Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng đang hoành hành ở khắp nơi trên cả nước. Nạn nhân của bệnh này thường là trẻ em.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này?

Bệnh tay chân miệng (Hand-Foot-Mouth) là gì?
Bệnh tay chân miệng (HFM) là một bệnh do virus gây ra các triệu chứng đặc trưng như sốt và phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Không nên nhầm lẫn bệnh này với long mồm lở móng ở gia súc.
Những sự thật về bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra.
Tay chân miệng gây ra phát ban trên bàn tay, bàn chân và bên trong miệng
Bệnh này thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu
Tay chân miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo (mầm non)
Tay chân miệng thường suy giảm trong vòng một tuần. Phương pháp điều trị chính là làm giảm các triệu chứng sốt và đau họng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
HFM là một căn bệnh phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa thu. Triệu chứng ban đầu của bệnh này là sốt nhẹ khoảng từ 38°C-39°C và xuất hiện phát ban trong một đến hai ngày tiếp theo. Những đốm ban nhỏ màu đỏ (2 mm-3 mm) nhanh chóng phát triển thành các mụn nước nhỏ xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và khoang miệng. Các mụn nước có thể vỡ ra hình thành nên các vết loét. Các vết loét và mụn nước này thường biến mất sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Những tổn thương bên trong miệng có thể dẫn đến đau họng, ăn uống khó khăn cho bé. Từ lúc hình thành bệnh, bé cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu chán ăn.
Sau đây là tổng hợp những triệu chứng thường gặp ở bệnh tay chân miệng:
Xuất hiện sốt nhẹ
Cơ thể mệt mỏi
Biếng ăn và không thèm ăn
Đau họng
Phát ban
Mụn đỏ và mụn nước
Lở loét trong khoang miệng
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
Các chủng virus coxsakie, thường là coxsakievirus A16, là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Virus này rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua việc bắt tay, ho, hắt xì hơi hoặc chạm vào vật có dấu vết của virus,... nên rất có thể bùng phát dịch bệnh.
Một loại virus khác ít phổ biến hơn là enterovirus 71. Bệnh nhân bị nhiễm loại virus này có thể gặp các biến chứng hiếm gặp như viêm màng não, co thắt cơ tim,...
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây lan như thế nào?
HFM lây ran từ người ngày sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các loại virus gây ra bệnh này. Các virus này thường nằm ở mũi, cổ họng, nước bọt hoặc phân của người bị nhiễm. Những người bị nhiễm dễ lây lan cho người khác trong tuần đầu tiên của bệnh.
Các virus gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể vẫn còn trong đường hô hấp của đường ruột của bé từ vài tuần đến vài tháng sau khi bé hoàn toàn bình phục. Cho nên bệnh này có thể lây lan khi bé đã khỏe mạnh.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Không có một chủng thuốc ngừa nào cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Thế nhưng bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh này cho bé bằng cách:
Nhắc nhở bé thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng, đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh.
Thường xuyên làm sạch các bề mặt mà bé thường tiếp xúc, bao gồm cả đồ chơi.
Tránh cho trẻ tiếp xúc gần như ôm, hôn, ăn chung, uống chung,...với người bị tay chân miệng.
Cho bé uống đủ nước
Cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Không có loại thuốc đặc trị nào để điều trị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể đẩy lùi bệnh này bằng cách giảm các triệu chứng xuất hiện khi bé nhiễm bệnh:
Cho bé uống thuốc giảm đau và hạ sốt (CHÚ Ý: Không dùng Aspirin để hạ sốt cho bé)
Sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn.
Bác sĩ khuyên rằng không nên sử dụng kháng sinh đối với bệnh này.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có gây ra lở loét khoang miệng làm trẻ bị đau họng và chán ăn. Vì thế, phụ huynh nên cho bé ăn thức ăn mà bé thích và ăn các loại thức ăn giàu protein được xay nhuyễn để vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé, vừa làm giảm đau miệng khi ăn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh tay chân miệng mà chúng tôi muốn phụ huynh nào cũng biết để chăm sóc con mình tốt hơn.
Hy vọng bé luôn khỏe mạnh và luôn ngoan ngoãn nhé!
Nguồn: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Hạnh Phúc Của Mẹ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.