Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Ảnh hưởng của folate trong 40 tuần thai

Ảnh hưởng của folate trong 40 tuần thai là rất lớn. Nếu thiếu folate, mẹ bầu thiếu thành phần này trong thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh là rất lớn.

Folate (hay axít Folic) là vitamin B9. 




Đây là một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B hòa tan trong nước. Folate có nhiều trong các loại thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng và rau có màu xanh đậm (rau muống, rau bó xôi, súp lơ, bông cải xanh…), các loại ngũ cốc và đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan…). Loại vitamin này không những rất cần thiết cho quá trình tạo và duy trì tăng trưởng của mọi tế bào mà còn rất cần thiết để tạo DNA và RNA (các khối xây dựng của tế bào) và ngăn ngừa những thay đổi DNA có thể dẫn đến ung thư.

Phụ nữ mang thai rất cần Folate.

Dù cả người lớn và trẻ em đều cần Folate để đảm bảo lượng hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu nhưng theo các nghiên cứu khoa học, phụ nữ mang thai (hoặc dự định mang thai) luôn cần lượng Folate nhiều gấp 1,5 lần so với lúc bình thường. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia thực hiện năm 2005, 63% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt Nam có hàm lượng Folate trong máu thấp dưới mức tối ưu để phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi là 905 nmol/L. Điều này cho thấy nguy cơ mắc phải khiếm khuyết ống thần kinh (NTD) sẽ vào khoảng 12 trẻ/10.000 trẻ được sinh ra. Đó là chưa kể việc thiếu Folate ở phụ nữ mang thai còn khiến thiếu máu hồng cầu ở mẹ, dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và sẩy thai.

Folate ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Giáo sư – Tiến sĩ Tim Green, nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới chuyên về Folate và các vitamin nhóm B đến từ Đại Học Otago (New Zealand) cho biết: “Thiếu hụt Folate trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển não bộ của trẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức và hệ thần kinh vận động của trẻ sau này”. Đặc biệt trong giai đoạn từ ngày thứ 21 – 27 sau khi thụ thai, nếu không cung cấp đủ hàm lượng Folate dẫn đến ống thần kinh đóng không hoàn thiện, trẻ sẽ có nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh. Do đó, trước khi có thai hoặc trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ, các thai phụ nên bổ sung Folate đầy đủ thể giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ.

Chính vì thế, các mẹ hãy chú ý dinh dưỡng cho bà bầu để bổ sung Folate.

Folate giúp phát triển trí não trẻ từ trong bụng mẹ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ bị thiếu máu ít tương tác tích cực với con cái của họ, do đó ảnh hưởng xấu đến phát triển nhận thức của bé. Điều này xuất phát từ việc thiếu Folate, bởi đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến cách người mẹ tương tác với em bé sau khi sinh. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì cần bổ sung 600mcg Folate mỗi ngày, còn đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai thì cần bổ sung 400mcg Folate mỗi ngày từ 24 tuần trước mang thai thay vì 16 tuần như trước đây.

Bổ sung Folate – không chỉ bằng ăn uống.

Chế độ ăn uống thông thường khó đảm bảo cung cấp đủ lượng Folate cần thiết cho cơ thể, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thường được bổ sung các loại thực phẩm có bổ sung Folate với hàm lượng Folate cao. Hiện nay, sản phẩm Anmum Materna™ là sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng giúp làm tăng hàm lượng Folate cùng 30 dưỡng chất quan trọng khác như DHA, Ganglioside, FOS… giúp cơ thể và trí não bé phát triển hoàn thiện. Với hai ly sữa Anmum Materna™ mỗi ngày, mẹ và bé sẽ được cung cấp 680mcg Folate (đáp ứng đủ 100% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y Tế), 80% nhu cầu can-xi, 30% nhu cầu sắt và các dưỡng chất cần thiết khác, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tròn vẹn.

Nguồn: 5 điều chưa biết về Folate

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.