Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Nỗi lo của mẹ bầu khi mang thai đôi

Tại Mỹ, tỷ lệ các mẹ mang thai đôi chiếm khoảng 3/100 người. Ngày nay, số ca mang thai đôi đang có xu hướng tăng lên do các mẹ sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, chị em cần biết rằng mang thai đôi là một điều may mắn nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn so với các mẹ mang đơn thai. Hãy cùng khám phá 11 điều bí ẩn khi mang bầu song thai mà có thể bạn chưa biết.
  Có thể bạn muốn biết   

Các bài viết về dinh dưỡng cho bé trên 1 tuổi từ Dumex Việt Nam


 Mang bầu đôi, cần bồi bổ nhiều hơn 
Phụ nữ mang thai đôi được khuyên nên bổ sung thêm axit folic để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Chị em cần nhớ bổ sung đủ 1mg axit folic mỗi ngày với mẹ mang thai đôi và 0,4mg mỗi ngày với mẹ mang thai đơn.
 Cần theo dõi thai cẩn thận 
Chị em mang thai đôi cần được theo dõi thai kỳ sát sao tại các bệnh viện hoặc phòng khám sản uy tín. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy bất cứ vấn đề gì không ổn trong thai kỳ vì nguy cơ sảy thai hoặc sinh non với mẹ mang song thai sẽ cao hơn nhiều.
 Ốm nghén trầm trọng 
Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của mẹ mang thai đôi là tình trạng ốm nghén sẽ trầm trọng hơn rất nhiều. Nguyên nhân được cho là do hormone gonadotropin ở mẹ mang song thai sẽ cao hơn. Vì vậy chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Không chỉ có thế, các bà mẹ mang thai đôi thường phàn nàn rằng họ còn đau lưng, khó ngủ và ợ nóng nhiều hơn các mẹ mang thai đơn. Tỷ lệ thiếu máu và xuất huyết khi sinh nở ở mẹ mang song thai cũng trầm trọng hơn nhiều.
 Tăng cân đến chóng mặt 
Nếu như mang đơn thai, các mẹ chỉ tăng khoảng 10-14kg thì khi mang song thai, các mẹ có thể tăng đến 20kg là chuyện bình thường. Việc tăng cân khi mang thai là vô cùng quan trọng để có đủ dưỡng chất và sức khỏe cho hai thai nhi phát triển. Chị em mang bầu song thai cần dung nạp nhiều calo hơn, vì vậy chuyện tăng cân nhiều hơn cũng là điều đương nhiên.
 Dễ bị chảy máu âm đạo hơn 
Chảy máu âm đạo không phải là chuyện thường, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây được coi là một trong những dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Điều đáng nói là chảy máu âm đạo lại rất phổ biến khi mang bầu song thai. Khi thấy máu chảy kèm triệu chứng co thắt, xuất hiện cục máu đông bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra thai kỳ nhé.
Khó cảm nhận chuyển động của thai nhi
Thông thường khi mang bầu đơn thai, chị em sẽ dễ dàng nhận thấy những chuyển động của con yêu ở tuần thứ 16-20 của thai kỳ. Tuy nhiên, khi mang bầu song thai bạn không dễ dàng nhận ra được những cú đạp này. Phải từ ngoài tuần thứ 20, các mẹ mới nhận ra được dấu hiệu này do hai bé song thai cũng nhỏ và chật chội trong bụng mẹ hơn.
 Nguy cơ tiền sản giật cao hơn 
Cảnh báo với chị em mang song thai là nguy cơ bị tiền sản giật sẽ cao hơn rất nhiều đấy. Tiền sản giật được bắt đầu với chứng huyết áp cao và protein trong nước tiểu cao. Biểu hiện của căn bệnh này là sưng phù bàn chân, tay và mặt. Tiền sản giật là vô cùng nguy hiểm.
Hầu hết các bà mẹ mang thai đôi thường sinh nở ở tuần 36-37 của thai kỳ.
 Tiểu đường “viếng thăm” mẹ bầu 
Nguy cơ tiểu đường với mẹ mang song thai sẽ cao hơn nhiều so với mẹ mang đơn thai. Vì khi mang thai đơn, chị em sẽ phải bồi bổ nhiều và tăng cân nhiều. Khi đó nguy cơ đẻ mổ cũng sẽ cao hơn.
Mặc dù vậy, một tin vui là dù mẹ có mắc tiểu đường thai kỳ nhưng hai bé sẽ không có nguy cơ bị tiểu đường vì dinh dưỡng này sẽ được chia cho hai bé chứ không phải một bé như mẹ mang đơn thai.

 Chuyển dạ sẽ đến sớm hơn 
Hầu hết các bà mẹ mang thai đôi thường sinh nở ở tuần 36-37 của thai kỳ chứ rất hiếm người có thể chờ đến tuần 40. Trên thực tế, nếu các cặp song sinh ra đời sau tuần 34 đều được an toàn bởi sự chăm sóc của các bác sĩ khoa sản. Những cặp song sinh cũng thường phải đối mặt với nguy cơ xấu về đường hô hấp vì chúng chào đời sớm hơn ngày dự sinh. Các bé cũng thường nhẹ cân hơn so với bé sinh thường.
Dù thai kỳ có khỏe mạnh thì việc ngăn ngừa sinh non khi mang song thai là điều không thể. Đây ra rủi ro mà các mẹ mang thai đôi phải chấp nhận.
 Sinh mổ là phổ biến 
Khả năng phải sinh mổ chiến đến 80% với các mẹ mang song thai. Ngoài ra, chị em cũng cần biết rằng, tỷ lệ mang thai ngược ở các cặp song sinh là rất phổ biến. Chính vì vậy, những tuần cuối thai kỳ, chị em nên khám thai thường xuyên để chọn được phương pháp đẻ an toàn nhất.

Phụ nữ mang bầu nên được ưu tiên tiêm phòng cúm


Phụ nữ mang thai nên được ưu tiên tiêm phòng cúm, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng hiện nay, ở Việt Nam nhiều chị em vẫn không dám tiêm vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trong vụ cúm đại dịch H1N1 năm 2009, nhiều thai phụ mắc cúm nhập viện trong tình trạng rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Vì thế mùa cúm này, Tổchức Y tế Thế giới cho rằng phụ nữ mang thai nên là nhóm được ưu tiên tiêm phòng cúm đầu tiên (cả cúm mùa và cúm đại dịch), xếp trên cả người già, trẻ và những người mắc bệnh mãn tính.
Những bài viết dành cho mẹ và bé

Chia sẻ kiến thức thức ăn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam

Theo ABCNews, bà bầu đặc biệt dễ bị tổn thương khi mắc cúm vì hệ miễn dịch của họ suy giảm để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể người mẹ không thể tự chống lại bệnh cúm dễ dàng. Bệnh có thể tiến triển nặng lên và dẫn đến viêm phổi và những vấn đề sức khỏe khác. Thậm chí nếu thai phụ không nặng đến mức cần nhập viện thì em bé cũng dễ sinh nhẹ cân hoặc sinh non, đặc biệt nếu người mẹ bị cúm trong thời kỳ 3 tháng đầu.
Việc tiêm phòng không gây bệnh cúm cho chị em vì virus trong mũi tiêm đã bất hoạt.Thậm chí ngay cả khi trẻ chào đời, kháng thể chống cúm trong cơ thể người mẹ cũng được truyền qua con thông qua nhau thai và bảo vệ bé trong 6 tháng đầu. Sau thời điểm đó, bạn có thể đưa con đi tiêm phòng cúm.Một phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm Mỹ cũng khuyến cáo nếu bạn đang có bầu thì một liều vắcxin phòng cúm là cách bảo vệ an toàn nhất. Vắcxin đã được tiêm cho hàng triệu bà bầu trong nhiều năm. Nó cũng đã được chứng minh là không gây hại đến thai phụ cũng như thai nhi.
Trong khi đó, tại Việt Nam các chuyên gia tỏ ra khá dè dặt khi chỉ định tiêm phòng cúm cho thai phụ. Trong số các trường hợp tử vong vì cúm đại dịch H1N1 năm 2009 tại Việt Nam thì có đến một phần tư là thai phụ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, hiện nay hầu hết các vắcxin không tiêm cho phụ nữ mang thai trừ mũi uốn ván. Với vắcxin ngừa cúm, bản thân nhà sản xuất cũng không chống chỉ định tiêm cho thai phụ.
&Ldquo;Tuy nhiên vì không có nghiên cứu trên thai phụ nên các chuyên gia thường không khuyến cáo tiêm. Nếu đặt trong tình huống dịch bệnh nguy hiểm thì nên cân nhắc giữa nguy cơ tiêm và không”, tiến sĩ Cảm nói.
Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội) cho rằng,nếu đang có dịch cúm kinh khủng như năm 2009 thì chị em nên cân nhắc tiêm để bảo vệ thai cũng như bà mẹ. Còn nếu không có dịch gì thì có thể không cần thiết phải tiêm.
&Ldquo;Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ thì hạn chế các can thiệp, việc tiêm vắcxin phòng cúm cũng thế. Sau giai đoạn này có thể tiêm nếu thấy cần thiết. Về nguyên tắc, vắcxin được điều chế từ virus cúm ‘đã chết’ nên an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm. Vì thế, trường hợp nào đã chót tiêm thì cũng không cần quá lo lắng”, bác sĩ Dung nói.
Tốt nhất là nếu có kế hoạch có bầu thì chị em nên đi tiêm phòng trước ít nhất một tháng, chỉ cần tiêm một mũi. Phụ nữ mang thai bị mắc cúm thì nên đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn bị ốm khi mang thai


Trước khi mang thai, đối phó với bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc đau đầu thật dễ dàng. Bạn bị đau đầu? Uống thuốc giảm đau ngoài danh mục là có thể giảm bớt. Bạn bị dị ứng? Chỉ cần luôn chắc chắn có thuốc kháng histamin trong tủ thuốc tại nhà là đủ. Nhưng khi bạn mang thai, tất cả đều thay đổi. Lời khuyên mà bác sĩ sản khoa nào cũng khuyên mẹ đó là nếu có thể, tốt nhất là nên tránh sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong ba tháng đầu của thai kỳ khi thai nhi đang phát triển nhanh.
 Các bài viết về mẹ và bé  

Thông tin về thực đơn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Một số mẹ bầu để tránh sử dụng thuốc đã thay thể bằng các loại thảo dược hoặc trà có tác dụng trị bệnh tương tự và không đề cập với bác sĩ vì không xem chúng là các loại thuốc. Tuy nhiên, có những loại thảo dược an toàn cho mẹ nhưng cũng có những loại không an toàn. Một số, chẳng hạn như mâm xôi và các loại trà gừng, đã được sử dụng từ lâu để chữa bệnh và được coi là an toàn nhưng về sau có thể gây hại cho bà bầu vì chúng có thể làm tăng co thắt cổ tử cung, bao gồm: cohosh xanh, cohosh đen, feverfew (lá của chúng có thể dùng điều trị chứng nhức đầu và đau nửa đầu), nhân sâm… Dưới đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa để điều trị các chứng bệnh thường gặp khi mang thai. Như mọi khi, mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn trước khi dùng bất cứ loại thuốc hoặc biện pháp chữa trị nào ngay cả thảo dược.
Mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc khi mang thai

Đau đầu
Một liều nhẹ acetaminophen (tylenol) thường là an toàn cho thai phụ để giảm đau đầu. Các loại thuốc ngoài danh mục như aspirin cà ibuprofen bạn không nên sử dụng khi có thai. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng bệnh này là do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong cơ thể khi mang bầu. Kiệt sức, căng thẳng, mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu cho thai phụ. Vì vậy mẹ nên đảm bảo uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ để hạn chế chứng bệnh này. Massage, ăn sô cô la cũng là cách đơn giản, hữu hiệu để giảm đau đầu. Nếu mẹ bị chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu nghiêm trọng khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chữa trị an toàn, mạnh mẽ hơn.
Đau cơ
Triệu chứng này thường tự biến mất trong một khoảng thời gian nhưng chỉ cần đau cơ thời gian ngắn thôi cũng đủ khiến mẹ bầu khó chịu. Bạn có thể giảm bớt cơn đau nhức bằng việc massage nhẹ nhàng hoặc chườm nóng trên khu vực bị đau. Một liều Tylenol cũng có thể làm giảm cơn đau. Nếu đau nhức cơ bắp không tự biến mất sau một vài ngày, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.
Buồn nôn
Buồn nôn là triệu chứng nhiều thai phụ gặp phải khi mang thai, nhất là ba tháng đầu của thai kỳ. Bác sĩ thường không kê toa thuốc cho chứng bệnh này, thay vào đó, các bác sĩ khuyên mẹ nên ăn các bữa ăn nhỏ, tránh các loại thức ăn nhiều mỡ, nhiều gia vị. Ngoài ra, một số chị em có thể giảm được triệu chứng buồn nôn nhờ bấm huyệt trên cổ tay. Nếu buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến ngay bênh viện để được các bác sĩ chăm sóc.
 Ợ nóng hay khó tiêu 
Theo các bác sĩ sản khoa, hầu hết các loại thuốc kháng axit ngoài danh mục đều có thể sử dụng trong thời gian mang thai, bao gồm Tums, Gaviscon, non-sodium Rolaids, Mylanta và Maalox. Tránh ăn các loại thức ăn cay, nhiều dầu mỡ , caffeine cũng có thể khắc phục triệu chứng này bởi đây đều là các loại thức ăn kích thích dạ dày.
Massage nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau nhức

 Cảm lạnh và dị ứng 
Thuốc xịt mũi, uống nhiều nước có thể làm hạn chế cảm lạnh và dị ứng. Nếu bạn mắc bệnh trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lựa chọn an toàn nhất là thuốc xịt mũi như Neosynephrinne vì thuốc xịt mũi này chỉ tác dụng trong một phạm vi nhất định, không bị hấp thu nhiều vào máu nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sau ba tháng đầu tiên của thai kỳ, bác sĩ có thể cho phép bạn sử dụng thuốc thông mũi ngoài danh mục như Actifed hoặc Sudafed. Nhiều thuốc kháng histamine cũng được coi là an toàn để mẹ bầu sử dụng sau ba tháng đầu, vì thế hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được tư vấn cụ thể.
 Ho 
Nhiều loại si-rô ho ngoài danh mục an toàn cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ vẫn cần quan tâm đến lượng cồn có trong các loại si-rô này. Mặc dù số lượng cồn trong vài muỗng si-rô là rất nhỏ nhưng tốt hơn hết mẹ nên nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ giới thiệu loại si-rô ho không chứa hoặc chứa lượng cồn rất ít.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Để trẻ nhẹ kí trở nên khỏe mạnh

 Bé nhẹ cân thường kén ăn hoặc sức đề kháng yếu, dễ mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa… 
 Nguyên nhân nhẹ cân ở bé 
- Bé có biểu hiện kén ăn: Lượng kalo trong khẩu phần ăn hàng ngày ít hơn so với nhu cầu của bé. Một số bé quá hiếu động cũng làm cơ thể tiêu hao nhiều kalo. Nếu bé không được cung cấp thêm năng lượng để bù vào số kalo đã mất, bé cũng có xu hướng nhẹ cân.
 Xem thêm các bài viết về mẹ và bé  

Bài viết về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

- Bé mắc một số chứng bệnh như ốm sốt, tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài khiến bé thiếu hụt dưỡng chất, gây nhẹ cân.
- Nhóm bé mắc chứng bệnh kinh niên hoặc tim bẩm sinh cũng thường yếu ớt, gầy gò. Nhiều trường hợp, biểu hiện sút cân ở bé có liên quan chặt chẽ với một vài chứng bệnh nguy hiểm. Đó là lý do vì sao, bạn nên đưa bé nhẹ cân đi khám bác sĩ.
- Những nguyên nhân khác khiến bé nhẹ cân: người mẹ thiếu kiến thức khoa học khi chăm sóc bé; bé mắc chứng giun sán; gia đình không có điều kiện kinh tế…
 Dấu hiệu nhận biết bé nhẹ cân 
- Biện pháp hữu hiệu nhất để xem xét bé có phát triển bình thường không là theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé. Bé tăng cân đều hàng tháng là dấu hiệu bé khỏe mạnh. Không tăng cân hoặc sút cân là nguy cơ cảnh báo tình trạng bệnh tật hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý ở bé. Tham khảo biểu đồ cân nặng bình thường ở bé.
- Trong 3 tháng đầu: Bé tăng 1-2 kg/tháng.
- 3 tháng tiếp theo: Bé tăng 500-600g/tháng.
- 6 tháng tiếp theo: Bé tăng 300-400g/tháng.
- Bé 1 tuổi thường nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).
- Từ 2-10 tuổi, bé tăng trung bình 2-3kg/năm.
- Cân nặng trung bình của bé trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức tính như sau: X = 9kg + [2kgx(N-1)].
(X: Số cân nặng hiện tại của bé, tính bằng kg. N là số tuổi của bé, tính theo năm).
 Cách chăm bé nhẹ cân 
- Với bé kén ăn, bạn nên kiên trì. Cho bé ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa một chút thức ăn. Một số bé đói bụng nhưng lại ngại ăn nên cha mẹ không để ý, bé cũng không lên tiếng đòi ăn. Một số bé ham chơi đến nỗi quên cả giờ ăn. Số bé kén ăn khác là do thực phẩm không vừa miệng…
- Đổi mới hình thức cho bé: Nếu bé ghét ăn thịt với cháo (hoặc cơm), bạn nên kẹp thịt vào bánh mì. Hoặc bạn có thể chế biến thịt thành ruốc, cho bé ăn kèm xôi. Bé lười ăn canh trong bát, bạn thử đổ canh vào cốc và cho bé dùng thìa xúc.
- Bạn không nên cho bé vừa ăn vừa uống: Cũng không nên cho bé sử dụng đồ uống trước bữa ăn. Bởi vì, đồ uống sẽ làm bé no bụng đồng thời cũng giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ đồ ăn.
- Để bé ăn trong khoảng thời gian tùy thích: Việc hối thúc chỉ khiến bé chán nản và quấy khóc khi ăn. Dù bữa ăn với bé có kéo dài hàng tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên quá sốt ruột.
- Bạn nên tắt tivi khi cho bé ăn: Vừa ăn vừa xem tivi dễ dẫn tới các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở bé. Thói quen này lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn của bé.
- Đảm bảo thực phẩm giàu chất đạm, chất béo cho bé như thịt, trứng, cá, sữa… hàng ngày. Bạn nên cho thêm dầu ăn vào cháo hoặc bột cho bé. Bé bước vào tuổi ăn cơm, bạn có thể xào rau hoặc nấu canh cùng dầu, mỡ để tăng chất béo trong khẩu phần ăn của bé.
- Bạn nên đa dạng thực phẩm đế bé hấp thu tối đa dưỡng chất và  giúp bé ăn ngon miệng.  
- Giữ vệ sinh cho bé để tránh bệnh truyền nhiễm hoặc giun sán: Giữ thói quen rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng nên cắt móng tay gọn gàng cho bé. Tránh việc bé mút tay, ngậm tay hoặc bốc thức ăn bằng đôi tay bẩn.
- Bảo đảm chế độ ăn, ngủ, vui chơi hợp lý cho bé. Không khí quanh nhà bạn phải luôn thoáng mát, trong lành.  Phòng ngủ của bé  cũng nên được dọn dẹp hàng ngày. Các dụng cụ chế biến và đựng thức ăn cho bé phải luôn được tiệt trùng, khô ráo.
- Nếu bé mắc một chứng bệnh nào đó, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Nếu bạn muốn bổ sung vitamin hoặc cho bé sử dụng các loại thuốc kích thích tiêu hóa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ tử vong sau tiêm vắc xin: Có phải do viêm phổi

 Bộ Y tế khẳng định kết quả giải phẫu tử thi cho thấy bệnh nhi tử vong sau tiêm vắc xin tại BV Hướng Hóa, Quảng Trị là do viêm phổi.  
Tối ngày hôm qua (11/11), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết vừa nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị về việc 1 trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem.
 Những kiến thức cho mẹ và bé  

Xem các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trên 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Đó là bé trai H.V.C., 3 tháng tuổi (sinh ngày 24-8-2013), địa chỉ tại xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Bé C. Được tiêm vắc-xin Quinvaxem mũi 1 lúc 9 giờ 15 phút ngày 5/11 tại Trạm Y tế xã A Dơi. Sau khi tiêm khoảng 16 giờ, bé xuất hiện sốt, quấy khóc, bỏ bú và được chuyển đến Bệnh viện huyện Hướng Hóa. Tại đây, bệnh nhi sốt cao 39,7 độ C, mạch 150 lần/phút, nhpj thở tăng lên 42 lần/phút và hôn mê.
Trước diễn biến bệnh ngày càng nặng lên, bệnh nhi được đặt nọi khí quản và tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ngày 6/11 với chẩn đoán xác định là viêm phổi phải nặng.
Những ngày sau đó bé C. Đã được điều trị tích cực nhưng không qua khỏi nên đã tử vong lúc 22 giờ ngày 10/11 do suy đa phủ tạng, suy hô hấp không phục hồi do viêm phổi nặng.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, kết quả giải phẫu tử thi của cơ quan pháp Y tỉnh ngày 11/11 khẳng định bệnh nhân bị tử vong vì viêm phổi, suy đa phủ tạng, suy hô hấp không phục hồi do viêm phổi nặng, khả năng do nhiễm khuẩn.
Ngành y tế tỉnh Quảng Trị cũng khẳng định đây là trường hợp tử vong do viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ (bệnh có nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 01 tuổi), không liên quan đến tiêm vắc xin Quinvaxem.
Ông Trần Đắc Phu cho biết thêm, tại thời điểm tư vấn, sàng lọc trước tiêm vắc-xin này sức khỏe bé C. Bình thường. Tại cơ sở y tế   thực hiện tiêm chủng  có đầy đủ cán bộ tiêm chủng, bố trí bàn tiêm, vắc-xin, phích tiêm, dụng cụ tiêm chủng… đúng quy trình.
Trước đó, vắc-xin Quinvaxem chính thức được tiêm chủng trở lại trên toàn quốc từ tháng 10-2013 sau 5 tháng tạm ngưng vì trong 5 tháng đầu năm 2013 đã ghi nhận 5 trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem.
Kết luận sau đó của Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình  sử dụng vắc-xin  , sinh phẩm y tế cho rằng trong 5 trường hợp tử vong có 4 trường hợp không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc-xin, 1 trường hợp chưa chẩn đoán được nguyên nhân tử vong.
Sau khi có kết luận trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc tiếp tục sử dụng vắc-xin Quinvaxem trong dự án tiêm chủng mở rộng.

Ba mẹ có nên tắm khi trẻ đang bị sốt?


Đối với trẻ nhỏ, có vô vàn lý do khiến trẻ sốt: sốt mọc răng, sốt do viêm họng, sốt virút, sốt do bệnh tay chân miệng… Cho dù lý do là gì đi nữa các bà mẹ cũng sẽ vô cùng lo lắng, nếu ta xử lý không kịp, để trẻ sốt cao có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, tai biến thật khó lường. Trước kia khi không hiểu biết, mọi người thường nói với mình rằng nếu em bé bị sốt cao, đem đến bệnh viện Nhi Đồng thì người ta sẽ lột trần truồng em bé, cho nằm chơ vơ trong phòng lạnh hoặc đem nhúng vào bồn nước.
 Xem cái bài viết về mẹ và bé 

Các bài viết về dinh dưỡng bé 2 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam
 Nếu chỉ có nghe đến đó thôi thì khó có bà mẹ nào dám đưa con đến bệnh viện vì xót con, vì e ngại sau khi hết sốt phải lo đến chữa bệnh sổ mũi và ho cho bé. Tâm lý của người Việt mình là khi trẻ sốt, không bao giờ được tắm cho trẻ. Vậy có bao giờ bạn tìm hiểu thử xem tắm đúng cho trẻ khi sốt như thế nào không? Sau khi tìm hiểu kỹ càng và được bác sỹ khám bệnh cho em bé tư vấn thêm, mình xin được chia sẻ phương pháp tắm này:
Khi bé sốt bạn sẽ được khuyên cho bé uống thuốc cứ cách nhau 4-6 giờ. Tuy nhiên, không phải khi nào uống thuốc xong bé cũng hết sốt ngay. Tắm đúng nhằm mục đích hạ sốt cho não bé, giúp nhiệt độ cơ thể bé hạ bớt vì để cao quá não bé sẽ bị ảnh hưởng.
Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.
Trong bệnh viện Nhi Đồng, nếu hiểu rõ bạn cũng sẽ an tâm khi thấy con mình được bác sĩ tắm khi bị sốt. Chắc chắn đó không phải là hành động “nhúng nước” như mọi người hay bàn tán.
Ngoài ra còn 1 kỹ thuật nữa mà bác sĩ nhắc vợ chồng mình khi bé bị sốt là hãy   cho bé vào trong phòng máy lạnh nếu bé quá sốt  . Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng được mát (thấp nhất là 20 độ). Có thể cởi trần bé, vì  cơ thể bé đang sốt  cho nên bạn an tâm, bé sẽ không bị lạnh đâu.
Ngoài ra theo các bác sĩ thì các mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, nên lau mát cơ thể bé thường xuyên (đắp trán, lau vùng nách, bẹn). Nếu bình tĩnh xử lý, cùng với thuốc mà bác sĩ kê đơn em bé sẽ tốt hơn nhiều.
Chúc các mẹ thành công!

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm cho con bú thế nào để vẫn giữ ngực đẹp?

Mối dây liên kết mẫu tử tuyệt vời khi mẹ cho con bú là điều không ai có thể chối từ. Các chuyên gia luôn khuyên chị em hãy cố gắng cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có thể, hãy duy trì sữa mẹ đến 1-2 tuổi.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và hầu như bà mẹ nào có sữa cũng luôn muốn duy trì cho con bú càng lâu càng tốt. Đương nhiên, cũng có nhiều lời rỉ tai cho rằng việc cho con bú sẽ khiến mẹ bị hỏng ngực, ngực bị mất dáng, bé đi và bị “mướp” sau khi cai sữa. Những lời đồn đại này tuy không hoàn toàn đúng sự thật nhưng cũng khiến nhiều chị em lo lắng.

Các bài viết về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam


Một số chị em đã quyết định sẽ nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) sau khi cai sữa để lấy lại được dáng ngực như xưa. Tuy nhiên, việc PTTM ngày nay đang trở nên lan tràn và khó kiểm soát về mức độ an toàn. Thay vì chọn lựa nguy hiểm tiềm ẩn khi PTTM, mẹ cho con bú nên biết cách tự chăm sóc và duy trì dáng ngực ngay khi cho con bú.


Có một thực tế mẹ nên biết: Việc ngực xấu hay không, không phải do bé bú mà là do trong quá trình mang thai kích thước vú đã có sự thay đổi. Ngực không bao gồm các cơ bắp và dây chằng. Thay vào đó, ngực chỉ có các mô mỡ và đó là lý do khiến ngực dễ bị chảy xệ. Trong thời gian mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến vòng 1 để chuẩn bị cho quá trình chúng ta cho con bú. Số lượng các ống dẫn sữa phát triển khiến ngực trở nên lớn hơn làm ngực giãn nở, thậm chí rạn da. Vú bị căng sữa liên tục có thể làm ngực biến dạng sau khi cai sữa. Mặt khác, cũng tùy theo cơ địa của từng người, vú sẽ có hình dạng khác nhau sau sinh. Tuy nhiên, ta cũng có nhiều cách để “giảm thiểu thiệt hại” của việc hỏng dáng ngực sau khi cai sữa.
Cho con bú thế nào để vẫn giữ dáng ngực đầy? - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cho con bú - Những điều cần biết sau khi sinh con
Phải tăng cân và ăn thật nhiều chất béo
Muốn ngực đẹp, mẹ cho con bú đừng cố kiêng khem. Ngực được tạo thành bới các mô mỡ, do đó, khi mẹ tăng cân, số mỡ này sẽ tập trung vào ngực khiến ngực đầy đặn và đẹp hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, mẹ cũng nên biết rằng ngực không hề có cơ. Nó chỉ có các dây chằng làm nhiệm vụ giữ ngực. Khi mẹ cho con bú, các dây chằng này sẽ bị dãn ra và lúc cai sữa, nếu không đàn hồi tốt, nó sẽ khiến ngực bị chảy xệ. Vậy làm thế nào để giữ được độ đàn hồi cho dây chẳng?
Mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt chú ý ăn nhiều chất béo. Chất béo, ngay cả cholesterol, vẫn có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc trong cơ thể như các nội tiết tố, vitamin D và đặc biệt là làn da. Thiếu cholesterol sẽ khiến da nói chung và da ngực nói riêng kém đàn hồi và dễ nhăn nheo.
Một trong những axit béo cần nhất lúc này là arachidonic – một loại axit béo có nhiều trong trứng gà và bơ, hai loại thực phẩm lại có rất nhiều mẹ cho con bú kiêng ăn vì sợ béo. Rất nhiều phụ nữ ở tỉnh Trùng Khánh của Trung Quốc luôn được khuyên phải ăn nhiều trứng gà. Họ thậm chí còn ăn đến 10 quả trứng mỗi ngày cùng với rất nhiều thịt gà và thịt lợn. Có lẽ, đó cũng là lý do mà ta hiếm khi thấy một bà mẹ Trùng Khánh có ngực “chảy xuống tận rốn”.
Cho con bú cần đúng tư thế
Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt đầu ti hay chảy máu đâu ti. Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, nếu sức khỏe mẹ yếu thì mẹ có thể nằm trên giường và bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé.
Đối với mẹ hút sữa bằng máy cho con ti bình, khi hút sữa cũng chú ý giữ bình hút và phễu hút đừng thẳng, cố gắng nâng phễu hút ngang với bầu ngực. Tránh để phễu hút giật bầu ngực xuống dưới, lâu dần sẽ bị xệ ngực
Cho con bú đều hai bên ngực
Mẹ cho con bú nên nhớ, mỗi bầu ngực là một cá thể riêng biệt và hoàn toàn không liên quan đến nhau. Nếu mẹ chỉ cho con bú đúng bên thuận của bé hoặc đúng bên mẹ có nhiều sữa, lâu dần sẽ khiến ngực bên to bên nhỏ rất mất cân đối. Hãy chú ý cho bé bú đều hai bên bầu ngực và bú cạn rồi mới chuyển bên. Tốt nhất là mẹ nên ưu tiên cho con bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước. Càng bú nhiều, sữa càng về và ngực sẽ càng to ra.
 Mặc áo lót cho con bú đúng kích cỡ 
Nhiều chị em khi có con bú thường thích “thả rông” vì cảm thấy áo lót rất vướng víu và lại thường xuyên phải cởi ra khi cho con bú. Tuy nhiên, khi ngực tăng kích thước và các dây chẳng trở nên quá tải thì áo ngực sẽ là trợ thủ đắc lực giúp ngực của mẹ cho con bú không bị mất dáng. Mẹ hãy lựa chọn cho mình một chiếc áo lót chuyên dụng dành cho cho bú và có kích cỡ phù hợp.
 Massage ngực thường xuyên 
Việc massage ngực khi cho con bú là vô cùng cần thiết. Nó không những giúp mẹ giữ được dáng ngực mà còn giúp sữa nhanh về. Trước khi cho con bú, mẹ nên dùng một chiếc khăn nóng chườm bầu ngực để giãn tia sữa và các lỗ chân lông. Nhẹ nhàng dùng hai tay xoay tròn lấy bầu ngực từ 2-5 phút. Khi đợi sữa về rồi mới bắt đầu cho con bú. Sau khi bú xong, mẹ lại lấy khăn ướt lạnh chườm để co tia sữa lại.
 Cai sữa cũng cần chiến thuật 
Ngoài việc giữ ngực trong khi cho con bú, cai sữa đúng cách cũng góp phần rất lớn để “bảo toàn” dáng ngực cho mẹ. Những bà mẹ cai sữa vào giai đoạn 4-6 tháng là những bà mẹ thường bị chảy xệ ngực nhất do đây là thời điểm nhu cầu cho em bé bú đạt cao nhất. Cai sữa vào thời điểm này là không khôn ngoan một tí nào. Da của mẹ cho con bú sẽ bị chùng xuống, chảy nhão y như một người béo phì mới trải qua phẫu thuật cắt dạ dày.
Thời điểm cai sữa hợp lý nhất là từ khoảng 1 năm rưỡi đến hơn 2 năm. Thời gian này, nhu cầu sữa của trẻ đã ít đi và ngực của mẹ không phải bị “sốc” khi sữa đột ngột hết hẳn. Các dây chẳng có thời gian để đàn hồi và các mô bắt đầu co lại từ từ.
Biết cách cho con bú và cai sữa úng chuẩn sẽ khiến mẹ vừa cung cấp được cho con nhiều dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ, vừa giữ được cho mình dáng ngực đầy đặn như thời con gái.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Sơ chế thịt bò cho bé ăn dặm

 Xay thịt bò sống trước khi nấu sẽ không bị bã, lại đảm bảo không bị mất quá nhiều chất có trong thịt. Thịt bò giàu sắt, protein và canxi nên cho bé ăn thịt bò là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất. 

Thông tin về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam
 Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.
Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo.
Ăn thịt bò giúp bé hấp thu được chất sắt.
Chế biến thịt bò cho bé ăn dặm - Chăm sóc bé - Cách nuôi dạy con trẻ - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Dinh dưỡng cho trẻ em
 Cách chế biến 
Mẹ có thể dùng máy sinh tố xay thịt bò sống với một chút nước đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp   rau xanh lẫn thịt bò nấu bột cho bé  thì bột không bị bã lại đảm bảo đủ chất xơ.
Lúc đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò băm nhuyễn. Sau đó có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn tùy theo độ tuổi của bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, bạn nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo (hoặc bột), chờ sôi lại là được.
 Dinh dưỡng có trong 100g thịt bò là: 
- Vitamin B1 (6mg), vitamin B2 (16mg).
- Phôtpho (186mg), magiê (20mg), sắt (2mg), canxi (6mg), kali (241mg), folate (10mcg), Nitrat (5,43mg).
Theogiadinhenfa.Com.Vn