Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Nếu bạn bị ốm khi mang thai


Trước khi mang thai, đối phó với bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc đau đầu thật dễ dàng. Bạn bị đau đầu? Uống thuốc giảm đau ngoài danh mục là có thể giảm bớt. Bạn bị dị ứng? Chỉ cần luôn chắc chắn có thuốc kháng histamin trong tủ thuốc tại nhà là đủ. Nhưng khi bạn mang thai, tất cả đều thay đổi. Lời khuyên mà bác sĩ sản khoa nào cũng khuyên mẹ đó là nếu có thể, tốt nhất là nên tránh sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong ba tháng đầu của thai kỳ khi thai nhi đang phát triển nhanh.
 Các bài viết về mẹ và bé  

Thông tin về thực đơn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Một số mẹ bầu để tránh sử dụng thuốc đã thay thể bằng các loại thảo dược hoặc trà có tác dụng trị bệnh tương tự và không đề cập với bác sĩ vì không xem chúng là các loại thuốc. Tuy nhiên, có những loại thảo dược an toàn cho mẹ nhưng cũng có những loại không an toàn. Một số, chẳng hạn như mâm xôi và các loại trà gừng, đã được sử dụng từ lâu để chữa bệnh và được coi là an toàn nhưng về sau có thể gây hại cho bà bầu vì chúng có thể làm tăng co thắt cổ tử cung, bao gồm: cohosh xanh, cohosh đen, feverfew (lá của chúng có thể dùng điều trị chứng nhức đầu và đau nửa đầu), nhân sâm… Dưới đây là một số lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa để điều trị các chứng bệnh thường gặp khi mang thai. Như mọi khi, mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn trước khi dùng bất cứ loại thuốc hoặc biện pháp chữa trị nào ngay cả thảo dược.
Mẹ bầu cần cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc khi mang thai

Đau đầu
Một liều nhẹ acetaminophen (tylenol) thường là an toàn cho thai phụ để giảm đau đầu. Các loại thuốc ngoài danh mục như aspirin cà ibuprofen bạn không nên sử dụng khi có thai. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng bệnh này là do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong cơ thể khi mang bầu. Kiệt sức, căng thẳng, mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu cho thai phụ. Vì vậy mẹ nên đảm bảo uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ để hạn chế chứng bệnh này. Massage, ăn sô cô la cũng là cách đơn giản, hữu hiệu để giảm đau đầu. Nếu mẹ bị chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu nghiêm trọng khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách chữa trị an toàn, mạnh mẽ hơn.
Đau cơ
Triệu chứng này thường tự biến mất trong một khoảng thời gian nhưng chỉ cần đau cơ thời gian ngắn thôi cũng đủ khiến mẹ bầu khó chịu. Bạn có thể giảm bớt cơn đau nhức bằng việc massage nhẹ nhàng hoặc chườm nóng trên khu vực bị đau. Một liều Tylenol cũng có thể làm giảm cơn đau. Nếu đau nhức cơ bắp không tự biến mất sau một vài ngày, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.
Buồn nôn
Buồn nôn là triệu chứng nhiều thai phụ gặp phải khi mang thai, nhất là ba tháng đầu của thai kỳ. Bác sĩ thường không kê toa thuốc cho chứng bệnh này, thay vào đó, các bác sĩ khuyên mẹ nên ăn các bữa ăn nhỏ, tránh các loại thức ăn nhiều mỡ, nhiều gia vị. Ngoài ra, một số chị em có thể giảm được triệu chứng buồn nôn nhờ bấm huyệt trên cổ tay. Nếu buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến ngay bênh viện để được các bác sĩ chăm sóc.
 Ợ nóng hay khó tiêu 
Theo các bác sĩ sản khoa, hầu hết các loại thuốc kháng axit ngoài danh mục đều có thể sử dụng trong thời gian mang thai, bao gồm Tums, Gaviscon, non-sodium Rolaids, Mylanta và Maalox. Tránh ăn các loại thức ăn cay, nhiều dầu mỡ , caffeine cũng có thể khắc phục triệu chứng này bởi đây đều là các loại thức ăn kích thích dạ dày.
Massage nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau nhức

 Cảm lạnh và dị ứng 
Thuốc xịt mũi, uống nhiều nước có thể làm hạn chế cảm lạnh và dị ứng. Nếu bạn mắc bệnh trong giai đoạn đầu của thai kỳ, lựa chọn an toàn nhất là thuốc xịt mũi như Neosynephrinne vì thuốc xịt mũi này chỉ tác dụng trong một phạm vi nhất định, không bị hấp thu nhiều vào máu nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Sau ba tháng đầu tiên của thai kỳ, bác sĩ có thể cho phép bạn sử dụng thuốc thông mũi ngoài danh mục như Actifed hoặc Sudafed. Nhiều thuốc kháng histamine cũng được coi là an toàn để mẹ bầu sử dụng sau ba tháng đầu, vì thế hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được tư vấn cụ thể.
 Ho 
Nhiều loại si-rô ho ngoài danh mục an toàn cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ vẫn cần quan tâm đến lượng cồn có trong các loại si-rô này. Mặc dù số lượng cồn trong vài muỗng si-rô là rất nhỏ nhưng tốt hơn hết mẹ nên nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ giới thiệu loại si-rô ho không chứa hoặc chứa lượng cồn rất ít.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.