Kiến thức cần biết về mẹ và bé
Bài viết về dinh dưỡng cho con từ Dumex Việt Nam
1. Bệnh viêm ruột thừa trong một số trường hợp đặc biệt
Hội chứng viêm ruột thừa nếu xảy ra ở các bà mẹ mang thai thường nặng hơn bình thường do thai nghén làm tổn thương ở ruột thừa diễn biến nhanh hơn, dễ gây thủng và dẫn đến viêm phúc mạc. Ngược lại, viêm ruột thừa cũng những biến chứng gây sẩy hoặc đẻ non.
Khi bạn đang mang thai ở những tháng đầu lúc này thai nhi vẫn đang còn nhỏ thì triệu chứng của viêm ruột thừa cũng có biểu hiện như ở người bình thường: đau hố chậu phải , có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5-38 độ C, buồn nôn, thử máu thấy số lượng bạch cầu tăng… Bệnh dễ dàng phát hiện, khi để bệnh nhân nằm nghiêng bên trái khiến tử cung đổ sang trái làm lộ hố chậu phải, khi ấn vào sẽ kêu đau nếu ruột thừa bị viêm; hoặc để bệnh nhân nằm ngửa rồi dùng tay đẩy tử cung sang phải, tử cung chạm vào ruột thừa, gây đau nhói hố chậu phải nếu có viêm.
Viêm ruột thừa ở trẻ em
Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến, bệnh có thể xảy ra cả với trẻ 3-4 tuổi. Tuy nhiên khó chẩn đoán chính xác do dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa .
Trẻ bị viêm ruột thừa thường có những biểu hiện: môi khô, lưỡi bẩn biểu hiện tình trạng nhiễm trùng. Hầu hết trẻ thường sốt nhẹ, dao động 38-38,50C nhưng cũng có một số trường hợp trẻ không có triệu chứng này, chỉ đến khi đoạn ruột thừa viêm bị vỡ mới sốt. Ngoài ra, bé sẽ có tình trạng mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng do ruột bị kích thích kèm theo nôn ói.
2. Chăm sóc sau mổ viêm ruột thừa
Sau khi mổ viêm ruột thừa, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo sớm hồi phục sức khỏe và tránh các biến chứng về sau. Việc chăm sóc cụ thể như:
- Người bệnh cần thực hiện y lệnh thuốc của bác sĩ đúng liều, đúng thời gian, đúng kỹ thuật, an toàn.
- Trong 3-5 ngày sau mổ bạn có thể cho bệnh nhân ăn những món ăn mềm như: sữa, cháo, súp… Nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B, C, PP như nước cam, chanh …. Thức ăn cần chế biến mềm, hạn chế thức ăn có xơ.
- Giai đoạn tiếp theo khi bệnh nhân có thể đại tiểu tiện bình thường, vết mổ đã liền thì chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ calo và protein (bổ sung thêm sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ… để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng vitamin C và vitamin nhóm B) để tăng nhanh thể trọng và giúp vết thương mau lành. Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn, mỗi ngày nên ăn từ 5-6 bữa, không nên cho ăn quá nhiều một lúc tránh trường hợp bị rối loạn tiêu hóa.
- Có thể cho bệnh nhân tập vận động nhẹ nhàng: ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng trong nhà, tập thở có hiệu quả.- Chăm sóc vết mổ tại nhà tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh bị dò vết mổ nên đến cơ sở y tế gần nhất để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Theo giadinhenfa.Com.Vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.