Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Giai đoạn 6 tháng tuổi: Bé cần dinh dưỡng như thế nào?

Chăm sóc bé qua từng giai đoạn là điều rất quan trọng mà không phải bà mẹ nào cũng cần quan tâm để con mình có thể trạng tốt và tăng trưởng đều đặn. Giai đoạn 6 tháng là thời gian có nhiều thay đổi trong cách ăn uống và nguồn dưỡng chất bổ sung cho trẻ. Hãy lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những kiến thức vững vàng cho các bé.

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

Cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là dinh duong chinh cho be. Tuy nhiên, khi đạt mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ có dấu hiệu ăn nhiều hơn và ngừng tăng cân. Đó là lúc bé cần chế độ ăn dặm. Cho dù thế, hãy nhớ rằng vào giai đoạn này, con bạn vẫn còn rất nhỏ nên phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vẫn phải là cần là sữa mẹ. Bất kể loại thực phẩm đặc nào cũng chỉ là “phụ thêm”, với mục đích giúp bé làm quen nhiều mùi vị khác nhau.

DẤU HIỆU CHO BIẾT BÉ ĐÃ SẴN SÀNG

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm hóa dị ứng cho bé. Đợi đến khi bé tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ có hệ tiêu hóa trưởng thành hơn, có khả năng tăng sản xuất các men tiêu hóa để phân giải protein. Lúc này, những cái răng đầu tiên sẽ bắt đầu nhú và bé có sự phối hợp cơ miệng tốt hơn.

Khi đó, bạn hãy để ý xem bé có các biểu hiện nào sau đây để biết con bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

Nếu bé có từ 2 dấu hiệu trở lên, thì đã đến lúc cho bé thử thức ăn đặc đầu tiên

HÃY TUÂN THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN!

1. Trước tiên, chỉ nên cho bé ăn thức ăn đơn giản, phổ biến nhất là ngũ cốc. Chúng không có chứa gluten (nhờ đó giúp giảm nguy cơ dị ứng), chỉ cần trộn với nước hoặc sữa.

2. Cho bé ăn từng phần nhỏ: 1 - 2 muỗng cà phê là được, dần dần tăng lượng khi thấy bé không đủ no nếu chỉ bú sữa.

3. Mỗi lần chỉ nên cho bé thử một món mới, và các món mới nên cách nhau 2 - 3 ngày. Bằng cách này, bạn tránh làm bé ngán và cũng giúp bạn dễ nhận biết phản ứng của bé với từng loại thức ăn.

Dinh duong cho be 6 thang


THÁP THỰC PHẨM

Bữa ăn dặm tốt nhất phải đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều loại nguyên liệu từ các nhóm thực phẩm khác nhau được trình bày theo dạng tháp dưới đây. Không chỉ là công cụ hữu ích giúp chuẩn bị những bữa ăn dặm bổ dưỡng, việc phối trộn sáng tạo các nhóm trong tháp thực phẩm còn giúp mang đến cho bé sự ngon miệng với nhiều hương vị khác nhau, khiến bé thích thú với việc ăn dặm.

Có thể cân nhắc 3 loại phối hợp. Những kiểu kết hợp này gọi là Phối Gấp Đôi, Phối Gấp Ba và Phối Gấp Bốn.


Nhóm A: Món Chính
Nhóm B: Nguồn đạm
Nhóm C: Bổ sung Vitamin & Khoáng chất
Nhóm D: Bổ sung năng lượng

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Tuyệt đối không dùng sữa bò gầy hoặc ít béo vì sữa bò chứa khoảng gấp 3 lần lượng protein và khoáng chất so với sữa mẹ, có thể gây áp lực lên thận của bé.

Ở độ tuổi này, uống nước quá độ có thể gây hại cho não của bé. Mỗi bé trung bình cần 1,5ml nước trên mỗi kilocalo (kcal) thức ăn. Việc bú mẹ hoặc uống sản phẩm dinh dưỡng đã đủ cung cấp lượng nước này. Bạn có thể bổ sung thêm nước cho bé khi trời nóng hoặc khi bé bị tiêu chảy, ói và sốt. Mỗi lần chỉ cho bé uống một ít, tổng cộng khoảng 113 ml/ngày, trừ phi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cho thêm.

Tránh những thức ăn gây sặc, nghẹt thở như các loại hạt, quả nho, thịt cắt miếng lớn, rau sống, táo và bắp rang.

Sự thay đổi màu và mùi của phân là điều bình thường khi bé dùng thức ăn đặc. Ngoài ra rau quả có màu như cà rốt, rau bó xôi và đậu có thể thay đổi màu sắc phân. Tính chất phân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Trong trường hợp nếu bé bị đau bụng, đau quặn hoặc tiêu chảy sau khi dùng một loại thực phẩm, hãy ngưng cho ăn loại đó trong vài tuần, rồi thử lại.

Source from: http://www.giadinhenfa.com.vn/huong-dan-cham-soc-be-sau-thang-tuoi.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.