Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Lỗi tai hại khi chăm bé sơ sinh

Chăm sóc bésơ sinh không chỉ đòi hỏi nhiều công sức mà còn cần cả kiến thức. Đôi khi, ngay cả những bà mẹ dày dặn kinh nghiệm vẫn mắc những lỗi 'trời ơi' khi chăm bé. Làm thế nào để có thể khắc phục được tình trạng này, các ông bố bà mẹ cần được trang bị thêm kiến thức cần thiết nhé.

Bài viết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trên 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Dưới đây, T.S Shilpa Mittal – Chuyên gia về dinh dưỡng và tư vấn chế độ ăn uống – chia sẻ một số đặc điểm thú vị về bé sơ sinh và có lời khuyên cho cha mẹ để chăm bé tốt hơn.
 1.    Bé sơ sinh dễ nhiễm trùng 
Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên bé sơ sinh rất dễ bị nhiều loại vi khuẩn, vi trùng ‘tấn công’ gây nhiễm trùng. Chính vì vậy, cha mẹ/ người thân trước khi bế ẵm hay ôm hôn bé, hãy rửa tay thật sạch bằng nước rửa tay hoặc dung dịch khử trùng.
 2.    Xương sống của bé khá mềm, yếu  
Vì tủy sống chưa phát triển đầy đủ nên xương sống của bé khá yếu và mỏng manh. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý và cẩn thận khi nâng đầu và cổ các bé. Khi bế bé ở tư thế nằm ngang thì phải dùng cánh tay đỡ đầu bé; còn khi bế đứng hoặc đặt bé nằm xuống thì cần chú ý đỡ đầu và cổ của bé.
 3.    Không lay người bé khi muốn đánh thức 
Nếu muốn đánh thức bé dậy ti, mẹ đừng dại lay người bé. Việc lay hoặc lắc bé sơ sinh quá mạnh với bất kỳ mục đích nào cũng đều có thể gây nguy hiểm cho bé, thậm chí dẫn đến tử vong.
 4.    Đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô 
Khi cho bé đi ô tô, hãy đảm bảo rằng bé được an toan tuyệt đối. Đừng để đầu bé lắc lư nhiều; không lái xe vào chỗ xóc khiến bé bất an… vì đây chính là 'hung thần' giấu mặt lấy mạng bé đấy, mẹ ạ!
 5.    Đừng tung bé lên khi chơi với bé 
Không ít phụ huynh khi nựng nịu, chăm sóc bé có sở thích tung bé lên và đón bắt. Thấy bé cười khoái thì lặp đi lặp lại 'trò chơi' thường xuyên. Thực tế, hành động này gây tổn thương nghiêm trọng cho vùng não của bé. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị tử vong vì trò-đùa-vô-thức này.
 6.    Nghe theo mọi ‘bí kíp’ chăm sóc bé của người thân, bạn bè 
Hẳn nhiên, bạn sẽ cực kỳ thiếu kỹ năng và kinh nghiệm khi mới có con lần đầu. Nhưng cũng đừng vì thế mà ai mách ‘chiêu’ gì cũng nghe và răm rắp làm theo. Có rất nhiều kinh nghiệm chăm con đã lỗi thời, vì vậy, bạn cần tỉnh táo để nghe ngóng và đoán định tình hình xem có nên áp dụng hay không. Đôi khi, bản năng làm mẹ chính là ‘thần dược’ giúp chăm bé tốt nhất đấy!
Lưu ý: Khi bé bị ốm, sốt… tốt nhất, nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa khám để nhận được tư vấn và dùng thuốc đúng liều lượng.
Bích Hạnh ( eva.Vn )

Bí quyết chăm sóc trẻ mùa lạnh

Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi thường bị bệnh 9 lần/năm, rơi vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Tại sao vi khuẩn, virus lại có vẻ ưa mùa đông hơn hiện vẫn chưa có giải thích khoa học nhưng thực tế là trẻ dễ chảy nước mũi, viêm họng và có những đêm không ngủ mùa này. Tuy vậy, có những bí quyết riêng để giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá khả năng miễn dịch của trẻ.

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam

  Chăm sóc mũi  
Chất nhầy trong mũi chính là chiến tuyến đầu tiên giúp trẻ chống lại vi trùng. Thông thường, khi vi trùng xâm nhập vào mũi, chúng bị mắc kẹt bởi các chất nhầy và sau đó bị đánh văng ra ngoài khi trẻ ho hoặc hắt hơi. Nhưng khi không khí khô và lạnh, các chất nhầy trong mũi của bé dày lên, khó di chuyển. Vi trùng cứ thể ở yên ở trong đó.
Bởi thế, các chuyên gia y tế khuyên là nhỏ vài giọt dung dịch muối vào mũi trẻ và nhẹ nhàng rút ra. Khi làm việc này, nên để bé ngồi trên lòng, tránh đặt nằm xuống. Cách tiếp theo là xông hơi. Bật vòi nước nóng rồi đóng cửa phòng tắm để hơi bốc lên nghi ngút, cho trẻ vào để hít không khí ấm và ẩm đó. Cách làm sạch bằng hơi nước này rất tốt cho đường hô hấp của trẻ trong mùa đông nhưng nhớ là nhà tắm phải sạch.
Một điều không nên quên là thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng. Vi trùng có thể lây khi trẻ chạm vào đồ chơi, bề mặt các vật thể, chơi với đứa trẻ khác hoặc trẻ thường cho tay vào mũi và miệng.
  Chăm sóc tai  
Vi trùng xâm nhập vào tai giữa qua đường mũi nên làm sạch mũi cũng là để bảo vệ tai. Cho trẻ ngồi thẳng khi ăn và sau ăn vì sữa có thể “đi du lịch” qua các ống đến tai giữa, và “làm tổ” ở đó. Cách này cũng làm trống rỗng dạ dày nhanh hơn, cắt giảm trào ngược acid vào cổ họng vào ống tai, dẫn đến nhiễm trùng tai.
Nhiễm trùng tai thường đi kèm với các nhiễm trùng do virus thông thường, vì thế phải để ý đến cơn sốt và dấu hiệu đau tai khi trẻ sổ mũi, ví dụ hay quấy khóc ban đêm, nước mũi đặc hơn, không muốn ăn hay tai chảy nước. Tuy vậy, kéo tai không phải là dấu hiệu nhiễm trùng vì bọn trẻ có thể chơi với tai khi chúng mọc răng. Nếu nghi ngờ, tốt hơn là đưa trẻ đi khám bệnh để được phát hiện sớm.

  Chăm sóc môi trường ngủ  

Đây là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của bé. Bên cạnh môi trường không thuốc lá thì mùa đông, các phụ huynh nên lưu ý: Nếu dùng quạt sưởi phải có máy làm ẩm không khí. Hơi nước ấm dạng sương đồng thời cũng tiệt trùng nên con trẻ được hít thở không khí sạch hơn.
Tuy nhiên, tất cả các vật dụng này đều phải đặt ở ngoài tầm tay với của trẻ và có chế độ làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, trẻ có thể dị ứng với bụi, nấm mốc và cả lông thơ của thú nhồi bông nên giường ngủ của trẻ phải luôn sạch và gọn. Chú ý hạn chế lông của thú vật nuôi trong nhà để tránh kích thích phản ứng miễn dịch của bé.

  Chăm sóc hệ thống miễn dịch  

Dù có cố gắng giữ cho vi trùng không chạm vào cơ thể bé, bằng cách nào đó chúng vẫn tìm được cách xâm nhập. Vì thế, chiến tuyến tiếp theo chính là tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ tốt hơn để chống lại các vi trùng.
Tiêm chủng là điều mà các phụ huynh cần làm nhất cho sức khoẻ của con em mình. Cho con bú sữa mẹ đến chừng nào có thể vì trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm trùng tai và đường hô hấp trên và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Mỗi một giọt sữa mẹ chứa tới hơn 1 triệu tế bào bạch cầu cộng với golobulin miễn dịch - một loại protein ở niêm mạc đường tiêu hoá có tác dụng như một lớp bảo vệ cho cơ thể bé trước các loại vi trùng, vi khuẩn.
Bên cạnh đó, thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cá hồi chứa nhiều Omega 3, rau quả chứa nhiều chất chống ôxy hoá và vitamin C như đu đủ, súp lơ, dâu tây, hay sữa chua. Mùa đông nên tăng cường cho trẻ ăn sữa chua trộn với quả đánh nhuyễn và ăn thêm rau.
  Chăm sóc da  
Da trẻ trở nên khô hơn trong các tháng mùa đông vì thế sẽ dễ mẩn ngứa hơn ở các nếp gấp vùng cổ và bẹn, kết quả là vùng da đó dễ bị nhiễm khuẩn. Giữ cho làn da của bé mềm mại và khoẻ mạnh có nghĩa là chăm sóc từ bên ngoài và nuôi dưỡng từ bên trong.
Mùa đông lạnh nên tắm cho con trẻ từng phần, trong phòng ấm và kín gió. Khi tắm, hãy nhớ đến cụm từ “đóng dấu”. Thay vì xát khô bằng khăn sau khi tắm, nhẹ nhàng thấm làn da, để lại một lớp mỏng của nước rồi bôi kem dưỡng ẩm. Cắt móng tay của bé thường xuyên để ngăn ngừa kích ứng từ việc gãi, xước./.

 Theo An ninh Thủ đô 

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Khi mẹ vắng nhà, ai sẽ chăm sóc bé ?

 Chăm sóc bé không hề dễ 
Vừa sinh con được 4 tháng, thì công ty triển khai một dự án mới, với vai trò chủ chốt, chị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) không có cách nào khác đành phải đi làm sớm hơn kỳ nghỉ thai sản 2 tháng. Hai nhà nội ngoại đều ở dưới quê, chị Hương rơi vào tình trạng 'bế tắc' khi không biết phải xoay sở thế nào với công việc và 'con mọn'.


Bất đắc dĩ, chị đành phải tìm đến dịch vụ người giúp việc cho dù việc nội trợ chẳng có gì nhiều vì nhà chỉ có mỗi hai vợ chồng và đứa con nhỏ. Những ngày gần đây, do thời tiết nắng nóng, cô giúp việc bật điều hòa cho bé dễ ngủ. Sau đó, em bé liền có biểu hiện trớ sau khi ăn sữa.
Chị Hương đưa bé đi khám thì mới 'tá hỏa' phát hiện ra em bé bị cảm do người giúp việc không biết điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp, dẫn đến tình trạng em bé bị nhiễm lạnh và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến em bé cứ ăn xong là trớ ra… 'bằng sạch'.

 Ôsin bó tay 
Ngày nay, tại các thành phố lớn, các gia đình đều tìm đến dịch vụ 'osin' như một sự trợ giúp đắc lực cho các công việc từ nội trợ cho đến chăm sóc trẻ nhỏ trong gia đình. Thế nhưng, phần lớn những người giúp việc hay osin chỉ có thể đáp ứng được những yêu cầu về việc nội trợ, bếp núc, dọn dẹp . Riêng về việc cham soc tre nho , đặc biệt là trẻ sơ sinh, thì hầu hết các cô giúp việc chỉ biết…..Cho bé ăn hoặc ru bé ngủ; chứ không có những kiến thức nền tảng dự bị cho những lúc bé có biểu hiện xấu về sức khỏe. Đến lâm vào tình cảnh này, ôsin cũng đành…bó tay hoặc xử lý theo những kinh nghiệm của cá nhân họ.
 Điều dưỡng viên là ai ? 
Qua bạn bè giới thiệu, chị Hương biết đến dịch vụ cung ứng điều dưỡng viên của Trung tâm Nurse Pro. Được biết, Nurse Pro là một trung tâm có uy tín ở Hà Nội về đào tạo điều dưỡng viên.
Chị Hương tâm sự : 'Từ ngày có cô điều dưỡng viên, bé nhà tôi không còn có những biểu hiện như trớ sau khi ăn và hay quấy khóc nữa. Trước đây, khi đi làm về, tôi vẫn phải tay xắn tay thả để tắm cho bé, mà nhiều khi không biết tắm đúng cách làm bé khóc và sợ nước. Nhưng giờ những việc ấy đã được cô điều dưỡng lo từ a đến z rồi'.
 P.V 

Chăm sóc sức khoẻ cho bé mới đi học

 Cháu không quen với buổi học kéo dài. Chẳng những giờ học bắt đầu sớm hơn mà nhiều khi còn do cha mẹ đưa con đến trường quá sớm. Trường thường ồn ào, căng-tin quá ồn ào làm cho cháu mệt nhọc. Cháu lại phải cố gắng để khép mình vào trật tự, sự cố gắng đó cũng làm cho cháu căng thẳng. Sau cùng là do bố mẹ thường đón cháu muộn vào buổi chiều. Tất cả những nhân tố đó cộng lại làm cho cháu cảm thấy buổi học thật là mệt nhọc.


- Nhịp độ sinh hoạt bị đảo lộn. Có thể là cháu ngủ không đủ giấc trưa, thời gian tập trung, hoạt động và thư giãn bị đảo lộn. Sự đảo lộn này cũng tạo ra sự mệt nhọc.

- Bữa ăn sáng không được coi trọng. Nhiều khi do căng thẳng, buổi sáng cháu không thấy đói nên ăn ít, nhưng nếu không có ăn giặm vào giữa buổi thì buổi trưa cháu sẽ đói lả.

 Vậy cha mẹ phải làm gì? 

Phải chăm sóc cho cháu ngủ tốt vào ban đêm. Phải cho cháu ngủ đủ giấc, tức là phải ngủ sớm. Muốn vậy không khí gia đình phải thật yên tĩnh và tắt hết tivi.

Chăm sóc dinh dưỡng của cháu. Các căng-tin trong trường (nếu có) thường cung cấp nhiều chất thịt. Người lớn hay cho cháu ăn kẹo, hoặc tự các cháu mang theo, thường là các cháu không thiếu đường. Gia đình nên cho cháu đủ thức ăn tươi, trái cây các loại. Nên khuyên các cháu không nên ăn quà vặt bày bán cạnh trường.

Không nên cho cháu xem truyền hình nhiều quá, tốc độ, ánh sáng và tiếng động trong phim cũng làm mệt, làm cho các cháu căng thẳng hơn là thư giãn. Nên chọn chương trình thích hợp với cháu, nhưng không nên cho cháu xem truyền hình cho tới khi đi ngủ. Tìm cách cho cháu thư giãn nhẹ nhàng hơn trước khi đi ngủ. Còn một sự kích thích gây lo lắng và mệt nhọc cho các cháu là những giờ ngoại khóa mà cha mẹ bắt các cháu học như học ngoại ngữ, học đàn... Các nhà tâm lý giáo dục thường khuyên không nên hấp tấp muốn cho con thành tài trước tuổi. Từ trường về nhà, các cháu có quyền nghỉ ngơi, chơi và "không làm gì cả". Tất cả những cố gắng nhồi nhét cho các cháu học, đến nỗi các cháu mụ cả người vì không có thời giờ nghỉ ngơi, đều là phản khoa học. Giữ cho các cháu một nếp sinh hoạt thường xuyên trong gia đình: phòng ngủ thoáng khí, quần áo rộng rãi, thoải mái, giữa giờ học tập phải xen kẽ giờ nghỉ ngơi, thư giãn, nên có thời gian cho cháu đi dạo ngoài trời, tốt nhất là ngày nghỉ nên về đồng quê, và điều quan trọng là cháu được sống trong một gia đình êm ấm, chan hòa với mọi người.

Học cách lo cho bé bị sốt trong mùa đông

Sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sốt nghiêm trọng hơn với một em bé dưới 6 tháng. Đặt biệt, với bé sơ sinh, cơn sốt có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, với những bé ở độ tuổi này, nếu bị sốt, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi bác sĩ.

Các bài viết về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

 Lý do sốt ở bé 

Các lý do sốt phổ biến bao gồm: cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, nhiễm trùng tai, bệnh đường hô hấp (như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, mọc răng, tiêm chủng, do muỗi truyền bệnh...

 Phát hiện sốt ở bé 

Bạn có thể phát hiện sốt ở bé bằng cách sờ vào trán của bé. Đo nhiệt độ là cách đơn giản và chuẩn xác nhất để phát hiện bé bị sốt. Bạn có thể cặp nhiệt độ cho vé ở nách hoặc dùng nhiệt kế điện tử bấm trán với bé còn nhỏ. Những dấu hiệu khác kèm sốt ở bé là: cáu kỉnh, hôn mê, ăn uống kém, khóc, thở nhanh, có thể co giật do sốt cao... 

Điều cha mẹ nên làm khi  con bị sốt 

- Cho bé uống đủ nước từ sữa mẹ, sữa công thức tới nước sôi để nguội, nước cháo loãng...

- Cho bé nghỉ ngơi nếu bé muốn. Tất nhiên, bé không cần nằm yên một chỗ trên giường.

- Cho bé ăn theo nhu cầu. Bé cần năng lượng và đủ nước để mau hết sốt. Nếu bé đã ăn dặm, nên cung cấp các món yêu thích cho bé nhưng không nên ép buộc bé. Khi khỏe hơn, bé sẽ thèm ăn hơn.

- Nếu bé bị sốt nghi là do muỗi, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ tư vấn loại thuốc dành cho bé.

- Lau bằng nước ấm mặt, cổ, cánh tay và chân của bé để giảm cơn sốt.

- Không nên mặc thêm quần áo cho bé nhưng cũng đừng cởi bỏ quần áo, khiến bé bị lạnh.

 Nhận biết bé bị sốt nghiêm trọng

Thận trọng với những cơn sốt ở bé dưới 6 tháng. Nếu bé sốt cao trên 38 độ C cùng các triệu chứng khác, nó có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng gồm:

- Bé buồn ngủ, người lả đi.

- Bé không muốn uống suốt nhiều giờ đồng hồ.

- Thóp chìm, kèm khô môi, tiểu vàng đậm, tiểu ít. Có thể là dấu hiệu của mất nước.

- Nổi ban không rõ nguyên nhân.

 Co giật do sốt 

Co giật do sốt có thể xảy ra ở cả bé sơ sinh và bé nhũ nhi khi sốt cao. Co giật do sốt hiếm khi gây hại nhưng thường khiến cha mẹ hoảng hốt vì biểu hiện của nó. Nó thường chỉ kéo dài 20 giây, hiếm khi hơn 2 phút.

Tuy nhiên, nếu bé bị 
co giật do sốt, cha mẹ không được chủ quan. Nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân phù hợp ở bé. Trong khi đưa bé đi khám, cha mẹ nên nới lỏng quần áo cho con và loại bỏ các vật có trong miệng bé, chẳng hạn như thức ăn hay ti giả để phòng bé cắn vào lưỡi.

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé đến trường

Trong bữa ăn nên có các loại thực phẩm chứa prôtít, chất béo, carbohydrat, các loại axit amin, vitamin, một số axit béo, khoáng chất và vi chất. Những thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Sự kết hợp giữ protit, mỡ và carbohydrates cần tuân theo tỷ lệ 1:1:4.


Khi xây dựngchế đô ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản.
Trị số calo cần cho trẻ như sau: Trẻ từ 7 – 10 tuổi: cần 2.400 calo /ngày; trẻ từ 14 – 17 tuổi: 2.600 – 3.000 calo/ngày; nếu trẻ hoạt động thể thao, trẻ cần phải tiếp nhận nhiều hơn 300 – 500 calo/ngày.
Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ:
Prôtít: Cá và sữa là hai thực phẩm giàu prôtít tốt nhất cho cơ thể trẻ. Xếp ở vị trí thứ hai là prôtít từ thịt, vị trí thứ 3 là các loại prôtít có xuất xứ từ thực vật.
Mỗi ngày, trẻ cần phải tiếp nhận 75 – 90g prôtít. Đối với những prôtít có xuất xứ từ động vật 40 – 45g.
Trong khẩu phần cùa trẻ ở lứa tuổi đến trường nhất thiết phải có một số loại thực phẩm sau: sữa hoặc sữa chua, cá, thịt, trứng.
Chất béo: Các bậc cha mẹ cần cung cấp đầy đủ lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các chất béo có trong thịt, sữa và cá. Chất béo động vật hập thụ khó hơn các chất béo thực vật và không chứa các loại axit béo và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi đi học là 80 – 90g/ngày, chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày.
Trong khẩu phần hàng ngày của bé cũng cần phải có: dầu ôliu, dầu thực vật và thịt lợn.
Vitamin và khoáng chất: Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, ớt đỏ, hành, rau bina, rau xanh. Thực phẩm giàu vitamin C: cà chua, khoai tây, rau mùi, rau thìa là, cam, quýt… Các loại muối khoáng và vi chất: muối i ốt, sắt, flo, đồng.

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim mạch

Hầu hết trẻ có bệnh tim thường thường bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, rất khó tăng cân, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc phẫu thuật tim của trẻ. Vì vậy làm thế nào đểchăm sóc trẻ, tăng cân tốt để được phẫu thuật sớm, muốn làm được điều này, các bậc cha mẹ cần biết những điều dưới đây.

Mách bạn về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ Dumex Việt Nam

Dinh dưỡng cho trẻmắc bệnh tim
Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng?
Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường.
Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác.
Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa – gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được thức ăn, nên trẻ bị suy dinh dưỡng.
 Thành phần dinh dưỡng 
Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những loại sữa có năng lượng cao, những thực phẩm giàu năng lượng (giàu chất béo). Số lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi nhưng trẻ được cung cấp dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ mắc bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc tim bẩm sinh… thì khả năng hấp thu thức ăn kém, nên khi ăn những thực phẩm hoặc uống sữa giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp này cần giảm bớt lượng thức ăn và cần có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.
Đối với trẻ đã ăn dặm cần phải ăn nhạt, như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể dễ chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích. Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không hiểu nên nếu cho trẻ ăn nhạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong những trường hợp này cần sự tư vấn của bác sĩ để giúp cha mẹ cho trẻ ăn bình thường và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm thuốc.
Ngoài ra, với những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,…
 Cách cho trẻ bú và ăn theo từng độ tuổi: 
Đối với trẻ còn bú mẹ: Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ lên, tránh nôn và sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó tiêu hóa nên sẽ dễ bị nôn. Chia bữa ăn hoặc số lần bú ra nhiều lần hơn so với bình thường… Các bữa ăn cụ thể như sau:
 Trẻ dưới 6 tháng 
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.
- Đối với trẻ 4 – 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: Vẫn còn đói sau mỗi lần bú; Không tăng cân như bình thường, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 đến 2 bữa bột, loãng đến đặc dần, với đầy đủ thành phần giống như bột của trẻ 6 – 12 tháng tuổi.
 Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi 
- Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.
- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).
- Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn bú mẹ; 5 bữa mỗi ngày nếu trẻ không còn bú mẹ; Mỗi bữa 3/4 đến 1 bát con các thức ăn này.
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…
 Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi 
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.
- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).
- Cho trẻ ăn dặm 3 – 5 bữa mỗi ngày; mỗi bữa 1 đến 1 bát rưỡi các thức ăn này.
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…
- Không cho trẻ bú bằng bình sữa mà cho trẻ uống bằng thìa hoặc cốc.
 Trẻ từ 2 tuổi trở lên 
- Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh); Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ là sữa, bánh, phở, mỳ, cháo…
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…
(Bác sĩ Vũ Minh – Suckhoedoisong)

Lỗi nghiêm trọng khi cho bé uống sữa

Nhiều "sự thật" bất ngờ về cách pha và cho con uống sữa sẽ khiến bạn giật mình té ngửa đấy!
 Chăm sóc bé , nhiều bậc phụ huynh mạnh tay chi tiền để mua những loại sữa ngoại với thành phần dinh dưỡng tốt nhất. Nhưng dù sữa có tốt đến mấy mà không hợp với cơ địa của con hoặc pha sai công thức hay sáng tạo thái quá trong việc cho con uống sữa thì cũng mất tác dụng. Dưới đây là một số lỗi điển hình trong việc pha sữa và cho con uống sữa, rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải.

Chia sẻ kiến thức dinh dưỡng bé 2 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

 1. Pha sữa quá đặc 
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Thông thường, mỗi nhãn hiệu sữa đều đã được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha sao cho đảm bảo thành phần dinh dưỡng để trẻ hấp thụ tốt nhất. Do đó, mẹ đừng sáng tạo thêm, bớt kẻo lại "tiền mất tật mang".
 2. Thêm nước hoa quả vào sữa 
Thật sai lầm khi một số mẹ cho rằng, thêm nước cam hoặc chanh vào trong sữa giúp tăng hương vị khiến trẻ hứng thú với việc uống sữa hơn. Thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.

3. Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội
Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60oC (2/3 nước nguội + 1/3 nước sôi là sẽ có nước pha sữa hoàn hảo).
Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi không thể thứ tha. Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng cho bé  trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một cách tối đa.
 4. Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm 
Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi? Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kỹ, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
 5. Dùng sữa uống thuốc 
Nhiều trẻ nhỏ khi bị bệnh thì sợ uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu dùng sữa (thay vì nước trắng) để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.
Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... Gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Bởi thế, dùng sữa cho trẻ uống thuốc là vô tình mẹ đã hại đến sức khỏe của con. Và lưu ý, trong 1-2 giờ trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
6. Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn
Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính, cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém...?! Trẻ con cũng thế, nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn thiu... Khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải "ì ạch" hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Mẹ thông minh nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thu protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Sai sót trong thức ăn cho bé

Có rất nhiều sai lầm mà các bậc phụ huynh thường hay mắc phải khi  chăm sóc bé . Cần lưu ý những điều sau để bé có thể phát triển khỏe mạnh.
 Không ăn cơm sáng 
 Cuộc sống ngày càng phát triển thì thói quen ăn uống của con người ngày càng không được quan tâm đúng mức. Cứ 4 đứa trẻ thì có tới ba trẻ không ăn cơm hoặc đồ ăn sáng. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và biểu hiện rõ nhất chính là sự suy giảm thị lực cũng như trí thông mình của trẻ khi ở trên lớp. Bữa sáng chính là bữa ăn đầu tiên cung cấp chất   dinh dưỡng cho bé   sau một đêm ngủ dài. Bữa sáng nên bao gồm hoặc ít nhất là có chứa đủ ba chất dinh dưỡng cho cơ thể như sữa, các sản phẩm từ ngũ cốc như cháo lúa mạch, hoa quả tươi hoặc nước ép hoa quả.

Các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ trên 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

 Không chú ý tới việc kết hợp các loại thực phẩm nhiều màu sắc 
Những loại thực phẩm có màu sắc khác nhau thường chứa những chất dinh dưỡng khác nhau. Khi bạn kết hợp những loại thực phẩm này sẽ giúp bé có thể hấp thụ đủ những chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể. Hơn nữa, một bữa ăn nhiều màu sắc sẽ giúp bé thích ăn hơn là một bữa ăn có màu sắc đơn điệu.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả sẽ giúp cho có thể bé đủ sức đề kháng chống lại những căn bệnh như ung thư, hay hàm lượng cholesteron cao  trong máu.
 Không hiểu rõ về những loại thực phẩm chứa mỡ 
Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ khi làm đồ ăn cho trẻ, đó chính là việc không hiểu rõ tác dụng của những loaị thực phẩm như cá  và rong biển. Trong những thực phẩm này có chứa hàm lượng Omega 3 có tác dụng tăng cao sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàm hoạt động tốt hơn và làm giảm lượng cholesteron trong máu. Mỗi tuần, bạn không nhất thiết là cần phải cung cấp quá nhiều chất này cho bé, chỉ cần một tuần ăn hai lần là đủ. Những loại thực phẩm này có thể chế biến thành những món ăn khác nhau cho bé đổi vị.
Liên quan đến mỡ, có một sai lầm lớn mà các bậc bà mẹ rất hay gặp phải, đó chính là sự phân biệt giữa mỡ động vật và mỡ thực vật. Nhiều người thường chỉ sử dụng mỡ thực vật chứ không dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng có chứa khá nhiều chất béo bão hòa, thường xuyên sử dụng loại  mỡ này sẽ  là không tốt bởi cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng.
 Không nhận ra sự nguy hiểm của muối 
Dùng quá nhiều muối cũng không tốt, vì nó sẽ gây ra căn bệnh huyết áp cao. Bởi vậy, bạn nên sử dụng những sản phẩm gia công có chứa hàm lượng muối thấp để chế biến thức ăn cho bé yêu.
Thực phẩm giảm cân cũng có thể khiến trẻ bị tăng cân
Theo thống kê của bộ ý tế thì gần đây, tỉ lệ trẻ bị béo phì gia tăng lên khá nhanh. Nhiều ông bố bà mẹ đã giúp con mình giảm cân bằng cách áp dụng những sản phẩm giảm cân được “truyền tai”  hàng ngày. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi thực tế, phương pháp giảm cân đúng cách phải là hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ và vận động khoa học.  Trong số những loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân được bày bán trên thị trường, có rất nhiều loại thực phẩm mà khi trẻ ăn vào còn có thể tăng cân. Để giúp con mình giảm cân hiệu quả, tránh các căn bệnh liên quan đến sức khỏe, các bà mẹ nên khuyên các bé hãy vận động nhiều và ăn hoa quả, rau tươi thay vì ăn các sản phẩm mua trong siêu thị.
 Không chú ý tới các sản phẩm hỗ trợ sự phát triển của xương 
Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển chính là giai đoạn cần chú trọng đến sự phát triển của xương. Vậy nhưng  nhiều người lớn thường không mấy chú ý đến vấn đề này và chỉ quan tâm tới việc bổ sung canxi cho trẻ khi cần thiết. Thay vào đó, vì muốn con ăn được nhiều hơn, họ hay làm các món ăn mà trẻ thích chứ không mấy quan tâm tới vấn đề trẻ cần phải ăn đủ chất. Nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều canxi nhất chính là sữa, sữa chua…Mặc dù còn có rất nhiều những loại thực phẩm khác cũng có chứa canxi, tuy nhiên sữa và các sản phẩm từ sữa không chỉ chứa canxi mà còn chứa rất nhiều những khoáng chất cần thiết khác cho sự phát triển của cơ thể.
Theo Afamyli – Tổng hợp từ MC

Cách chăm sóc cho trẻ vấn đề răng lợi

Răng sữa rất quan trọng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn và sức khỏe của trẻ sau này. Chính vì vậy, các mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên.
Cách chăm sóc cho bé ở vùng răng lợi - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Làm cha mẹ - Sức khỏe trẻ em
Các mẹ đừng nghĩ răng sữa thì không cần chăm sóc nhé!

- Trước khi bé mọc răng, mẹ có thể dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch (hoặc có thể dùng nước muối sinh lý), lau nhẹ nhàng và massage nướu sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ, ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.

Chia sẻ kiến thức chất dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

- Nếu bé bắt đầu mọc răng, các mẹ nên chuyển sang dùng một chiếc bàn chải mềm (loại gắn trên đầu ngón tay) và một chiếc khăn sạch, mềm. Nhúng bàn chải vào nước, cho một ít kem đánh răng đánh răng không chứa flour dành cho trẻ em và chải sạch toàn bộ nướu, chải kĩ hai mặt của răng. Nếu như bé hay nghịch thì bạn có thể để bé chơi một món đồ chơi nào đó trong lúc bạn vệ sinh răng miệng cho bé. Sau khi chải bằng bàn chải, mẹ dùng khăn mềm lau sạch lại toàn bộ răng và nướu cho bé.
- Để giữ vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ hãy cho trẻ uống vài thìa nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng các mẹ nhé) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi trẻ bú hay ăn.
- Khi quyết định dùng kem đánh răng cho bé, mẹ hãy cẩn trọng với việc sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Các bác sĩ nha khoa khuyên mẹ không nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour vì khi trẻ nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.
- Cách chải răng cho bé: Mẹ hãy đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, xoay nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, và chải ba mặt răng: mặt ngoài (mặt nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai.
- Cha mẹ nên chủ động  chải răng cho bé  cho đến khi con được 9 – 10 tuổi vì trước độ tuổi này, bé nhà bạn chưa có khả năng tự chải răng một cách hiệu quả.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Hai tiện ích chăm sóc bé khiến các mẹ ao ước

Có những sản phẩm hỗ trợ rất tốt cho việc chăm sóc bé mà các bà mẹ hằng ao ước
 1. Bỉm thông minh 
Nếu 20 năm trước, các bà mẹ ở thời khó khăn còn mơ ước một giấc ngủ ngon vì thường xuyên phải dậy thay tã cho con do không có bỉm thì hiện nay bỉm đã trở thành một trong những thứ không thể thiếu khi chăm bé. Lúc đã có bỉm, các mẹ thời hiện đại lại mơ ước về những chiếc bỉm thông minh!

Mách bạn về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam

Với người mẹ đã có kinh nghiệm, khi bé gặp những vấn đề không bình thường về sức khỏe, một trong những thứ họ kiểm tra đầu tiên chính là phân hoặc nước tiểu của bé. Với những người lần đầu làm mẹ, việc kiểm tra này thật khó khăn bởi họ không biết phân bé như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường. Đó chính là lý do các nhà nghiên cứu thuộc một hãng đồ công nghệ ở Mỹ đã và đang nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra đời loại bỉm thông minh.
Hai sản phẩm chăm sóc bé khiến các mẹ ao ước - Tin tức - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Làm cha mẹ
Loại bỉm thông minh này chỉ khác bỉm bình thường ở chỗ có một miếng dán nhỏ hình vuông ở mặt trước bỉm.

Loại bỉm này có thể phát hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, các biểu hiện cho thấy chức năng thận hoạt động không bình thường khi bé bị thiếu nước và thậm chí cả triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1; sau đó, chuyển các dữ liệu này tới chiếc điện thoại của bạn.
Không hề to hơn bỉm thông thường, cũng chẳng lỉnh kỉnh máy móc, loại bỉm thông minh chỉ khác bỉm thông thường ở chỗ nó có một miếng dán nhỏ hình vuông ở mặt trước bỉm, trong miếng dán này có chứa một số chất hóa học – các chất này sẽ có những phản ứng khác nhau phụ thuộc vào lượng protein khác nhau có trong nước tiểu của bé. Nếu bé có biểu hiện bất thường về sức khỏe, màu của miếng dán này sẽ thay đổi.
Hai sản phẩm chăm sóc bé khiến các mẹ ao ước - Tin tức - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Làm cha mẹ
Mỗi lần thay bỉm cho con, cha mẹ chỉ cần chụp lại miếng dán, một phần mềm trên điện thoại sẽ cho bạn biết những điều kỳ diệu.

Sau mỗi lần thay bỉm, mẹ chỉ việc dùng điện thoại chụp hình lại miếng dán và một ứng dụng tương ứng trên điện thoại sẽ cho bạn biết chi tiết về những bất thường trong nước tiểu của bé và cho bạn lời khuyên về việc có cần phải đưa bé tới gặp bác sĩ hay không.
 2. Máy đeo cổ chân theo dõi tình trạng sức khỏe của bé 
Các ông bố bà mẹ trẻ và mê công nghệ hẳn sẽ thích mê sản phẩm này. Chiếc máy này có 3 bộ phận: 1 chiếc vòng xinh xắn đeo vào cổ chân bé, 1 thiết bị cảm ứng treo tường và 1 thiết bị cảm ứng di động. Cả 3 bộ phận này sẽ thường xuyên kiểm tra không những sức khỏe tổng thể của bé như nhịp tim, nhiệt độ, hoạt động… mà còn cả môi trường quanh bé như nhiệt độ phòng, độ ẩm, tiếng ồn và  mức độ ánh sáng phù hợp cho bé.  
Các thiết bị cảm ứng này sau đó sẽ chuyển các dữ liệu thành một bản báo cáo hoàn chỉnh và gửi về điện thoại di động hay các thiết bị khác như máy tính bảng hoặc laptop. Nếu có điều gì bất thường, các bậc phụ huynh sẽ được báo động. Bạn muốn biết bé có ổn không? Thiết bị sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.
Hai sản phẩm chăm sóc bé khiến các mẹ ao ước - Tin tức - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Làm cha mẹ
Chiếc vòng hữu ích này sẽ gửi đến bạn tất cả những thông tin về giấc ngủ của bé.

Tuyệt vời hơn nữa, thiết bị này còn có khả năng biến các dữ liệu thành dự báo cho bạn, ví dụ như khi bé sắp tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa, và nó còn có thể gửi tin nhắn hoặc email báo cho bạn biết khi bé đã thực sự thức giấc.
Dù đang trong quá trình hoàn thiện, chiếc máy này đã nhận được nhiều ủng hộ từ các ông bố bà mẹ trẻ – những người luôn thừa lo lắng và thiếu kinh nghiệm.
Còn bạn thì sao? Bạn sẽ thêm những sản phẩm này vào danh sách những thứ mình sẽ mua khi tiết kiệm đủ tiền chứ? Quả thật là những sản phẩm đáng mơ ước cho những ông bố, bà mẹ hiện đại.

Xem thêm tại đây - cách chăm sóc bé

Phương pháp liên quan đến dinh dưỡng bé

Vệ sinh vùng kín cho bé gái không hề đơn giản

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ sơ sinh.
Bé Bông mới được 18 tháng tuổi. Hàng ngày, chị Vân – mẹ bé vẫn vệ sinh vùng kín cho con gái nhưng chị thấy vẫn không sạch được chất bã màu trắng nằm bám ven hai môi nhỏ ở bộ phận sinh dục của con, do ngón tay không thể lùa vào được khe để vệ sinh.

Các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi từ Dumex Việt Nam
 Cho nên bình thường ngoài việc rửa hàng ngày thì cách hai ba ngày chị Vân lại lấy bông thấm nước muối lau cho bé. Nhưng khi lau, chị có để ý thấy bé Bông cứ nằm đờ ra, kiểu như bị kích thích nên rất lo lắng vì sợ nếu như vậy thì không tốt và ảnh hưởng tới bé sau này.
Trên thực tế, không chỉ mẹ bé Bông gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín cho con gái. Vì đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ sơ sinh.
Vệ sinh vùng kín cho bé gái: không đơn giản - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Chăm sóc trẻ em - Sức khỏe trẻ em
Cần cẩn trọng khi vệ sinh và vệ sinh cẩn thận cho bé

Cụ thể các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái: “Khô” và “sạch” là hai nguyên tắc đầu tiên các mẹ cần chú ý khi vệ sinh vùng kín cho các bé gái nhé.
Các mẹ hãy làm theo các bước sau đây:
- Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm, lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn.
- Sau đó lấy khăn ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong.
- Tiếp theo, lấy khăn ướt khác nữa lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.
- Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã.
Những điều các mẹ cần lưu ý
- Nên vệ sinh vùng kín khi thay tã hay bỉm cho bé. Sau mỗi lần bé đi đại tiện, mẹ nên rửa hoặc lau cơ quan sinh dục của bé bằng nước sạch và ấm. Không nên rửa xong chưa thấm khô cho bé đã mặc tã ngay, như vậy sẽ khiến tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng sinh dục, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Không nên dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín của bé, vì làm vậy rất có thể sẽ giết chết vi khuẩn có lợi đang bảo vệ vùng kín của bé. Một số bà mẹ còn cẩn thận rửa và sát trùng âm hộ cho con bằng nước muối loãng như mẹ bé Bông hay các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, điều này thật không nên, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế dùng giấy ướt để lau cho bé. Nếu dùng giấy ướt thì sau đó vẫn phải dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm để lau cho bé lại một lần nữa.
Lúc mới sinh, bé gái từ 1 đến 2 tuần đầu có thể vùng kín sưng, hơi đỏ, có nhiều chấm trắng hay chảy một ít máu, đó là hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nội tiết của mẹ truyền sang.
Trong trường hợp này, mẹ nên dùng bông gòn và nước ấm nhẹ nhàng lau sạch cho bé rồi thấm khô với khăn cotton trước khi mặc tã hay quần cho bé. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trên 1 tháng thì phải đến bác sĩ khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý kịp thời.

Chăm sóc bé khi nhiệt độ thay đổi liên tục?

Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ rất dễ mắc nhiều loại bệnh tật, làm thế nào để chăm sóc trẻ khi nhiệt độ thời tiết cứ thay đổi liên tục.

Chia sẻ kiến thức tư vấn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam
  Hỏi:   Xin chào bác sĩ! 
 Con của tôi được 6 tháng tuổi. Do gần đây nhiệt độ thay đổi liên tục ngay trong một ngày, buổi trưa thì trời nắng nóng nhưng đến đêm và gần sáng thì nhiệt độ lại mát. Tôi đang rất lo lắng không biết chăm sóc bé như thế nào để tránh mắc bệnh trong thời tiết này. Xin bác sĩ cho tôi vài lời khuyên? 
  Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!  
Chăm sóc bé khi nhiệt độ thay đổi liên tục? - Góc tư vấn - Tư vấn sức khỏe trẻ em
Cách chăm sóc bé khi nhiệt độ liên tục thay đổi?

 Trả lời: Chào bạn!
Khi nhiệt độ thay đổi liên tục ngay trong một ngày, các bà mẹ cần  giữ ấm cho trẻ  , không để trẻ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, cần được chăm sóc kỹ hơn vì độ tuổi này sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ mắc bệnh. Khi trời nóng, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và ngược lại khi trời mát cho trẻ mặc quần áo ấm hơn. Nếu sử dụng quạt máy, máy lạnh, cần tránh cho trẻ nằm ngay luồng gió của máy lạnh, quạt máy.
Ngoài ra, không nên để trẻ nằm trong phòng máy lạnh liên tục quá bốn giờ. Ngược lại, cũng tránh tình trạng cho trẻ ra vô phòng máy lạnh nhiều lần vì cơ thể trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ liên tục dễ làm trẻ mắc bệnh.
Gần đây, nhiều người có xu hướng sử dụng quạt hơi nước mà không biết sử dụng quạt hơi nước trong căn phòng luôn được đóng kín làm độ ẩm trong phòng lớn, tạo điều kiện cho nấm mốc cũng như các mầm bệnh phát triển. Nên sử dụng quạt hơi nước trong những phòng có không gian thoáng đãng và thường xuyên mở rộng cửa.

Vài điều thú vị về văn hóa chăm sóc bà bầu và trẻ em tại Đức

Mẹ bé Kiến Minh đang sinh sống tại Hessen (Đức) sẽ tiết lộ với các mẹ một vài điều thú vị về văn hóa chăm sóc thai kỳ và trẻ em ở Đức. Ở Đức, nhiều gia đình vẫn duy trì một số truyền thống, phong tục cũ và kết hợp với sự chăm sóc y tế hiện đại cho bà bầu và em bé.

Mách bạn về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam
 Kiêng ăn mừng trong thời gian mang thai
Trái với truyền thống của nhiều nước phương Tây, người Đức tin rằng tổ chức ăn mừng và tặng quà trước khi em bé chào đời là không may mắn. Đổi lại, người thân và bạn bè của bố mẹ em bé có thể ăn mừng và tặng quà cho bé vào lúc bé ra đời hoặc khi cả hai mẹ con xuất viện về nhà.
Thông thường, quà tặng không có nhiều tính vật chất lắm mà quan trọng là thể hiện tình cảm và sự quan tâm của người thân và bạn bè đối với thành viên mới của gia đình.
Chăm sóc y tế và chế độ nghỉ thai sản
Luôn có các bác sĩ sản khoa sẵn sàng chăm sóc cho bà bầu nhưng ở Đức, người ta thường “ưu ái” nữ hộ sinh hơn. Các nữ hộ sinh thường xuyên đảm nhiệm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe bà bầu trước và sau khi sinh. Sự chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho bà bầu cũng như thai nhi là hình thức phát triển rộng rãi ở Đức.
Vài điều thú vị về văn hóa chăm sóc thai kỳ và trẻ em ở Đức - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ - Những điều cần biết sau khi sinh con
Bà bầu ở Đức không được phép đi làm quá sớm sau khi sinh con.

Về chế độ nghỉ thai sản, người phụ nữ có thể được nghỉ phép ngay sau khi thông báo với nơi làm việc. Tiền phụ cấp thai sản được ứng trước khi sinh nở và sau khi em bé ra đời. Trong thực tế, các bà bầu còn không được phép trở lại làm việc quá sớm sau khi sinh, ít nhất phải đợi đến khi con được 2 tháng tuổi.
Luật pháp Đức cũng quy định bà bầu có thể nghỉ đẻ 6 tuần trước thời điểm dự sinh và tận dụng nghỉ phép không lương 3 năm để tập trung vào việc chăm sóc con cái.
Đặt tên cho con
Một thói quen phổ biến của người Đức trong việc đặt tên con theo tên của những người thân có vai vế cao hơn bố mẹ của bé tính theo phả hệ như ông, bà, cụ… phụ thuộc vào thứ tự sinh của bé. Tuy nhiên, theo thời gian, truyền thống này dường như bị phai nhạt phần nào dưới sức ảnh hưởng của những quan niệm hiện đại.
Một em bé mới sinh ở Đức sẽ có hai cái tên. Một là tên thánh, thường là tên gọi của một thành viên khác trong gia đình vì như vậy sẽ mang lại may mắn. Cái tên thứ hai là tên được sử dụng hàng ngày (tên tục) và em bé sẽ được gọi bằng tên này nhiều hơn.
Vài điều thú vị về văn hóa chăm sóc thai kỳ và trẻ em ở Đức - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ - Những điều cần biết sau khi sinh con
Mỗi bé gái ở Đức khi sinh ra đều được gia đình trồng cho một “cây hồi môn” tượng trưng trong vườn.

Cây hồi môn
Khi một bé gái được sinh ra, người thân trong gia đình có thể trồng một cái cây trong vườn nhà để kỷ niệm. Cái cây sẽ lớn lên trong sự tượng trưng cho đức hạnh của bé gái. Khi bé lớn lên và quyết định kết hôn, cái cây này sẽ được nhổ rễ và đem bán. Tiền bán cây được sử dụng như là của hồi môn của cô dâu trong ngày cưới.
Việc của con, con tự giải quyết
Trẻ em Đức được tôn trọng như những cá thể độc lập và có ý thức và các bé được đối xử đúng với tinh thần như thế. Tất nhiên, các bé cũng đối xử với người lớn cũng trên tinh thần tôn trọng như vậy. Không có sự bao bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ em Đức.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ con có thể cãi nhau, đánh nhau nhưng phải tự giải quyết lấy, người lớn sẽ không can thiệp ngay cả khi trẻ con về “mách”. Có thể nói, người Đức đã  nuôi dạy con cái của mình trong sự bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế.  

Trẻ nhỏ và mối lo ngại từ giun sán

 Nhiễm giun, sán thường không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt… Đó là chưa kể tình trạng sức đề kháng của cơ thể trẻ bị giảm, tạo điều kiện cho bệnh khác phát triển hay tình trạng tắc ruột, tắc ống mật do giun.  
Ai cũng có thể bị nhiễm giun, sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ.

Thông tin về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Trẻ nhiễm giun có biểu hiện gì?
Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun… Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động… Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật và đi vào mạch máu, qua gan, phổi… Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, có thể lầm với viêm phổi do nguyên nhân khác. Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.
 Trẻ em và mối nguy hiểm từ giun sán - Chăm sóc bé - Bệnh giun sán ở trẻ em 
 Rửa tay trước khi ăn, một biện pháp tốt ngừa nhiễm giun sán 
Các loại giun sán thường gặp
Các loại giun phổ biến ở Việt Nam là giun đũa, giun móc, giun kim, giun lươn. Còn các loại sán phổ biến là: sán lá gan, sán phổi, sán lợn, sán bò… Tùy theo điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân mà trẻ bị mắc bệnh hay không nên nguy cơ nhiễm giun của trẻ thành phố và nông thôn là như nhau. Chẳng hạn, trẻ ở thành phố thường bị mắc giun kim nhiều hơn so với trẻ ở nông thôn vì trứng giun kim bay theo bụi, mà thành phố thì nhiều bụi bặm hơn. Còn với giun đũa, trẻ có thể bị lây nhiễm qua trứng ở rau sống hoặc từ đất bẩn. Trẻ em nông thôn hay bò lê la trên đất nên khả năng bị nhiễm giun đũa cao hơn so với trẻ em ở thành phố.
 Giun đũa: Trẻ em bị nhiễm giun đũa chiếm từ 80-90%. Giun đũa sống ở ruột non của người, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng thành. Giun có thể sinh sản tới hàng trăm con trong ruột gây tắc ruột hoặc di chuyển vào đường mật gây áp-xe gan. Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn ra giun, đi ngoài ra giun, bụng ỏng, gầy yếu. Nếu trẻ đau bụng dữ dội và kéo dài thường là biến chứng của giun như giun chui đường mật, tắc ruột…
 Giun kim: Sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở hậu môn gây ngứa hậu môn, trẻ gãi giun qua tay lên miệng gây tái nhiễm giun rất nhanh. Khi trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân.
 Giun móc:  Trẻ em nhiễm giun móc chiếm khoảng 10%. Giun móc trưởng thành ký sinh ở ruột non, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu, trung bình mỗi ngày, một con giun móc có thể hút từ 0,03 – 0,2ml máu. Ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da và qua đường miệng. Trẻ nhiễm giun móc thường đau bụng vùng trên rốn, có thể có phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc nhợt. Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng, suy tim và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây nhiễm giun sán
Do điều kiện khí hậu Việt Nam rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng phát triển, trong khi đó, trong thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, cá, thịt cua, ếch hay rau sống… là nguồn mang rất nhiều mầm bệnh giun sán; Ăn các loại rau và trái cây củ chưa được rửa sạch; Các loại thịt tái, trứng ốp lết còn sống… Theo quan niệm của nhiều người thì đó là những thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em, nhưng thực ra nó chứa mầm bệnh giun sán rất cao, cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.
 BS. Nguyễn Thọ – Sức Khỏe & Đời Sống 

Làm cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Hỏi: Con em được 6 tháng 5 ngày, em cho cháu ăn bột ngọt từ lúc 4tháng 18 ngày, đến bây giờ em đang muốn cho cháu ăn bột mặn, xin chỉ giúp em cách cho bé ăn bột mặn lần đầu tiên như thế nào được ko a? Em xin cảm ơn. Cùng tham khảo cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi dưới đây nhé.
(Vũ Phương Dung)

Các kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi từ Dumex Việt Nam
  Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi 
Trả lời:
- Bột dùng để nấu cháo cho trẻ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tính). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.
 cach-nau-chao-dinh-duong-ngon-cho-be
 Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo. 

- Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…

- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.

- Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…

 Công thức như sau: 

- 200ml nước

- 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)

- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn

- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)

- ½ muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)

 Cách chế biến 

+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp

(Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín)

Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

* Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:

- Năng lượng: 100 Kcal/kg/ngày

- Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày

- Lipid: 3 – 4g/kg/ngày

- Glucid: 10 – 12g/kg/ngày

- Trẻ ở tuổi này bắt đầu có những thay đổi như mọc răng, bò hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa … nên trẻ có những giai đoạn biếng ăn tâm lý do đó phải kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ và tập một thói quen ăn uống tốt.
- Tất cả các trẻ phải được ăn dặm trong giai đoạn này bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương
- Ngoài thức ăn là bột đặc hay cháo đặc, có đủ 4 nhóm thức ăn trên, 2 – 3 chén/ngày, kèm thêm 6 – 8 lần bú mẹ hay sữa nhân tạo.
- Ngoài ra, trẻ cần được cho ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ, … nhưng chú ý không ăn quá nhiều và nên ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn bột/cháo.
 Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen, số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.
 Chúc bé hay ăn chóng lớn! 
 Tags:cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi, cach nau chao dinh duong cho be 6 thang tuoi,bột ăn dặm cho bé,bot an dam cho be 

Chăm lo trẻ từ trong bụng mẹ- VnExpress Đời sống - Sức Khỏe

Tình trạng biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn là nỗi ám ảnh cho bất cứ ông bố, bà mẹ nào. Một thống kê cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%. Tỷ lệ trên đã giảm rõ rệt so với 10 năm trước đây song do mức độ nguy hiểm của nó nên các ông bố bà mẹ vẫn luôn đau đầu tìm giải pháp.

Xem các bài viết về chất dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

thai-1371790915_500x0.jpg
Mẹ cần chăm sóc bé ngay từ khi mang thao. Ảnh minh họa. 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sức khỏe dinh dưỡng của bé nên được quan tâm ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thực tế đã chứng minh rằng, trong thời kỳ mang thai nếu bà mẹ trong trạng thái tốt về thể chất, được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết thì bé khi sinh ra sẽ khỏe mạnh và đủ cân. Ngược lại thì trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển trí não và thể chất, chậm phát triển tầm vóc dáng…
Trong quá trình phát triển của trẻ, nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên là rất quan trọng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị bệnh nhiễm trùng hơn trẻ bú sữa bình. Bên cạnh đó, khi đã cứng cáp hơn, bé cần được bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng (Vitamin A, D, kẽm, sắt…), bởi chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng tế bào các mô. Cha mẹ có thể dễ dàng bổ sung dưỡng chất cho trẻ qua nguồn sữa mẹ, rau, củ, quả, thịt, cá, ánh nắng mặt trời và bổ sung sữa của nhãn hiệu uy tín.
 Ngọc Bích 

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé độ tuổi mẫu giáo |

Con gái em gần 4 tuổi, cháu nặng 18kg, cao khoảng 103cm. Bé rất lười ăn, mỗi bữa chỉ 1 bát con cháo và kéo dài phải 40 phút (ăn cháo) còn ăn cơm thì 90 phút.

Mách bạn về dinh dưỡng bé 1 tuổi từ rau củ từ Dumex Việt Nam

Bé nhà em nhai rất chậm và lâu. Ăn uống không ngon miệng. Chế độ ăn hàng ngày như sau: một ngày khoảng 600ml sữa công thức (chia làm 3 bữa trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ)
- Sáng: Cháo + 1 hộp sữa chua.
- Trưa: Ăn theo chế độ của lớp.
- Tối: Ăn cháo hoặc cơm và ăn 1 cốc hoa quả.
Hiện tại thì em thấy cân nặng của con em cũng ổn, nhưng với lượng ăn ít như hiện nay thì chỉ sợ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thúy - thuypl...@Vms.Com.Vn)
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mẫu giáo 1
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn!
Trẻ độ tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn lao động nhẹ, nhưng số lượng mỗi bữa ăn ít hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo đủ năng lượng, trẻ cần phải ăn khoảng 5 bữa/ ngày. Ngoài các bữa chính cùng gia đình, bạn nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng các thức ăn mềm như: Súp, cháo, sữa, phở, bún…
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều đạm như: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa... Ngoài ra cần thêm rau xanh, dầu mỡ.
Sau bữa ăn, bạn nên cho trẻ ăn trái cây chín như: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả ngọt trước bữa ăn vì các đồ ăn ngọt gây ức chế sự thèm ăn ở trẻ. Khi ăn đồ ngọt, trẻ có cảm giác no nhưng không đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, chất ngọt còn tạo điều kiện làm hỏng răng ở trẻ.
Những hôm trẻ đi học ở trường, bạn có thể cho bé ăn thêm bằng cách: Bữa sáng trước khi đến trường, bữa chiều sau khi đón về và bữa tối để đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng trong ngày.
Ở độ tuổi này, trẻ có thể ăn được các món ăn giống như người lớn, trừ các gia vị cay, chua.
Chúc bé ngoan và mạnh khỏe!

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Dưỡng chất cho bé từ 1 tuổi

 Hỏi:     Vì bé nhà em đã 1 tuổi, theo em biết từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn rất quan trọng. Vậy trong giai đoạn này bé cần uống bao nhiêu sữa, bao nhiêu đồ ăn là đủ ạ? Xin bác sĩ cho biết thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bé để có sự phát triển phù hợp. 

Thông tin về thực đơn dinh dưỡng cho bé từ Dumex Việt Nam

 Trả lời: Ở lứa tuổi 1-3 bữa ăn hằng ngày của bé rất quan trọng. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé trường hợp không có sữa mẹ bạn nên chọn loại sữa 123 cho trẽ uống để trẻ lên cân và chiều cao tốt. Khẩu phần ăn của trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 Kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ nặng khoảng 9 – 13 kg do đó năng lượng cung cấp là 900 – 1300 Kcal. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có: chủ yếu là chất bột như:bột, cháo, cơm nát, mì, nui, hủ tíu. Mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần lưng chén.
  • Chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ đậu. V.V…mỗi bữa ăn độ khoảng 40 gr.
  • Chất béo như các loại mỡ, dầu, mỗi chén cơm thêm vào 1-2 muỗng súp.
  • Không thể thiếu rau trái nhằm bổ sung sinh tố cho bé trong mỗi bữa ăn.
  • Sữa là nguồn dinh dưỡng cân đối và hoàn hảo mỗi ngày nên cho bé uống từ 600 – 800 ml sũa sẽ giúp bé lên chiều cao tốt.
Chúc bạn và cháo bé sức khỏe tốt. Thân ái.

Dinh dưỡng cho trẻ: 4 đặc điểm các mẹ cần biết

Có thể có nhiều kinh nghiệm chăm nuôi con đã được các mẹ truyền tai nhau và trở thành kiến thức “bỏ túi” được nhiều người áp dụng và tin tưởng. Tuy nhiên, không phải tất cả những kinh nghiệm truyền miệng đó đều đúng đắn, dưới đây là sự thật về 4 lời đồn đại phổ biến trong mảng dinh dưỡng cho bé yêu mà các mẹ cũng nên tham khảo để rút kinh nghiệm.

Các bài viết về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

1. Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò
Sự thật: Không đúng! Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò.
Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò.
Dinh dưỡng cho bé: 4 sự thật các mẹ cần biết - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng cho trẻ em
Chất sắt khiến trẻ bị táo bón là một quan niệm sai lầm

2. Chất sắt khiến trẻ bị táo bón
Sự thật: Không đúng! Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp.
3. Bắt đầu ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ trọn đêm
Sự thật: Không hẳn là đúng! Trẻ con thức giấc trong đêm không chỉ vì đói, mà đơn giản là vì chúng chưa sẵn sàng để ngủ dài hơn. Ở 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ từ 5 – 6 giờ hoặc hơn, phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh trưởng của hệ thần kinh trung ương. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng có thể là một yếu tố, thông thường những bé lớn hơn thì ngủ cũng lâu hơn. Những trẻ sơ sinh lớn hơn cũng thường ngủ qua đêm sớm hơn, lý do có thể là do những bé nhỏ hơn phải ăn thường xuyên hơn để bắt kịp chuẩn tăng cân.
Vì vậy, đừng vội cho trẻ ăn dặm; các chuyên gia khuyên bạn nên đợi đến khi trẻ được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là đến 6 tháng. Bạn cũng không nên bổ sung thêm chế phẩm ngũ cốc vào sữa để con bú vào ban đêm, vì sẽ khiến bé thu nạp thêm calo không cần thiết và gia tăng nguy cơ béo phì – càng khiến bé khó ngủ lâu hơn nữa.
4. Khi đã bắt đầu ăn dặm, trẻ không cần thêm nhiều sữa mẹ và sữa công thức nữa
Sự thật: Khi trẻ mới bắt đầu làm quen với ăn thức ăn, chúng thường không nạp đủ calo và chất dinh dưỡng để thay thế hoàn toàn cho sữa (dù là sữa mẹ hay sữa công thức). Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt năm đầu tiên của trẻ. Ngay cả khi đã ăn nhiều thức ăn rắn hơn, bé vẫn cần bổ sung ít nhất 500ml sữa mỗi ngày cho đến khi được 1 tuổi. Nếu con uống không đủ lượng sữa, bạn hãy cho bé bú trước vào giờ ăn, khi bé đói nhất.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Để mẹ chăm sóc hệ tiêu hoá của trẻ tốt nhất

 Tham gia diễn đàn “Bụng vui, bé khoẻ, thông minh”, những bà mẹ hiện đại tràn đầy hứng khởi đã cùng chia sẻ những thành tích   chăm sóc bé   yêu với hệ dưỡng chất Tummy Care, nền tảng dinh dưỡng khoa học để bé yêu hoàn thiện hệ tiêu hoá ngay từ những năm tháng đầu đời, từ đó, giúp bé hấp thu hệ dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Họ đã đến và cùng chia sẻ những bí quyết đầy thú vị:  

Các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ Dumex Việt Nam

Chị Phạm Yên Khánh 28 tuổi (Q.Gò Vấp. HCM):

Con mình trước kia hay bị nôn trớ liên tục kèm theo đó là biếng ăn, quấy khóc. Cả nhà đã thử rất nhiều cách nhưng đều không thấy có hiệu quả. Mình và ông xã dành nhiều thời gian tìm hiểu các thông tin khoa học về triệu chứng biếng ăn ở trẻ và phát hiện ra, chứng biếng ăn có thể do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, khó dung nạp sữa làm bụng bé khó chịu, khiến bé không khoẻ. Sau khi tham khảo nhiều nguồn thông tin và bạn bè, đặc biệt là chị bạn thân vốn là điều dưỡng viên, mình được tư vấn về hệ dưỡng chất Tummy Care giúp bé dễ tiêu hoá, loại bỏ các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu thường gặp ở trẻ, giúp “bụng vui”, bé có thể hấp thu tối đa các dưỡng chất để khoẻ mạnh và phát triển toàn diện thể chất và trí não. Từ khi dùng GainPlus Total Comfort có hệ dưỡng chất Tummy Care với ưu điểm là dễ tiêu hoá, bé chịu ăn hơn, khỏe mạnh và hoạt bát hơn. Nhìn con yêu lanh lợi và còn tăng cân nữa, tôi và ông xã mừng lắm. Bụng vui, bé khoẻ, cả nhà đều khoẻ theo.

Chị Trần Lệ Thanh 26 tuổi (Q.3. HCM) chia sẻ:

Bé nhà mình bị chứng khó tiêu, táo bón suốt. Muốn con ăn nhiều nhưng mỗi lần con đi tiêu, lại thấy xót cả ruột. Nhờ tham gia chương trình “Bụng vui, bé khoẻ, thông minh” mình đã thử giải pháp đổi sang sữa có hệ dưỡng chất Tummy Care cho con. Chỉ sau 1 tháng kiên trì cho con dùng Gain Plus Total Comfort, mình thấy bé giảm hẳn triệu chứng chướng bụng, đi tiêu phân mềm và xốp hơn, bé cũng mau đói và đòi ăn nhiều hơn, nhìn phổng phao ra hẳn….
 Để mẹ chăm sóc hệ tiêu hoá của bé tốt nhất - Tin tức - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng & Sức khỏe - Làm cha mẹ
Hoàn thiện hệ tiêu hóa ngay từ những năm tháng đầu đời

&Ldquo;Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn đầu đời thường non yếu, có thể thiếu men nên không tiêu hóa được đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm trong sữa công thức khiến cho trẻ gặp các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi, táo bón…”, Tiến sỹ, Bác Sỹ Nguyễn Anh Tuấn – Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan mật Nhi Việt Nam chia sẻ. Chính vì vậy cũng theo TS. BS Anh Tuấn, mẹ nên việc chú trọng việc chọn loại sữa phù hợp cho trẻ, như sữa dễ tiêu hoá nhằm giúp trẻ dễ dàng hấp thu chất béo, canxi và các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ . Mẹ có thể chọn cho bé loại sữa có hệ dưỡng chất tiên tiến Tummy Care để giúp bé hoàn thiện hệ tiêu hóa ngay từ giai đoạn đầu đời chính là bí quyết của chuyên gia dành cho các bà mẹ, để mẹ chăm sóc hệ tiêu hoá của bé tốt nhất, loại bỏ các triệu chứng tiêu hoá xấu, từ đó, giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất thiết yếu để bụng vui, bé khoẻ và thông minh.
Đồng hành cùng Mẹ trong hành trình chăm sóc và  giúp bé yêu hoàn thiện hệ tiêu hoá  , Abbott giới thiệu dòng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp dành cho trẻ nhỏ, bao gồm GainPlus Total Comfort dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, chứa hệ dưỡng chất Tummy Care – rất dễ tiêu hóa và hấp thu – được phát triển khoa học, gồm 100% đạm whey, hỗn hợp chất béo đặc biệt không chứa dầu cọ, hỗn hợp đường bột tiên tiến giảm lactose, và chất xơ GOS. Đặc biệt, GainPlus Total Comfort còn chứa hệ dưỡng chất Eye-Q Plus Immunify giúp trẻ phát triển trí tuệ, tăng cường sức đề kháng, phát triển xương và chiều cao.
 Để mẹ chăm sóc hệ tiêu hoá của bé tốt nhất - Tin tức - Cách nuôi dạy con trẻ - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng & Sức khỏe - Làm cha mẹ
GainPlus Total Comfort với hệ dưỡng chất Tummy Care – rất dễ tiêu hóa và hấp thu,   giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ  
Mẹ hãy đón xem chương trình truyền hình “Bụng vui, Bé khỏe, Thông minh” – phát sóng hàng tuần vào lúc 16 giờ 30 thứ 7 trên HTV7 và 20 giờ 50 thứ 3 trên HN1 để cập nhật thêm kiến thức chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé yêu.

Những kiến thức cần nắm về viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ và bà bầu

Viêm ruột thừa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là xuất hiện ở cả phụ nữ có thai và trẻ em. Bệnh không khó để điều trị và biện pháp mổ cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị chính. Chăm sóc bé sau mổ viêm ruột thừa cũng cần được quan tâm để giúp mẹ và trẻ các biến chứng và sớm phục hồi.
 Kiến thức cần biết về mẹ và bé 

Bài viết về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam

 1. Bệnh viêm ruột thừa trong một số trường hợp đặc biệt 
Viêm ruột thừa trong một số trường hợp đặc biệt và chăm sóc sau mổ viêm ruột thừa - Y học - Bệnh lý - Bệnh viêm ruột thừa - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình
Hội chứng viêm ruột thừa nếu xảy ra ở các bà mẹ mang thai thường nặng hơn bình thường do thai nghén làm tổn thương ở ruột thừa diễn biến nhanh hơn, dễ gây thủng và dẫn đến viêm phúc mạc. Ngược lại, viêm ruột thừa cũng những biến chứng gây sẩy hoặc đẻ non.
Khi bạn đang mang thai ở những tháng đầu lúc này thai nhi vẫn đang còn nhỏ thì triệu chứng của viêm ruột thừa cũng có biểu hiện như ở người bình thường: đau hố chậu phải , có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5-38 độ C, buồn nôn, thử máu thấy số lượng bạch cầu tăng… Bệnh dễ dàng phát hiện, khi để bệnh nhân nằm nghiêng bên trái khiến tử cung đổ sang trái làm lộ hố chậu phải, khi ấn vào sẽ kêu đau nếu ruột thừa bị viêm; hoặc để bệnh nhân nằm ngửa rồi dùng tay đẩy tử cung sang phải, tử cung chạm vào ruột thừa, gây đau nhói hố chậu phải nếu có viêm.
 Viêm ruột thừa ở trẻ em 
Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến, bệnh có thể xảy ra cả với trẻ 3-4 tuổi. Tuy nhiên khó chẩn đoán chính xác do dễ bị nhầm lẫn với  rối loạn tiêu hóa  .
Trẻ bị viêm ruột thừa thường có những biểu hiện: môi khô, lưỡi bẩn biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Hầu hết trẻ  thường sốt nhẹ, dao động 38-38,50C nhưng cũng có một số trường hợp trẻ không có triệu chứng này, chỉ đến khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng do ruột bị kích thích kèm theo nôn ói.
 2. Chăm sóc sau mổ viêm ruột thừa 
Sau khi mổ viêm ruột thừa, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo sớm hồi phục sức khỏe và tránh các biến chứng về sau. Việc chăm sóc cụ thể như:
- Người bệnh cần thực hiện y lệnh thuốc của bác sĩ đúng liều, đúng thời gian, đúng kỹ thuật, an toàn.
- Trong 3-5 ngày sau mổ bạn có thể cho bệnh nhân ăn những món ăn mềm như: sữa, cháo, súp…  Nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn chứa nhiều  vitamin B, C, PP  như nước cam, chanh …. Thức ăn cần chế biến mềm, hạn chế thức ăn có xơ.
- Giai đoạn tiếp theo khi bệnh nhân có thể đại tiểu tiện bình thường, vết mổ đã liền thì chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ calo và protein (bổ sung thêm sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ… để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B) để tăng nhanh thể trọng và giúp vết thương mau lành. Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn, mỗi ngày nên ăn từ 5-6 bữa, không nên cho ăn quá nhiều một lúc tránh trường hợp bị rối loạn tiêu hóa.
- Có thể cho bệnh nhân tập vận động nhẹ nhàng: ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng trong nhà, tập thở có hiệu quả.
- Chăm sóc vết mổ tại nhà tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh bị dò vết mổ nên đến cơ sở y tế gần nhất để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Theo giadinhenfa.Com.Vn 

Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà

Những ứng xử theo kinh nghiệm dân gian hoặc tuỳ tiện trong chăm sóc bé sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến những nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà được coi là phương thức quan trọng nhằm nâng cao kết quả điều trị, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục.

Xem các bài viết về bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ từ Dumex Việt Nam

Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà - Chăm sóc bé - Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Chăm sóc trẻ em
Dấu hiệu phát hiện trẻ bệnh
Sốt xuất huyết là bệnh sốt gây ra bởi siêu vi trùng Dengue nên có tên gọi đầy đủ là sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, truyền từ người bệnh sang người lành, qua vết đốt của muỗi vằn. Bệnh hay gặp vào mùa mưa, bắt đầu với ba dấu hiệu: sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn phát ban, đau bụng, ói mửa,… Thể điển hình sau khi bị muỗi đốt từ 2 – 7 ngày, trẻ đột ngột sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,5oC hoặc cao hơn 41oC.
Triệu chứng xuất huyết biểu hiện bằng những chấm xuất huyết ở da, dạng nhỏ li ti, khi căng da vẫn còn, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với nhiều hình thức: nôn ói ra máu, tiêu ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da,… Cần lưu ý, xuất huyết không phải là dấu hiệu bắt buộc của bệnh, bởi có trẻ tuy mang bệnh này nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Và dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong, đó là sốc (một hội chứng gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm nhiệt độ, giảm huyết áp).
Hạ sốt đúng cách
Trẻ bệnh cần nghỉ ngơi, chơi, ngủ ở nơi thoáng mát, không chạy nhảy nhiều. Tránh dùng quần áo quá dày, hoặc ủ kín. Trẻ đang sốt cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên mỗi ngày hai lần vào sáng, chiều và mỗi khi sốt đột ngột. Sau khi uống thuốc hạ sốt một giờ, cần đo lại nhiệt độ. Quan sát các dấu hiệu chảy máu, lượng nước tiểu, các biểu hiện bất thường, tình trạng ăn uống, chơi của trẻ. Khi hạ sốt từ ngày thứ ba trở đi phải theo dõi kỹ hơn. Nếu trẻ vẫn chơi bình thường, ăn uống được là đang hồi phục. Ngược lại, trẻ chơi kém, lừ đừ, than đau bụng nhiều hay có bất kỳ dấu hiệu trở nặng nào khác cũng cần đưa đi khám ngay.
Việc dùng thuốc phải đúng chỉ định bác sĩ. Thường các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (10 – 15mg/kg). Đặc biệt, tránh cho trẻ dùng các thuốc nhóm Aspirine vì các loại thuốc Aspirine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây một số tai biến khác. Đã có trẻ tử vong do người nhà thiếu hiểu biết, tự ý cho dùng Aspirine. Khi trẻ sốt cao trên 40oC dùng thêm những phương pháp hạ nhiệt vật lý như lau mát, nằm phòng lạnh, để quạt, uống nước lạnh. Lau mát bằng nước ấm hoặc nước thường trong vòng 20 phút lên đầu, lên trán trẻ; đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như nách, bẹn…
Đảm bảo trẻ ăn đủ chất
Sự chịu đựng nhiệt độ trên 39oC trong thời gian dài sẽ dẫn đến trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết. Có thể cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc uống nước cam, chanh, nước khoáng, nước lọc đun sôi…
Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng ói mửa, miệng lạt không chịu ăn, dẫn đến không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Để đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn hàng ngày, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nếu trẻ bị nôn ói, giảm số lượng thức ăn mỗi bữa, phải cho ăn thành nhiều bữa, ăn từ từ, tránh đầy bụng gây nôn ói. Tránh thức ăn nhiều mỡ. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng cũng giúp trẻ dễ chịu. Nếu trẻ chán ăn nên chọn thức ăn lỏng như cháo, hủ tiếu, bánh canh…; thức ăn trẻ ưa thích, hợp khẩu vị để ăn được nhiều. Dùng thêm sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Những ứng xử sai lầm
  • ­­Cắt lể theo kinh nghiệm dân gian: cách này không những không hạ được sốt mà còn gây chảy máu khó cầm, dẫn đến mất máu.
  • Cho trẻ cữ nước, tránh gió: làm tình trạng mất nước của trẻ nặng hơn.
  • Tự ý tăng liều thuốc hạ sốt, số lần uống: gây hại thêm cho gan, ngộ độc.
  • Kiêng ăn, cữ uống: khiến trẻ càng suy nhược, mất nước.
  • Khi trẻ hạ sốt cho rằng trẻ đã khỏi bệnh nên không theo dõi nữa: điều này dễ dẫn đến nguy cơ bỏ qua, không phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng của bệnh.
 ThS.BS Trần Thị Ngọc Vân – Giảng viên đại học y dược TP.HCM 

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị suyễn

Hiện nay, suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em, phát hiện không khó nhưng lại rất dễ chẩn đoán nhầm. Vì vậy các bặc cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khichăm sóc trẻ bị suyễn.

Xem các bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ Dumex Việt Nam
 Tình trạng viêm này làm cho đường thở nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc các chất kích thích, đường hô hấp (chủ yếu là phế quản) sẽ bị co thắt, phù nề, tiết đầy chất nhầy, đưa đến tình trạng tắc nghẽn đường thở khiến cho các bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suyễn - Chăm sóc bé - Bệnh hen suyễn ở trẻ em - Chăm sóc trẻ em - Sức khỏe trẻ em
Trẻ bị suyễn nên tránh vận động mạnh.

BS Nguyễn Thái Sơn – Khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết việc chẩn đoán trẻ bị suyễn thường dễ dàng, nhất là khi trẻ có tiền sử ho tái đi tái lại nhiều lần vào ban đêm, khò khè, khó thở, nặng ngực. Hoặc trẻ có các dấu hiệu khác chuẩn bị lên cơn suyễn như: Ngứa mắt, nhảy mũi, thức giấc về đêm và nếu bệnh trở nặng, cơ thể trẻ sẽ bị tím tái, quấy khóc và nói không nổi. Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi chăm sóc trẻ bị suyễn.
  • Không nuôi thú vật (chó, mèo…) trong nhà.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
  • Không để chất nặng mùi trong nhà như: Thuốc xịt phòng, xịt mũi côn trùng, nhang khói hay các chất gây dị ứng như: Phấn hoa, lông thú, chất có mùi nồng…
  • Duy trì không khí sạch, thoáng ở xung quanh trẻ, thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, gối mền.
    Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn là đồ hộp, bột ngọt, lòng trắng trứng.
  • Trẻ bị suyễn nên tránh  vận động mạnh  , chơi những môn thể thao hoạt động với cường độ cao và kéo dài như: Thể dục nhịp điệu, chạy marathon, đua xe đường trường hoặc những môn thể thao mang tính đối kháng mạnh.
  • Tái khám đúng hẹn theo chỉ dẫn của bác sĩ, từ một đến sáu tháng ngay cả khi thấy “hết bệnh”. Điều này giúp bác sĩ tiện theo dõi và xem tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và qua đó tăng giảm liều thay thuốc phù hợp với hiện trạng của trẻ.
Theo giadinhenfa.Com.Vn 

Những phát minh chăm sóc trẻ tuyệt vời đầu thế kỉ XX

Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu với các bậc cha mẹ và xã hội. Bởi vậy mà có rất nhiều phát minh đã được các nhà khoa học, nghiên cứu sáng chế ra nhằm giúp các em cũng như bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việccham soc be, bảo vệ, dạy dỗ con cái mình. Cùng điểm lại một vài những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo đến mức “khó đỡ” trong những năm đầu thế kỷ XX dưới đây.

Mách bạn về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam

1. Lồng ngủ mái hiên
Dân số ngày một tăng cao và không gian dành riêng để chăm sóc cho các em bé lại hạn chế. Nhằm giải quyết vấn đề này, một hiệp hội các nhà sáng chế trẻ tuổi của Mỹ đã phát minh ra “phòng ngủ thu nhỏ”, hay lồng ngủ ở mái hiên cho những khu nhà chung cư vào tháng 5/1916.
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Chiếc lồng ngủ này sẽ được lắp ở bên ngoài bất kì cửa sổ nào. Nó sẽ được nối với thành cửa sổ bởi một khung sắt khá lớn, có thể chịu được trọng lượng là 250kg và an toàn trước gió mạnh.
Không những thế, với thiết kế lưới mắt cáo nhỏ cùng màn che bên trong nên bé sẽ không lo bị tấn công bởi ruồi, hay muỗi… Nhờ phát minh này mà bé sẽ được làm quen với độ cao ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp các bà mẹ có thể chăm sóc, bao quát con mình khi đang dở tay làm việc gì gần đó.
2. Võng tự động
Giống như hầu hết nhiều bậc cha mẹ khác, Sheldon D Vanderburgh – một nhà phát minh đến từ Hastings-on-Hudson, New York đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc một đứa bé không ngừng khóc. Và ông đã nghĩ ra giải pháp: Tạo ra một chiếc võng tự động vào tháng 9/1917.
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Đầu tiên, ông làm chiếc giường có hình dáng giống cái rổ và lắp vào khung gỗ. Sau đó, ông nhận ra, chiếc võng này sẽ hiệu quả hơn nếu nó có thể “tự thân vận động”. Và chỉ với một động cơ đồng hồ, chiếc xoay tay, ông đã làm ra chiếc võng tự động. Thêm vào đó, tiếng tik-tak của đồng hồ sẽ khiến em bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
3. Hộp đựng trẻ
Trên những chuyến tàu hay chuyến bay, hành khách thường khó chịu bởi tiếng khóc, quấy nhiễu của trẻ sơ sinh. Để giải quyết vấn đề này, tháng 10/1917, Caleb M. Prather đến từ bang Illinois, Mỹ đã sáng chế thành công ra chiếc nôi xách tay nhỏ. Tuy nhiên, hình dạng của nó dường như nó giống một chiếc hộp hơn là cái nôi.
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Khi thức, em bé có thể ngồi chơi vừa vặn với chiếc hộp được mở nắp, còn khi ngủ, nắp hộp sẽ được đóng và em bé hít, thở qua các lỗ thông khí.
4. Nôi có tia laser
Mùa xuân năm 1934, người dân vẫn còn rất hoang mang với vụ bắt cóc trẻ sơ sinh Lindbergh (con trai của đại tá phi công Charles Lindbergh – người một mình một phi cơ, từ Mỹ bay xuyên qua Đại Tây Dương, hạ cánh an toàn xuống châu Âu) vào năm 1932.
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Để chống lại nạn bắt cóc, các nhà khoa học đã phát minh ra chiếc nôi em bé được trang bị bảo vệ tia laser và bộ cảm biến điện tử. Chúng sẽ kích hoạt báo động nếu các rào cản bị vật thể lạ xâm phạm.
Tưởng chừng như phát minh này có vẻ hoàn hảo như những bộ phim hành động, nhưng các bậc cha mẹ lại cảm thấy không thoải mái với một mớ máy móc và dây điện lằng nhằng bên dưới đệm của bé.
5. Ghế xe đạp cho bé
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Với nhiều người, cố gắng mang theo em bé bằng chiếc nôi cầm tay khi đang di chuyển có vẻ không an toàn. Vì thế, Emilia Eberle đến từ Geneva, Thụy Sĩ đã sáng chế ra một xe đẩy có thể gắn ngay lên chiếc xe đạp mà cô nghĩ là đủ an toàn và chắc chắn dành cho con mình vào năm 1938. Ghế được gắn chặt vào tay lái cùng một khung kim loại bắt liền với trục của bánh xe trước.
6. Đèn UV đánh dấu em bé
Không ai muốn về nhà với một đứa trẻ sơ sinh không phải con của mình, do đó một phát minh có vẻ lạ kỳ này đã ra đời. Đó là một công cụ cầm tay sử dụng tia cực tím có thể ghi tên viết tắt của em bé lên da để ngăn chặn sự nhầm lẫn của bệnh viện.
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Nó sẽ để lại dấu nhạt trên người em bé nhưng sẽ biến mất sau vài tuần và được nói đến như vết cháy nắng đầu đời của em bé. Phát minh này được công bố vào tháng 12/1938.

7. Dụng cụ tập đi

Hầu hết các bậc cha mẹ dạy cho con mình tập đi bằng cách nhẹ nhàng nâng chúng lên bằng tay, hoặc mua cho bé chiếc xe tập đi. Tuy nhiên, một kỹ sư người Thụy Sĩ đã nảy ra sáng kiến buộc 2 chiếc xà bằng gỗ vào giữa hai chân của mình và em bé vào tháng 9/1939.
Những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo nhưng năm đầu thế kỉ XX - Sức Khỏe và Cuộc Sống - Cách nuôi dạy con trẻ - Làm cha mẹ
Bằng cách đó, anh có thể hướng dẫn chuyển động của em bé. Ngoài ra, dụng cụ còn có một ròng rọc trên không để   giữ đứa trẻ đứng thẳng và cân bằng  
  Theo    giadinhenfa.Com.Vn