


- Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.

- Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn.

- Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh.

- Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy.

- Canh, súp, nước cháo… chỉ để bù nước chứ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sau khi ốm dây.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa của mỹ và sữa nhật xách tay để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Tác dụng của cá ngựa đối với sức khỏe

Được coi là vị thuốc cải thiện đời sống tình dục của nhiều cặp đôi, cá ngựa không chỉ được ngâm rượu để phục vụ đấng mày râu, mà còn được sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng cho cả các nàng nữa. 

Mời bạn đọc cùng khám phá chi tiết về cá ngựa có công dụng gì và một vài cách dùng cá ngựa để có lợi cho sức khỏe nhé.

Công dụng của cá ngựa


Cá ngựa là một dược liệu trong Đông y, có nhiều cách gọi là hải mã, thủy mã, hoặc hải long. Cá ngựa có thân dài 15-20 cm, có khi đến 30 cm, màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi xanh đen. Toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Gọi là cá nhưng nó không có vây và đuôi như đuôi cá. Đuôi nó giống như cái móc hình xoắn ốc, gồm khoảng 40 đốt xương, dài bằng hoặc hơn phần thân để quấn vào các đám tảo hay các nhánh san hô dưới biển, giữ cho thân thẳng đứng.

Về thành phần hóa học, cá ngựa có nhiều protid, các hoạt chất dạng estrogen, androgen, và nhất là enzym sinh tổng hợp prostaglandin có vai trò điều hòa thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và sản sinh hormon ‘hạnh phúc’ oxytocin cho đời sống tình dục thêm nồng nhiệt. Theo Đông y, cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm; vào can thận. Dùng cho trường hợp liệt dương, khó đẻ, chấn thương bầm dập, thần kinh suy nhược,... cho nên cá ngựa được xem được săn bắt ráo riết, nên số lượng cá thể trong thiên nhiên ngày càng hiếm có.

Một vài cách sử dụng cá ngựa để chữa bệnh


Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20 – 40ml, có thể pha thêm mật ong. Chữa liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột; bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào. Hấp cách thuỷ. Ăn một lần trong ngày, dùng liền 15 – 20 ngày. Chữa viêm thận mạn tính.

Cá ngựa 1 đôi, rượu 500ml, ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 – 3 lần. Dùng cho trường hợp liệt dương, chấn thương đụng đập, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

Cá ngựa 1 đôi, gạo tẻ 50g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho trường hợp liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương.

Cá ngựa một đôi, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 20g, kỷ tử 12g, đương quy 20g. Ngâm các vị trên vào 1 lít rượu trắng, ngâm trong vòng 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30ml. Dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.

Cá ngựa 2 con, gà sống non 1 con, nấm hương 10g. Cá ngựa chế biến, gà sống giò làm sạch, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng cho trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).

Lưu ý: Những ai bị âm hư hoả vượng, cảm cúm, sốt và phụ nữ có thai không nên sử dụng cá ngựa.

Tìm hiểu thêm: thuốc bomdin có hiệu quả không cho phái mạnh

Tóm lại chúng ta vừa tìm hiểu về những công dụng của cá ngựa và những bài thuốc hữu hiệu từ cá ngựa để bạn đọc tham khảo và áp dụng chúng hiệu quả trong cuộc sống.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật như nào mới đúng?

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong số 3 bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em được các bà mẹ ở nước ta tin dùng nhiều nhất. Với cách cho ăn này, mẹ có thể yên tâm rằng chế độ dinh dưỡng của trẻ được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách trơn tru.

Tuy nhiên, với nguồn thông tin đa dạng trên mạng, các mẹ thường thấy bối rối không biết đâu mới là phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật khoa học nhất. Do đó, bài viết sau sẽ chia sẻ với các mẹ tìm hiểu về hướng dẫn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật được nhiều người sử dụng hiện nay.

1/ Vài điều về cách thức ăn dặm của người Nhật

Đầu tiên, người Nhật Bản muốn chú trọng đến việc giúp trẻ làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của trẻ trước tiên mà không muốn bé nhanh to béo, bởi vậy trong thực đơn ăn uống của họ có rất nhiều loại rau để tạo sự cân bằng giữa tinh bột, vitamin và protein. Họ không khuyến khích cho con ăn đường và sữa, cho nên các bé ít khi bị béo phì và rất khỏe mạnh.

Bằng cách tập cho con ăn dặm, cha mẹ cũng huấn luyện con thói quen ăn uống từ nhỏ: các bé học luôn cách nhai – nuốt thức ăn, biết yêu cầu món mình thích và từ chối nếu bé không ưa. Mặc dù để dạy con biết ăn dặm đúng cách, cha mẹ sẽ phải bỏ ra cả một quá trình vô cùng gian nan và vất vả.

2/ Cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật qua từng giai đoạn

a/ Đối với trẻ từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần tiếp theo bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:
Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

b/ Đối với trẻ từ 7-8 tháng: Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:
Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc
Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu
Vitamin: nấm

c/ Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.
Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

d/ Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa ngoại cho bé và sữa xách tay để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Chỉ dẫn cách chế biến và lưu giữ nhung hươu đúng cách

Nhung hươu (hay có tên gọi khác là sừng nai) được xem như là một trong tứ thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý và có thể chống chọi với nhiều loại bệnh hiệu quả mà ít người biết đến. Nhung hươu bổ như thế, mà loại tốt thì cũng quý hiếm bởi vì để khai thác và lưu trữ sừng nai tươi chất lượng, người ta phải thao tác và chế biến rất cẩn thận. 

Để giúp người đọc hiểu về cách bảo quản và sử dụng nhung hươu hiệu quả, bài viết sau sẽ giải đáp những điều trên.


1/ Quy trình chế biến nhung hươu tươi

Hiện nay có nhiều phương thức sơ chế sừng nai tươi với mục đích đa dạng khác nhau, nhưng thông dụng nhất là có 2 cách:

- Chần nước sôi (luyện nhung): Đối với nhung hươu tươi, cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3 - 4 lần , mỗi lần 5 - 10 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung hươu có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 70 - 80°C trong vòng 2 - 3 giờ rồi lấy ra. Đốt rồi cạo sạch lông tơ rồi tẩm rượu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng. Với cách này ta có thành phẩm nhung hươu khô.

- Sấy cát hay sấy gạo: Rửa và lau nhung hươu tươi bằng rượu gừng và để khô, rồi cho cặp nhung hươu vào cát nóng 30 - 40°C  (để ngược các vết cắt lên phía trên). Khi cát nguội, thay cát mới có nhiệt độ cao hơn 60 - 70°C. Làm nhiều lần đến khi nhung khô hoàn toàn. Hoặc người ta có thể thay cát bằng gạo để tận dụng nấu cháo ăn sau khi sấy.

Chú ý cần tránh dùng cát hay gạo quá nóng, nhung hươu sẽ nứt và bên trong cũng khó khô, do đó cần nâng nhiệt độ sấy lên từ từ. Nhung hươu khô có thể được sử dụng để ngâm rượu hoặc tán thành bột hoặc được áp dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.

2/ Cách bảo quản nhung hươu

Tùy vào nhu cầu sử dụng, nhung hươu được bảo quản theo 3 hình dạng chính:

- Thái lát: Giữ trạng thái nhung hươu còn đông đá dùng dao lam sắc cạo hết lớp lông nhung hoặc dùng que sắt nung nóng lăn làm cháy lớp lông nhung hoặc dùng còn 90o hơ để cháy lớp lông nhung, sau đó dùng kéo cắt lớp viền là lớp lông và da cáy rồi chế biến bằng cách thái lát. ta có thể đem nhung hươu thái lát này đi sấy khô  để ngâm rượu với chúng với 1 số loại thuốc bắc, hoặc có thể dùng liền làm 1 số món cháo hoặc các món ăn ngon bổ như, cháo nhung hươu, nhung hươu xào với tiêu gừng ......

- Xay nhỏ: Sau khi có nhung hươu thái lát có thể bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi chế biến.

- Để nguyên cây: Rửa sạch bằng rượu có giã một chút gừng (giữ nguyên lớp lông nhung) hoặc giữ trạng thái đông đá, dùng dao lam hoặc do sắc cạo hết lớp lông và da cáy bên ngoài (không giữ lớp lông nhung). Dùng dao có mũi nhọn xăm đều trên nhung (để rượu thấm đều vào bên trong). Ngâm với rượu trắng 50°C.

Trong cách bảo quản nhung hươu nai thái lát hoặc xay nhuyễn, phần chưa dùng đến ta có thể bỏ vào các bịch nhỏ bảo quản trong tủ đá được khoảng 30 ngày.

3/ Nhung hươu có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, nhung hươu có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Theo Tây y, tác dụng của nhung hươu nai là bổ toàn thân, sảng khoái tinh thần, làm vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, tạo huyết, bổ tim, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa các chất protid, glucid… dùng chữa các chứng bệnh do thận dương không đủ, nam giới liệt dương, đái són, váng đầu, đau lưng, mỏi gối, trẻ em chậm lớn, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu tử cung, bạch đới…

Qua bài viết trên, hy vọng rằng độc giả thu thập thêm kiến thức về những cách chế biến và bảo quản nhung hươu nai lâu dài.
-----------------



Tìm hiểu thêm: cac tu the quan he tinh duc và khắc phục xuất tinh sớm mà nam giới nên biết.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Hướng dẫn cách tập cho trẻ ăn sữa chua đúng cách

Sữa chua được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng với hệ tiêu hoá của chúng ta, bởi vậy các mẹ có thể giúp bé bảo vệ và tăng cường khả năng tiêu hóa bằng cách cho con mình tập ăn sữa chua từ nhỏ. Mặc dù vậy, thời điểm nào mẹ nên cho bé ăn sữa chua, và ăn với liều lượng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: làm cách nào cho bé tập ăn sữa chua?

Sữa chua có tác dụng gì với sức khỏe của bé?


Sữa chua chứa những thành phần như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có công dụng hữu ích cho đường tiêu hóa ở trẻ, rút ngắn thời gian cơ thể tiêu hóa thức ăn. Đường lactoza trong sữa chua đã được lên men nên dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn bổ sung thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có công dụng giúp tăng cường thị lực và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…

Khi nào nên cho bé tập ăn sữa chua?


Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau:
– 6 – 10 tháng: 50g/ngày.
– 1 – 2 tuổi: 80g/ngày.
– Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ


Không nên hâm nóng sữa chua: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Cho nên, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

Nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể. Sau khi ăn, dạ dày của bé còn co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 – 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

Đừng quên cho bé súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.

Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc giết chết vi khuẩn có lợi trong sữa chua.



Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sữa nhập khẩu và sữa aptamil anh số 3 để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Sữa công thức cho bé và các bí mật ít người biết đến

Nhiều người mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì nhiều lý do vì thế trẻ cần uông thêm sữa công thức. Khi chọn sữa bột công thức cho bé, cha mẹ nên quan tâm nhiều đặc điểm chứ  không chỉ chọn lựa theo thương hiệu mình yêu thích. 

Để giúp bạn đọc biết thêm về sữa bột công thức, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một vài chuyện bé thường gặp sau khi uống sữa mà không phải ai cũng biết.

Trẻ uống sữa công thức có hiện tượng đi ngoài khác nhau


Phân của bé được quyết định trực tiếp bởi những gì mẹ cho bé ăn. Phân bé thay đổi về mùi, kết cấu, độ đặc, số lượng, màu sắc hay tần số đi ngoài có thể làm cha mẹ bị sốc, nhất là đối với những mẹ mới cho con chuyển từ bú sữa mẹ sang uống sữa bột.


Tại sao lại có sự thay đổi này? Theo nhiều bác sĩ nhi khoa giải thích, đó đơn giản là do cơ thể của bé đang quen dần với sữa. “Những thay đổi trong hoạt động của đường tiêu hóa phụ thuộc vào những gì bé ăn – và sữa bột công thức là loại sữa khác với sữa mẹ”.
Nhiều mẹ cho biết phân của trẻ được uống sữa công thức có mùi mạnh hơn, đậm màu và đặc hơn so với khi bú sữa mẹ.

Khả năng tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức khác nhau


Trẻ uống sữa công thức thường sẽ lâu đói hơn trẻ bú sữa mẹ. Bởi vì sữa mẹ và đa số nhiều loại sữa bột công thức có chứa những loại protein whey và casein. Trong sữa mẹ, lượng whey nhiều hơn casein nên dễ dàng tiêu hóa, trong khi sữa bột công thức chứa nhiều casein khiến trẻ tiêu hóa chậm hơn.

Phần lớn các loại sữa bột công thức đều giống nhau


Cha mẹ dễ cảm thấy bối rối khi thấy quá nhiều loại sữa bột công thức trên kệ cửa hàng tạp hóa. Làm cách nào để tìm chọn được loại sữa bột tốt và phù hợp nhất cho bé yêu? Thực ra mọi loại sữa bột công thức đều có một lượng các chất dinh dưỡng quan trọng nhất bằng nhau.

Điều này là do sữa công thức phải tuân theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), đòi hỏi các nhà sản xuất sữa cung cấp 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong mỗi khẩu phần. Trong khi các nhãn hiệu khác nhau có tên gọi, bao bì, giá cả khác nhau, không ai trong số họ được phép thay đổi các thành phần cần thiết.

Một thành phần không phải loại sữa bột công thức nào cũng có đó là axit béo DHA. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng DHA có thể làm tăng nhận thức và khả năng xử lí hình ảnh ở trẻ.

Thêm nữa, có nhiều loại sữa bột công thức đặc biệt dành cho những trường hợp cụ thể. Giả sử như sữa công thức cho trẻ sinh non và trẻ suy dinh dưỡng chứa nhiều calo hơn các loại sữa tiêu chuẩn. Sữa công thức dành cho trẻ hay bị trớ có gạo hoặc được thêm một số chất làm đặc khác. Ngoài ra còn có các loại sữa công thức từ đậu nành hoặc đạm thủy phân cho trẻ có khả năng bị dị ứng hoặc không hấp thu được đạm sữa.

Bé có thể bị dị ứng sữa bột công thức


Phần lớn các bé dễ dàng tiêu hóa sữa công thức, nhưng một số bé lại có khả năng dị ứng với protein sữa bò trong sữa công thức.

Để nhận biết con mình có bị dị ứng sữa công thức hay không, hãy kiểm tra phân của trẻ. Nếu phân có máu hoặc chất nhầy trong phân thường có nghĩa là ruột bị viêm, đó có thể là một dấu hiệu của dị ứng.

Các biểu hiện dị ứng sữa khác có nhắc đến như tiêu chảy, nôn mửa, phát ban hoặc trẻ quấy khi ăn. Khó chịu liên tục cũng có thể là một triệu chứng. Các chuyên gia cho rằng bà mẹ cần kiểm tra ngay nếu thấy bé liên tục quấy khóc.

Nếu con bạn bị dị ứng với sữa bột công thức, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay thế bằng loại sữa làm từ đậu nành. Nếu trẻ bị dị ứng với protein trong đậu nành, các mẹ có thể sử dụng sữa bột chứa đạm thủy phân, trong đó các protein đã được biến đổi thành hình thức dễ tiêu hóa hơn.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sua nhap khau và sữa của Mỹ để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Các loại thực phẩm tăng cường trí não cho bé mà mẹ cần biết

Trẻ thông minh, nhanh nhạy luôn là mong muốn của biết bao cha mẹ, vì thế ai cũng đặc biệt tìm hiểu đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé yêu không biết đã đủ tốt hay chưa. Có nhà còn nhất quyết cho bé dùng thêm sữa ngoài cao cấp thì mới thông minh được, mặc dù vậy, điều đó chưa hoàn toàn chính xác. Để tiết kiệm hơn, mẹ có thể tham khảo thêm về những loại thức ăn tăng cường não bộ cho bé hiệu quả và hay được sử dụng nhiều nhất hiện nay sau đây nhé.

1/ Thịt bò nạc
Trong thịt bò nạc chứa nhiều sắt – một khoáng chất quan trọng cho việc sản sinh các tế bào máu của cơ thể. Bé bị thiếu sắt có nguy cơ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu nguyên liệu cho các tế bào thần kinh phát triển tốt.
Hơn nữa, thịt bò nạc cũng bổ sung lượng kẽm dồi dào, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.


2/ Các loại rau củ quả nhiều màu sắc
Không chỉ chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, các loại rau củ nhiều màu sắt đồng thời cũng là nguồn vitamin B6, acid folic và kali rất dồi dào. Vì vậy, nếu muốn con thông minh, mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại rau quả “sặc sỡ” này.

3/ Yến mạch
Bữa sáng với yến mạch sẽ giúp não của bé nhận đủ phần năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động của não trong cả một buổi sáng. Đồng thời, vitamin E, vitamin A, kali và kẽm cho trong yến mạch cũng hỗ trợ, giúp não “chạy” hết công xuất tối đa của mình.

4/ Các loại đậu
Giàu đạm, chất xơ và các loại vitamin, họ hàng nhà đậu được xếp vào danh mục những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển não của trẻ.

5/ Sữa và các chế phẩm từ sữa
Chứa nhiều đạm, vitamin B, sữa và các sản phẩm từ sữa cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của các tế bào não. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin D và canxi trong sữa cũng thúc đẩy chiều cao của bé nhanh hơn.

6/ Các loại quả mọng
Giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, các loại quả mọng nước như dâu tây, việt quốc, mâm xôi… giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Quan trọng hơn, theo một nghiên cứu, chiết xuất từ quả việt quốc và dâu tây còn có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ của não.

7/ Cá hồi
Là một trong số thức ăn có hàm lượng omega 3 cao, cá hồi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và hoạt động của các tế bào não. Đồng thời, theo một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia phát hiện rằng, những bé thường xuyên ăn cá không chỉ có một trí nhớ tốt hơn mà còn có đạt điểm cao hơn trong bài kiểm tra IQ.

8/ Trứng
Lòng đỏ trứng gà là một trong số ít thực phẩm chứa cholin, dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển trí não và củng cố khả năng ghi nhớ. Thiếu cholin, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1-2 tuổi là nguyên nhân làm gián đoạn việc sản xuất các tế bào thần kinh não, và có thể khiến sự phát triển của não bị ảnh hưởng trong những giai đoạn sau.

9/ Đậu phộng
Mẹ có biết, giá trị dinh dưỡng trong đậu phộng thậm chí có thể ngang ngửa với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, sữa…? Ngoài một lượng chất béo không bão hòa rất cao và một lượng vitamin E phong phú giúp bảo vệ màng tế bào thần kinh, hàm lượng vitamin B1 trong đậu phộng còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng cho các hoạt động của não.

10/ Bánh mì nguyên cám
Không chỉ chứa một lượng chất xơ dồi dào và năng lượng hoạt động cho não, bánh mì nguyên cám hay còn gọi là bánh mì đen còn chứa một lượng vitamin nhóm B phong phú giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.
------------


Mời các mẹ tìm hiểu thêm về sữa của mỹ và sữa aptamil anh số 3 để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé