Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Hướng dẫn nấu cháo từ trái cây cho bé yêu

Cháo dinh dưỡng là món ăn cần thiết cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Mẹ cũng có thể thử món cháo từ trái cây cho bé yêu thưởng thức.

Cháo chuối, táo, quýt và bưởi



Nguyên liệu:

Gạo để nấu cháo

1 quả chuối tiêu chín

1ột múi bưởi

Vài múi quýt

1/2 quả táo tây

Đường phèn.

Cách làm:

- Hoa quả thái miếng hạt lựu. Trừ bưởi, quýt thì tách từng tép nhỏ.

- Gạo ninh thành cháo.

- Cho đường vào.

- Cho hoa quả, trừ quýt vào nồi cháo. Đun sôi.

- Bắc ra thì cho quýt lên trên.

Tin liên quan:

Tre bieng an

Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao

Bé biếng ăn phải làm sao

Cháo quả lê, thịt bò

Nguyên liệu:

Thịt bò

Quả lê

Hành; rau mùi

Gạo

Chút gừng, tỏi và hạt nêm.

Cách làm:

- Quả lê gọt vỏ, băm nhuyễn.

- Thịt bò ướp với chút hạt nêm, tỏi, gừng cho thơm.

- Cho chút dầu ăn, cho thịt bò vào đảo cho chín và thơm.

- Hành là phi thơm, cho lê vào xào.

- Cháo ninh nhừ thì cho thịt bò, lê vào. Chờ sôi lại.

- Cuối cùng cho hành lá và rau mùi băm nhỏ lên trên, đảo đều cho thơm là bắc xuống.

Cháo hoa quả hỗn hợp

Nguyên liệu:

Gạo

Một số hoa quả như xoài

Dưa hấu, dưa vàng

Một ít đường phèn.

Cách làm:

- Vo và ngâm gạo khoảng 30 phút cho hạt gạo mềm, nở.

- Cho gạo vào nồi, ninh nhừ. Múc cháo ra bát, để nguội bớt.

- Hoa quả xắt hoặc băm nhỏ. Cho vào bát cháo, thêm ít đường phèn tạo độ ngọt, đảo đều và cho bé ăn.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Cho trẻ ăn bao nhiêu muối là đủ?

Có nên cho con dưới 1 tuổi ăn muối hay không? Cho bé ăn bao nhiêu muối là đủ?

Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải quyết băn khoăn trên.

Tại sao mẹ không nên sử dụng muối trong thực đơn của trẻ sơ sinh?



Đó là lời khuyến cáo của các chuyên gia về việc tránh nêm muối vào thức ăn cho bé ít nhất là dưới 1 tuổi. Muối với thành phần cơ bản là NaCl, đó là còn chưa kể nhiều tạp chất và khoáng chất khác.

Mặc dù cơ thể con người cần các loại khoáng chất như Na và K nhưng với số lượng rất rất nhỏ. Khoáng chất dư thừa sẽ được cơ thể đẩy ra ngoài, lọc qua thận và hệ bài tiết. Thận và hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên chúng dễ “quá tải” khi đào thải bất kỳ lượng muối dư thừa này.

Nếu không có muối thì làm thế nào để trẻ có đủ lượng Na cần thiết cho cơ thể?

Trong năm đầu tiên sữa mẹ và sữa công thức là loại thức ăn chủ yếu của trẻ. Hai loại sữa này cũng sẽ đáp ứng đủ lượng khoáng chất cũng như Na cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nên mẹ không cần bổ sung thêm muối hay gia vị vào các món ăn của trẻ.

Em bé có thực sự thích các món ăn nhạt?

Người lớn quen với vị của muối và phân biệt được nhạt và mặn là do quá trình thích ứng với thức ăn. Trong khi đó em bé mới sinh ra chưa nhận biết được điều này. Và đây cũng là cơ hội để bé thưởng thức mùi vị đặc trưng tự nhiên cảu các món ăn mà không cần thêm muối hoặc đường.

Khi nào mẹ có thể nêm muối vào thức ăn cho bé?

Khi bé qua năm đầu tiên, bé bắt đầu với các món ăn đặc và mềm, mẹ có thể thêm một chút muối hoặc gia vị vào thức ăn của bé. Mẹ hãy nhớ rằng quá nhiều muối là không tốt cho cả trẻ em và người lớn, vì vậy mẹ hãy chuẩn bị các món ăn có lượng muối thấp để xây dựng khẩu vị lành mạnh ngay từ đầu cho bé.

Ngoài ra mẹ cũng lưu ý rằng, rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày có chứa muối mà mẹ không cần thêm vào. Đó là bơ, phô-mai, dưa chua, nước sốt cà chua, mì, khoai tây chiên… Vì vậy mà mẹ không cần phải lo bé thiếu natri hay một số loại khoáng chất có trong muối nhé.

Tin liên quan:

Tre bieng an

Tre bieng an phai lam sao

Giai phap cho tre bieng an

Giúp bé bổ mắt nhờ những món ăn từ cam của mẹ

Cam là một trong những loại quả có múi rất tốt cho trẻ nhỏ. Hãy giúp bé có đôi mắt sáng ngời  nhờ những món ăn từ quả cam nhé các mẹ.

Nào, cùng bắt tay vào làm nhé!



Salad Cam – kiểu trộn với hoa quả

Nguyên liệu:

- 2 quả cam

- 1 quả táo

- 1 quả bơ

- 200g tôm nõn

- Gia vị làm nước sôt : mù tạc, nước cam, muối đường, chút tiêu.

Cách làm:

- Táo, bơ gọt vỏ cắt hình lập phương vừa ăn.

- Cam bóc vỏ tách nhỏ múi.

- Tôm nõn luộc chín, bóc vỏ.

- Nước sốt : Lấy 1 ít mù tạc trộn nước cam, ít đường, muối tiêu thành nước hỗn hợp sôt hơi sệt.

- Cuối cùng: trộn tất cả các thứ trên lại với nhau, như vậy là dùng được rồi. Salad cam phù hợp với thực đơn hằng ngày hay trong những buổi tiệc nhẹ!

Gà nấu cam

Nguyên liệu :

- Ức gà 2 cái, chặt miếng vừa ăn.

- Bơ 50 gr

- 2 trái cam

- Nước cam : 1,5 chén

- 3-5 muỗng bột mì

- Đường : 1/2 chén

- Muối, bột quế, gừng,mè rang, hành lá xắt nhỏ.

Cách nấu:

- Bắt chảo lên, bỏ bơ vào cho tan ra, sau đó chiên so ức gà với bơ.

- Vớt ức gà, cho bột mì, muối, đường, gừng, quế bột vào chảo , khấy đều cho mịn

- Đổ nước cam vào nấu , khấy đều tay cho đến khi sôi, cho ức gà trở lại chảo, đậy náp nấu lửa nhỏ khoảng 30 phút.

- Cắt sợi nhuyễn 1 muỗng vỏ cam, cắt 2 trái cam thành múi.

- Rắc vỏ cam và cho múi cam vào chảo, nấu thêm 5 phút.

Kem cam hấp dẫn

Nguyên liệu

- 7 thìa đường cát

- 1 quả cam lớn, cạo lấy vỏ

- ¼ muỗng cà phê muối

- 2 tách nước cam vắt

- 1 muỗng nước cốt chanh tươi vắt

- 2 muỗng cà phê vani

- 1 cốc sữa

Chế biến

- Trong máy xay, cho tất cả các thành phần vào (trừ sữa) để xay nhuyễn, xay cho đến khi đường hoàn toàn tan (khoảng 2 phút).

- Chuyển hỗn hợp vào bát lớn và trộn cùng sữa.

- Đổ hỗn hợp ướp lạnh vào khuôn kem, bọc kín và để trong tủ lạnh để chúng đông cứng lại. Loại kem này làm lâu hơn các kem khác, khoảng 35-40 phút là vừa, để vào tủ trong 3 giờ sẽ thành kem.

Tin liên quan:

Bé biếng ăn

Bé biếng ăn phải làm sao

Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Nên cho con ăn nhóm thực phẩm nào vào mùa nóng nực

Thực phẩm là một trong những điều kỳ diệu của cuộc sống. Ngoài bổ sung nhiều dưỡng chất, thực phẩm còn giúp các bé ngăn ngừa nhiều loại bệnh vào mùa nóng nực.

Thực phẩm giúp bé hạn chế mồ hôi trộm

Nhiều trẻ em thường bị ra mồ hôi trộm khi mùa hè đến. Ở bé hệ thần kinh thực vật chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, vì vậy bé rất hay bị ra mồ hôi (chúng ta thường gọi là mồ hôi trộm), nhất là khi ngủ.

Tin liên quan:
- Tre bieng an
- Tre bieng an phai lam sao
- Giai phap cho tre bieng an



Vì vậy, bé rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Nghiêm trọng hơn, bé ra mồ hôi trộm sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể bé yếu đi, người mệt hơn, cơ thể sẽ bị suy kiệt, gây ra một số bệnh không tốt cho bé. Để trị mồ hôi trộm cho bé, các mẹ có thể nấu cho con các món ăn như: cháo trai, cháo sò – hến, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen…

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây; rau má, rau mồng tơi…) trong nhiều ngày.

Thực phẩm tăng sức đề kháng

Mùa hè trẻ dễ mắc một số bệnh như tiêu chảy, sởi hay sốt virut. Bởi vậy mẹ nên bổ sung thực phẩm làm tăng sức đề kháng ở trẻ. Để tăng sức đề kháng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Đặc biệt là kẽm, sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, ngon miệng. Cùng với đó là lysine có trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu can-xi.

Vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như: rau đay, rau muống, quả bưởi, quả nhãn, chanh, dứa… đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình bảo vệ cơ thể, đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ. Không những thế vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi chứng cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

Những thực phẩm giữ nước cho bé

Trẻ em thường rất hiếu động. Việc nghịch ngợm, nô đùa khiến cho cơ thể bé mất đi một lượng nước đáng kể qua mồ hôi, đặc biệt là trong mùa hè. Không những thế, hầu hết các bé đều mải chơi và lười uống nước, vì vậy mẹ cần lưu ý đến điều này để bổ sung những thực phẩm giữ nước vào thực đơn của bé.

Những thực phẩm giữ nước, có tính mát và nhiều vitamin C như: nước ép cam, ổi, cà chua, kiwi, bưởi… mẹ đừng bỏ qua. Ngoài ra, để bé không bị khô da và thiếu nước, tránh được táo bón, mẹ cũng cần bổ sung vitamin A từ các loại quả, củ: đu đủ, carrot, khoai lang, bí đỏ…

Thực phẩm kích thích bé ngon miệng

Những món canh mát và nhiều vitamin như mồng tơi, rau rền… có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng của bé. Ngoài ra, kẽm cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng của bé. Một số thực phẩm mùa hè có chứa kẽm mẹ nên bổ sung cho con như: đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì…

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Những sai lầm mẹ hay mắc phải khi nấu cháo cho bé

Không thay đổi kết cấu thức ăn của trẻ là một trong những sai lầm mẹ hay mắc phải khi nấu cháo cho bé. Ngoài sai lầm này, những sai lầm khác là gì?

Mời các mẹ xem bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc nhé!


Tin liên quan:


Sử dụng ngũ cốc để nấu cháo từ sớm

Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, ngũ cốc lại là loại thực phẩm khó tiêu đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mà chỉ ngoài 6 tháng, mẹ mới nên cho trẻ ăn ngũ cốc nấu nhừ. Do đây là nguồn dinh dưỡng không thể bỏ qua nên hãy cho trẻ ăn ngũ cốc một cách khoa học.

Cho trẻ ăn quá nhiều khoai tây và cà rốt

Một số bà mẹ quan niệm rằng hai loại củ này giàu dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân. Tuy nhiên nó chỉ là đại diện cho nhóm tinh bột, giúp trẻ phổng phao nhưng lại dễ mang lại cảm giác no cho trẻ. Đặc biệt không nên thay thế rau xanh bằng khoai tây và cà rốt. Vì như vậy, trẻ sẽ rơi vào trạng thái thừa bột nhưng lại thiếu vitamin.

Không thay đổi kết cấu thức ăn của trẻ

Theo độ tuổi của trẻ, mẹ nên tập dần cho trẻ ăn các loại kết cấu thức ăn khác nhau. Đây là cách để tập luyện cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện và hỗ trợ việc mọc răng của trẻ.

Nếu mẹ quá lạm dụng máy xay sinh tố sẽ khiến cho trẻ lớn mọc răng rồi nhưng nếu ăn thức to và cứng vẫn sẽ bị nôn ói. Vì vậy mà mẹ nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi với các loại món ăn mới.

Dùng nước hầm xương nấu cháo

Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con thế nhưng bé vẫn gầy khòm. Vì nước xương chỉ có mang vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác xương, thịt lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.

Không cho dầu ăn vào cháo của bé

Dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho trẻ mà còn giúp quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.

Nấu cháo một thể cho trẻ ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn nên nhiều mẹ nấu sẵn cháo cho trẻ ăn cả ngày. Nhưng mẹ không để ý rằng dinh dưỡng sẽ bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu.

Nếu để ở ngăn mát của tủ lanh, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Chị Dung - người mẹ chuyên trị trẻ biếng ăn

Đối với tôi, chị Dung không chỉ là đồng nghiệp, mà còn là một ân nhân khi giúp tôi phòng ngừa biếng ăn ở các con.

Tin liên quan:

Tre bieng an thi phai lam sao



Chị Dung có một bé gái năm nay đã được 4 tuổi, ở nhà thường gọi là Mít. Hôm đến nhà chị chơi, tôi ngạc nhiên khi chứng kiến Mít ăn hết veo phần ăn của mình trong vòng chưa đầy 15 phút mà không tỏ ra chán ghét món nào . Tôi mừng thầm vì nghĩ mình đã tìm được người có thể truyền đạt lại bí kíp giúp con mình học cách ăn sam sưa. Sau khi tôi dò hỏi, chị tâm sự rằng luyện cho Mít không quá khó, chỉ đơn giản với 7 cách sau, nếu em kiên trì sẽ thành công thôi:

1. Giúp con làm quen với nhiều loại thức ăn phong phú và đa dạng

Tập cho trẻ làm quen với nhiều loại đồ ăn khác nhau là cách tốt nhất để giúp bé không kén ăn. Các mẹ không nên cho trẻ ăn đi ăn lại một món khi thấy bé tỏ ra hứng thú với món ăn ấy. Để giúp bé quen dần, các mẹ có thể kết hợp món ăn bé thích với các loại thức ăn khác cho bé làm quen trước.

Chị Dung kể, hồi bé, Mít chỉ thích ăn chuối, vậy là chị phải kết hợp cho bé ăn chuối kèm với các loại hoa quả khác, và thậm chí là chuối và ca rốt, chuối và rau chân vịt. Dần dần, khi bé đã quen vị thì chị tách các món cho bé ăn riêng chứ không cho chuối vào nữa. Nhờ vậy Mít đã tập ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ khi bắt đầu ăn dặm.

2. Không nên bực mình trước phản ứng của con

Các mẹ đừng nên tỏ ra bực mình ngày khi bé phản ứng không tốt trước đồ ăn mà mẹ nấu. Hãy bỏ qua những cái nhíu mày hay vẻ mặt nhăn nhó ban đầu khi bé nếm món ăn đó lần đầu tiên. Mẹ hãy để cho bé có cơ hội để trải nghiệm hương vị từng chút một trước khi bé thấy thích thú với món ăn đó. Bé Mít cũng đã từng trải qua giai đoạn như vậy, mới đầu khi thử món cháo rau muống, bé tỏ ra không hợp tác và quay đi, nhưng sau 1 lúc kiên nhẫn của mẹ, bé lại tỏ ra ngon miệng và ăn hết bát cháo.

3. Hãy tin rằng bé thích món ăn mẹ chuẩn bị

Các mẹ đừng nên tự đoán trước rằng bé sẽ không thích món này hay món kia. Hãy tin rằng bé sẽ thích một món mới nào đó. Nếu mẹ cảm thấy món này có vị gì đó con không thích, đừng nên thể hiện điều đó cho bé thấy. Lúc nào mẹ cũng nên động viên và t vàạo cho bé cảm giác rằng món này sẽ rất ngon, như vậy bé mới muốn tự mình thử xem thế nào.

4. Đừng phục vụ riêng bữa ăn cho bé

Hẳn là nấu ăn cho các bé kén ăn rất khó, làm thế nào vừa đầy đủ dinh dưỡng lại khiến bé chịu ăn là vấn đề luôn làm các mẹ phải suy nghĩ. Mẹ Mít đã khuyên tôi rằng, đừng nên nấu riêng cho bé chỉ những món bé muốn. Ví dụ như, bé rất thích ăn thịt gà, vậy thì mẹ hãy chuẩn bị một món salad gà và rau quả, kèm thêm một vài món ăn khác mà cả gia đình có thể cùng thưởng thức.

5. Hãy làm cho việc ăn uống trở thành niềm vui

Một trong những cách đơn giản mà mẹ có thể thực hiện giúp con có niềm vui khi ăn uống là trang trí đĩa ăn cho bé thật đẹp mắt, tất nhiên là cả ngon miệng nữa. Mẹ có thể tạo ra một con thuyền chuối chứa đầy sữa chua, hay làm một vườn hoa bằng súp lơ xanh, cà rốt và dưa chuột. Bằng cách này, kể cả khi bé không thích món đó đi nữa thì việc nhìn thấy những con vật ngộ nghĩnh bằng thức ăn trước mắt sẽ khiến bé khó có thể từ chối.

6. Hãy để bé giúp mẹ cùng chuẩn bị đồ ăn

Chắc hẳn bé sẽ muốn nếm thử những gì bé đã giúp mẹ chuẩn bị và khám phá xem thành quả mà bé bỏ công sức ra để làm có vỊ như thế nào. Bé Mít đã được mẹ cho vào bếp từ rất sớm, tất nhiên bé chỉ có thể làm những món đơn giản, ví dụ như phết bơ vào bánh mì chẳng hạn. Có thể bé sẽ làm cho căn bếp của bạn hơi lộn xộn và bừa bãi hơn, nhưng quan trọng là bé sẽ học được cách giúp mẹ, hiểu rằng làm đồ ăn khó đến thế nào và sẽ hợp tác hơn với mẹ trong mỗi bữa ăn. Điều này xứng đáng để đánh đổi đúng không các mẹ?

7. Hãy thử nấu nhiều kiểu khác nhau cho mỗi món ăn

Bé của mẹ có thể rất ghét ăn khoai tây nghiền nhưng lại thích khoai tây rán? Vậy thì mẹ đừng nên bỏ hẳn một loại thực phẩm nào đó ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì bé không thích ăn chúng được nấu theo một cách cố định nào đó. Có rất nhiều cách mẹ có thể thử để chế biến một loại thực phẩm. Các mẹ hãy kiên nhẫn để giúp bé khám phá được sự ngon lành trong mỗi loại thức ăn khác nhau nhé.

Sự cần thiết của chất xơ trong chế độ dinh dưỡng bé

Chế độ dinh dưỡng bé có nhiều chất quan trọng, đặc biệt là chất xơ. Một hệ tiêu hóa thực sự khỏe mạnh khi được cung cấp đầy đủ chất xơ.

Tin liên quan:

Tổng hợp thông tin liên quan đến Bé biếng ăn

Lợi ích của chất xơ



Chất xơ được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em ngày nay lại không nhận được đủ lượng chất xơ cần thiết.

Vì chất xơ là thành phần không thể thiếu trong một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng. Ngay từ 2 tuổi, trẻ em đã có thể áp dụng một khẩu phần ăn đa dạng tương đương với người lớn. Vì vậy các thành phần chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ… là rất cần thiết.

Tại sao chất xơ quan trọng với với trẻ em?

Chất xơ có vài trò hỗ trợ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nó giữ cho cơ thể sạch sẽ và hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời, thức ăn nhiều chất xơ cũng tạo cảm giác no, giúp ngăn cản việc ăn quá nhiều.

Thêm vào đó, chất xơ cũng với lượng nước hàng ngày, giúp di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường và rối loạn tiêu hóa khi trưởng thành.

Nguồn chất xơ cho bé

Một số nguồn cung cấp chất xơ giàu có cho bé phải kể tới như ngũ cốc: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, cám yến mạch, gạo nâu… các loại trái cây như táo, cam, chuối, dâu, mận, lê và các loại rau như a-ti-sô, khoai tây, và đa dạng các loại rau xanh.

Lời khuyên cho mẹ khi bổ sung chất xơ cho chế độ ăn uống của trẻ

Chọn loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì tròn…

Chọn loại ngũ cốc có ghi nguyên cám, có ít nhất 3 gram chất xơ ở mỗi phẩu phần.

Lựa chọn gạo nâu thay vì gạo trắng, bạn cũng có thể thêm chất xơ bằng cách bổ sung rau, đậu cho bé.

Chất xơ sẽ phát huy được tối đa tác dụng nếu được bổ sung đều đặn vào các bữa, đặc biệt là bữa tối.

Mẹ hãy luôn lựa chọn trái cây tươi thay vì trái cây đóng hộp vì trái cây đóng hộp thường ít vơ và nhiều chất đường hơn.

Các loại kem, sữa chua cứng được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả hoặc hạnh nhân có thể bổ sung thêm một số loại dinh dưỡng cho bé.

Khi cho bé thưởng thức các loại hoa quả như táo, lê mẹ nhớ là vỏ quả mới là bộ phận giàu chất xơ nhất, mẹ hãy vệ sinh thật kỹ, khử độc và cho bé cả vỏ là điều tốt. Tuy nhiên, điều này thực sự hơi khó.

Lựa chọn cách chế biến khoai tây sao ưu việt để món khoai tây được chiên giòn cả hai mặt, sẽ thực sự hấp dẫn được bé yêu của bạn.

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Làm thế nào để tránh nhẹ cân ở trẻ em

Bé nhà bạn nhẹ cân hơn so với bạn bè trong lớp? Bạn muốn cải thiện tình hình cân nặng của mình?

Sau đây là 5 bước hoàn hảo giúp con tăng cân hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng

Bước 1: Tham khảo ý kiến bác sĩ

Rất nhiều lý do ảnh hưởng đến việc một đứa trẻ không tăng cân. Biếng ăn cũng là môt lý do, nhưng quan trọng hơn cả là khả năng hấp thụ của trẻ. Điều này liên quan đến một số bệnh mà cha mẹ có khi không biết.

Vì vậy, hãy cho trẻ đi khám để được tiến hành các kiểm tra cần thiết để biết con có bị một số bệnh ảnh hưởng đến cân nặng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ, ví dụ như các bệnh đường đường ruột, dạ dày, giun sán, thiếu enzym…


Bước 2: Cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên

Đừng cố ép trẻ ăn thật nhiều vào các bữa chính nếu trẻ đã từ chối. Thay vào đó, hãy cho phép con ăn vặt và ăn thành các bữa nhỏ trong ngày ngoài những bữa chính. Thành phần của những bữa ăn này phải đảm bảo đầy đủ năng lượng là dinh dưỡng, chứ không phải những thức ăn có nhiều hàm lượng calo rỗng như bánh kẹo, nước ngọt…

Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy hỏi trẻ thích ăn trái cây sấy khô/sinh tố/ pho mát/ sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt… Chỉ cần tổng lượng calo đảm bảo đủ trong ngày thì bạn không cần ép trẻ ăn mà trẻ vẫn ngon miệng và nhanh tăng cân hơn.

Bước 3: Tránh các thực phẩm có hàm lượng calo rỗng

Các đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường và chất béo cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng, bánh ngọt, nước ngọt… được gọi là những thực phẩm chứa nhiều calo rỗng, vì chúng chỉ làm bé béo phì nhưng lại dễ suy dinh dưỡng vì thiếu chất cần thiết cho sự phát triển cân đối của cơ thể. Mặt khác, các loại thực phẩm này dễ gây nghiện và trẻ sẽ tự hình thành thói quen ăn chúng suốt đời.

Bước 4: Cho con uống nhiều nước các loại

Nước lọc giúp tăng cường trao đổi chất, thanh lọc cơ thể, trong khi nước ép rau quả chứa một lượng dinh dưỡng nhất định sẽ bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong các bữa ăn phụ.

Sữa là loại đồ uống cần thiết mỗi ngày đối với trẻ. Ngoài việc cho con uống sữa vào một thời gian nhất định, bạn có thể cho thêm sữa vào sinh tố trái cây hoặc các đồ uống có hàm lượng calo cao khác. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây vì có thể gây tiêu chảy, cản trở sự tăng cân.

Bước 5: Tăng thực phẩm giàu calo trong thức ăn của trẻ

Dầu ô-liu, bơ, pho mát, sữa béo… là những thực phẩm có hàm lượng calo cao nên được bổ sung thêm vào bữa ăn của các trẻ nhẹ cân. Bạn có thể khuấy đều dầu ô-liu vào cháo, bột, phết bơ vào bánh mì nướng, pho-mát lên bánh sandwich, cho sữa vào súp thay vì cho nước trắng… Những cách như vậy sẽ giúp trẻ bổ sung hàm lượng calo quan trọng hỗ trợ tăng cân.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn gì nguy hiểm đến sức khỏe?

Có những loại thức ăn không dành cho trẻ 6 tháng tuổi trở xuống vì những nguy cơ tiềm ẩn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

1. Trái cây ép

Bạn nên dừng lại nếu đang cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây. Mặc dù các loại trái cây như cam, quýt, bưởi…nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng lại chứa nhiều axit gây khó tiêu hóa chưa hoàn thiện ở trẻ sơ sinh.

2. Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, động vật có vỏ…có thể làm cho trẻ bị dị ứng. Do đó, các bác sĩ đặc biệt khuyên các bà mẹ chỉ nên cho bé ăn sau khi bé được 1 tuổi. Trước khi cho bé ăn, bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn và xem trong gia đình có bất cứ ai bị dị ứng với hải sản không.


3. Trứng

Trứng chứa rất nhiều protein, vitamin D và khoáng chất. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, trứng là thực phẩm thuộc danh mục thực phẩm có thể gây dị ứng. Nếu bạn muốn, bạn có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng nhưng phải đợi đến khi bé hơn 5 tháng tuổi.

4. Mật ong

Sử dụng mật ong trong năm đầu tiên có thể làm cho trẻ em có vấn đề phức tạp. Mật ong có chứa một lượng lớn đường và bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê. Vì vậy, dù các bác sĩ cho phép bé sử dụng mật ong từ lúc 8 tháng tuổi. Nhưng bạn nên chờ cho đến khi bé được 1 tuổi hãy cho bé dùng.

5. Dâu tây

Dâu tây là loại quả có hương vị ngọt ngào, giàu vitamin nên tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì không nên ăn loại quả này sớm. Bởi dâu tây có chứa rất nhiều axit không chỉ ảnh ​​hưởng đến dạ dày của bé mà còn làm cho bé bị dị ứng như phát ban nhiệt ..

6. Sữa đóng hộp

Khi trẻ lớn lên một chút, sữa đóng hộp sẽ rất tốt cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, trẻ dưới một tuổi nên tránh những thực phẩm này bởi trẻ dưới một tuổi không có đủ khả năng tiêu hóa loại sữa đóng hộp và protein có trong sữa. Khoáng chất trong sữa có thể ảnh hưởng đến thận, dạ dày của trẻ. Ngay cả khi trẻ một tuổi, bạn cũng chỉ nên cho trẻ uống sữa đóng hộp với một lượng thích hợp. Bạn cũng cần lưu ý xem trẻ có bị dị ứng hay không.

Nếu bạn muốn sử dụng nó cho trẻ, bạn nên chọn các loại trái cây dễ tiêu hóa như táo, lê … Trong những ngày đầu tiên khi trẻ ăn hải sản, bạn nên cho bé ăn thử cá thu. Nếu trẻ thích nghi với dâu tây, bạn có thể cắt dâu tây thành từng miếng nhỏ hoặc dằm nhuyễn để trẻ dễ nuốt.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Có nên cho con uống men vi sinh để trị biếng ăn?

Để trị biếng ăn, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra nhiều lời khuyên cho các bà mẹ để áp dụng cho bé. Liệu uống men vi sinh có là một cách trong số đó?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh được quảng cáo dành cho trẻ biếng ăn, hay kích thích trẻ ăn ngon miệng. Điều tất yếu sẽ làm cho ba mẹ của các trẻ cảm thấy phân vân về những thông tin trên.



Tin liên quan:

Có thể bạn quan tâm đến nguyên nhân trẻ biếng ăn

Đây là một câu hỏi của một bà mẹ trẻ.

Chào bác sĩ, bé gái nhà tôi được 8 tháng tuổi, nặng 7k3 cao 63cm. Bé nhà tôi rất biếng ăn hằng ngày bé ăn 2 cữ bột (80ml/lần) và 300ml đến 400ml sữa ban ngày, ban đêm bú mẹ. Tới giờ ăn là bé cứ hay la, miệng thì ngậm không chịu ăn, dù tôi đã thay đổi món ăn cho bé. Vậy bé nhà tôi có thể dùng men vi sinh được không và dùng trong thời gian là bao lâu? và bé nhà tôi có thể ăn cháo ray được không ạ (không xay) và số lần ăn của bé là 2 hay 3 lần trong ngày?. Xin cám ơn Bác sĩ.

Chuyên gia tư vấn:

Chào bạn!

Về cân nặng và chiều cao của bé, vẫn ở ngưỡng cho phép, nhưng là ngưỡng dưới. Bé cần có cân nặng >=7.9kg và chiều cao >=68.7cm. Vấn đề đáng ngại nhất hiện nay là tình trạng biếng ăn chậm tăng cân cần được giải quyết sớm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Vế chế độ ăn, bạn nên cho ăn khoảng 2 bữa bột một ngày, mỗi bữa khoảng 200ml gồm đầy đủ 4 nhóm tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh, có thể nấu cơm nát hoặc cháo rồi xay cho bé ăn. Uống 500-600 ml sữa( cả sữa mẹ và sữa công thức), ăn thêm trái cây, sữa chua sau các bữa ăn chính.

Để giải quyết tình trạng biếng ăn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng nên cho bé bổ sung các loại men vi sinh có trong thực phẩm (như sữa chua) hoặc thực phẩm men vi sinh.

Men vi sinh (Probiotics) là những vi khuẩn có lợi sống ký sinh tại ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa được hoàn toàn và chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Cơ thể con người không tự sản sinh ra các men vi sinh mà cần phải bổ sung từ bên ngoài qua đường ăn uống khi bị thiếu. Nếu hệ tiêu hóa của bé không tốt hoặc bé biếng ăn, kém hấp thu bạn có thể bổ sung men vi sinh hàng ngày.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Trẻ thường thiếu vi chất dinh dưỡng nào?

Kali, chất xơ, canxi, sắt, Vitamin E là những vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diễn ở trẻ. Thế nhưng, các vi chất này rất dễ bị thiếu hụt ở trẻ nhỏ.

Chất sắt


Sắt có chức năng tái tạo hồng cầu, vận chuyển oxy từ tế bào đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, đóng vài trò quan trọng với sự phát triển của bộ não. Thực tế, khoảng 20% số bé 1-3 tuổi không nhận đủ sắt. Thiếu sắt đặc biệt thường gặp ở nhóm bé thừa cân – đối tượng ăn nhiều kalo nhưng nghèo chất dinh dưỡng.

Thực phẩm giàu sắt như: tôm, thịt bò, thịt gà, nho khô, sữa đậu nành… Vì vậy các mẹ nên cung cấp các sản phẩm trên trong bữa ăn của trẻ để phòng tránh thiếu sắt cho con.

Bổ sung chất dinh dưỡng dễ thiếu hụt để trẻ có sự phát triển đầy đủ

Vitamin E

Nhiều trẻ trong tình trạng thiếu vitamin E. Nhóm thức ăn ít béo (hoặc không có chất béo) lại là nguồn dồi dào vitamin E, chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào. Vì thế, các mẹ nên cho bé trên 3 tuổi sử dụng thức ăn ít béo như món rau củ trộn dầu ăn.

Thực phẩm giàu vitamin E: quả bơ, hạt hướng dương, nước sốt cà chua, lúa mỳ trắng. Khá nhiều loại bánh dinh dưỡng, ngũ cốc chứa vitamin E, nên đọc kỹ thành phần ghi trên bao bì để có sản phẩm giàu vitamin E cho bé.

Canxi

Canxi là yếu tố quan trọng trong sự phát triển xương ở bé. Thiếu canxi, bé dễ phải đối mặt với nguy cơ loãng xương về sau, đặc biệt là các bé gái. Nhiều trẻ có thói quen uống quá nhiều nước quả, ít sữa gây nên tình trạng thiếu canxi.
Nguồn thực phẩm giàu canxi: phômai, sữa chua, sữa; ngũ cốc, nước quả, sữa đậu nành, bánh quế. Nhóm thực phẩm giàu canxi thì cũng dồi dào vitamin D, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 và những căn bệnh khác.

Kali

Các bé dễ bị thiếu hụt một lượng lớn kali do không ăn đủ rau xanh và hoa quả hàng ngày. Kali được xem như chiếc chìa khóa, giúp cân bằng huyết áp và chắc khỏe cơ. Nguồn thực phẩm giàu kali: chuối, cam và nước cam, khoai tây và khoai lang, sữa chua và sữa, súp lơ (bông cải) xanh, cà chua và nước sốt cà chua, cá.

Chất xơ

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, chế độ ăn giàu chất xơ còn bảo vệ cơ thể bé khỏi các bệnh mạn tính sau này. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ: đậu đỗ, các loại quả tươi (lê, cam, táo…); khoai lang, đậu que; các loại rau xanh; các loại hạt, bỏng ngô.

Con bị nhiễm khuẩn nên cho ăn thức ăn gì?

Con bị nhiễm khuẩn nên cho ăn thức ăn gì? Đây là vấn đề nhiều bà mẹ đặt ra và muốn nhận được lời khuyên từ những chuyên gia dinh dưỡng.

Những bệnh Nhiễm khuẩn nào hay gặp ở trẻ nhỏ?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

Viêm mũi họng

Viêm VA

Viêm Amidal

Viêm tai giữa

Viêm phế quản

Viêm phổi…

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:

Lỵ

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy kéo dài…

Tại sao phải chú ý đến chế độ ăn uống khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn?

Khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng.

Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu …nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều.

Khi sốt cao trẻ biếng ăn do giảm tiết men tiêu hóa.

Khi bị Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trẻ cũng mất nhiều nước điện giải, hấp thu các chất dinh dưỡng kém.

Khi trẻ bị bệnh không được ăn uống đầy đủ sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trẻ lâu khỏi bệnh

Thiếu các vi chất dinh dưỡng, thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng và bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng và bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng ví dụ: thiếu máu, khô mắt, thiếu kẽm…

Cho trẻ ăn uống như thế nào khi mắc bệnh Nhiễm khuẩn?

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: Cháo, súp, sữa, nước trái cây.

Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nẩy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.

Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, nước bổi phụ nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

Những thực phẩm nào không nên dùng khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn?

Thức ăn thô nhiều chất xơ: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng…

Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

Những loại thực phẩm nào nên dùng khi trẻ mắc bệnh Nhiễm khuẩn?

Gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh.

Thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa.

Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn.

Các loại quả tươi: Cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…

Những sai lầm nào về ăn uống các bà mẹ hay mắc khi trẻ bị bệnh Nhiễm khuẩn?

Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.

Kiêng cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt, tiêu chảy.

Kiêng cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho, kiêng ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ càng ho nặng thêm.

Nguồn: Viện Dinh dưỡng

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Những loại trái cây cực kì tốt cho bé yêu

Dưa hấu, đu đủ chín, hồng xiêm,...là những loại trái cây phù hợp với hệ tiêu hóa của bé và cực kì giàu dinh dưỡng.

Dưa hấu

Trong nhóm hoa quả thực dưỡng, dưa hấu là nhóm quả đáng ăn nhất với trẻ em. Lý do hết sức đơn giản: Dưa hấu vô cùng dễ ăn, chúng có vị ngọt dịu, rất thích hợp với trẻ em. Cứ 100g dưa hấu sẽ chứa 3g đường các loại. Thêm vào đó, đây là loại quả á quân về beta caroten, chỉ thua xoài. Beta caroten là một chất dẫn xuất của vitamin A, vốn rất cần cho đôi mắt trẻ em. Chưa hết, dưa hấu còn chứa nhiều đồng, selen, các loại vitamin B rất thích hợp để thúc đẩy tiêu hóa.


Đu đủ chín

Đu đủ chín cũng là loại quả được ưa chuộng trên bàn thờ trong dịp Tết do ý nghĩa từ tên gọi của nó. Về đời sống, đu đủ là thứ quả bình dị. Nhưng về giá trị dinh dưỡng, đu đủ lại ở trong nhóm giàu dưỡng chất, là loại quả giàu beta caroten thứ 3, sau xoài và dưa hấu. Cứ 100g đu đủ chín chứa khoảng 276mcg beta caroten, cung cấp đủ 35% nhu cầu của bé trong ngày. Tất cả nhu cầu vitamin A sẽ được đu đủ chín bổ sung hoàn thiện.

Ngoài ra, đu đủ chín còn có một lượng khá canxi, với khả năng cung cấp đủ 4% nhu cầu canxi một ngày cho trẻ. Đu đủ chín còn có chứa enzym cho hệ tiêu hóa papain. Vì thế, nếu bé yêu tích cực được ăn đu đủ chín, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động trơn tru. Bạn sẽ giảm gánh nặng biếng ăn, bỏ bữa hay nôn trớ do sợ ăn của bé.

Hồng xiêm

Hồng xiêm là loại quả hay được bày trong mâm ngũ quả người miền Bắc. Mặc dù so với thứ quả nhập ngoại, hồng xiêm thua về ngoại hình; nhưng về bản chất, nó lại chiến thắng về dinh dưỡng.

Tại sao vậy? Hồng xiêm là loại quả giàu sắt đứng hàng thứ 2, sau đu đủ chín. Ăn 100g hồng xiêm, tương đương với 2 quả, đã đủ cung cấp 29% nhu cầu sắt trong 1 ngày của trẻ. Với hàm lượng sắt này, hồng xiêm được xếp trong nhóm quả giàu sắt nhất. Cùng với beta caroten, hồng xiêm đã góp phần làm giàu tiền chất vitamin A cho trẻ. Ngoài ra, hồng xiêm là loại quả giàu canxi. Nếu ăn 100g hồng xiêm thì bé yêu sẽ thu được 52mg canxi, tương ứng với 5% nhu cầu trong 1 ngày. Với một thực phẩm quả, lượng canxi như vậy là rất ấn tượng để làm cho bé cao lớn vượt trội.

Vú sữa

Vú sữa là một quả mà trẻ em rất nên ăn. Qua phân tích, người ta thấy vú sữa vô cùng giàu canxi, là thứ quả giàu canxi nhất trong các quả ăn được ở ta. Trong 100g vú sữa cung cấp khoảng 68mg canxi. Lượng canxi này đủ cho 6,8% nhu cầu của bé.


Na

Na chứa nhiều protein, do vậy na nằm trong danh sách các thứ quả nên ăn với trẻ nhỏ, nhất là trẻ 3 tuổi. Trong 100g na có khoảng 2,1g protein. Lượng protein này vốn là protein rất dễ hấp thu, chúng có khả năng đáp ứng 5,7% nhu cầu protein một ngày cho bé. Lượng protein này cùng với protein trong sữa và trong thịt sẽ giúp bé to khỏe, rắn chắc. Ngoài ra, na còn chứa nhiều axit béo omega-6. Trong 100g na có chứa 40mg axit béo loại này. Đây là thế hệ axit béo tham gia chủ yếu trong cấu trúc não bộ và các cấu trúc thần kinh. Vì thế, na sẽ là loại quả xứng đáng đưa vào danh sách thực phẩm nhằm giúp bé thông minh.

Xoài

Xoài là loại quả giàu hàm lượng beta caroten nhất, còn gọi là vitamin A thực vật. Trong 100g xoài có chứa 445mcg beta caroten. Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hằng ngày của bé. Xoài là loại quả chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong số 20 axit amin tồn tại ở tự nhiên thì xoài chứa 19 loại với hàm lượng khá cao. Nếu tích cực ăn xoài, bé sẽ hấp thu được nhiều axit amin loại này. Do đó, hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trong xoài còn có chứa rất nhiều cholin. Ăn đủ thực phẩm chứa cholin sẽ làm não bộ của bé hoạt hóa hơn. Trong 100g xoài chứa 7,6mg cholin. Nếu bé yêu ăn 1/2 quả xoài, đã thu được chừng 7mg cholin cho hệ thần kinh.

Cải thiện chiều cao cho con nhờ sữa

Có nhiều cách để cải thiện chiều cao cho bé như chế độ dinh dưỡng từ thực đơn, quá trình vận động,...Một số phụ huynh khác lại cho rằng, sữa là nguồn duy nhất để cải thiện chiều cao cho bé. Liệu điều này có thực sự đúng?

Hàng ngày phải tiếp rất nhiều các ông bố bà mẹ đến tư vấn tôi được nghe nhiều các câu hỏi: “bác ơi uống loại sữa nào cho cháu cao hả bác?” hoặc “có loại thuốc nào uống vào cho cháu cao lên không?”... Có bà mẹ tâm sự: “Em và bố cháu đều thấp, sợ con mình sau này bị lùn em đã cho cháu uống rất nhiều sữa, toàn những loại đắt tiền thế mà chẳng thấy cháu cao lên gì cả”. Trường hợp này thì ta có thể đổ cho yếu tố di truyền nhưng lại có những trường hợp cả bố và mẹ đều cao cháu cũng uống khá nhiều sữa mà sao vẫn thấp.


Nhưng ngược lại có trường hợp bố mẹ thấp nhưng cháu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì lại cao đúng theo tiêu chuẩn. Vậy thì chiều cao do cái gì quyết định?Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: yếu tố di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, tình trạng bệnh tật và vấn đề luyện tập thể dục thể thao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Một điều chúng ta dễ nhận thấy ở nước ta hiện nay đó là trẻ em ở thành phố cao hơn trẻ em nông thôn là do trẻ em thành phố được chăm sóc tốt hơn có chế độ ăn uống đầy đủ. Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, trẻ có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được.

Ngoài vấn đề năng lượng thì những vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến tăng trưởng chiều cao đó là: Vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá, canxi và phốt pho là hai khoáng chất quan trọng để phát triển xương. Nếu thiếu vitamin D thì ruột sẽ không thể hấp thu được canxi và phốt pho dẫn đến trẻ bị còi xương, mà còi xương ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nguồn vitamin D chủ yếu là da tự tổng hợp được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên một đứa trẻ dù có uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà không được tắm nắng để tổng hợp vitamin D thì canxi không thể hấp thu được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao.

Vitamin A cũng giúp cho sự tăng trưởng của xương, giúp tăng cường miễn dịch trẻ ít bị ốm đau thì sẽ có cơ hội để cao lớn hơn. Một yếu tố vi lượng rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ đó là kẽm, kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzyme trong cơ thể giúp tăng tổng hợp protêin, phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng, trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Iốt là thành phần của nội tiết tố tuyến giáp, nội tiết tố này có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, khi thiếu iốt trẻ sẽ bị thiểu năng tuyến giáp có thể bị lùn do suy giáp trạng.

Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11 – 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say, cho trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy vấn đề chăm sóc giấc ngủ cho trẻ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao.

Một số yếu tố khác cũng liên quan đến phát triển chiều cao đó là môi trường sống, bệnh tật và đặc biệt là vấn đề vận động thể lực. Một đứa trẻ không thể cao lớn được trong một môi trường sống ô nhiễm (khói thuốc lá, khói than tổ ong, khói xe, bụi...) thường xuyên bị bệnh tật ốm đau và suốt ngày bị giữ trong nhà.

Mặt khác sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có 3 giai đoạn quan trọng nhất: Giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai: 13 – 16 tuổi, trẻ gái 10 – 13 tuổi). Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ ra nhẹ cân, thiếu chiều cao thì sau này cũng khó mà cao được. Hoặc giai đoạn dưới 2 tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi thì nguy cơ thấp chiều cao sau này là rất lớn (vì chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi bằng # chiều cao của trẻ lúc trưởng thành).

Và giai đoạn dậy thì cũng rất quan trọng, ở giai đoạn này trẻ có thể tăng 10 – 15cm/ năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như: chạy, bơi lội, tập xà... thì có thể cải thiện được chiều cao rất tốt.

Như vậy có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nếu chỉ quan tâm đến việc cho trẻ uống nhiều sữa để phát triển chiều cao thì chưa đủ. Sữa đúng là một thực phẩm rất tốt có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao, sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng nhất là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì có cơ hội cao lớn hơn những trẻ không có sữa mẹ. Vì canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn canxi trong sữa bò. Khi cai sữa mẹ trẻ cần được bổ sung các loại sữa bột công thức theo tuổi, hoặc uống sữa tươi khi trẻ đã lớn.

Vậy muốn trẻ phát triển chiều cao tốt các bậc cha mẹ cần phải làm gì? Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất nhất là các vi chất dinh dưỡng có liên quan đến phát triển chiều cao: Vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt. Bằng cách: ăn đủ bữa theo lứa tuổi, bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi cai sữa mẹ vẫn duy trì uống 500 – 600ml sữa/ngày. Sử dụng muối iốt khi nấu thức ăn cho trẻ, ăn đa dạng các loại thực phẩm để nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng có liên quan đến tăng trưởng. Cho trẻ tắm nắng hàng ngày để da tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 10h đêm. Tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ.

Chất dinh dưỡng nào tốt cho não bộ của trẻ

Để có một bộ não hoàn thiện, bố mẹ nên cung cấp cho bé những chất dinh dưỡng tốt. Vậy những chất dinh dưỡng đó là gì?

Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Do di truyền (do gen)

- Do chế độ dinh dưỡng

- Do sự rèn luyện, học tập, môi trường sống Như vậy thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có.
dinh dưỡng cho trí não trẻ


Ngoài ra sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ em đó là:

1. Chất đạm (protein):

Protein là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

2. Iốt:

Khi trong thực phẩm thiếu iốt thì không những lượng iốt di chuyển qua nhau thai của người mẹ sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ và dẫn đến bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

3. Sắt:

Sắt là thành phần của huyết sắc tố myoglobin, các xitrocrom và nhiều engym khác. Sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập do ngủ gật trong giờ học và thiếu oxy não.

4. Các axit béo không no chuỗi dài:

Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipid chính của não. Trong thời gian có thai người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 - 5 điểm.

Ngoài 4 chất dinh dưỡng kể trên còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen…cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ. Vậy muốn con thông minh, các bà mẹ cần phải làm gì? Trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển tốt não đó là: chất đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Người mẹ nên ăn nhiều cá nhất là các loại cá biển có chứa nhiều axit béo chưa no (DHA, ARA), uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…) cũng cung cấp các tiền DHAvà ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic…khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA. Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên > 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn 8 điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai. Tiếp tục 2 năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa cao giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ.

Trong giai đoạn quan trọng của 2 năm đầu đời, thời kỳ ăn dặm (từ 7 tháng - 3 tuổi): Trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp chất đạm, chất sắt, qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt. Các axit béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín, uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, Iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.

Như vậy muốn có đứa con thông minh, khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị từ trước khi mang thai 1 - 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh, trở thành nguồn nhân tài cho đất nước mai sau.

Lời khuyên bổ ích cho bé thừa cân


Trẻ thừa cân là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Thừa cân gây khó khăn cho các bé trong quá trình vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mục tiêu điều trị béo phì trẻ em khác với người trưởng thành, ngoài việc tập trung vào ngăn ngừa tăng cân, còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm ...
trẻ thừa cân

Những điều nên làm:

- Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.

- Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.

- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.

- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

- Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.

- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ .

Đối với trẻ dưới 2 tuổi :

- Bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng

- Không cho trẻ ăn nhiều quá, thể tích mỗi bữa phải phù hợp với tháng tuổi.

- Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béo vào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo

Những điều nên tránh:

- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga

- Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.

- Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.
- Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.

Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:

- Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.

- Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.

- Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang...

- Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc...

- Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử...

- Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Tác hại của việc ngậm cơm khi ăn ở bé và cách khắc phục

Việc ngậm thức ăn trong thời gian quá lâu mà không nuốt ở trẻ sẽ khiến bé dễ bị biếng ăn và có nguy cơ sâu răng.
Cún nhà tôi năm nay lên 5 tuổi. Trộm vía con khỏe mạnh, xinh xắn, ai nhìn thấy cũng khen, ấy vậy mà con lại có tật xấu ngậm cơm. Mỗi lần cho con ăn cơm, cả bố và mẹ đều phải vào cuộc, kẻ khua chiêng, người gõ trống, chỉ mong cho con nuốt ực miếng cơm mà thấy vất vả quá.
Bài viết liên quan:
Nghe mọi người nói nếu tình trạng ngậm cơm kéo dài, bé rất dễ mắc phải các bệnh răng miệng mà tiêu biểu nhất là sâu răng. Quá nản với mỗi bữa ăn của con, tôi đem chuyện kể cho một người chị họ, vốn là điều dưỡng trong bệnh viện Nhi của thành phố. Chị kể cho tôi nghe nhiều về những trường hợp bé ăn ngậm với những độ tuổi, nguyên nhân khác nhau và cách trị dứt tình trạng này.
lam-gi-khi-tre-ngam-khi-an
Theo như chị ấy nói trẻ ăn ngậm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do thức ăn mẹ nấu không phù hợp với khẩu vị của con, cũng có thể do con bị bệnh răng miệng cấp tính như đau họng, loét miệng… hay nguy hiểm hơn, những loại dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt,.. cũng khiến bé khó nuốt và hay ngậm cơm trong miệng.
Cách trị “bệnh” ăn ngậm cho con
Tập trung khi ăn
Rất nhiều mẹ cho con xem tivi hay nghe nhạc thiếu nhi xập xình mong con không khóc lóc và ăn được nhiều hơn. Thế nhưng đôi khi bé tập trung xem tivi, xem video mà quên việc nhai nuốt. Khi ấy, mẹ phải tắt tivi để bé chú ý vào việc ăn uống hơn.
Cũng tương tự như thế, các mẹ không nên vừa cho bé ăn vừa cho bé chơi trò chơi bởi với bé bao giờ trò chơi cũng sẽ thu hút hơn cơm cháo bày trước mắt. Thỉnh thoảng, bạn có thể cho con chơi 1 chút nhưng không nên ngày nào cũng đặt trẻ ở giữa đống đồ chơi trong lúc ăn, bé sẽ chỉ chơi mà quên ăn.
Lưu ý khi chế biến
Khi bé ăn ngậm các mẹ cũng cần xem lại xem đồ ăn đã được chế biến phù hợp với hàm răng và độ tuổi của bé hay chưa. Đôi khi, đồ ăn lỏng quá cũng khiến bé lười nhai mà cứ ngậm ung úng trong miệng, khi nào mỏi mới chịu nuốt. Do đó, mẹ cần quan tâm và tìm hiểu những món đồ ăn nào phù hợp với giai đoạn hiện tại của con để thay đổi và bổ sung kịp thời.
Khi mới bắt đầu vào tuổi ăn dặm hoặc đang trong giai mọc răng mẹ nên cho con ăn những loại thức ăn mềm, lỏng. Khi bé được 10 - 12 tháng, răng đã mọc được khoảng 2 chiếc, mẹ nên cho con ăn thức ăn sền sệt dần như cháo. Còn khi răng bé đã mọc được khoảng 4 cái, mẹ nên cho con ăn những loại thức ăn đặc hơn nhưng vẫn mềm như mì, bún, phở để bé thỏa mãn nhu cầu nhai.
Ngoài ra, để kích thích bé ăn, các mẹ cũng nên thường xuyên đổi món cho bé. Nhiều mẹ, thường chỉ tập trung bổ sung chất béo và chất đạm cho con, con ăn đi ăn lại các món đến chán ngấy nên chẳng chịu nuốt. Đổi món thường xuyên không chỉ giúp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bé hứng thú hơn với việc ăn uống và bé cũng tích cực nuốt hơn.
lam-gi-khi-tre-ngam-khi-an-1
Hiểu tâm lý của con
Khi bé được 2 – 2,5 tuổi, hàm răng sữa đã hoàn chỉnh, mẹ có thể cho con ăn cùng bàn với người lớn. Mẹ nên tập cho con thói quen tự xúc ăn, có thể ban đầu thức ăn sẽ vương vãi ra ngoài nhưng khi tự ăn bé sẽ có xu hướng nhai nuốt dễ dàng hơn.
Khi bé không chịu nuốt, mẹ hay có tâm lý ép hoặc quát mắng. Làm như thế bé chỉ thêm sợ hãi, khóc lóc dẫn đến bị sặc chứ chẳng giải quyết được việc gì. Tốt nhất mẹ nên kiên nhẫn để tập dần các thói quen và phản xạ mới cho con.
Trẻ nhỏ thường rất ưa nịnh. Do đó, khi bé ăn ngậm, mẹ hãy dành tặng bé những lời động viên và khuyến khích thay vì quát nạt. Những câu nói như “Cún nuốt rồi. Siêu quá!”, “Cún ăn ngoan quá, giỏi quá!” sẽ khiến con cảm thấy vui vẻ và phấn khích hơn.
Ngoài ra, khi lửng dạ, bé sẽ bắt đầu lười nhai. Do đó, mẹ nên chia bữa ăn của con thành nhiều bữa nhỏ chứ không cần cho con ăn đúng bữa như người lớn. Cách này không chỉ áp dụng được cho trẻ ăn ngậm mà còn có thể dùng để trị những trẻ biếng ăn.
Trên đây là một số mẹo nhỏ giúp trị tận gốc chứng ăn ngậm của các bé, mong là các mẹ sẽ áp dụng thành công. Chúc các bé ngon miệng!
Nguồn: Eva