Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Điều trị cảm cúm cho con tại nhà

Thời tiết ngày càng thay đổi thất thường và con của mẹ rất dễ mắc bệnh cảm cúm. Vậy làm thế nào để mẹ giúp con phòng ngừa và chữa trị cảm cúm?

Bài viết sau sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về điều đó!

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi-rút cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là:

- Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện

- Có cảm giác ớn lạnh

- Nhức đầu

- Đau nhức cơ bắp

- Chóng mặt

- Ăn không ngon

- Mệt mỏi

- Ho

- Đau họng

- Chảy nước mũi

- Buồn nôn

- Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực

- Đau tai

- Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm dường như hội tụ đủ các triệu chứng này.

Thời gian của bệnh cảm cúm

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường đã biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài.

Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cảm cúm là một bệnh rất nghiêm trong bởi vì nó có thể dẫn đến viêm phổi và các biến chứng khác đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, người già và những người có vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.

Khả năng lây lan

Bệnh cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua các giọt nước li ti bị nhiễm vi-rút xuất hiện sau những cơn ho hoặc hắt xì từ người bệnh vào không khí. Những người bị nhiễm dễ lây lan cho người khác từ 1 ngày trước khi họ cảm thấy bệnh đã xuất hiện cho đến khi các triệu chứng kết thúc hẳn (khoảng 1 tuần cho người lớn và kéo dài hơn ở trẻ em)

Dịch cúm thường bùng nổ trong phạm vi nhỏ. Nhưng nếu gặp điều kiện môi trường và thời tiết thuận lợi thì nó có thể lây lan một cách nhanh chóng.

Vắc-xin phòng ngừa cảm cúm

Chủng ngừa cúm hằng năm thường được khuyến khích tiêm có tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm phòng của chủng ngừa cúm này khoảng từ giữa tháng 11. Nhưng mọi người có thể tiêm vào các thời điểm khác trong năm.

Vắc-xin giúp bảo vệ con người khỏi các loại vi-rút gây ra cảm cúm mà các chuyên gia nghĩ rằng chúng sẽ xuất hiện trong mùa cúm sắp tới. Vắc-xin chủng này không đảm bảo hoàn toàn chống lại dịch, nhưng nếu được tiêm phòng thì tỉ lệ nhiễm ít hơn và những triệu chứng sẽ ít hơn nếu nhiễm bệnh. Cha mẹ nên theo dõi lịch tiêm phòng của các bệnh viện để tiêm cho cả gia đình nhé.

Ngăn ngừa sự lây lan cảm cúm

Không có cách nào (bao gồm tiêm chủng) đảm bào 100% bảo vệ khỏi bệnh cúm. Nhưng những cách sau sẽ làm giảm nguy cơ lây lan thành đại dịch của bệnh này:

- Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

Không dùng chung cốc và đồ dùng ăn uống.

Nghỉ làm ở nhà hay trường học khi đang bị bệnh cúm.

Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt vào thùng rác.

Cách điều trị cúm cho con trẻ

- Để con yêu có sức đề kháng cao, có thể tránh được bệnh cúm, cha mẹ cần tăng cường mệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày. Theo các chuyên gia về sức khỏe, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của cúm như viêm phổi.

- Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ cá loại thực phẩm như rau bắp cải, rau bina hoặc một ly nước cam vào buổi sáng là tốt nhất.

- Dùng giấy mềm lau mũi: Khi con bị chảy nước mũi, mẹ hãy dùng giấy mềm để chấm mũi cho con. Nếu lau mũi thường xuyên bằng khăn mặt hoặc giấy ăm có thể khiến cho mũi bị đỏ và dễ bị kích thích, vì vậy, hãy dùng loại khăn càng mềm càng tốt. Hoặc mẹ có thể dùng các loại giấy có chất lô hội, có bổ sung vitamin E là tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, hãy dùng dụng cụ hút mũi để hút các mũi nhầy ra. Tuy nhiên, sau đó cần nhỏ nước nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh để mũi con đỡ bị khô.

- Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con: Hầu hết các bệnh cảm lạnh không gây sốt, nhưng các bà mẹ cần tỉnh táo. Bởi một cơn sốt chớm xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cúm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi chính xác và liên tục nhiệt độ cơ thể của con. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc loại chạy bằng pin để dưới lưỡi miễn là phù hợp với con mình.

- Riêng đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên các mẹ nên gọi bác sĩ nhi khoa nếu thấy con sốt trên 38 độ và nên đưa con đến bệnh viện nếu con sốt kéo dài hơn hai ngày.

- Uống nhiều nước để tránh mất nước

- Cho trẻ ngủ sâu giấc và lâu

- Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau (không dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên vì nó có thể gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye)

- Trẻ em bị bệnh nên ở nhà từ trường học và chăm sóc cho đến khi chúng hết sốt trong ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt. Một số trẻ cần phải ở lại nhà lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Cách chữa trị nghẹt mũi khi bé bị cảm cúm nhanh nhất

Xông hơi toàn thân cho bé

Hơi nước bốc ra từ phòng xông hơi sẽ khiến cho cơ thể bé dễ chịu và là giải pháp trị nghẹt mũi hữu hiệu cho trẻ. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở.

Sử dụng nước muối

Nước muối rất an toàn nên mẹ có thể mua những loại nước muối ở nhà thuốc hoặc pha nước muối loãng tại nhà để nhỏ cho bé. Một lần chỉ nên nhỏ 1 giọt vào mũi bé.

Bệnh cảm cúm ở trẻ em và cách điều trị

Sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng

Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Bổ sung thêm nước cho trẻ

Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ , sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.

Sử dụng hơi tinh dầu bạc hà

Hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ

Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Ăn gì để nhanh hết cảm cúm?

Ngoài ra, khi bố mẹ hoặc bé ở nhà mắc bệnh cảm cúm, những thực phẩm sau đây có thể giúp cải thiện tình hình bệnh:

Củ ỏi

Tỏi là kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa các bệnh cảm mạo. Tỏi còn chứa allicin, một chất kháng virus và chống oxy hóa rất tốt. Để tận dụng được toàn bộ ích lợi từ tỏi, hãy thử ăn tỏi tươi chưa qua chế biến.

Củ nghệ

Nghệ xóa tan sự hiện diện của virus và vi khuẩn trong cơ thể. Bạn chỉ cần cho ít bột nghệ vào thức ăn khi bị cảm mạo hoặc cho thêm bột nghệ vào sữa nóng rồi uống, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Gừng

Gừng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và làm thông mũi. Nếu bị cảm, hãy tăng cường sử dụng gừng. Một cách khác có thể tận dụng lợi ích từ gừng là uống hỗn hợp nước ấm, chanh gừng hai lần một ngày để hết cảm mạo.

Mật ong

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mật ong nguyên chất có chứa polyphenol có đặc tính kháng khuẩn và virus. Nếu bạn bị đau họng, hãy thử uống một thìa mật ong nguyên chất, tình hình sẽ được cải thiện rõ rệt.

Cá ngừ, cá hồi và cá thu

Cá ngừ, cá hồi, cá thu được đánh giá là giàu axit béo omega-3, hợp chất có đặc tính giảm viêm. Bạn sẽ dễ bị cảm lạnh và cúm nếu cơ thể đang bị viêm và các loại thực phẩm trên là sự chọn lựa hoàn hảo cho bạn.

Hàu

Hàu rất giàu kẽm, một khoáng chất thiết yếu và đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa cúm thông thường. Bổ sung hàu vào chế độ ăn sẽ giúp bạn khỏi cúm nhanh và hiệu quả.

Hạt hồi

Hạt hồi có tính kháng khuẩn, dừng các cơn ho dai dẳng và giúp thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể dùng hạt hồi nghiền cùng tỏi, đường, và quế, pha cùng nước ấm và uống hỗn hợp này ba lần một ngày.

Thì là

Rau thì là giúp bạn chấm dứt các cơn ho và tình trạng nghẹt mũi. Bạn có thể dùng rau thì là tươi hoặc dùng hạt thì là rang. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn hãy thử uống trà làm từ hạt cây thì là.

Rau lá xanh

Dù bạn có bị cảm mạo hay không thì rau lá xanh là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải tàu bay có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Những loại rau này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi bệnh cảm cúm.

Việt quất

Theo một nghiên cứu mới đây, quả việt quất dại có tính chống oxy hóa cao nhất trong số các loại trái cây tươi. Chúng có chứa hàm lượng cao antoxian (chất sắc) là một trong những chất có tính chống oxy hóa mạnh nhất. Do đó, quả việt quất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả và giúp bạn khỏi cảm cúm nhanh chóng.

Hy vọng những biện pháp ngăn ngừa, phòng chống những triệu chứng như sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi,… của bệnh cảm cúm trên đây sẽ giúp bé có một sức đề kháng tốt và luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Bệnh cảm cúm ở trẻ em - Hạnh Phúc Của Mẹ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.