Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Chăm sóc bé: bệnh hô hấp vào mùa hè

Mỗi khi con bệnh làm bạn luôn mệt mỏi và lo lắng. Vì thế phải có nhưng phương án để phòng tránh bệnh cho bé, đặc biệt là những bệnh đường hô hấp vào mùa hè

Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa có thành phần trái cây
Có thể bạn quan tâm đến vitamin tốt cho bé
Những bài viết liên quan về Dumex Việt Nam
Những bài viết liên quan về sữa bổ sung rau củ quả

Đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt, nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh ở đường hô hấp trên.
Khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp cấp tính liên quan đến thời tiết, đặc biệt khi nắng nóng kéo dài. Đây là giai đoạn có số bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, triệu chứng thường thấy là ho, sổ mũi, viêm họng, suyễn...
Quá trình gây bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ
Bình thường trên vòm họng và trên bề mặt khí quản có các chủng vi khuẩn và virus sống cộng sinh, chúng tồn tại với số lượng ít và không gây hại cho sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc khi hệ miễn dịch của cơ thể giảm… các chủng virus này sinh sôi nhanh chóng và sản sinh các độc tố kích thích vào tế bào niêm mạc khí phế quản. Cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra chất nhầy và gây phản xạ ho để tống xuất các tác nhân này ra ngoài. Phản ứng này không những không ảnh hưởng gì đến virus mà còn gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Song chu kỳ phát triển của virus chỉ kéo dài khoảng 5-7 ngày, nếu không có “yếu tố thuận lợi” cho sự phát triển của chúng thì virus sẽ tự kết thúc chu trình sống và phản ứng ho tự hết. Nhưng nếu ho tiếp tục kéo dài sẽ gây bào mòn niêm mạc khí phế quản và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khi đó bệnh sẽ trở nên cấp tính, gây viêm phế quản và viêm phổi.
Bệnh đường hô hấp ở trẻ - không nên chủ quan vào mùa nóng - 1
Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, hạn chế không cho trẻ ra ngoài khi trời nắng, nhất là lúc nắng gay gắt. Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc đang nằm ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường. Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng nhưng phải thoáng mát... Bên cạnh đó, vì thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi, cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.
Khi trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, bên cạnh các loại tân dược (là các loại thuốc kháng sinh), có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược thiên nhiên dễ tìm, có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả, an toàn cho trẻ và đặc biệt có tác dụng diệt virus mạnh, đơn cử như:
Tần dày lá (Húng chanh) với thành phần chứa tinh dầu, có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi khuẩn gây bệnh ho như: Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella sonnei… Thường dùng để trị cảm cúm, chữa ho, viêm họng, khản tiếng.
Núc nác có tác dụng sát trùng, làm dịu cơn ho dùng để chữa viêm họng, ho khan tiếng, ho lâu ngày, viêm khí quản.
Gừng làm ấm cổ, dịu các cơn ho, giúp kháng khuẩn và diệt virus bám trên niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công.
Những dược liệu trên đều không độc hại, dễ tìm, dùng an toàn cho cả trẻ nhỏ và người lớn, đã được sử dụng lâu đời trong dân gian. Hiện nay, một số đơn vị nghiên cứu khoa học và công ty dược phẩm có uy tín đã nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất của những dược liệu trên bào chế thành sản phẩm chữa ho, viêm họng, viêm đường hô hấp hay viêm phổi dưới dạng sirô dễ uống, tiện dụng cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh ở trẻ nhỏ.

Thức uống tốt cho bà mẹ mang thai

Những bà bầu vào thời kì mang thai rất hay bị nghén nên rất khó ăn uống. Tuy nhiên những thức uống sau đây không những giúp giảm cơn nghén mà còn rất bổ dưỡng cho bà mẹ mang thai.
1. Trà gừng
Theo Hướng dẫn y tế gia đình của Đại học Dược Harvard, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng được sử dụng trong y học cổ truyền như một chất chống nauseant, có lợi cho những phụ nữ đang bị ốm nghén. Nghiên cứu bao gồm 70 thai phụ bị chứng buồn nôn trong thai kỳ. Phần lớn họ thêm gừng vào chế độ ăn uống của mình thì nhận thấy ít bị buồn nôn hơn hơn so với những người không dùng thêm gừng.
7 đồ uống tuyệt vời cho bà bầu 1
2. Nước cam
Bạn có thể nhận thức được rằng tăng cường bổ sung sắt khi mang thai là vô cùng quan trọng. Nhưng bạn có biết một số thực phẩm và đồ uống có thể trợ giúp hoặc ngược lại - cản trở khả năng hấp thụ chất sắt. Theo một báo cáo Dinh dưỡng khi mang thai được công bố bởi Viện Y học của Viện Hàn Lâm quốc gia Mỹ, “So với các loại nước, nước cam sẽ giúp tăng gần gấp đôi khả năng hấp thu chất sắt từ một bữa ăn. Trong khi đó trà và cà phê hay các loại nước khác lại làm giảm hấp thu chất sắt quá một nửa”. Chính vì vậy, nước cam là loại nước được xếp ở vị trí thứ 2 trong TOP danh sách những thức uống tốt nhất cho bà bầu.
7 đồ uống tuyệt vời cho bà bầu 2
3. Sinh tố
Tronng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn cần tăng lượng folate đáng kể. Folate, hoặc axit folic, là một vitamin B tan trong nước giúp hệ thần kinh của bé phát triển. Thật tuyệt vời khi đồ uống cũng giúp bổ sung lượng folate giàu có bởi chúng dễ uống và nhiều hương vị phong phú. Một cách dễ dàng để có được nhiều folate trong chế độ ăn uống của bạn là uống một ly sinh tố.
4. Trà bạc hà
Trong y học cổ truyền, trà bạc hà từ lâu đã được sử dụng như một thức uống lành mạnh cho những người mắc chứng ốm nghén. Một bài báo được xuất bản trong Thư viện Y tế quốc gia của Hoa Kỳ viết rằng "trong phòng thí nghiệm, bạc hà có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus, chống oxy hóa mạnh và chống khối u rất đáng kể".
5. Sinh tố chuối – sữa chua
Một quả chuối chứa 4g chất xơ và khoảng 20% lượng vitamin C và vitamin B6 cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của bạn. Vitamin B6 giúp điều chỉnh natri và nồng độ kali có thể bị mất cân bằng nếu bạn đang bị ốm nghén. Chuối cũng chứa hàm lượng magiê và kali phong phú, rất quan trọng cho việc duy trì một sự cân bằng chất lỏng khoẻ mạnh. Sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giàu canxi và lại chứa ít đường. Sự cộng hưởng của hai thực phẩm này khiến nó trở thành thức uống tuyệt vời cho sức khoẻ thai kỳ.
7 đồ uống tuyệt vời cho bà bầu 3
6. Nước chanh
Mùi hương dễ chịu của chanh tươi có hiệu quả tích cực trong việc làm giảm cơn buồn nôn. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn, hãy uống một cốc nước chanh loãng để đánh đuổi cảm giác khó chịu này. Nhưng nếu tình trạng ốm nghén của bạn quá trầm trọng, thì ngậm lát chanh thái mỏng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn hẳn.
7 đồ uống tuyệt vời cho bà bầu 4
7. Nước dừa
Nước dừa là thức uống tuyệt vời cho bà bầu. Không chỉ tốt cho nước ối, nước dừa còn có thể giúp bạn trải qua tình trạng ốm nghén một cách dễ dàng hơn. Hơn thế, nếu bạn đã trải qua tình trạng ốm nghén, thức uống này có thể giúp bạn tái hydrate hoá tự nhiên và khoẻ mạnh.
7 đồ uống tuyệt vời cho bà bầu 5

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Giải pháp cho con bắt đầu mọc răng

Mọc răng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bé. Bé dễ quấy khóc và một số bé thường bị sốt cao mỗi khi mọc răng khiến phụ huynh vô cùng lo lắng
Có thể giúp bé làm giảm cảm giác đau đớn khi nướu bị sưng, viêm khi mọc răng sữa với những cách đơn giản dưới đây.
1. Làm mát nướu
Một số thực phẩm được làm lạnh (ở mức độ vừa phải) như chuối, cà rốt… không những hiệu quả trong việc làm dịu những cơn đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng sữa mà còn có tác dụng “đánh lạc hướng” sự chú ý của bé vào các cơn đau.
 4 cách đơn giản giúp bé giảm đau khi mọc răng sữa 1
Ngoài ra, một chiếc khăn tay hay núm vú giả được làm lạnh cũng là những gợi ý rất nên tham khảo cho bà mẹ đang nuôi con giai đoạn mọc răng sữa.
2. Massage nướu
Rửa sạch ngón tay của bạn hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé. Cách này làm phân tán sự chú ý của bé vào những cơn đau, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu trong miệng cho bé và tăng cường tình cảm giữa bé và cha mẹ.
 4 cách đơn giản giúp bé giảm đau khi mọc răng sữa 2
3. Chơi trò chơi
Đây là cách thường được các bà mẹ áp dụng để bé tạm thời quên đi cơn đau nhức do mọc răng sữa. Tuy bạn sẽ hơi tốn công một chút khi chơi đùa cùng bé nhưng hiệu quả thu được lại không hề nhỏ.
4 cách đơn giản giúp bé giảm đau khi mọc răng sữa 3 
4. Nhai
Chuyển động hàm liên tục khi bé thực hiện hoạt động nhai, nhay một thứ gì đó cũng giúp làm giảm cơn đau ở nướu rất hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể mua cho bé bánh ăn dặm (vì hầu hết các bé mọc răng sữa khi đã bước vào giai đoạn ăn dặm), đồ chơi đã được rửa sạch hoặc dụng cụ “mài lợi” dành riêng cho các bé (tuy nhiên vì hầu hết được làm bằng nhựa nên bạn cần chú ý xem chất liệu, kiểu dáng và thương hiệu nhà sản xuất khi mua).

Những chiêu dụ bé uống thuốc nhanh chóng

Nếu bạn có con nhỏ thì chắc hẳn bạn đã từng cho con uống thuốc nhưng không phải lúc nào bé cũng ngoan ngoãn làm theo những gì bạn hướng dẫn. Sau  đây những tuyệt chiêu để dụ bé uống thuốc mà không cần phải dùng "bạo lực".


1. Thử nhiều cách khác nhau

Những vật dụng hỗ trợ uống thuốc có thể tạo ra nhiều điều bất ngờ. Nếu bé không chịu uống bằng thìa, bạn hãy thử cho bé uống thuốc bằng xi-lanh xem sao. Bạn cũng có thể dùng đến một chiếc cốc nhỏ (đảm bảo có số đo chính xác để bạn sử dụng đúng liều lượng) - hoặc bất kỳ thiết bị đo lường khác mà bạn nghĩ con mình sẽ sẵn sàng thử. Bất kỳ sự thay đổi trong cách tiếp cận nào cũng giúp bạn đánh lạc hướng để con chịu uống thuốc.

Một vài mẹo thú vị giúp trẻ uống thuốc dễ dàng 1
2. Chia nhỏ lượng thuốc

Cho bé uống một lượng thuốc nhỏ trong vài phút thay vì tất cả cùng một lúc. Việc đó có thể giúp bé dễ nuốt trôi hơn là dồn thuốc trong một ngụm. Tất nhiên, nếu con bạn cảm thấy cách này chỉ như kéo dài thêm “cực hình”, hẳn chiến lược này không phải dành cho bạn.

3. Chiến thuật cải trang

Hãy hỏi bác sĩ xem việc giấu thuốc vào thực phẩm hoặc đồ uống có được không. Nếu được, bạn hãy bỏ thuốc vào một lượng nhỏ kem, nước sốt, hoặc trái cây xem sao. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn kết hợp thuốc với một món gì khác, con bạn cần phải ăn hoặc uống hết món đó để có được liều lượng đầy đủ.

4. Vị trí đặt thuốc

Các nụ vị giác tập trung ở trước và giữa lưỡi, vì vậy thay vì để thuốc vào các khu vực vị giác “nhạy cảm” ấy, bạn nên đặt vào phần nướu sau và bên trong má, nơi thuốc sẽ dễ trôi xuống cổ họng mà không tác động gì nhiều đến vị giác của bé. Cách này đòi hỏi bạn phải có một chút khéo léo khi một tay giữ bé ngồi yên, còn tay kia phải để thuốc ở vị trí chính xác.
Một vài mẹo thú vị giúp trẻ uống thuốc dễ dàng 2

5. Dỗ dành bé

Một mẹo nho nhỏ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này. Hứa tặng con một phần thưởng nhỏ với điều kiện con phải uống hết thuốc của mình. Chỉ cần một chút quà tặng như vậy đã có thể truyền cảm hứng cho bé mở khuôn miệng xinh để uống thuốc rồi đấy.

6. Cho bé tự quyết

Trao cho con quyền quyết định chọn hương vị hoặc màu sắc khác nhau của thuốc. Bằng cách đó, bé sẽ cảm thấy như mình có chút quyền kiểm soát tình hình.

7. Xem phản ứng của bạn

Đừng quá căng thẳng khi cho con uống thuốc, vì nếu bạn tươi vui, thoải mái, con sẽ coi những dấu hiệu vui vẻ đó là biểu hiện cho việc uống thuốc sẽ không khó khăn. Đừng để nét mặt nhăn nhó cố gắng bắt con uống thuốc của bạn khiến bé nghĩ đây hẳn một nhiệm vụ khó chịu, không dễ dàng chút nào.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Dinh dưỡng cho trẻ 24 tháng tuổi

Trẻ càng nhỏ càng khó chăm sóc đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng cho trẻ 24 tháng tuổi. Tuy đơn giản nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết.

Xem thêm bài viết về sữa cung cấp trái cây
Những kiến thức liên quan đến bổ sung vitamin cho con
Bài viết về Dumex Việt Nam
Bài viết về dinh dưỡng cho bé

Sinh ra đứa con khỏe mạnh, chăm sóc bé tốt cho những năm đâu đời là điều các bậc phụ huynh luôn ý thức. Tuy vậy, việc có những điều luôn phải lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt trong suốt quá trình bé lên 1 - 2 tuổi.

Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 2 tuổi 1

1. Sự phát triển của bé sau 1 tuổi:

+ Về thể chất
Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 2 tuổi 2

(*) Bé trai thường nặng hơn bé gái 1 ít

+ Về vận động:

• Bé 10 -14 tháng: đứng chựng, đi chập chững.

• Bé 18 tháng: có thể chạy, vịn tay lên cầu thang.

• Bé 24 tháng bắt đầu thích nhảy, đi cầu thang một mình, biết cầm nắm đồ vật, lục lọi ngăn tủ.

+ Về tâm sinh lý

• Bé 8 tháng: có thể nhận biết người quen và người lạ.

• Bé 12 -18 tháng: bập bẹ những tiếng đầu tiên “ba”,”mẹ”...

• Bé từ 18 tháng: bé có thể nói câu ngắn, đơn giản, có khả năng hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn.

Lưu ý quan trọng:

Cột mốc 18 tháng đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ và vận động. Bé 18 tháng chưa biết nói hoặc chưa biết đi cần đưa đến cơ sở ý tế chuyên khoa nhi để được khám và tư vấn thêm.

Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 2 tuổi 3

2. Chế độ dinh dưỡng của bé 1 - 2 tuổi:

Gồm 3 bữa ăn chính, xen kẽ là 3 - 4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui. Trong mỗi chén cháo của bé cần có 4 nhóm thực phẩm sau:

• 2-3 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn (Thịt, cá, tôm, cua, trứng… Nếu mẹ nấu cháo nước xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt vì chứa nhiều chất đạm).

• 2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt..)

• 1-2 muỗng dầu ăn

• Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén

Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai vô cùng quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.

Những lưu ý quan trọng:

• Cơ thể bé hằng ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.

• Mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho...

• Trước bữa ăn chính 1,5 – 2 tiếng, mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh “ngang dạ”, làm bữa chính mất ngon.

• Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái.

• Nếu trẻ ăn bột, cháo ít, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các món ăn nhẹ khác hoặc uống thêm sữa, thay vì ép ăn hết cháo.

Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 2 tuổi 4

3. Chăm sóc bé 1-2 tuổi:

Khi bé đã có khả năng đi đứng, cầm nắm, trở nên hiếu động hơn thì có những nguy cơ mà mẹ cần lưu ý:

• Nguy cơ mắc bệnh: Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khi vào nhà trẻ, tiếp xúc môi trường mới, bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, sốt, viêm đường miệng và hô hấp; nhiễm trùng tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lị… Do vậy, mẹ nhớ cho bé đi chích ngừa đúng theo lịch hẹn bác sĩ, tắm nước ấm ngày 1 lần, vệ sinh tay chân bằng khăn ướt sạch, vệ sinh đồ chơi cho bé.

• Nguy cơ chấn thương: Cẩn trọng nguy cơ té ngã do chạy nhảy. Bé có thể đụng táp lô điện; nước nóng, bỏ vật lạ vào miệng... Mẹ nên dõi sát bé, dự phòng trước và xử lý tốt khi tình huống xấu xảy ra.

• Nguy cơ suy dinh dưỡng: Bé tuổi này hay mắc bệnh nên dễ bỏ ăn, kén ăn. Đa số trẻ 1-2 tuổi bị suy dinh dưỡng do ăn cơm trước khi mọc đủ răng hàm để nhai cơm. Nếu mẹ cắt cử sữa bú đêm lúc này, trẻ cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng.

• Nguy cơ béo phì: Nếu bé dễ ăn, biết tự đi kiếm đồ ăn và chủ động yêu cầu mẹ cho ăn thêm.

Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé để quan sát, trò chuyện và vui chơi cùng bé. Đây là giai đoạn bé sẽ học từ giọng nói và khẩu hình miệng, cử chỉ của người lớn. Tạo một môi trường an toàn để bé tự do vận động, theo sát bé thay vì bồng bế thường xuyên. Có thể nói việc chăm sóc nuôi dạy trẻ lúc này là cả một nghệ thuật.

4. Thực đơn mẫu:

Cho trẻ 12 – 24 tháng tuổi:

- 7g00: 1 chén nui sao nấu thịt heo nạc băm xào dầu ăn, cà rốt xắt nhỏ.

- 9g30: Sữa 200ml (sữa bột pha hoặc sữa nước, sữa tươi)

- 12g00:1 chén cháo thịt bò, rau đay, dầu mè trắng.

- 15g00: 1 miếng phô mai, vài muỗng đu đủ chín

- 18g00:1 chén cháo cá ba sa, su su, dầu đậu nành.

- 21g00:200ml sữa.

- Đêm: 200ml sữa.

Cho trẻ 25 – 30 tháng tuổi:

- 7g00:1 tô bún cá lóc với giá. 1 ly nhỏ sinh tố bơ

- 9g30: Sữa 180ml, 1 miếng thanh long

- 11g30: 1/2 chén cơm, 30g thịt heo kho nấm rơm, canh rau lang thịt bò.

- 14g30: 1 miếng phomai với bánh sandwich, chuối

- 17g30:1 chén cháo tôm tươi, rau mồng tơi, dầu oliu.

- 20g00 – 21g00: Sữa 200ml x 2 lần.

Trang bị kĩ năng cần thiết cho bé vào tiểu học

Học thuộc bảng chữ cái, biết viết tên mình, thuộc nhiều bài hát,...đó là những kĩ năng cần thiết cho bé vào tiểu học mà phụ huynh phải trang bị cho con.

Những kiến thức về sữa có thành phần trái cây
Những kiến thức về vitamin cho bé
Xem thêm những bài viết bổ ích về Dumex Việt Nam
Tổng hợp thông tin liên quan đến dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

1. Học thuộc bảng chữ cái

Ngày nay, có rất nhiều bài hát hoặc những loại đồ chơi vui vẻ có tác dụng giúp bé học thuộc lòng bảng chữ cái. Bạn cũng nên giúp bé cách phát âm chuẩn. Nhiều bé bị ngọng khi nói chữ “l” hay “n” hay phát âm sai chữ “p” và “b”.

2. Biết viết tên mình

Đọc và viết là hai kỹ năng khó khăn khi bé bắt đầu làm quen với bảng chữ cái. Cách tốt nhất là bạn có thể trở thành cô giáo tại gia cho bé. Chuẩn bị một tờ giấy trắng, bút chì, tẩy, bạn viết thật to tên của bé trên giấy và hướng dẫn bé tô lại. Tiếp đến, bạn cầm tay và cùng bé viết lại tên cho đến khi thành thạo.

19 kỹ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1 1

3. Thuộc nhiều bài hát

Giai điệu và ngôn từ qua bài hát là cách thú vị giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Bạn chớ nên ngại ngùng khi cất cao giọng, hát tặng bé những bài ngộ nghĩnh. Các bé thường có xu hướng nhanh thuộc lời bài hát hơn khi cùng được ngân nga hàng ngày với cha mẹ. Không những thế, bạn còn có thể mượn lời bài hát để giải thích những sự vật, hiện tượng có trong đó cho bé hiểu.

4. Kỹ năng giao tiếp

Bước chân vào bậc tiểu học, bé phải làm quen với môi trường rộng lớn hơn so với khoảng thời gian bé học mẫu giáo. Những bé cởi mở, giỏi giao tiếp sẽ thích nghi với bạn bè, thầy cô nhanh hơn. Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen vui chơi cùng nhóm bạn. Kỹ năng này giúp bé hòa nhập, không khóc lóc và ham thích đến trường.

5. Sử dụng máy vi tính

Không phải là chỉ cho bé xem hoạt hình hay nghe ca nhạc trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn bé 5, 6 tuổi sử dụng chuột, bàn phím hay các nút tắt, mở trên máy vi tính. Bé sẽ học rất nhanh và không bối rối khi phải tiếp xúc với máy vi tính sau này.

19 kỹ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1 2

6. Sẻ chia với người khác

Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi nuông chiều bé thái quá. Khi ấy, bé sẽ trở nên ích kỷ, nghĩ mình là nhất và sẽ khó khăn khi vui chơi với các bạn ở lớp. Bé ích kỷ thường dễ bị cô lập và khó tiếp thu bài vở hơn các bạn khác.

7. Biết cách tự chăm sóc bản thân

Đến tuổi này, bạn có thể để bé tự lập trong việc mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày. Có thể bạn muốn làm giúp bé những công việc này cho nhanh nhưng hậu quả sẽ ngoài tưởng tượng. Bé sẽ không biết xử lý nếu chẳng may bị tuột dây giày hay cúc áo ở lớp.

8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân

Với bé, có một người bạn để tâm tình hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Vui chơi cùng các bạn cùng lứa không những giúp bé cân bằng tâm lý, thoải mái tinh thần mà thông qua những người bạn, cha mẹ cũng có thể biết được những rắc rối bé đang gặp phải để kịp thời can thiệp.

9. Biết sáng tác truyện

Nên tạo thói quen kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ hàng ngày. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé biết cách xây dựng những câu chuyện theo trí tưởng tượng của bé. Bạn chỉ nên đưa cho bé một vài mẫu nhân vật, tình tiết và để bé hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng.

19 kỹ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1 3

10. Hoàn thành công việc

Bạn nên rèn cho bé kỹ năng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Bé buộc phải đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy hoặc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thói quen này rất hữu ích sau này khi bạn yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập cô giáo giao cho mới được đi ngủ.

11. Tham gia trò chuyện cùng người nhà

Gia đình là môi trường quan trọng nhất với sự phát triển của bé. Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem tivi, nấu ăn hay làm việc nhà với bé. Nhấn mạnh với bé rằng, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.

12. Xây dựng sự tập trung

Ở độ tuổi mẫu giáo, bé thường làm những mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở bức tranh đang vẽ để xem phim hoạt hình. Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng. Nếu bạn muốn bé hoàn thiện một bức tranh, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.

13. Học đếm số

Bé có thể làm theo đúng những yêu cầu của bạn như “Con đặt 3 quả cà chua vào rổ giúp mẹ” hoặc trả lời chính xác những câu hỏi có liên quan đến số đếm như “Nhà mình có bao nhiêu người?”… Đếm số là cách giúp bé tăng cường trí nhớ và nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số ở trường.

19 kỹ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1 4

14. Phân biệt được quá khứ và tương lai

Bạn nên giúp bé hiểu được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai hay tuần trước, tuần tới… Khi đi học, bé sẽ phải làm quen với thời khóa biểu, vì vậy, giúp bé nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho bé.

15. Dạy bé cách đặt câu hỏi

Bé thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng cách diễn đạt thường chưa chuẩn xác. Bạn nên dạy bé cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc. Để bé hiểu rằng, bé có thể hỏi cha mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo những điều bé muốn tìm hiểu.

16. Nhận biết thế giới tự nhiên

Chia các loài vật, cây cối, hoa cỏ thành những nhóm riêng biệt để bé dễ nhớ như nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được, nhóm cây có quả không ăn được… Cách này giúp bé phát triển tư duy so sánh, tổng hợp.

17. Chơi xếp hình

Xếp hình là trò chơi trí tuệ phù hợp với lứa tuổi của bé (3-6 tuổi). Trò chơi này còn giúp bé phát triển tư duy logic, vì vậy, bé cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.

19 kỹ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1 5

18. Vận động mỗi ngày

Lịch học ở bậc tiểu học sẽ nặng hơn ở lớp mẫu giáo. Nếu bé không có sức khỏe tốt, bé sẽ mệt mỏi, buồn chán và học kém. Bạn nên hình thành cho bé thói quen hoạt động ngoài trời như vui chơi, đạp xe trong công viên, vừa giúp bé khỏe mạnh, dẻo dai vừa giúp tinh thần bé được minh mẫn.

19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe

Dạy bé phân biệt những loại thực phẩm an toàn và những loại có hại cho sức khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích bé ăn đa dạng chất. Không nên cố nhét thêm bánh, kẹo ngọt trong túi quần để bé tiện lợi khi ăn vặt.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Béo phì và những thức ăn cần lưu ý

Béo phì là nguyên nhân của những bệnh tim mạch sau này. Cho nên những bậc phụ huynh cần có những giải pháp hợp lí khi con trẻ đối mặt với những loại thực đơn sau đây:

- Có thể bạn quan tâm đến bổ sung trái cây từ sữa
Có thể bạn quan tâm đến vitamin cho bé
Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm sữa Dumex
Những kiến thức về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

1. Bim bim, mì ăn liền

Ngày nay, trẻ em được thoải mái sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, mì ăn liền, bim bim… Đây đều là những thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng, có chỉ số đường cao khiến trẻ tăng cân nhanh, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt cho việc phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ. Lợi hại hơn là nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm này mà lười vận động thì chẳng mấy chốc thân hình chúng sẽ béo phì, kéo theo rất nhiều bệnh như: tim mạch, dạ dày...

2. Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là loại thực phẩm khá hấp dẫn và ngon miệng nên dễ 'kết thân' với trẻ nhỏ. Ngoài ra, đa phần trái cây sấy khô đều có vị ngọt nên thường rất phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Trên thực tế, trái cây sấy khô có thể có nguy cơ làm trẻ tăng cân nhanh hơn 5-8 lần so với trái cây tươi. Bởi, trái cấy khô đã bị khử nước nên khi chế biến sẽ phải cho thêm đường và một số chất bảo quản khác.

Thực phẩm dễ khiến trẻ 'lăn nhanh hơn đi' - 1

Trái cây sấy khô có chứa đường và một số chất bảo quản (Hình minh họa)

3. Bánh kẹo ngọt

Đa phần trẻ nhỏ thường rất thích ăn bánh kẹo ngọt. Với những trẻ luôn yêu thích và được phép ăn “thả ga” quá nhiều đồ ngọt thì cũng thường là những em bé có cân nặng dư thừa. Bởi vì đồ ăn ngọt thường chứa nhiều dầu mỡ và đường. Điều này vừa không tốt cho sức khỏe của trẻ, lại khiến cân nặng của trẻ gia tăng nhanh chóng.

4. Salad

Các loại rau trộn hoặc salad khoai tây có thể chứa nhiều calo hơn các mẹ tưởng bởi những thành phần được trộn trong đó, có cả mayonnaise.

Nếu các mẹ muốn làm món salad có chứa ít calo và ít béo hơn cho trẻ thì có thể chọn loại salad có chứa các thành phần protein như: cá thu, trứng hoặc gà và nhiều rau. Khi làm salad tránh dùng khoai tây, bánh mì và những loại nước sốt. Một số chất béo trong salad là có lợi vì nó giúp cơ thể hấp thụ rau tốt hơn, chủ yếu có trong dầu cá như cá hồi, dầu ô liu hoặc bơ.

5. Pizza

Pizza là thức ăn nhanh chứa nhiều calo và thường được khuyên không nên cho bé ăn nhiều. Tuy nhiên, với tần suất ăn vừa phải, pizza lại là món ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé mà các mẹ không nên bỏ qua.

Khi đặt mua pizza, mẹ nên chọn loại chỉ có nửa lượng pho mát so với loại thông thường và có vỏ mỏng để giảm được 80 calo trên mỗi lát bé ăn nhé. Và nhớ, đừng bao giờ chiều theo ý bé là để bé muốn ăn bao nhiều tùy ý, mẹ hãy giao hẹn với bé thật rõ ràng trước khi đưa bé đi ăn.

Thực phẩm dễ khiến trẻ 'lăn nhanh hơn đi' - 2

Pizza là thực phẩm chứa nhiều calo (Hình minh họa)

6. Bánh Humburger

Humburger là loại thực phẩm chứa rất nhiều năng lượng. Một phần hamburger cũng có khoảng 450-460 kcalo - tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.

Ngoài ra, humburger có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng. Nếu cho bé sử dụng thường xuyên dễ dẫn tới nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu.

7. Đồ uống có đường

Nhiều chuyên gia về sức khỏe trẻ em luôn coi đây là nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra một số vấn đề về sự gia tăng trọng lượng của trẻ.

Trong khi đó, hầu hết những em bé lại thích uống nước soda và các đồ uống có đường khác. Nhưng dù bé yêu có khoái những đồ uống này thế nào, để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ vẫn nên hạn chế các thức uống không lành mạnh này. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống thêm sữa, nước lọc và nước ép trái cây.

Thực phẩm dễ khiến trẻ 'lăn nhanh hơn đi' - 3

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống loại nước chứa nhiều đường này (Hình minh họa)

8. Khoai tây chiên giòn

Khoai tây chiên giòn có vị thơm, giòn, rất lôi cuốn trẻ nhỏ, tuy nhiên chúng chứa lượng chất béo rất cao, có thể tới 3,5g trên mỗi khẩu phần. Bởi thế, các mẹ nên hạn chế mua khoai tây chiên giòn cho bé ăn nhé.

Nếu có điều kiện các mẹ hãy tự làm món ngon này cho bé vì mẹ có thể giảm lượng chất béo trong khoai bằng cách thái hình que, trộn thêm vài thìa dầu oliu và nướng ở trên 200 độ C trong khoảng 20 phút. Ngoài khoai tây, mẹ cũng có thể dùng khoai lang để “đổi vị” cho bé mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

9. Kem

Kem là món tráng miệng quen thuộc của trẻ nhỏ. Những loại kem chứa nhiều calo và chất béo thường là kem sô cô la, kem vị kẹo, kem chứa caramen. Chính vì vậy mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều những loại kem này. Hãy cho bé ăn kem chứa lượng chất béo thấp hoặc tốt hơn, nên cho bé ăn sữa chua đông lạnh. Đây là món ăn cung cấp năng lượng và là nguồn canxi phong phú.

Những hành động xấu con cần quên

Những hành động xấu nêu ra dưới đây hầu như bé nào cũng gặp phải. Điều cần làm của bố mẹ là nhanh chóng phát hiện và hướng con quay về với những hành vi tích cực hơn để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bé

Những bài viết liên quan về sữa cung cấp trái cây
Những kiến thức liên quan đến vitamin cho bé
Những bài viết liên quan về sữa Dumex Fruit & Veg
Tổng hợp thông tin liên quan đến dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
1. Mút ngón tay cái

Tại sao xấu: Ngoài những cục chai, mụn nước và nhiễm trùng, việc mút ngón tay cái sẽ gây nguy cơ làm lệch răng. Vì vậy, trừ khi bạn muốn chi một đống tiền để niềng răng cho con, còn không bạn nên bảo con từ bỏ ngay thói quen đút ngón tay cái vào miệng nhé.

Cách ngăn chặn: Nếu mỗi lần con chán, không biết làm gì lại mút tay theo thói quen, hãy áp dụng những cách sáng tạo để đánh lạc hướng, ví dụ gợi ý cho con các trò chơi nghệ thuật hoặc các trò chơi liên quan đến tay để con quên đi việc mút tay.

6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ 1

2. Kéo tóc

Tại sao xấu: Việc kéo hoặc giật tóc liên tục có thể gây ra chứng hói đầu – dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người già.

Cách ngăn chặn: Thói quen nhỏ này thường là gốc rễ của một vấn đề lớn hơn nhiều, như bị lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Nếu thực sự con gặp những vấn đề như vậy, bạn nên đưa con đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.

3. Nhịn thở

Tại sao xấu: Trẻ em thường dùng cách này để dọa cha mẹ, và đôi khi nó lại hiệu quả. Một đứa trẻ có thể bất tỉnh khi nhịn thở quá lâu.

Cách ngăn chặn: Nếu con sử dụng chiến thuật này để đạt được mục đích, hãy thử thay đổi cách bạn tiếp cận tình hình xem sao. Thay vì nói không, bạn nên giải thích cho con hiểu quyết định của mình. Có thể bé không hài lòng nhưng việc thông suốt sẽ ngăn chặn một cơn giận có thể bùng phát.

4. Ngoáy mũi

Tại sao xấu: Chọc ngoáy mũi sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chảy máu mũi, cảm lạnh và nhiễm trùng.

Cách ngăn chặn: Thường xuyên nhắc nhở con là cách ngăn chặn tốt nhất, nhưng nếu con không nghe lời, hãy thử một số biện pháp khuyến khích tích cực. Ví dụ, tặng con một "ngôi sao" cho ngày nào con không chọc ngoáy mũi, và cho phép con đổi ngôi sao của mình để lấy một món quà đặc biệt con thích.

6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ 2

5. Cắn móng tay

Tại sao xấu: Việc cắn móng tay sẽ khiến ngón tay của bé bị tổn thương, thậm chí thói quen xấu này còn có thể làm nứt phần khía nhỏ ở cạnh răng.

Cách ngăn chặn: Loại bỏ tật xấu này đòi hỏi bạn phải kiên trì cùng con. Đừng để móng tay con bị gẫy và mấp mô để con không có cơ hội cắn chúng. Nếu vấn đề nghiêm trọng, hãy đầu tư một lọ bôi thuốc đắng vào móng tay con. Bé nhà bạn sẽ chán ghét, thậm chí khó chịu với hương vị của thuốc bôi, từ đó sẽ không đưa ngón tay vào miệng nữa.

6. Nghiến răng

Tại sao xấu: Ngoài việc răng bị mòn theo thời gian, một vài tác dụng phụ của thói quen này như đau hàm hay nhức đầu sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Cách ngăn chặn: Nghiến răng thường do căng thẳng gây ra, vì thế bạn hãy dạy con một vài phương pháp thư giãn. Dù là yoga dành cho trẻ vào hay việc mát-xa trước khi đi ngủ, thì những hoạt động đó đều giúp giảm thói quen nghiến răng cho con. Nếu tật xấu của con vẫn còn, hãy nhờ bác sĩ nha khoa tạo một niềng răng bảo vệ, có thể không ngăn hẳn việc nghiến răng, nhưng sẽ giúp răng con được bảo vệ.

Kĩ năng cha mẹ cần trang bị khi có con nhỏ

Giáo dục con trẻ luôn là đề tài nóng bỏng của các bậc cha mẹ. Cha mẹ vừa nhu, vừa cương để uốn nắn con nên người nhưng không phải lúc nào lí trí cũng thắng được cảm xúc.

Hãy đọc những điều dưới đây để trang bị cho mình những giải pháp khi dạy con trẻ nhé!

Xem thêm những bài viết bổ ích về sản phẩm sữa trái cây
Xem thêm bài viết về vitamin cho bé
Những kiến thức về sản phẩm sữa Dumex
-  Bài viết về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Luôn lắng nghe

Nhiều cha mẹ bỏ qua kỹ năng lắng nghe, vì thế, họ dễ nổi giận khi các bé mắc lỗi. Hậu quả, bé thường không nghe lời, trong khi phụ huynh luôn bị stress.

Giữ bình tĩnh

Điều này nghe thì dễ nhưng làm được lại khá khó. Hãy giả sử như bạn là cô giáo, huấn luyện viên… - những người luôn cần kiên trì, nhẫn nại để dạy bé quy tắc mới. Hạn chế la hét, bạn có thể dùng hình phạt để cho bé sợ. Nên nhớ, bạn cần luôn bình tĩnh và kiên định với hình phạt dành cho con.

Động viên ngay khi bé làm đúng

Bạn không nên coi hành vi tốt ở bé là lẽ đương nhiên. Cần quan sát thường xuyên và ngay khi bé biết lắng nghe, có thái độ lịch thiệp, biết giúp đỡ người khác… bạn hãy khen ngợi con. Các bé sẽ có phản ứng tốt hơn khi được cha mẹ dạy phân biệt giữa hành vi tốt – hành vi xấu.

Lời nói cụ thể

Cần nói cho bé biết hành vi nào bạn mong chờ ở con, hành vi nào thì không; chẳng hạn: “Con nhặt miếng xếp hình lên và đặt nó vào hộp nhựa” thay vì nói: “Con nhặt nó lên”.

Nói trực tiếp

Những yêu cầu trực tiếp bao giờ cũng khiến bé dễ tiếp thu. Tránh đưa ra đề nghị dạng câu hỏi, nhất là khi nó không đi kèm với sự lựa chọn; ví dụ, tránh nói: “Con nhặt đồ chơi lên được không?” (bé có thể trả lời: “Không”) trong khi ý của bạn là: “Con hãy nhặt đồ chơi lên”.


Tránh nhiều yêu cầu một lúc

Không ít cha mẹ thắc mắc: “Tại sao tôi luôn phải nhắc đi nhắc lại yêu cầu cho con?”. Câu trả lời có thể là: “Tại phụ huynh luôn la hét, đưa ra quá nhiều yêu cầu trong một lần”. Do đó, nếu phải đề nghị bé làm việc gì, hãy nói cụ thể từng phần việc một. Điều quan trọng là bé phải hiểu những gì bạn nói. Khi nói, cũng cần tập trung vào bé, có thể đặt điện thoại xuống, tạm ngưng công việc bạn đang làm và đưa yêu cầu nghiêm túc với con.

Tránh giao tiếp với khoảng cách xa

Nếu bạn thích hét lên khi thấy bé chạy ngang qua phòng, rồi kết luận bé hư, không chịu nghe lời thì lỗi phần nhiều là ở bạn. Bé có thể nghe thấy tiếng của bạn nhưng lại không hiểu bạn muốn gì. Cách tốt nhất để bé nghe lời là đứng trước mặt bé, nhìn trực diện và đặt yêu cầu. Nếu cần, hãy để bé nhắc lại lời của bạn. Với cách này, có thể đảm bảo rằng, yêu cầu nào của bạn cũng tới được với bé. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mệnh lệnh rõ ràng.

Phản ứng ngay với hành vi của bé

Hãy phê bình ngay khi bé có hành vi chưa ngoan, cổ vũ khi bé có hành vi tiến bộ. Bởi vì, trí nhớ của bé chưa được tốt nên nếu để lâu mới can thiệp thì hiệu quả càng thấp. Có khi, bé còn không biết cha mẹ đang nói về chuyện gì. Phản ứng ngay lập tức giúp bé hiểu lời nói của bạn và nhanh tiến bộ.

Quát mắng ngắn

Dù những hành vi xấu ở bé còn tái diễn, bạn cũng nên tránh mắng đơn giản. Nên dùng câu ngắn như: “Mẹ buồn vì con…”, “Mẹ giận vì con…”, “Mẹ không vui khi thấy con…”. Sau đó là tăng hình phạt. Đừng tham quát nạt con vì quát nạt nhiều không làm thay đổi hành vi, nhất là với các bé.

Làm gương thay vì chỉ nói suông

Làm gương là cách dạy bé hiệu quả nhất. Cần nhắc bản thân luôn cố gắng gương mẫu để bé học theo, cả trong lời nói và hành động.

Chia nhỏ vấn đề

Mặc dù có rất nhiều tật xấu ở bé bạn muốn thay đổi nhưng để thành công, bạn cần đặt mục tiêu giúp bé sửa 1-2 hành vi trước. Sau đó sẽ là làn lượt những hành vi chưa ngoan khác.

Nguyên tắc: "Phải hoàn thành... trước khi..."

Có thể để bé phải hoàn thành một việc cụ thể trước khi tham gia hoạt động yêu thích; chẳng hạn: “Phải nhặt đồ chơi mới được xem tivi”, “Phải giúp mẹ lau nhà mới được đi công viên”… Nhưng không được đồng ý khi bé thỏa thuận: “Con hứa sẽ nhặt đồ chơi khi đi siêu thị về”.

Cùng trợ giúp bé

Những yêu cầu đơn giản bạn dành cho bé luôn hiệu quả nhanh khi bạn giúp đỡ bé. Thử cùng bé dọn đồ chơi, mặc quần áo, đánh răng… Nhưng giúp đỡ không có nghĩa là bạn làm hộ phần việc cho bé.

Cách ly bé tạm thời

Nếu bé liên tục chống đối, bạn có thể đặt bé ở một nơi an toàn trong nhà cho đến khi bé bình tĩnh lại. Trong thời gian đó, bạn có thể suy nghĩ về cách ứng phó với bé. Vài phút sau, bạn sẽ gặp gỡ lại bé và cùng thảo luận về vấn đề vừa qua.

Mẹ cần biết về những tổn thương ở miệng trẻ

Bạn chăm sóc bé một cách cẩn thận nhưng không phải lúc nào cũng theo sát bé 24/24 được. Vì thế cha mẹ cần trang bị những kĩ năng sơ cứu khi bé gặp phải tai nạn và bị thương, đặc biệt là những tổn thương ở miệng trẻ.

Thực tế, nhiều bé cứ trung bình mỗi tháng lại có vết thương miệng một lần. Thật may mắn là đa phần những thương tích này đều nhỏ và dễ điều trị (dù có chảy máu).

Những thông tin về sữa cung cấp trái cây
Xem thêm những bài viết bổ ích về vitamin cho bé
Xem thêm những bài viết bổ ích về dòng sữa dumex Fruit & Veg
Có thể bạn quan tâm đến dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Tại sao bé lại bị chấn thương ở miệng?

Những kiểu vết thương như cắn trúng miệng, cắn trúng lưỡi ở trẻ em giống như một phần trong danh sách “những điều phải làm trước khi lớn”, chỉ sau dập đầu gối và cụng đầu. Khi những chiếc răng sữa nhú lên khỏi nướu là bé đã có ngay một món đồ nguy hiểm treo biển “sắc nhọn” luôn bên mình rồi.

Do mô vùng miệng rất mềm, bé có thể dễ dàng bị thương khi đang tập nhai, hay ăn mà không tập trung, vừa ăn vừa di chuyển,… Ngoài ra, không thể tránh khỏi những lần bé trượt ngã, nhào lộn làm răng cắn vào môi hay lưỡi, hoặc đập miệng vào vật khác.

Kỹ năng sơ cứu khi bé bị thương ở miệng 1

Mẹ phải làm gì khi bé bị chấn thương miệng?

Thông thường, những chấn thương miệng ở trẻ em nhìn có vẻ tồi tệ hơn thực tế. Do khu vực quanh miệng có rất nhiều mạch máu mà chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng đủ khiến bé chảy rất nhiều máu. Cũng vì vậy, không dễ dàng xác định xem đâu là nguồn chảy máu. Mẹ cần phải hết sức bình tĩnh (dù mẹ rất sợ máu đi chăng nữa) bởi rất có thể mẹ chỉ đang đương đầu với một vết thương nhỏ mà thôi. Thêm vào đó, bé đang rất sợ, việc mẹ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh sẽ giúp bé bớt sợ hơn. Khi đã lấy lại được tâm trí, mẹ xử lý vết thương miệng cho bé theo các bước sau để cầm máu, giảm đau, phòng ngừa nhiễm trùng và chữa lành vết thương:

1. Cầm máu:

- Đối với các vết thương phía ngoài miệng hay lưỡi, mẹ cần dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch (đã được làm ướt với nước lạnh), đè nhẹ nhàng lên chỗ chảy máu càng lâu càng tốt. Lý tưởng nhất là đè khoảng 10 phút, nhưng thực tế bé sẽ giãy giụa nhiều vì đau và sợ. Mẹ cần tìm cách dỗ dành để bé bình tĩnh lại và tiếp tục đè cầm máu.

- Đối với các vết thương ở trong miệng (môi trên hay môi dưới), mẹ nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của bé trong khoảng 10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi bé ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.

2. Đánh lạc hướng bé

Nếu có thể, mẹ hãy mở một đĩa DVD hoặc một kênh chương trình bé yêu thích nhằm làm bé phân tâm. Bé ngồi yên càng lâu cho mẹ xử lý vết thương thì máu càng nhanh ngừng chảy.

3. Làm mát

Để giảm đau và giảm sưng, mẹ có thể dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu. Nếu được, mẹ có thể cho bé mút kem lạnh khi vết thương trong miệng không quá lớn.

4. Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết

Thường thì vết thương miệng sẽ không làm bé đau quá lâu. Nhưng nếu bé vẫn khó chịu nhiều, mẹ có thể cho bé dùng một ít thuốc giảm đau. Đương nhiên, chỉ dùng khi cảm thấy thật sự cần thiết và nên có sự thông qua của bác sĩ.

5. Cho bé ăn cẩn thận

Khi vết thương đang lành dần, những thức ăn cho bé nên được nêm nhạt một chút, tránh các món có tính a-xít như nước cam hay quá mặn như nước mắm. Các món ăn mềm, dễ nhai sẽ giúp bé cảm thấy bớt khó chịu. Lúc này, kem lạnh vẫn sẽ giúp làm dịu vết thương của bé. Ngoài ra, khi máu đã hết chảy một thời gian, mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước hơi ấm sau khi ăn để thức ăn không bám vào vết thương. (súc miệng sớm bằng nước ấm có thể làm máu chảy trở lại).

Kỹ năng sơ cứu khi bé bị thương ở miệng 2

6. Đợi vài ngày

Vết thương miệng dù nhỏ cũng mất khoảng 3 đến 4 ngày để lành lại.

Khi nào mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

Mẹ có thể dễ dàng xử lý đa số các vết thương miệng của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:

- Chảy máu nhiều, không cầm sau 10 phút đè ép.

- Bé giãy giụa nhiều, mẹ không đè gạc được và máu chảy rất nhiều.

- Vết cắt sâu, vết rách mở mép hoặc vết rách dài hơn 1cm.

- Có mảnh vỡ hoặc bụi bẩn trong vết thương.

- Vết thương xuyên thủng vòm miệng, cổ họng hoặc a-mi-đan (ví dụ như khi bé ngã mà đang cầm bút) có thể làm tổn thương sâu đến các mô ở đầu, cổ.

- Vết thương gây ra bởi những vật bẩn hoặc gỉ (nhất là khi mẹ không chắc về việc bé được tiêm ngừa uốn ván hay chưa).

- Vết thương do bị người hay động vật cắn .

- Mẹ nghi ngờ có gãy xương (ví dụ như bé không thể di chuyển hàm hoặc gò má bé sưng lên).

- Răng bé bị gãy hay vỡ ra (đem theo răng của bé đến gặp nha sĩ để được điều trị). Mẹ có thể xem cách bảo quản răng khi đem đến bệnh viện tại đây.

- Có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau tăng nhiều, sốt) trong vài ngày đầu sau khi bị thương.

Phòng tránh để bé không bị chấn thương miệng

Dù mẹ có tìm mọi cách ngăn không để bé bị thương thì vẫn rất khó tránh khỏi một lần như vậy. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ giảm đi nếu mẹ thực hiện các cách sau:

- Hạn chế không để bé bị té (như dùng thảm chống trượt trong nhà), bao các góc sắc như cạnh bàn, cạnh cửa,…

- Tập cho bé đi vững trên chân trần, hạn chế mang vớ cho bé khi chưa đi vững.

- Không để bé cầm vật sắc nhọn khi đang đi, chạy.

- Không để bé đi hay chạy mà có đồ chơi trong miệng.

- Tập cho bé thói quen ngồi vào bàn khi ăn.

- Cho bé ăn các phần ăn nhỏ. Như vậy, bé sẽ không cố cho thật nhiều thức ăn vào miệng, tăng khả năng cắn vào miệng hay lưỡi khi đang nhai.

- Khi không ở bên cạnh, mẹ nên đặt bé vào xe tập đi hay xe đẩy để tránh té ngã, gây ra chấn thương miệng cũng như các nơi khác trên cơ thể.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Tips giúp bố mẹ dạy con học tiếng Anh

Tiếng Anh rất cần thiết cho việc thăng tiến và nhu cầu giao tiếp, du lịch,...Vì thế các bậc phụ huynh luôn muốn con mình giỏi tiếng Anh từ nhỏ nhưng không biết phương pháp nào hiệu quả. Sau đây là 6 cách giúp gỡ rối cho các bậc phụ huynh:

Tổng hợp thông tin liên quan đến sữa bổ sung trái cây
Bài viết về vitamin tốt cho bé
Bài viết về sữa Dumex
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa bổ sung rau củ quả



1. Lớp học tiếng Anh tại nhà

Là các bậc làm cha mẹ, bất cứ ai cũng muốn rằng sau này con mình sẽ tự tin để dám đón nhận thử thách, cơ hội để cuộc sống của con mình sẽ nhiều màu sắc hơn và con đường đi đến thành công của con sẽ ngắn hơn. Các con sẽ tự tin hơn khi các em có kiến thức rộng rãi và giao tiếp tốt, môn tiếng Anh sẽ là một công cụ hữu hiệu để con yêu của bạn đạt được điều này. Nhất là, trong thời đại mở cửa ngày nay, tiếng Anh càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là có rất nhiều các bậc phụ huynh đang mắc phải sai lầm là để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, và khi thấy con mình không có sự tiến bộ trong ngoại ngữ thì lại cho các thầy cô. Các mẹ không biết một điều rằng, ngoài những tiết học trên lớp, cha mẹ cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà, điều này sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình.

2. Khuyến khích bé nói tiếng Anh nhiều hơn

Nếu ngay từ nhỏ, bé được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc thì trong những sinh hoạt hàng ngày, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn. Để làm được điều này, bất kỳ lúc nào các phụ huynh cũng phải sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con, hãy giúp đỡ bé trau dồi kiến thức và tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con yêu của mình.
Ví dụ như, nếu bạn đặt thêm cho con một cái tên bằng tiếng Anh, thì mỗi khi có khách đến nhà, hãy khuyến khích con giới thiệu tên mình bằng tiếng Anh. Những lúc như vậy, bé sẽ líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, thì ngay lập tức bé sẽ áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.

Từ những cách đơn giản đó chắc chắn các bạn đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

3. Giúp bé ghi nhớ qua hình ảnh

Các phụ huynh cần nhớ rằng, con trẻ sẽ cảm thấy bị áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như “Con gà là chicken, xe máy là motorcycle”…. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, bạn hãy chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, ngay lập tức não trẻ sẽ có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken” đã được học. Tương tự như vậy, vào mỗi buổi sáng khi cùng con đến trường, hãy thường xuyên nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là ngay lập tức bé sẽ ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.

Các mẹ thấy đấy, việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó lắm đâu. Khi nấu ăn, hoặc dọn nhà hãy chỉ vào các đồ vật và cùng nói nhắc lại bằng tiếng Anh. Bé sẽ nhớ lâu hơn, nếu mẹ diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể, kèm theo một số sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra những ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.

Hãy tạo nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ thông qua việc sử dụng tiếng Anh hàng ngày bằng những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé.

4. Sử dụng học cụ

Trẻ nhỏ luôn luôn thích thú với những bí mật. Bởi vậy, mẹ hãy tận dụng điều này để khơi gợi niềm đam mê đối với ngoại ngữ của con. Ví dụ như, mẹ có thể dụ dỗ con bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó, hãy để những vật dụng quen thuộc với bé, sau đó hãy cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và quan trọng là cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Và mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, hãy dành cho bé một phẩn thưởng nho nhỏ, như tặng cho bé một cái hôn, một món ăn mà bé thích, hoặc là một buổi đi công viên nước…

Để tăng thêm phần hấp dẫn cho bé, mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là hoa quả, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện mà bé thích. Mẹ và bé hãy cùng đọc cuốn truyện đó trước khi đi ngủ.

5. Cho bé bắt chước hơn ngữ pháp

Cho bé học tiếng anh thông qua các bài hát mà bé yêu thích sẽ giúp phát triển khả năng nói của bé rất hiệu quả. Bé có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Nhất là một số bài bài tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn mà bé thích xem hoặc là trong một chương trình nhạc thiếu nhi… là những món ăn tinh thần không thể thiếu của bé. Bạn hãy hát cùng con, tham gia cùng con và đương nhiên, và cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Từ phương pháp này, bé sẽ có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.

Thi thoảng hãy cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát, điều này sẽ giúp bạn thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với con.

6. Không nặng nề điểm trách

Các bé nhỏ rất thích được người lớn khen ngợi. Chính vì vậy, khi mẹ khen ngợi bé đúng lúc sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được mẹ yêu thương hơn và đặc biệt là bé sẽ cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ của bé rất tự hào.

Tuy nhiên, mỗi một bậc phụ huynh luôn có nhiều phương pháp khác nhau để giúp con mình phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện.

Các bậc phụ huynh hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!

Phương pháp bảo vệ trẻ trong ngày nóng

Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên mùa hè thường rất nóng đôi khi đi kèm mưa nhiều làm cho nhiều loại vi khuẩn, vi rút phát triển có thể trở thành dịch bệnh.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa bé có nguy cơ mắc các bệnh mùa nóng? Xin mời các bậc cha mẹ tham khảo và áp dụng một số các biện pháp chăm sóc bé sau đây nhé!

Những kiến thức liên quan đến sản phẩm sữa trái cây
Bài viết về cung cấp vitamin cho bé
Những kiến thức liên quan đến sữa Dumex
Bài viết về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi

Thời tiết nắng nóng nên cho trẻ uống nhiều nước.

1. Chú ý đến chế dinh dưỡng của trẻ

Trong mùa nóng, các bậc cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm, tuyệt đối không được cho trẻ ăn thức ăn đã bị ôi thiu, rau sống, các loại hoa quả xanh.

2. Chăm sóc trẻ cẩn thận

Hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu cho trẻ trang mỗi khi ra đường, nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt.

3. Không để trẻ chơi dưới trời nắng

Mỗi khi cần đi ra nắng hoặc đi học phải cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, hoặc cho trẻ mặc thêm áo chống nắng, lưu ý lúc trẻ ở nhà hay ở trường cũng phải cho trẻ uống đủ nước. Nếu thời tiết quá nóng thì tốt nhất nên cho trẻ chơi ở trong nhà.

4. Khi dùng điều hòa

Nếu nhà bạn có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-280C. Các bậc phụ huynh cần chú ý, để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh.
Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt.
Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).

5. Nhà ở phải khô ráo, sạch sẽ và đủ ánh sáng

Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển ruồi, muỗi , côn trùng…mầm mống của bệnh tật.
Nhớ cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để khỏi bị khô họng.
Nên để một chậu nước ở trong phòng hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.

6. Mặc quần dài, áo dài tay cho trẻ

Khi ngủ nên mặc quần áo dài tay cho trẻ, nhớ phải có màn, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, khơi thông cống rãnh, loại bỏ nơi muỗi đẻ hoặc là thả một vài con cá đuôi cờ vào chum vại bể chứa nước ăn để diệt loăng quăng.

7. Theo dõi sát sao khi trẻ bị sốt

Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần phải hạ sốt ngay cho bé bằng cách nới rộng quần áo, cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol), rồi cho bé đi khám bác sĩ nhi ngay.
Thời tiết nóng nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị các bệnh sốt virus và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý dành thêm thời gian để chăm sóc con trong những ngày nóng này.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Tầm quan trọng của chất dinh dưỡng cho phát triển toàn diện của bé

Chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và trí tuệ của bé - điều mà bậc làm cha mẹ nào cũng đau đầu khi có con nhỏ.

Có thể bạn quan tâm đến sữa bổ sung trái cây
Những bài viết liên quan về vitamin cho bé
Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa Dumex Fruit & Veg
Xem thêm bài viết về dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Theo bác sĩ Đào Thị YếnThủy – Chuyên khoa 1 – Nhi khoa, trung tâm Dinh dưỡng Tp.HồChí Minh: dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của người, trong khi di truyền chỉ góp 23%...

Nếu tiềm năng, tố chất là những yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh thì thể chất và trí tuệ của trẻ có thể được cải thiện nếu cha mẹ quan tâm và hiểu biết những quy tắc nhất định về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lí.
Giai đoạn trẻ em là giai đoạn phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Bất cứ những rối loạn nào xảy ra trong lứa tuổi này cũng để lại những hệ quả và có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.Cân nặng và chiều cao của trẻ nhỏ cũng tăng rất nhanh, trong vài tháng trẻ sơ sinh có thể tăng gấp đôi, gấp ba trọng lượng lúc sinh… Theo dõi những trẻ sinh ra có chiều cao 49cm (thua 1cm các trẻ sinh đủ tháng đủ ký có chiều cao trung bình là 50cm); khi trưởng thành thì những trẻ này bị thấp hơn bạn cùng tuổi 3-5cm. Có thể dự đoán chiều cao một người bằng cách nhân đôi chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi.

Bêncạnhđó, những cảm xúc, tâm lý, thói quen của trẻ trong giai đoạn trẻ em cũng sẽ hình thành nhân cách về sau. Vàsự phát triển não bộ và hệ thần kinh về mặt khối lượng và thể tích sẽ hoàn thành lúc trẻ tròn6 tuổi. Vì vậy, chăm sóc cho trẻ em là nuôi dưỡng và giáo dục một thế hệ tương lai của đất nước. Mối quan tâm này cần một tác động kép cả về phát triển thể chất và trí thông minh.




1. Dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ:

Dinh dưỡng trong bào thai và những năm đầu đời là yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thần kinh. Chế độ ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của trí não và kích thích quá trình ghi nhớ, sáng tạo. Tình yêu thương, các mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường lành mạnh sẽ nuôi dưỡng cảm xúc và cân bằng tâm lý cho trẻ. Kết quả của quá trình học tập và rèn luyện chịu tác động rất lớn từ môi trường giáo dục, sự phấn đấu của bản thân. Vì vậy, đểphát triển tốt về tư duy trí tuệ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý bên cạnh các hoạt động, trò chơi, môi trường giáo dục và điều kiện để trao dồi kỹ năng toàn diện.

2. Dinh dưỡng tác động đến chiều cao hơn cả gien di truyền:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản,một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc và thể lực tối ưu. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của người, trong khi di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) chỉ góp 23%. Ngoài ra, 20% quyết định từ chế độ vận động, thể thao.Còn lại là yếu tố môi trường sống, ánh nắng mặt trời, bệnh tật, chủng ngừa,…

Trẻ phát triển cân nặng tốt thì chiều cao mới tăng trưởng đúng tiêu chuẩn. Chỉ cần 3 tháng liên tiếp không lên cân hay sụt cân thì chiều cao của trẻ không thể tăng được.

Trong đời người có 3 giai đọan chiều cao phát triển nhanh: trong bào thai, dưới 3 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đặcbiệt, giai đoạn trẻ em là tiền đề quan trọng để phát triển chiều cao của mỗi người. Giai đoạn dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển mạnh nhất về khối xương, cơ bắp. Sau khi dậy thì vài năm, chiều cao hầu như không tăng nhiều.



3. Khi phụ huynh hiểu sai về dinh dưỡng:

Hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con, nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Chất béo cung cấp năng lượng quan trọng và giúp hấp thu các vitamin cần thiết như vitamin A, D, E, K cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên một số bà mẹ lại sợ ăn dầu mỡ gây tiêu chảy, hoặc kiêng cử dầu mỡ khi trẻ bị cảm. Chính định kiến sai lầm này làm cho trẻthiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng để chống bệnh và gây chậm tăng trưởng, thiếu vitamin…

Có nhiều bà mẹ than phiền đã tốn nhiều công sức để hầm xương nấu cháo cho trẻ ăn ngày này qua tháng nọ nhưng bé vẫn bị suy dinh dưỡng. Hỏi ra mới hay mẹ chỉ cho bé ăn phần nước xương chứa rất ít chất dinh dưỡng! Nên nhớ “Khôn ăn cái, dại ăn nước”.

Một số phụ huynh có xu hướng áp đặt con theo ý mình từ thói quen ăn uống cho đến học hành, vui chơi mà không hề biết rằng, mỗi đứa trẻ thường có những tố chất riêng biệt. Vì thế, trẻ có thể bị thui chột khả năng sáng tạo,mất tự tin, nhút nhát và không phát huy hết được những tố chất tiềm tàng bên trong một cách tự nhiên, đôi khi còn bị căng thẳng và rối loạn tâm lý lẫn sức khỏe tâm thần.

Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần thường xuyên cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng nuôi dạy trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát huy khả năng, bồi dưỡng tố chất và trãi nghiệm để có sự phát triển tốt nhất và toàn diện nhất.

Trẻ mẫu giáo và tính tự chăm sóc bản thân

Cha mẹ không phải lúc nào cũng có thể ở bên cạnh con trẻ. Vì thế việc trang bị tính tự lập cho bé từ tuổi mẫu giáo là vô cùng cần thiết để bé biết làm như thế nào để tự chăm sóc bản thân

Trẻ ở tuổi mẫu giáo có khả năng học hỏi và lớn lên rất nhanh. Con không thể chờ đợi để được bận rộn, thành công, và trở nên độc lập. Con đã bắt đầu tập tự chăm sóc bản thân từ lúc 2 tuổi, khi con luôn nói “để con làm”.

Những kiến thức liên quan đến sữa trái cây
Bài viết về các loại vitamin cho bé
Những thông tin về sữa Dumex
Tổng hợp thông tin liên quan đến sữa bổ sung rau củ quả
Thỉnh thoảng bố mẹ còn cảm thấy phiền toái khi thấy con tự làm bừa bộn (ăn vương vãi, làm đổ nước…), nhưng hãy luôn nhớ rằng, con cần có thời gian và sự luyện tập để phát triển những kỹ năng đó thành thạo.



Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là gì?

Là những kỹ năng giúp con dần làm chủ được bản thân, bao gồm:

- Thực hiện chỉ dẫn gồm 2-3 bước (ví dụ như con hãy cất hết sách lên giá rồi ra đây chơi xếp hình với mẹ)

- Tự thực hiện vệ sinh cá nhân cơ bản như đi vệ sinh, tự rửa tay rửa mặt, đánh răng… (bố mẹ chú ý mặc quần áo rộng rãi cho con để con dễ dàng tự vệ sinh cá nhân)

- Tự dọn dẹp sau khi ăn nhẹ, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong.

- Tự mặc quần áo với sự hỗ trợ rất ít từ bố mẹ (mặc áo, mặc quần, đi giày)

- Học cách tập trung chú ý khi chơi/học với các bạn trong nhóm từ 15-20 phút.

- Học và thuộc thông tin cá nhân như tên, ngày sinh của mình, địa chỉ nhà, số điện thoại và tên của bố mẹ.

Bố mẹ sẽ phải rất kiên nhẫn để hướng dẫn con làm những công việc cụ thể. Con sẽ có trách nhiệm hơn khi thành thạo các kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Cuối cùng, bố mẹ chỉ nên theo dõi và giúp đỡ con khi thật cần thiết.



Bồi dưỡng khả năng tự chăm sóc bản thân của con:

- Theo dõi dấu hiệu chứng tỏ con đã sẵn sàng học kỹ năng mới. Hãy để con quan sát cách bố mẹ làm, sau đó giúp con tự thực hiện.

- Đối vai và giúp con thực hiện kỹ năng mới. Ví dụ như đưa cho con những bình nước, cốc, bát, đĩa vừa cỡ để con có thể tự tập rót nước, gắp thức ăn cho mình.

- Cho con nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng mới. Chỉ nhắc nhở khi nào thật cần thiết. Như vậy con sẽ sớm biết tự thực hiện nhiệm vụ.

- Tránh hoàn toàn việc bố mẹ làm lại việc con vừa làm (khi không thấy ưng ý). Nếu cần thiết, hãy hướng dẫn để con tự làm lại để con hoàn thiện kỹ năng.

- Bố mẹ có thể cùng chơi với con trò chơi sau: “Con có thể tự làm được những gì”. Hỏi con 3 việc mà con muốn bố mẹ làm hộ. Sau đó hỏi con tự chọn một việc mà con muốn tự làm. Hãy sẵn sàng giúp đỡ khi con cần, nhưng khuyến khích con tự làm một mình. Nhiệm vụ có thể rất đơn giản như tự rót sữa hay tự tắt đèn trước khi đi ngủ. Hãy làm giống như đang chơi một trò chơi vậy và xem con hợp tác với bố mẹ như thế nào. Và rất có khả năng, bố mẹ sẽ được giảm bớt những việc mà con có thể tự làm!

Những đồ ăn giúp bé tập nhai

Răng con bạn đã cứng cáp, đó là điều thuận lợi để cho bé bắt đầu tập ăn những món ăn cứng hơn và nhiều chát dinh dưỡng hơn. Việc cần làm của mẹ lúc này là hãy làm những món ăn để kích thích trẻ nhai khi ăn.

Mỗi giai đoạn phát triển của con luôn là một quá trình tìm tòi khám phá của mẹ. Vì thế mà mẹ cũng như một nhà khoa học cho đứa con yêu của mình. Trong giai đoạn con tập nhai làm thế nào để có những thực đơn tốt, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn đủ kích thích cho trẻ quả là một điều không hề đơn giản. 10 thực đơn sau đây sẽ là những gợi ý tuyệt hay cho bạn từ món cuộn cho đến món cứng hơn. Hãy bắt đầu bằng những món mềm nhẹ sau đó khi con đã quen thì tăng dần mức độ lên.

Những thông tin về sữa trái cây
Xem thêm bài viết về các loại vitamin cho bé
Những bài viết liên quan về sữa Dumex
Những kiến thức liên quan đến dinh dưỡng cho bé
1. Trứng cuộn



Nếu bạn muốn con có thể cắn được dễ dàng nhất thì hãy làm món trứng cuộn đơn giản này. Dùng lòng đỏ, đánh tan cho chút xíu gia vị rồi đem chiên lên và cuộn tròn lại. Món ăn này đảm bảo con sẽ dễ nhai nhất.

2. Gà viên rau củ



Thịt gà và rau củ xay nhuyễn cùng nhau, rồi đem viên tròn và chiên lên. Con sẽ rất thích thú với những viên thịt đa màu sắc và món ăn vẫn đủ mềm để dễ cắn.

3. Bánh pancake yến mạch chuối



Bột yến mạch trộn với chuối xay nhuyễn, thêm chút sữa và đường đem chiên vàng thành những chiếc bánh pancake nhỏ xinh thích hợp để làm bữa phụ cho bé yêu trong giai đoạn đầu tập nhai và cắn thức ăn đấy.

4. Cá hồi nghiền kèm hạt ngũ cốc



Hạt ngũ cốc nghiền trộn cũng cá hồi cũng được nghiền mịn sau đó đem chiên lên, có thể cho chút nước xốt cà chua.

5. Risotto hoặc cơm nát



Risotto là món cơm nát rất được ưa chuộng ở nước ngoài. Nếu ở nước ta bạn có thể sử dụng cơm nát cùng với chút rau củ băm nhỏ và thêm chút phô mai để tăng cường canxi cho con nhé!

6. Phô mai chiên súp lơ



Món ăn đơn giản này rất phù hợp dùng làm món ăn sáng hoặc bữa điểm tâm buổi chiều đấy!

7. Cá chiên



Cá loại bỏ xương, băm nhỏ tẩm bột chiên xù và chiên vàng. Món cá chiên mềm xốp này chắc chắn cũng là một trong những món mà con sẽ yêu thích.

8. Bánh muffin trái cây



Món bánh ngọt ẩm, mềm lại có vị trái cây giúp tăng cường vị giác cho con. Nó cũng có chứa thành phần sữa, trái cây nên rất tốc cho con.

9. Rau củ chiên



Bí ngòi, khoai tây xay nhỏ sau đó trộn với trứng và đem chiên vàng. Sẽ là một món ăn hoàn toàn mới để thay đổi khẩu vị cho con.

10. Bánh bơ đậu phộng



Khi con đã quen với việc nhai và cắn có thể thử các món có độ cứng cao hơn ví dụ như có thể xay lạc đã rang sẵn vừa phải rồi trộn với mật ong và bơ nóng chảy sau đó viên thành từng viên và để vào tủ lạnh cho đông lại. Đây sẽ là món ăn giàu năng lượng và phù hợp với cả người lớn lẫn trẻ em.