Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Chăm sóc bà bầu sau khi sinh như thế nào?

Sau khi sinh, đôi khi các bà mẹ trẻ sẽ bối rối trước rất nhiều lời khuyên về việc ăn uống, vận động, kiêng cữ của những người lớn tuổi xung quanh. Vậy bạn cần làm gì cho đúng?

Mách bạn về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

Ngoài việc cham soc con, hãy chú ý chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.



Vệ sinh:

Trong thời gian đầu mới sinh, bạn không nên ngồi nhiều để gây lực ép lên các mũi khâu, nên vệ sinh chỗ khâu sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh.

Nếu cho con bú, bạn có thể bị đau quặn ở bụng. Đó là do tử cung co thắt để trở lại kích thước bình thường, đây là một dấu hiệu cho thấy sự co hồi tử cung tốt. Cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày.

Ban đầu tiểu tiện sẽ khó khăn vì đau, tuy nhiên bạn không nên nhịn mà cố đi tiểu càng sớm càng tốt, trong những ngày đầu bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vì cơ thể bạn tháo đi nước dư tích lại trong lúc mang thai. Nếu bị táo bón, bạn nên hỏi bác sĩ để được dùng thuốc nhuận tràng.

Sau khi sinh, bạn sẽ thấy dịch chảy ra ngoài âm hộ. Những ngày đầu thường nhiều và có màu đỏ tươi, sau 4-5 ngày sẽ giảm dần với màu nâu và hết trước 2 tuần hậu sản. Tuy nhiên, ở tuần thứ 2-3 bạn có thể thấy ra chút huyết đỏ tươi từ âm đạo khoảng 1-2 ngày. Đó là kinh nan , được coi như một hiện tượng sinh lý bình thường.

Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau khi sinh thường kéo dài hơn và ra màu nhiều hơn bình thường. Nếu bạn cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường có khi 6-8 tháng sau hoặc có thể đến khi bạn cai sữa cho bé. Nếu bạn cho bé bú bình, kỳ kinh đầu thường có vào khoảng tuần thứ 4-6 sau khi sinh.

Đi lại nhiều và rèn luyện cơ thể

Nghỉ ngơi là việc rất quan trọng sau sinh, tuy nhiên, bạn nên vận động càng sớm càng tốt khi có thể với nguyên tắc không quá sức. Đi lại sớm sẽ giúp khởi động nhu động ruột, bạn dễ tiểu tiện, sản dịch mau ra và tử cung co hồi tốt hơn.

Ngay từ ngày thứ nhất khi nằm trên giường, bạn có thể gập lên thả xuống bàn chân ở khớp mắt cá, việc này sẽ làm giảm sưng chân và giúp máu lưu thông tốt hơn.

Sau tuần thứ 2, bạn có thể tập nhẹ nhàng các động tác cho cơ bụng, tuy nhiên nếu bạn sinh mổ thì chỉ bắt đầu tập khi vết khâu đã lành hoàn toàn và phải ngưng tập nếu còn cảm giác đau.

Chế độ dinh dưỡng

Trong 6 tháng đầu, nếu bạn cho con bú thì mức năng lượng nhu cầu là 2750 Kcal/ngày, còn cao hơn cả lúc có thai. Như vậy, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal, trong đó 2 thành phần đáng lưu ý nhất là protein (chất đạm) và calci. Nhu cầu Protein tăng thêm mỗi ngày là 28gr, gần gấp đôi nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai. Còn lượng Calci cần là 1000mg/ngày, gấp đôi nhu cầu bình thường. Ngoài ra, các vitamin A, B, C, PP cũng cần tăng đôi chút.

Để đáp ứng được nhu cần tăng như trên, hàng ngày bạn cần ăn thêm: 1-2 bát cơm (2 bát cơm tương đương 100g mì, 250g phở hay 300g bún); 50-100g thịt heo, bò, gà (tương đương khoảng 100-200gr tôm, cá); 1-2 ly sản phẩm dinh dưỡng; rau xanh và trái cây tươi.

Để có đủ sữa cho bé bú, bạn không nên ăn thức ăn quá khô và ram mặn, nên ăn đủ nước canh, nước soup, uống sữa khoảng 1-2 lít/ngày. Dù bạn không cho con bú thì trong tháng đầu sau sanh vẫn nên ăn uống đầy đủ như trên để cơ thể mau phục hồi sau một cuộc vượt cạn.
Những điều trên là rất cần thiết cho các mẹ bầu giai đoạn sau sinh, để có thể phục hồi sức khỏe tốt nhất cho bà bầu và được cung cấp các dưỡng chất tốt nhất để chăm sóc con của mình trong thời gian những tháng sắp tới.

Ngoài ra nếu có bất kỳ vấn đề nghiệm trọng và bất thường bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời

Theo: http://www.giadinhenfa.com.vn/cham-soc-me-sau-khi-sinh.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.