Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Ăn dặm kiểu Nhật có gì đặc biệt?

Khi bé bắt đầu lớn hơn, nguồn sữa của mẹ và sữa công thức không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Vì thế các mẹ hay tìm tới phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật để bổ sung dinh dưỡng cho con.
Phương pháp này có điều gì đặc biệt?
1. Thống nhất về mặt ý tưởng và tâm lý
Trước khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, gia đình cần phải thống nhất ý tưởng cũng như tâm lý. Khi em bé được sinh ra, cả gia đình dành hết tình yêu thương cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh không nên coi bé là trung tâm của vũ trụ để có thể ngăn chặn những mâu thuẫn đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong quá trình cho bé ăn dặm, đôi khi các bé sẽ không hợp tác và bố mẹ phải lường trước được những điều mà mình sẽ gặp phải để chuẩn bị tâm lý thật tốt.
ăn dặm kiểu nhật
Phụ huynh nên thống nhất về ý tường và tâm lý khi cho bé ăn dặm.
2. Xác định được những thành công trong tương lai một cách rõ ràng.
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cẩn thận trong sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên (nuôi, trồng) như: rau, củ, quả, cá, thịt,…
Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật thì không nên cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp, giăm bông và các loại gia vị.
Lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là chọn cách cho bé ăn nhạt. Độ mặn chủ yếu được lấy từ các món súp, canh từ rau, củ, quả hoặc thịt,cá. Mục đích của việc cho bé ăn nhạt là:
- Các mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt và sau đó có thể điều chỉnh một cách dễ dàng.
- Nếu cho bé ăn những thức ăn ngon trước, bé sẽ không đồng ý khi mẹ thay đổi sang các loại thực phẩm nhạt hơn (đặc biệt là rau).
Những gì mà người Nhật Bản mong đợi từ những đứa trẻ?
Trước hết, họ hy vọng con cái của mình phát triển một cách bình thường và không bị béo phì. Cho nên thực đơn trong bữa ăn của người Nhật có rất nhiều loại rau để tạo sự cân bằng giữa bột, protein và vitamin, đặc biệt là ít protein. Họ không khuyến khích cho con mình ăn nhiều đường và sữa. Trẻ em Nhật Bản không bị béo phì nhưng họ rất khỏe mạnh. Thứ hai, thông qua việc ăn dặm, họ có thể giáo dục con cái về cách ăn uống. Trẻ sẽ học cách nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối và khẳng định bản thân. Nếu các mẹ muốn con đạt được những điều này, họ phải bỏ ra một quá trình hết sức gian nan và vất vả.
Một số bé biết cách nhai như thế nào. Chúng không ngậm thức ăn trong miệng, ngồi im một chỗ và ăn xuyên suốt bữa ăn. Tuy nhiên, những đứa trẻ phản ứng mạnh mẽ khi bố mẹ buộc chúng ăn mà chúng không thích và ngăn không có ăn nhiều những thứ mà chúng thích. Vì vậy, vai trò của các bà mẹ rất quan trọng trong quá trình ăn dặm của bé.
Nhiều bà mẹ nhận ra rằng việc không cai sữa cho con làm cho con thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến thể trạng thấp còi. Do đó, họ bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua việc ăn dặm. Ngoài ra, điều này phù hợp với việc phát triển thể chất và hình thành các thói quen ăn uống trong tương lai.
ăn dặm kiểu nhật 1
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là chú ý sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên như rau, củ, quả ..
Tuy nhiên, cơ thể thực sự cần đủ chất dinh dưỡng thông qua việc ăn dặm khi trẻ khoảng 9 tháng tuổi. Do đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường được áp dụng trong giai đoạn 5, 6, 7, 8 tháng tuổi với mục đích cho bé làm quen với thức ăn và hình thành các thói quen ăn uống.
3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là phải sử dụng nguyên liệu của Nhật Bản
Nhiều người nghĩ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là sử dụng hoàn toàn các thực phẩm của Nhật. Đó là điều hoàn toàn sai lầm. Thay vì sử dụng dashi để bổ sung canxi cho bé theo phương pháp Nhật, các mẹ có thể dùng nước hầm xương để thay thế.
ăn dặm kiểu nhật 2
4. Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải cho bé ăn tất các loại thực phẩm riêng biệt?
Điều này không hoàn toàn chính xác. Điều đó chỉ đúng khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đầu, mẹ cần phải kích thích vị giác của bé. Cho nên, thay vì nấu nhiều loại thực phẩm với nhau, mẹ nên nấu từng món rõ ràng để bé cảm nhận được sự khác biệt về mùi vị trong từng loại thức ăn.
ăn dặm kiểu nhật 3
5. Tôn trọng trẻ
Bố mẹ nên tôn trọng các bé như các thành viên khác trong gia đình. Các mẹ không chỉ cho bé ăn mà còn phải quan tâm đến tâm lý của bé. Bé sẽ thay đổi hành vi theo từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, các bà mẹ cần nắm bắt điều này là điều chỉnh sao cho hợp lý.
Một khía cạnh của việc tôn trọng trẻ là cách cho chúng ăn. Không khí, màu sắc,…là những yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Mỗi người mẹ sẽ có cách riêng tùy thuộc vào con của mình. Nếu các mẹ chú ý một chút thì bữa ăn của con sẽ có rất nhiều niềm vui.
ăn dặm kiểu nhật 5
Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng đang hoành hành ở khắp nơi trên cả nước. Nạn nhân của bệnh này thường là trẻ em.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này?

Bệnh tay chân miệng (Hand-Foot-Mouth) là gì?
Bệnh tay chân miệng (HFM) là một bệnh do virus gây ra các triệu chứng đặc trưng như sốt và phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Không nên nhầm lẫn bệnh này với long mồm lở móng ở gia súc.
Những sự thật về bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra.
Tay chân miệng gây ra phát ban trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng
Bệnh này thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu
Tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo (mầm non)
Tay chân miệng thường suy giảm trong vòng một tuần. Phương pháp điều trị chính là làm giảm các triệu chứng sốt và đau họng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
HFM là một căn bệnh phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa thu. Triệu chứng ban đầu của bệnh này là sốt nhẹ khoảng từ 38°C-39°C và xuất hiện phát ban trong một đến hai ngày tiếp theo. Những đốm ban nhỏ màu đỏ (2 mm-3 mm) nhanh chóng phát triển thành các mụn nước nhỏ xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và khoang miệng. Các mụn nước có thể vỡ ra hình thành nên các vết loét. Các vết loét và mụn nước này thường biến mất sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Những tổn thương bên trong miệng có thể dẫn đến đau họng, ăn uống khó khăn cho bé. Từ lúc hình thành bệnh, bé cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu chán ăn.
Sau đây là tổng hợp những triệu chứng thường gặp ở bệnh tay chân miệng:
Xuất hiện sốt nhẹ
Cơ thể mệt mỏi
Biếng ăn và không thèm ăn
Đau họng
Phát ban
Mụn đỏ và mụn nước
Lở loét trong khoang miệng
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
Các chủng virus coxsakie, thường là coxsakievirus A16, là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Virus này rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua việc bắt tay, ho, hắt xì hơi hoặc chạm vào vật có dấu vết của virus,... nên rất có thể bùng phát dịch bệnh.
Một loại virus khác ít phổ biến hơn là enterovirus 71. Bệnh nhân bị nhiễm loại virus này có thể gặp các biến chứng hiếm gặp như viêm màng não, co thắt cơ tim,...
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây lan như thế nào?
HFM lây ran từ người ngày sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các loại virus gây ra bệnh này. Các virus này thường nằm ở mũi, cổ họng, nước bọt hoặc phân của người bị nhiễm. Những người bị nhiễm dễ lây lan cho người khác trong tuần đầu tiên của bệnh.
Các virus gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể vẫn còn trong đường hô hấp của đường ruột của bé từ vài tuần đến vài tháng sau khi bé hoàn toàn bình phục. Cho nên bệnh này có thể lây lan khi bé đã khỏe mạnh.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Không có một chủng thuốc ngừa nào cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Thế nhưng bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh này cho bé bằng cách:
Nhắc nhở bé thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh.
Thường xuyên làm sạch các bề mặt mà bé thường tiếp xúc, bao gồm cả đồ chơi.
Tránh cho trẻ tiếp xúc gần như ôm, hôn, ăn chung, uống chung,...với người bị tay chân miệng.
Cho bé uống đủ nước
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Không có loại thuốc đặc trị nào để điều trị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể đẩy lùi bệnh này bằng cách giảm các triệu chứng xuất hiện khi bé nhiễm bệnh:
Cho bé uống thuốc giảm đau và hạ sốt (CHÚ Ý: Không dùng Aspirin để hạ sốt cho bé)
Sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn.
Bác sĩ khuyên rằng không nên sử dụng kháng sinh đối với bệnh này.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có gây ra lở loét khoang miệng làm trẻ bị đau họng và chán ăn. Vì thế, phụ huynh nên cho bé ăn thức ăn mà bé thích và ăn các loại thức ăn giàu protein được xay nhuyễn để vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé, vừa làm giảm đau miệng khi ăn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh tay chân miệng mà chúng tôi muốn phụ huynh nào cũng biết để chăm sóc con mình tốt hơn.
Hy vọng bé luôn khỏe mạnh và luôn ngoan ngoãn nhé!
Nguồn: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Hạnh Phúc Của Mẹ

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Mẹo xóa tan cơn sốt nhanh chóng cho bé

Sốt gây cho bé nhiều phiền thoái. Vậy làm thế nào để xóa tan cơn sốt nhanh chóng cho bé ngay tại nhà?
Bài viết này sẽ giúp bố mẹ rõ hơn về vấn đề trên.
Tổng quan về sốt
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
cách hạ sốt cho trẻ 3
Triệu chứng khi trẻ bị sốt:
Khi một đứa trẻ, các triệu chứng có thể xuất hiện:
- Cảm thấy mệt mỏi
- Trông nhợt nhạt
- Bé trở nên biếng ăn
- Cáu kỉnh
- Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân
- Cảm thấy không khỏe
Sốt đôi khi có thể là một dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng. Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt
- Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy
- Da bé hơi xanh tái
- Bàn tay và bàn chân lạnh
- Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục
- Khó thở hoặc thở dồn dập
- Xuất hiện buồn nôn, ói mửa
- Có thế xuất hiện phát ban
Nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ em
Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận. Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.
Cách chẩn đoán và điều trị sốt ở trẻ
Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu có điều kiện thì không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì chúng dễ vỡ và có thể gây độc hại cho cơ thể bé. Phụ huynh có thể đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé từ 2 đến 3 phút hoặc kẹp nhiệt kế vào nách để xác định nhiệt độ.
cách hạ sốt cho trẻ 1
Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé một cách kỹ càng để tìm ra nguồn gốc của cơn sốt để điều trị cho bé kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
Bố mẹ nên xác định ba mục tiêu chăm sóc bé sốt tại nhà: kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước và theo dõi các bệnh nghiêm trọng gây ra sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé.
Kiểm soát nhiệt độ
Mục tiêu đầu tiên là kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé. Hãy làm cho bé cảm thấy thoải mái bằng cách tắm nước ấm hoặc mặc quần áo thích hợp cho bé. Nhiệt độ có thể giảm dưới 38.9 độ C. Bố mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế.
Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:
Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.
Không sử dụng thuốc aspirin để điều trị sốt ở trẻ em, đặc biệt là cho một cơn sốt có liên quan đến bệnh thủy đậu hoặc nhiễm trùng do virus khác. Aspirin có thể gây suy gan ở một số trẻ.
Ngăn ngừa mất nước
Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein). Các mẹ cũng có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.
Giám sát các dấu hiệu của trẻ
Hãy cho bé uống đủ nước và giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39 độ C. Nếu cả 2 biện pháp này được áp dụng mà bé vẫn còn bệnh thì một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể đang tồn tại.
Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?
Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.
Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,...
Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường. Vì vậy phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,...
cách hạ sốt cho trẻ 2
Bổ sung thực phẩm giàu protein khi bé sốt.
Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt. Hãy bổ sung Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri cho bé nhé.
Quần áo
Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.
Vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.
Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm
Nhiều người vẫn cho rằng, chườm lạnh giúp hạ sốt dễ dàng hơn, Thực tế, điều này có thể gây “bỏng lạnh” cho người bệnh, rất nguy hiểm nếu là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bệnh nhân.
Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp bạn thư giãn và hạ sốt rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách này cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nhé!
Nếu đo thân nhiệt trên 38,5oC, bạn nên uống một viên thuốc hạ sốt, đồng thời áp dụng cách hạ sốt như trên.
Trường hợp sốt quá cao (trên 39 oC) kéo dài, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị
Massage cho trẻ với dầu bạc hà
cách hạ sốt cho trẻ 5
Dầu bạc hà có tác dụng tốt trong việc giảm sốt và xoa dịu cảm giác mệt mỏi khi bị sốt. Thêm dầu bạc hà vào nước chườm mát cho trẻ hoặc massage cho bé với tinh dầu bạc hà và một loại dầu thực vật khác như dầu hạnh nhân trên ngực và hai bên thái dương của trẻ. Dầu bạc hà còn có khả năng cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giúp thông mũi và các xoang của hệ hô hấp.
Một số lưu ý:
- Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều
- Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng
- Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ
- Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.
Cách phòng ngừa sốt ở trẻ
Phòng chống sốt và các căn bệnh gây ra sốt phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cá nhân của từng người trong gia đình. Hãy ngăn ngừa sự lây lan của virus và vi khuẩn bằng cách:
- Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho
- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
- Tiêm phòng đúng lịch
- Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả
- Ngủ đủ giấc
cách hạ sốt cho trẻ 4
Hy vọng những kiến thức về sốt ở trẻ em trên đây sẽ giúp phụ huynh đẩy lùi cơn sốt cho bé một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn nhé!
Nguồn: Cách hạ sốt cho trẻ - Hạnh Phúc Của Mẹ

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Mẹo đặt tên cho con năm con Dê (Ất Mùi)

Năm mới sắp đến và nhiều đứa bé đang chờ để chào đời. Vậy làm thế nào để đặt tên cho con năm con Dê (Ất Mùi) này đây?

Để có những cái nhìn tổng quan về cách đặt tên cho con năm Ất Mùi 2015, mời các bạn xem những thông tin bổ ích dưới đây nhé!

Thông tin chung về người tuổi Dê

Dê (Mùi) là con vật đứng thứ 8 trong 12 con giáp theo văn hóa của những nước Châu Á. Dê đứng sau Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ). Rắn, Ngựa và Dê nằm trong chu kỳ Hỏa dựa trên ký thuyết ngũ hành (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa) trong hệ thống chiêm tinh học.

Người tuổi Dê rất thanh lịch, quyến rũ, yêu nghệ thuật,...Người sinh ra ở tuổi này cũng vô cùng sáng tạo. Họ tinh tế trong cách cư xử và luôn quyến rũ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Người tuổi Dê có cảm giác không an toàn. Họ muốn được yêu và được bảo vệ. Họ dễ dàng bị lôi kéo vào những rắc rối phức tạp. Vì vậy, họ thường nhút nhát trong việc giải quyết các vấn đề dễ dây ra xung đột.

Người tuổi Dê hay mơ mộng, bi quan, do dự và lo lắng một cách thái quá. Đôi khi họ lại rất lười biếng. Nếu có một lựa chọn trong hôn nhân, họ chắc chắn sẽ chọn kết hôn với một người giàu có và sống hưởng thụ trong phần còn lại của cuộc đời.

Sinh ra năm Mùi, những con người này rất nhạy cảm, ngọt ngào và đáng yêu. Trong các mối qua hệ, người tuổi này có đôi chút hống hách và lười biếng. Thế nhưng với bản tính hiền lành và ân cần của mình, rất khó xảy ra chuyện xung đột với người tuổi này.

Đật tên cho con theo tuổi Mùi

Năm Ất Mùi 2015 là năm con DÊ, Mệnh Sa Trung Kim (Sa Trung Kim).

Mùi tam hội với Tỵ và Ngọ, tam hợp với Mão và Hợi. Do đó, tuổi Mùi nên có các chữ này. Vì vậy, những tên chứa các chữ Hợi, Mão rất hợp cho người tuổi Mùi.

Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Mùi, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan,Gia, Hào, Giá, Khanh, Ấn, Nguyệt, Bằng, Mã, Tuấn, Nam, Hứa, Bính, Đinh, Tiến, Quá, Đạt, Tuần, Vận, Tuyển, Bang, Đô, Diên……

Nếu tên của người tuổi Mùi có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, theo Blog Phong Thủy thì các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa…

Hoặc những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Mùi. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…

Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn một trong các tên như: Gia, Hào, Tuần, Giá, Khanh, Ấn, Nguyệt, Bằng, Mã, Đạt, Tuấn, Nam, Hứa, Bính, Đinh, Tiến, Quá, Vận, Tuyển, Bang, Đô, Diên…

Dê là loài động vật ăn cỏ, là gia súc trong gia đình nông dân nên thích ăn những loại ngũ cốc như Mễ, Mạch, Hòa, Đậu, Tắc, Thúc. Vì vậy, những chữ thuộc các bộ đó như: Túc, Tinh, Túy, Tú, Thu, Khoa, Đạo, Tích, Tô, Bỉnh, Chi, Phương, Hoa, Đài, Nhược, Thảo, Hà, Lan, Diệp, Nghệ, Liên… rất thích hợp với người cầm tinh con dê. Phần lớn người tuổi Mùi mang những tên đó là người tài hoa, nhanh trí, ôn hòa, hiền thục, biết giữ mình và giúp người.

Dê thích nghỉ ngơi dưới gốc cây hoặc trong hang động nên những tên thuộc bộ Mộc hoặc mang các chữ Khẩu, Miên, Môn có tác dụng trợ giúp cho người tuổi Mùi được an nhàn hưởng phúc, danh lợi song toàn. Những tên như: Bản, Tài, Thôn, Kiệt, Tùng, Vinh, Thụ, Quyền, Lâm, Liễu, Đồng, Chu, Hòa, Đường, Thương, Hồi, Viên, Dung, Tống, Gia, Phú, Khoan, An, Hoành, Nghi, Định, Khai, Quan, Mẫn, Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…… sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó.

Dê thường chạy nhảy và có thói quen quỳ chân để bú sữa mẹ nên những tên thuộc bộ Túc, bộ Kỷ sẽ giúp người tuổi Mùi sống thuận theo tự nhiên và luân thường, được vinh hoa phú quý. Để gửi gắm ước nguyện đó, bạn có thể chọn một trong những tên như: Bạt, Khiêu, Dũng, Ất, Nguyên, Tiên, Khắc, Miễn, Lượng…

Ngoài cách đặt tên cho con tuổi Mùi, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ.

Cách đặt tên theo Bản Mệnh

Năm ẤT MÙI, Sa Trung Kim Mệnh Kim, Những tên thuộc mệnh Thổ rất hợp, vì Thổ sinh Kim ví dụ như ” Cát, Sơn, Ngọc, Bảo, Bích, Anh…”

Cách đặt tên theo Tứ Trụ

Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt. Ví dụ năm 2015 là năm Kim, Đặt tên em bé mệnh Thổ, Đệm Mệnh Hỏa…Ví dụ: “Đệm mệnh Hỏa” Sinh “Tên Mệnh Thổ ” hợp Năm Kim.

Kiêng kỵ khi đặt tên cho con sinh năm 2015 - Ất Mùi

Dê là động vật ăn cỏ, không ăn thịt và không thích uống nước. Do vậy, những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục, Thủy như: Đông, Băng, Trị, Chuẩn, Tuấn, Vĩnh, Cầu, Tân, Hải, Hàm, Hán, Hà, Nguyên, Tất, Nhẫn, Chí, Niệm, Tính, Trung, Hằng, Tình, Tưởng, Hào, Tư, Hồ, Năng… không thích hợp với người tuổi Mùi.

Khi đặt tên cho người tuổi Mùi, bạn nên tránh các chữ thuộc bộ Tý, Sửu, Khuyển vì Mùi tương xung với Sửu, tương hại với Tý, không hợp với Tuất. Do đó, bạn cần tránh các tên như: Mâu, Mục, Khiên, Long, Sinh, Khổng, Tự, Tồn, Hiếu, Mạnh, Tôn, Học, Lý, Hài, Du, Hưởng, Tuất, Thành, Quốc, Tịch, Do, Hiến, Hoạch…

Theo văn hóa truyền thống, dê là một trong ba loài thường được dùng làm vật hiến tế khi đã đủ lớn. Trước khi hành lễ, dê thường được làm đẹp bằng những sắc phục rực rỡ. Để tránh điều đó, bạn không nên dùng những chữ thuộc bộ Đại, Quân, Vương, Đế, Trưởng, Thị, Cân, Sam, Y, Mịch để đặt tên cho người tuổi Mùi.

Những tên cần tránh gồm: Thiên, Thái, Phu, Di, Giáp, Hoán, Dịch, Châu, Cầu, San, Hiện, Lang, Sâm, Cầm, Kì, Chi, Chúc, Tường, Phúc, Lễ, Hi, Lộc, Thị, Đế, Tịch, Sư, Thường, Bạch, Đồng, Hình, Ngạn, Chương, Ảnh, Viên, Bùi, Biểu, Hệ, Tư, Thống, Tông…

Lời kết

Vận mệnh của một con người nằm trong tay người đó. Nhưng những hỗ trợ của bố mẹ ngay từ bé thì không bao giờ thừa. Việc chọn tên cho con cũng là cách mà bố mẹ thể hiện tình yêu thương cho con. Hãy thể hiện mình là những ông bố bà mẹ thông thái để chọn ra cho con mình một cái tên ưng ý nhất nhé!

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Mẹo giúp bé tránh cận thị

Bé nhà bạn luôn nhìn sát vào vở khi học bài? Bé than phiền rất nhức mỏi mắt và khó chịu?
Có thể bé đã bị cận thị. Hãy xem bài viết này để rõ hơn nhé!
tật cận thị ở trẻ em
Cận thị ở trẻ em là gì?
Cận thị ở trẻ em là một hình thức mắt không nhìn thấy được những vật ở xa ngay từ lúc còn nhỏ khiến các bé khó khăn trong việc nhìn. Tình trạng này dễ dàng được khắc phục với kính mắt phù hợp. Tuy nhiên, mức độ cận thị thường tăng mỗi năm 1D cho đến khi bé lớn. Khả năng nhìn cũng cần phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần và mắt kính phải thauy đổi phù hợp.
Nguyên nhân gây ra cận thị ở một đứa trẻ
Cận thị là tình trạng không có khả năng nhìn thấy các vật ở một khoảng cách nhất định. Lúc này, nhãn cầu hơi dài hơn bình thường từ trước ra sau. Các tia sáng tạo nên những hình ảnh mà bé có thể nhìn thấy hội tụ ở phía trước chứ không phải trực tiếp trên võng mạc. Điều này xảy ra làm cho hình ảnh mà bé cảm nhận được trở nên mờ và không rõ ràng.
Trẻ em thường "thừa hưởng" xu hướng phát triển cận thị ở bố mẹ.
Làm thế nào để nhận biết bé bị cận thị?
Các triệu chứng thường được phát hiện tại lớp học của bé như khó đọc chữ trên bảng, đọc sách gần sát mặt,..
Một đứa trẻ bị cận thị hay phàn nàn về đau đầu, mỏi mắt và mệt mỏi khi phải tập trung nhìn vào một cái gì đó trong khoảng một vài mét. Thông thường, các bé bị cận thị gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa. Bé sẽ tiến lại gần để xem ti vi hoặc nhìn một cái gì đó.
Điều trị cận thị ở trẻ em
Cận thị thường điều trị bằng cách lựa chọn mắt kính phù hợp cho bé. Bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện mắt để kiểm tra mức độ cận thị ở 2 mắt của bé 6 tháng một lần để thay đổi kính cho phù hợp.
Một số gia đình có điều kiện thì nên cho bé điều trị bằng liệu pháp bắn tia laze.
tật cận thị ở trẻ em 1
Biện pháp phòng ngừa cận thị cho bé
Hãy cho bé những thói quen sau đây để đôi mắt luôn khỏe mạnh:
• Khi đọc sách, bố mẹ nên khuyên bé đặt sách cách xa mắt/ mặt 30cm và tránh đọc sách trong tư thế nằm, điều này rất hại cho mắt của bé
• Đặt TV cách xa ghế sofa hoặc giường tối thiểu 2m để hạn chế bé tiến lại gần TV
• Bố mẹ nên khuyên bé ngồi cách màn hình máy tính bàn khoảng 50 cm và nên trang bị thêm một miếng kính chống cận thị trước màn hình và điều chỉnh ánh sáng màn hình thích hợp
• Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để mắt bé được thư giãn
Hy vọng những thông tin về cận thị ở trẻ em trên đây sẽ giúp bố mẹ thuận lợi hơn trong việc điều trị những bệnh về mắt cho con yêu của mình
Nguồn: Cận thị ở trẻ em - Hạnh Phúc Của Mẹ

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Có nên chọn mẹo sinh con trai theo ý muốn?

Nhiều người không sinh con một cách tự nhiên mà dùng các mẹo để sinh con có giới tính như ý muốn.
Thực hư điều này ra sao mời các bạn xem bài viết dưới đây!
Nhiều người quan niệm rằng sinh ra con trai hay con gái cũng được, miễn là sau này con lớn lên ngoan ngoãn, thành đạt. Thế nhưng, theo kết quả trong một cuộc khảo sát các ông bố bà mẹ tương lai thì có khoảng 80% thừa nhận thích chọn giới tính cho con.
Bài viết sau đây sẽ liệt kê các phương pháp giúp các cặp vợ chồng sinh con trai theo ý muốn.
sinh con trai theo ý muốn
Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về nhiễm sắc thể (NST) và tinh trùng. NST sẽ cho biết giới tính của một em bé. NST giới tính mang tính chất quyết định thuộc về người bố. Nếu NST giới tính trong tinh trùng của bố là X, giới tính của thai nhi là nữ và ngược lại, Nếu NST giới tính trong tinh trùng của bố là Y, giới tính của thai nhi là nam. Điều dễ nhận biết là các NST Y bơi nhanh hơn NST X nhưng vòng đời của chúng rất ngắn. Để thụ tinh một bé trai, tinh trùng mang NST Y phải gặp trứng nhanh hơn tinh trùng mang NST X càng sớm càng tốt trước khi vòng đời của nó chính thức khép lại. Đó là một giải thích khoa học chuẩn xác nhất trong việc sinh con trai theo ý muốn.
Thế nhưng, bí quyết nào để sinh con trai theo ý muốn vẫn là một dấu chấm hỏi. Tuy nhiên những phương pháp có liên quan với nhau có thể đảm bảo cho bạn mang thai một bé trai. Tất cả phụ thuộc vào hai vợ chồng bạn. Hãy thử các cách sau đây để có được điều mình mong ước nhé!
1. Quan hệ tình dục: Từ tư thế đến thời gian
Nói chung, về việc lựa chọn giới tính cho em bé luôn phụ thuộc vào quá trình quan hệ vợ chồng. Hãy nhận thức được thời điểm, vị trí và phương pháp quan hệ. Để trả lời câu hỏi làm như thế nào để mang thai bé trai thì việc quan hệ vợ chồng phải được thực hiện đúng vào ngày trứng rụng. Mục đích của phương pháp này là để cho tinh trùng mang NST Y dễ dàng thâm nhập vào trứng. Các tư thế quan hệ tình dục cũng góp phần làm cho tinh trùng mang NST Y thâm nhập sâu và nhanh chóng tiếp cận vào tử cung của người phụ nữ. Những tư thế phù hợp với điều trên chính là doggy và truyền giáo.
2. Tuân thủ chế độ ăn uống khỏe mạnh – Có chứa kiềm (nồng độ pH ở mức kiềm)
Một phương pháp khác liên quan đến mang thai bé trai là tuân thủ theo một chế độ ăn uống nhất định. Chế độ ăn uống này sẽ bao gồm các thức ăn có chứa kiềm. Ăn nhiều thức ăn có nồng độ pH ở ngưỡng kiềm sẽ giúp người phụ nữ có xu hướng mang thai bé trai cao hơn. Đây là một phương pháp tự nhiên, vô cùng ăn toàn và vô cùng rẻ.
sinh con trai theo ý muốn 1
3. Phương pháp Shettle – Quan hệ trong thời điểm trứng rụng.
Phương pháp Shettle nhấn mạnh về vai trò của thời điểm quan hệ trong việc hình thành giới tính của em bé. Đó là sự thật như đã được chứng minh bởi Landurm B. Shettles, cha để của phương pháp Shettle. Nếu bạn muốn có một bé trai, hãy quan hệ trong vòng 12 giờ sau khi trứng rụng. Điều này cho phép tinh trùng mang NST Y có một cơ hội tốt hơn để tiếp cận với trứng. Khi đó khả năng một bé trai hình thành trong bụng mẹ sẽ cao hơn.
Ba phương pháp trên được khuyến cáo nên áp dụng bởi các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong việc sinh con theo ý muốn. Bạn có thể làm theo một hay tất cả các phương pháp được đề nghị ở trên.
Hãy chắc chắn rằng vợ chồng bạn khỏe mạnh trước khi thụ thai để em bé phát triển bình thường. Hy vọng các ông bố bà mẹ sẽ sinh được con theo ý muốn. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.
Nguồn: Sinh con trai theo ý muốn - Hạnh Phúc Của Mẹ

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Giải pháp giảm đau lưng khi mang bầu

Để giảm đau lưng khi mang bầu, nhiều phụ nữ tìm nhiều cách khác nhau nhưng không biết mức độ an toàn và hiệu quả của những cách đó.
Vậy giải pháp giảm đau lưng khi mang bầu nào là tốt nhất?
Theo thống kê, có khoảng 50% bà bầu bị đau lưng khi mang thai, nhiều nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vùng bị đau thường nhất là vùng thắt lưng và khớp cùng chậu . Thông thường những phụ nữ đau lưng trước khi hoặc trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh.. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách nào giúp giảm đau lưng khi mang thai cho bà bầu?
Phụ nữ mang thai thường bị đau lưng bắt đầu từ nửa tháng thứ hai của thai kỳ. Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều phiền toái trong việc di chuyển làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng nếu biết áp dụng một số phương pháp làm giảm đau lưng thì tình trạng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
Nguyên nhân gây đau lưng ở bà bầu
Đau lưng khi mang thai thường xảy ra ở xương chậu nơi tiếp giáp với cột sống ở khớp cùng xương chậu. Có rất nhiều lý do xảy ra đau lưng tại vị trí trên. Dưới đây là một số nguyên nhân:
Do bệnh:
Đôi khi chứng đau lưng ở bà bầu có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.
giam dau lung khi mang thai cho ba bau
Thay đổi Progesterone:
Việc thay đổi nội tiết tố trong “thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Progesterone hay hormone thai nghén khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão nên thỉnh thoảng nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng. Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Và có như thế thì khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ sau này thành công.
Các cơ vùng bụng bị yếu đi:
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt.
Còn trong khoảng thời gian mang bầu, cơ bụng hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên, nên các cơ này trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng ở bà bầu. Một số bà bầu trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
Vị trí thai nhi:
Vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây nên những cơn đau lưng ở bà bầu do vị trí của thai nhi . Khi mang bé yêu trong bụng, chính lưng bạn là đối tượng phải gánh tất cả trọng lượng của bé. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.. Để chịu được toàn bộ trọng lượng này, lưng của bà bầu bắt buộc phải cong về phía trước. Thai nhi càng phát triển, bụng mẹ bầu càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng mỏi hơn. Càng gần đến ngày sinh (khoảng từ tháng thứ 5 trở đi), những cơn đau lưng ở bà bầu sẽ ngày càng gia tăng và “tấn công” bà bầu vào lúc cuối ngày, khi cơ thể bà bầu đã mệt nhoài.
Ngồi sai tư thế:
Bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể, cách ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau. Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.
dau lung thai ky 6
Bí quyết giảm hiện tượng đau lưng ở bà bầu
Những bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm đau lưng một cách hiệu quả nhất:
Mang giày bệt:
Một số bà bầu chỉ cảm thấy thoải mái với giày bệt. Trong khi số khác lại cần gót cao một chút để giảm áp lực cho lưng. Nhìn chung, khi lưng bạn ngày càng có xu hướng thẳng ra thì giày gót cao sẽ góp phần làm tình trạng này thêm trầm trọng. Vì thế giày bệt sẽ hỗ trợ lưng tốt hơn.
Tránh nâng vật nặng:
Khi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì bà bầu cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bà bầu nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống và chớ có vặn người.
Ngồi đúng:
Khi bà bầu ngồi, hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt 1 gối nhỏ có hình cây xúc xíc ở phía sau thắt lưng hoặc ngồi trên gối lõm hay có hình chữ D. Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng sẽ giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng.
Nghiêng hông:
Cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng ở bà bầu. Nếu bị đau thắt lưng hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần sau mỗi 10 – 15 phút khi bạn ngồi. Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại loanh quanh một chút sau mỗi 20 phút.
Biết giới hạn của mình:
Cố gắng không nhấc những vật nặng. Nếu phải nhấc một vật gì đó hơi nặng, hãy nhấc một cách dứt khoát, đừng khom lưng gây căng thằng ở lưng
Mặc quần áo đúng kích cỡ:
Mặc quần áo đúng kích cỡ sẽ giúp cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn và làm giảm áp lực lên vai và lồng ngực
Chú ý tới dáng điệu:
Khi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng và đầu thẳng hàng chạm vào tường. Căng cơ hông và cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn.
Massage:
Các động tác massage dành cho lưng giúp lưng bà bầu thư giãn hơn. Bà bầu có thể liên hệ gói trị liệu dành riêng cho bà bầu tại để giảm các cơn đau lưng ở bà bầu.
Nguồn: Đau lưng khi mang thai - Hạnh Phúc Của Mẹ

Những cách chữa trị tiêu chảy hữu hiệu nhất tại nhà

Tiêu chảy cũng là một bệnh phổ biến ở hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để chữa trị tiêu chảy hữu hiệu nhất tại nhà?


Tiêu chảy ở trẻ em: nguyên nhân thường gặp và cách điều trị.

Tiêu chảy là một bệnh do đường ruột bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy sẽ làm cơ thể bé sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng và mất nước. Một số những nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy ở hầu hết trẻ em bao gồm:

Lây nhiễm từ vi rút như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và ký sinh trùng như Giardia. Vi-rút là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lòng, triệu chứng của viêm dạ dày ruột do vi-rút thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, đau đầu và sốt.

Khi điều trị vi-rút viêm dạ dày ruột (có thể kéo dày từ 5-14 ngày), điều quan trọng nhất là phải ngăn ngừa mất nước trong cơ thể bé. Sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ là một giải pháp bổ sung nước cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một mình nước sẽ không có đủ kali, natri và chất dinh dưỡng khác để cung cấp cho bé. Hãy nói chuyện với bác sĩ để việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho bé hợp lý hơn.

Các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em cũng như người lớn.

Các nghiên cứu cho thấy sữa chua bằng vi khuẩn sống hoặc chế phẩm sinh học có thể giúp giảm tiêu chảy do dùng kháng kinh.

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện một cách nhanh chóng, bao gồm nôn mửa và có xu hướng biến mất trong vòng 24h

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường gây mất nước không đáng kể, nhưng khi bé bị tiệu chảy cấp thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn.

chữa trị tiêu chảy ở trẻ 3
Mất nước do tiêu chảy có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau:

Chóng mặt và choáng váng

Khô, dính miệng

Nước tiểu vàng đậm hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu.

Khóc ít nước mắt hoặc không có

Da khô, lạnh

Thiếu năng lượng.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ:

Bé có vẻ rất mệt mỏi

Bị tiêu chảy hơn ba ngày

Bé dưới 6 tháng tuổi

Ói mửa chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng đẫm lẫn máu

Bị sốt hơn 105 ° F hoặc dưới 6 tháng tuổi bị sốt trên 100.4 ° F (xác định bằng nhiệt kế trực tràng)

Mất nước

Có phân lẫn máu

Trẻ dưới một tháng tuổi với ba hoặc nhiều đợt tiêu chảy

Bốn lần tiêu chảy trong vòng tám giờ và không uống đủ

Có một hệ thống miễn dịch yếu

Sốt phát ban

Xuất hiện đau dạ dày hơn hai giờ

Không đi tiểu trong 6 giờ với trẻ sơ sinh hoặc 12 giờ với trẻ nhỏ

Cách điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Một đứa trẻ bị tiêu chảy khi chúng đi ngoài bằng phân lỏng hơn 3 lần/ngày. Nhiều người cho rằng uống nhiều nước sẽ làm cho tiêu chảy nặng hơn. Đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Một em bé bị tiêu chảy cần được uống nước càng nhiều càng tốt cho đến khi ngừng tiêu chảy, bởi vì uống nhiều nước sẽ giúp trẻ thay thế chất dịch bị mất trong quá trình tiêu chảy. Điều này rất quan trọng vì tình trạng mất nước có thế dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

chữa trị tiêu chảy ở trẻ 4
1. Kiểm tra các triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Các triệu chứng chính là đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần 1 ngày và các triệu chứng khác bao gồm:

Đau bụng

Ói mửa, buồn nôn

Cảm giác đau khi đi ngoài

2. Đưa con gặp bác sĩ

Hãy đưa bé gặp bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện:

Đi cầu phân lỏng, nhiều nước nhiều lần trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ.

Xuất hiện máu và chất nhầy trong phân

Sốt cao

Ăn không ngon hoặc không muốn ăn uống

Mắt trũng

Cơn khát kéo dài

Cảm giác yếu ớt và mệt mỏi

Tiêu chảy kéo dài 1 tuần hoặc hơn

3. Cung cấp đủ nước cho bé

Đối với một đứa trẻ điều trị tại nhà thì việc bổ sung nước càng nhiều càng tốt, đặc biệt là sau mỗi lần đi cầu. Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột càng nhiều càng tốt.

Đối với bé dưới hai tuổi: liên hệ với bác sĩ để thay đổi lượng nước theo trọng lượng và tuổi của bé

Đối với vé hai tuổi trở lên: cách 20 phút cho bé uống một nửa cốc nước. Có thể chia nhỏ phần nước cho bé uống

Lưu ý: Hãy chọn loại nước phù hợp với con của bạn, những sự lựa chọn tốt nhất bao gồm:

Sữa mẹ hoặc sữa bột

Súp

Nước gạo

Trà kèm theo một chút đường

Nước tinh khiết

Nên tránh các đồ uống có nhiều đường như nước trái cây, đồ uống có gas

Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn khi bé bị tiêu chảy!

Nguồn: Chữa trị tiêu chảy ở trẻ em

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Mẹo trị táo bón hiệu quả cho trẻ

Táo bón gây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho trẻ. Hãy cũng xem bài viết này để chăm sóc bé bệnh táo bón hiệu quả nhất nhé

Ngày nay, táo bón ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một vấn đề rất phổ biến. Đặc trưng của táo bón ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường là đi tiêu không thường xuyên hoặc phân cứng và khô.

chữa táo bón cho bé
Nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến chứng táo bón ở trẻ em. Nguyên nhân phổ biến bao gồm luyện tập đi vệ sinh sớm và những thay đổi trong chế độ ăn uống. May mắn thay, hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em chỉ là tạm thời.
Khuyến khích con thay đổi chế độ ăn uống đơn giản, chẳng hạn như ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ và uống nhiều nước trong một thời gian dài để làm giảm táo bón. Nếu bác sĩ chấp thuận, đôi khi táo bón ở trẻ em cũng có thể được điều trị bằng thuốc nhuận tràng.

Các triệu chứng của táo bón

Các dấu hiệu và triệu chứng của táo bón ở trẻ em bao gồm:

- Đi tiêu không tới 3 lần/tuần

- Phân cứng, khô và rất khó khăn khi thải ra ngoài

- Đau bụng trong khi đi tiêu

- Đau bụng – Buồn nôn

- Dấu vết của phân lỏng giống như đất sét dính trong đồ lót của trẻ

- một dấu hiệu cho thấy phân được giữ lại trong trực tràng.

- Máu trên bề mặt của phân cứng Nếu con bạn sợ rằng khi đi vệ sinh sẽ bị đau, bé có thể cố gắng để tránh điều đó. Cha mẹ có thể nhận thấy con của mình bắt chéo chân, siết chặt mông, xoắn cơ thể trong suốt quá trình đi toilet.

Khi nào nên đưa con đi gặp bác sĩ

Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc được kèm theo các triệu chứng sau:

- Xuất hiện các cơn sốt

- Buồn nôn, ói mửa

- Máu trong phân

- Trướng bụng

- Sụt cân

- Xuất hiện các vết nứt da gây đau đớn xung quanh hậu môn (vết nứt hậu môn)

- Lòi trĩ ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)

chữa táo bón cho bé 1
Nguy cơ táo bón
Táo bón có khả năng xuất hiện cao ở những trẻ:

- Ít vận động

- Không ăn đủ chất sơ

- Không uống đủ nước

- Dùng những loại thuốc nhất định, bao gồm một số thuốc chống trầm cảm.

- Điều kiện y tế ảnh hưởng đến hậu môn hoặc trực tràng.

- Gia đình có tiền sử táo bón

Các biến chứng của táo bón

Các triệu chứng của táo bón luôn gây ra những khó chịu nhất định nhưng nó không quan trọng. Nếu trở thành táo bón mãn tính, các biến chứng có thể bao gồm:

- Xuất hiện các vết nứt da xung quanh hậu môn gây đau đớn

- Không dám đi tiêu vì đau đớn, kết quả là phân tích tụ nhiều trong ruột kết và trực tràng và rò rỉ ra ngoài.

Kiểm tra và chẩn đoán chứng táo bón ở trẻ

chữa táo bón cho bé 5
Bác sĩ của bé sẽ:
- Thu thập thông tin lịch sử y tế một cách đầy đủ. Bác sĩ sẽ hỏi bố mẹ về quá khứ bệnh tật của bé, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.

- Tiến hành kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát bao gồm cả việc đặt một ngón tay có đeo găng vào hậu môn của bé để kiểm tra sự bất thường hay sự tồn đọng của phân.

- Chụp X-Quang bụng. Kiểm tra này cho phép bác sĩ thấy được những tắc nghẽn trong ruột của bé.

- Thụt Bari chụp X-Quang. Trong xét nghiệm ngày, niêm mạc dạ dày được phủ một lớp chất phản quang (barium) để kiểm tra sự bất thường trong đại tràng và một phần ruột non của bé.

- Sinh thiết trực tràng. Trong xét nghiệm này, một mẫu nhỏ mô được lấy từ lớp niêm mạc trực tràng để kiểm tra mức độ bình thường của các tế bào thần kinh.

- Xét nghiệm máu. Thỉnh thoảng, các xét nghiệm máu sẽ được tiến hành, có thể là kiểm tra tuyến giáp.

Phương pháp điều trị và thuốc chữa bệnh táo bón

Tùy theo tình hình và mức độ bệnh của bé mà bác sĩ có thể đề nghị:

- Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn của bé để làm mềm phân. Nếu bé không nạp được nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn thì bố mẹ có thể bổ sung các loại thuốc như Metamucil hoặc Citrucel. Bố mẹ phải cho bé uống ít mất 1 lít nước mỗi ngày. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để tìm ra liều lượng hợp lý phù hợp với độ tuổi và cân nặng của em bé.

chữa táo bón cho bé 3
- Glycerin suppositories (thuốc hình viên đạn đặt ở hậu môn) có thể dùng để làm mềm phân ở những trẻ không thể uống thuốc. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng loại thuốc này.
- Thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ.Nếu phân cứng làm tắc nghẽn quá trình thải ra ngoài, bác sĩ có thể khuyến nghị thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ để cải thiện tình hình trên. Những loại thuốc có thể được sử dụng: polyethylene glycol (Glycolax, MiraLax) và dầu khoáng. Không bao giờ sử dụng thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

- Hospital enema. Đôi khi một đứa trẻ bị táo bón nặng phải nhập viện để điều trị với một loại thuốc xổ mạnh để thoát tất cả chất thải ra khỏi ruột. Điều trị này gọi là tháo nghẹt (disimpaction).

Tạo thói quen để phòng ngừa và chữa trị táo bón tại nhà

Cha mẹ không biết rằng những thay đổi đơn giản trong chế độ và thói quen ăn uống sẽ làm giảm chứng táo bón ở trẻ em:

- Ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân. Cho bé ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả.

- Uống nước đầy đủ. Uống nước nhiều sẽ giúp làm mềm phân. Chú ý không nên cho bé uống nhiều sữa. Sữa có thể góp phần vào việc xuất hiện chứng táo bón.

- Khuyên bé ngồi đủ lâu trong nhà vệ sinh khi đi tiêu. Khuyến khích bé ngồi 5-10 phút trong nhà vệ sinh để chắc chắn rằng phân thoát hết ra ngoài.

chữa táo bón cho bé 4
Những biện pháp chữa trị chứng táo bón mà không cần dùng thuốc:
- Ngoài những thay đổi trong thói quen và chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bé, có những cách khác giúp đẩy lùi táo bón:

- Chiến lược thư giãn: Giúp bé, hít thở chậm, sâu để thư giãn cơ bắp và khung xương chậu.

- Những hình ảnh tốt cho tinh thần. Suy nghĩ về một nơi yêu thích có thể giúp bé đi cầu thoải mái và làm giảm sự lo lắng về chứng táo bón.

- Mát-xa. Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng dưới giúp thư giãn các cơ bắp hỗ trợ bàng quang và ruột giúp thúc đẩy hoạt động của ruột.

- Châm cứu. Y học truyền thống Trung Quốc thực hiện các thao tác châm cứu vào kinh mạch trên cơ thể. Liệu pháp này nhằm giúp các bé bị đau bụng có liên quan đến táo bón.

chữa táo bón cho bé 2
Trên đây là toàn tập về chứng táo bón quái ác ở trẻ em. Hy vọng thông qua bài này, bố mẹ sẽ tìm là cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng táo bón ở con mình. Chúc các bé mau khỏe và có một sức khỏe thật dồi dào nhé!
Nguồn: Cách chữa táo bón hiệu quả

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Đau mắt đỏ ở trẻ: Biểu hiện, triệu chứng và những điều cần biết

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em như thế nào? Biểu hiện, triệu chứng và những điều gì cần biết khi mắc bệnh này?

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất cho bé tại nhà
Nếu xuất hiện một người đau mắt đỏ xung quanh bạn đó là một điều đáng báo động vì chúng có thể lây lan một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ thường không kéo dài ở mắt và không làm ảnh hưởng về vấn đề tầm nhìn của mắt.
Tuy nhiên, nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ, hãy đưa bé gặp bác sĩ để loại bỏ các triệu chứng đó một cách nhanh chóng để bé không khó chịu và tránh lây truyền cho người khác.

Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ

Mắt đỏ có thể được gây ra bởi nhiều vi khuẩn và vi-rút có khả năng gây ra cảm lạnh và các loại bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm cả nhiễm trùng tai, viêm xoang và viêm họng. Đó cũng có thể là do loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu và chlamydia, hai bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Nguyên nhân gây ra mắt đỏ cũng có thể là do dị ứng. Những đứa trẻ hay bị dị ứng thời tiết hoặc các tác nhân khác, chẳng hạn như sốt cỏ khô. Những tác nhân dị ứng chính gây viêm kết mạc bao gồm phấn hoa cúc vàng, lông động vật và ve, bọ trong bụi rậm.

Đôi khi một chất lẫn trong môi trường có thể gây kích ứng mắt và gây ra đau mắt đỏ. Chẳng hạn như hóa chất (chlorine, xà phòng, v.v.) hoặc ô nhiễm không khí (khói).

Mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị đau mắt đỏ và dễ bị biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị bệnh này một cách kịp thời.

cách chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả
Nếu một em bé được sinh ra từ một bà mẹ bị nhiễm các bệnh tình dục, trong quá trình sinh con, các vi khuẩn hoặc vi-rút có thể thâm nhập vào mắt bé thông qua cơ quan sinh dục, gây ra đau mắt đỏ. Để ngăn chặn điều này, các bác sĩ bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho tất cả các em bé ngay sau khi sinh. Thỉnh thoảng, phương pháp này gây ra viêm kết mạc nhẹ, nhưng thường tự hết trong vài ngày.
Nhiều em bé sinh ra mắc chứng hẹp ống lệ đạo (chứng này thường biến mất sau vài ngày). Điều này cũng có thể dẫn đến viêm kết mạc.

Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Các loại tác nhân gây nên đau mắt đỏ khác nhau có thể có các triệu chứng khác nhau và tùy ở mỗi đứa trẻ.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu ở mắt. Các bé cảm thấy trong mắt mình có những hạt cát. Nhiều trẻ bị đỏ toàn mắt, thường được gọi là viêm kết mạc. Điều này có thể làm mắt tiết nhiều nước mắt làm các mí mắt dính liền vào nhau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng kèm theo nhiều ghèn. Một số bé có thể bị sưng mí mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

Trong trường hợp bé bị viêm kết mạc dị ứng thì ngứa và chảy nước mắt là 2 triệu chứng phổ biến.

Khả năng lây lan của bệnh đau mắt đỏ

Các trường hợp đau mắt đỏ gây ra bởi vi khuẩn và vi-rút rất dễ lây lan. Còn trường hợp do bị dị ứng hoặc do các chất kích ứng trong môi trường thì không có khả năng lây lan.

Một đứa trẻ có thể bị lây nhiễm đau mắt đỏ do chạm vào người bị bệnh hoặc một vật gì đó mà người bệnh đã tiếp xúc, chẳng hạn như khăn giấy đã qua sử dụng. Vào mùa hè, mắt đỏ có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác khi tắm ở bể bơi công cộng có nước bị ô nhiễm hoặc dùng chung khăn bẩn. Mắt đỏ cũng có thể lây lan qua ho và hắt hơi.

Các bác sĩ thường khuyên nên cách ly những bé được chẩn đoán bị viêm kết mạc ra khỏi trường học một thời gian để cách ly chống lây lan.
Ngoài ra, trẻ bị viêm kết mạc ở một mắt có thể vô tình lây lan bệnh cho mắt kia thông qua chạm tay vào mắt nhiễm, sau đó chạm vào mắt kia.

Ngăn ngừa đau mắt đỏ

Để tránh tình trạng gây ra mắt đỏ bởi nhiễm trùng, hãy dạy cho trẻ em thường xuyên rửa tay bằng nước ấm hoặc xà phòng. Khuyên bé không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, khăn lau mặt,…với người khác.

Hãy chắc chắn rằng đã rửa tay thật kỹ sau khi sờ vào mắt của một trẻ bị nhiễm và vứt bỏ bông y tế sau khi sử dụng. Giặt riêng khăn và quần áo của bé bằng nước ấm và không giặt chung với quần áo của các thành viên khác trong gia đình.

Nếu con bạn dễ bị viêm kết mạc dị ứng, hạy đóng tất cả các cửa sổ vào thời điểm nhiều phấn hoa trong không khí.

Nhiều trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng cách sàn lọc và điều trị các bệnh STD cho phụ nữ mang thai. Một phụ nữ mang thai có thể mang vi khuẩn trong âm đạo, đó là lý do tại sao sàng lọc trước khi sinh rất quan trọng.

Chữa trị/Điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Mắt đỏ thường được gây ra bởi một loại vi-rút và thường tự hết mà không cần một biện pháp chữa trị nào. Nếu bác sĩ nghi ngờ triệu chứng đau mắt đỏ gây ra nhiễm trùng bởi vi-khuẩn thì họ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc mỡ kháng sinh.

Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất cho bé tại nhà 1
- Cho bé mang kính (đặc biệt là kính râm) để mắt bé cảm thấy thoải mái hơn khi đi ra ngoài.
- Sử dụng khăn ấm để lau và chườm lên mắt bé vào buổi sáng và sau giấc ngủ trưa

- Sử dụng Acetaminophen hoặc ibuprofen (uống) để giảm bớt sự khó chịu.

- Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin cho bệnh mắt đỏ dị ứng liên quan. Luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nhỏ mắt nào cho trẻ mới biết đi.

Khi nào cần gọi bác sĩ

Nếu nghĩ rằng bé nhà bạn bị đau mắt đỏ, hãy liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên và làm thế nào để điều trị. Nếu bị viêm kết mạc nghiêm trọng mà không chữa trị kịp thời sẽ làm thay đổi thị lực, sưng quanh mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Mắt đỏ không giảm sau 2-3 ngày điều trị thì nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Nguồn: Chữa đau mắt đỏ

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Viêm họng và cách điều trị hiệu quả

Viêm họng là một bệnh vô cùng phổ biến ở trẻ em khiến cho các bé bị khan tiếng, đau rát họng thậm chí sốt triền miên. Vậy làm thế nào để điều trị viêm họng hiệu quả?

Đau họng (viêm họng) là một loại bệnh thường được gây ra bởi một loại vi-rút. Nếu con của bạn có những triệu chứng như ho hoặc nghẹt mũi, tác nhân của triệu chứng đau họng có thể là do vi-rút cảm lạnh.

cách chữa trị viêm họng hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây ra viêm họng
Viêm họng gây ra đau rát ở cổ họng có thể được gây ra bởi vi-rút cảm lạnh hoặc cúm. Bệnh sởi, thủy đậu và bệnh bạch hầu thanh quản cũng có thể gây ra viêm họng. Trong thực tế, nguyên nhân thường gặp nhất của viêm vọng là do bị nhiễm vi-rút.

Thủ phạm phổ biến nhất là khuẩn liên cầu nhóm A, nhưng điều này không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững mới biết đi. Một trong những loại vi khuẩn gây ra viêm họng ở bệnh ho gà.

Khói thuốc lá, lông mèo, lông chó, phấn hoa từ giống cúc vàng hoặc không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cuống họng của bé và gây ra các triệu chứng của bệnh cảm lạnh như viêm mũi dị ứng hoặc sốt cỏ khô.

Các dấu hiệu triệu chứng viêm, nhiễm trùng

Nếu con bạn đau họng (đau rát cổ họng) nghiêm trọng hoặc đau họng kéo dài hơn 3 ngày mà không có các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, hãy đưa con gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đi bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng sau:

- Đau cổ họng kéo dài

- Khó khăn trong việc nuốt, thở

- Ớn lạnh và Sốt trên 101 độ F

- Sưng các hạch bạch huyết dưới hàm hoặc sau tai.

- Phát ban đỏ khắp cơ thể

- Đỏ và sưng tấy bên trong cổ họng

- Nhức đầu, buồn nôn

cách chữa trị viêm họng hiệu quả 1
Các biến chứng của bệnh viêm họng
Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu như viêm họng không được điều trị một cách kịp thời như nhiễm trùng tai (viêm tai), nhiễm trùng xoang (viêm xoang), viêm phổi, viêm màng não và sốt thấp khớp. Trong số các biến chứng này thì sốt thấp khớp và thận đáng quan tâm nhất.

Sốt thấp khớp

Bệnh thấp khớp là một biến chứng nặng của viêm họng. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể làm cho các vi khuẩn còn lại trong amidan kích thích các phản ứng miễn dịch một cách dai dẳng. Việc kích thích các phản ứng miễn dịch này có thể gây viêm ở các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả não, tim, khớp và da. Tình trạng này được gọi là sốt thấp khớp và nó thường xảy ra sau 2-4 tuần sau khi bị viêm họng.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh thấp khớp là ảnh hưởng đến tim có thể gây ra sẹo ở van tim có thể phải phẩu thuật để thay van tim.

Bệnh thận

Các phản ứng của hệ thống miễn dịch của người bị viêm họng cũng có thể gây ra viêm thận (viêm cầu thận sau khi bị liên cầu khuẩn tấn công). Biến chứng này phổ biến hơn nhưng ít nguy hiểm so với sốt thấp khớp.

Viêm thận có thể xảy ra từ 1-3 tuần sau khi viêm họng và thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Trẻ em có nguy cơ bị viêm thận cao sau khi bị viêm họng. Các triệu chứng có thể bao gồm máu trong nước tiểu, mắt cá sưng phù và đôi mắt sưng húp.

Chẩn đoán viêm họng.

Chẩn đoán viêm họng rất quan trọng vì nếu điều trị kháng sinh trong vòng 48 giờ sẽ làm giảm sự phát triển phát triển của các triệu chứng và giảm nguy cơ sốt thấp khớp, bệnh thận và giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

Điều trị viêm họng tại nhà

Do khả năng có biến chứng quan trọng, viêm họng nên điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt. Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm họng bao gồm:

- Penicillin V (ví dụ Cilicaine VK): được dùng bằng đường uống và là kháng sinh thường được chỉ định cho hầu hết viêm họng.

- Amoxicillin (ví dụ Alphamox, Ospamox): là một loại kháng sinh uống thay thế penicillin rất hữu ích, không giống như penicillin V, nó có thể uống trong lúc ăn.

- Penicillin G benzathin A: một liều tiêm bắp duy nhất và có thể được sử dụng ở những bệnh nhân không thể dùng thuốc penicillin bằng cách uống hoặc không có khả năng để hoàn thành quá trình uống thuốc trong 10 ngày.

- Erythromycin ethyl succinat (ví dụ như E-Mycin): là một loại kháng sinh thay thế uốn phù hợp cho những người bị dị ứng với penicillin.
Với điều trị kháng sinh uống, toàn bộ quá trình uống thuốc 10 ngày phải hoàn thành, thậm chí nếu các triệu chứng bị đẩy lùi sau 2-3 ngày, bạn cũng phải tiếp tục uống thuốc để đảm bảo rằng nhiễm trùng không quay trở lại và để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh sốt thấp khớp và bệnh thận.

cách chữa trị viêm họng hiệu quả 2
Để làm giảm triệu chứng đau họng, bạn có thể súc miệng nước muối (nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm) và mút kẹo cứng hoặc trong họng có ngậm kẹo hoặc thuốc có chứa thành phần làm mát, gây mê, chống nhiễm khuẩn hoặc chống viêm.
Có thể giảm đau và giảm sốt từ việc sử dụng paracetamol (ví dụ như Panadol) và ibuprofen (ví dụ như Nurofen) không theo đơn của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt amidan để ngăn ngừa viêm họng

Phẫu thuật cắt bỏ amiđan có thể được khuyến cáo cho những người có tái phát viêm họng. Phẫu thuật cũng có một số rủi ro, bao gồm chảy máu trong và sau khi tiến hành phẫu thuật. Đau họng và ăn uống khó khăn là điều bình thường trong vài ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Hồi phục hoàn toàn thường mất 2-3 tuần.

Cách phòng ngừa viêm họng hiệu quả

Một phần quan trọng của quản lý nhiễm trùng viêm họng là để ngăn chặn sự lây lan cho người khác. Các bước đơn giản để giúp ngăn ngừa sự lây lan của viêm họng bao gồm:

- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho.

- Rửa và làm khô tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

- Tránh tiếp xúc vật lý gần với những người mắc bệnh.

- Không dùng chung thực phẩm, chất lỏng hoặc ăn chung, uống chung với người bị nhiễm.

- Nếu viêm họng được xác định chắc chắn, hãy ở nhà trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

Cách làm giảm cơn viêm họng bằng tự nhiên

Chính nhờ những đặc tính hữu ích của chanh, gừng và mật ong trong việc làm giảm viêm họng, đau họng, nên người ta thường bào chế một loại hỗn hợp từ 3 loại này để giảm các cơn đau họng ngay tại nhà.

cách chữa trị viêm họng hiệu quả 3
Chanh: có chứa hàm lượng vitamin C cao và hàm lượng chất chống oxy hóa quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, làm giảm viêm và sưng tấy.
Gừng: kích thích đổ mồ hôi mạnh mẽ để hỗ trợ việc giải độc cho cơ thể, đặc biệt trong lúc bị cảm lạnh hay cúm. Gừng cũng rất hữu ích trong việc làm giảm khó chịu trong dạ dày, chóng mặt, buồn nôn hoặc đổ mồ hôi lạnh.

Mật ong: Làm dịu cơn viêm họng và là một phương thuốc tự nhiên giảm ho hiệu quả. Mật ong cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách tham gia hỗ trợ trong việc sản xuất các tế bào máu trắng. Điều này sẽ giúp cơ thể chống nhiễm trùng và làm giảm cơn sốt do viêm họng gây ra.

Thành phần của một lọ “thần dược” cho cơn đau họng

- 2 trái chanh (rửa sạch)

- 2 miếng gừng tươi

- mật ong nguyên chất

- 1 hủ/thẩu/lọ có thể tích vừa đủ cho số lượng trên.

Hướng dẫn

1. Cắt chanh thành khoanh mỏng và gừng thành những khúc nhỏ

cách chữa trị viêm họng hiệu quả 4
2. Đặt chanh và gừng xen kẽ theo từng lớp trong lọ đã chuẩn bị
cách chữa trị viêm họng hiệu quả 5
3. Đổ từ từ mật ong lên lớp chanh và gừng, cố gắng để chanh và gừng ngập trong mật ong sau đó đậy nắp chặt.
cách chữa trị viêm họng hiệu quả 6
4. Cất giữ lọ vào tủ lạnh để dùng dần.
Cách dùng

Bạn có thể cho 2-3 muỗng cà phê hỗn hợp này vào 1 cốc nước ấm. Khuấy đề và để khoảng 3-4 phút và có thể thưởng thức.

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm họng, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa trên đây sẽ giúp cho bạn chăm sóc sức khỏe cho bé, cho cả gia đình mình tốt hơn.
Nguồn: Cách chữa viêm họng - Hạnh Phúc Của Mẹ