Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Cách chữa trị mất ngủ hiệu quả nhất

Bạn luôn khó ngủ và tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Vậy cách điều trị mất ngủ hiệu quả nhất là gì?

Trong cuộc sống hiện đại, chứng mất ngủ ngày càng trở nên phố biến vì những bộn bề trong cuộc sống gây ra stress và sự ô nhiễm của môi trường. Nếu gặp phải chứng mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên), sức khỏe của bạn sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hãy thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày để chấm dứt bệnh mất ngủ nhé.
Tìm hiểu về chứng mất ngủ và các triệu chứng
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến và xảy ra vì nhiều lý do. Đối với một số người, mất ngủ chỉ kéo dài khoảng một vài đêm sau đó trở lại bình thường. Một số người khác lại gặp chứng mất ngủ khoảng tháng. Những người mắc chứng mất ngủ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu hoặc cả hai. Kết quả là họ ngủ quá ít hoặc giấc ngủ kém chất lượng cho nên luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Mất ngủ mãn tính kéo dài trong 1 tháng hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp mất ngủ mãn tính đều là thứ cấp. Điều này có nghĩa là chứng mất ngủ ảnh hưởng bởi một số vấn đề như điều kiện y tế, thuốc và các chất gây ra chứng mất ngủ thứ cấp.
Ngược lại, chứng mất ngủ nguyên thủy không phải do các vấn đề về y tế, thuốc hay các chất khác. Nguyên nhân của chứng mất ngủ này chưa thật rõ ràng. Nó có thể do sự thay đổi của cuộc sống như căng thẳng kéo dài hoặc cảm xúc không ổn định.
Chứng mất ngủ gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày và cơ thể luôn ở trong tình trạng thiếu sức sống. Nó cũng có thể làm cho bạn cảm thấy lo âu, trầm cảm và dễ bực tức, cáu gắt. Điều này sẽ khiến bạn không tập trung vào những nhiệm vụ được giao và không thể chú ý cũng như ghi nhớ điều gì.
Các triệu chứng của bệnh mất ngủ:
- Khó ngủ hoặc ngủ không sâu gây ra cảm giác mệt mỏi
- Thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm
- Khó khăn trong việc ngủ lại khi thức dậy đột ngột
- Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc ngủ để dễ ngủ
- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
- Ban ngày mệt mỏi, hay cáu gắt
- Khó tập trung vào ban ngày
Nguyên nhân của chứng mất ngủ: Tìm ra lý do tại sao bạn không thể ngủ được
Để phát hiện và điều trị bệnh mất ngủ đúng cách, bạn cần phải theo dõi chính bản thân mình. Các vấn đề cảm xúc như căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm chiếm một nửa nguyên nhân của tình trạng mất ngủ. Thói quen sinh hoạt vào ban ngày, thói quen ngủ và thể trạng cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy cố gắng xác định các nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ. Một khi bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, việc điều trị có thể dễ dàng hơn.
- Bạn đang bị rất nhiều căng thẳng?
- Bạn có bị trầm cảm hoặc cảm thấy vô vọng?
- Bạn luôn luôn lo lắng?
- Gần đây bạn đã trải quá cú sốc về tâm lý?
- Bạn đang sử dụng một loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình?
- Môi trường xung quanh bạn luôn ồn ào khiến bạn không thoải mái?
- Bạn có cố gắng tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ?
Nguyên nhân sinh lý và tâm lý của chứng mất ngủ:
Đôi khi, mất ngủ chỉ kéo dài vài ngày và trở lại bình thường. Đặc biệt là khi chứng mất ngủ gắn liền với một nguyên nhân tạm thời rõ ràng, chẳng hạn như căng thẳng trong bài thuyết trình sắp tới, trải qua một cuộc tình đau khổ,...Những trường hợp khác, chứng mất ngủ trở nên dai dẳng. Mất ngủ mãn tính thường gắn với một vấn đề tâm sinh lý.
Vấn đề tâm lý có thể gây ra chứng mất ngủ: trầm cảm, lo âu, căng thẳng mãn tính, rối loạn lưỡng cực, rối loạn stress sau chấn thương.
Thuốc có thể gây ra chứng mất ngủ: thuốc chống trầm cảm; thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm có chứa cồn; thuốc giảm đau có chứa caffein (Midol, Excedrin); thuốc lợi tiểu, corticoid, hoóc môn tuyến giáp, thuốc cao huyết áp,...
Vấn đề bệnh tật mà có thể gây ra chứng mất ngủ: bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh Parkinson, cường giáp, trào ngược axit, bệnh thận, ung thư, đau mãn tính...
Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra chứng mất ngủ: ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, hội chứng chân bồn chồn,...
Lo âu và trầm cảm: Đây là hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất ngủ mãn tính.
Hầu hết những người bị một rối loạn lo âu hay trầm cảm rất khó ngủ. Hơn nữa, thiếu ngủ có thể làm cho các triệu chứng lo âu hay trầm cảm tồi tệ hơn. Điều trị các vấn đề tâm lý cơ bản là chìa khóa để chữa chứng mất ngủ.
Phương pháp chữa trị chứng mất ngủ: Thay đổi những thói quen phá vỡ giấc ngủ
Người ta thường tìm đến những phương pháp trị mất ngủ khác nhau: trị mất ngủ bằng thuốc nam, trị mất ngủ bằng thảo dược, trị mất ngủ bằng bấm huyệt, trị mất ngủ bằng thuốc tây, trị mất ngủ bằng các thành phần của sen như tim sen, rễ sen,...Tuy nhiên đa phần không mấy hiệu quả vì không "đánh trúng" gốc rễ vấn đề mất ngủ của mình. Chứng mất ngủ ở trẻ em, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, người lớn và người già là khác nhau với nhiều nguyên nhân khác nhau nên cần có phương pháp điều trị hợp lý
Sau đây là những cách trị mất ngủ thông dụng:
Trị mất ngủ bằng thảo dược
Những loại thảo dược sau đây vừa không độc vừa có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn.
1. Thảo dược tim sen
Thảo dược tim sen (mầm của hạt sen) hay còn gọi là liên tâm. Thảo dược tim sen có tính hàn, vị đắng, tác dụng trấn tĩnh tinh thần và làm bình dục tính. Trong thảo dược tim sen có chứa ancaloit là nelumbin, nuciferin, vị rất đắng, thường được thấy ở dạng nước uống đóng lon hay trà hòa tan nhanh.
Mỗi ngày dùng 4-10 gam nuciferin cho vào nước sôi như pha trà sẽ giúp ngủ ngon và sâu. Có thể dùng kèm với thảo dược cúc hoa, lá vông, lá dâu, thảo quyết minh sao đen, táo nhân sao đen sẽ giúp bổ tì dưỡng tâm và an thần định chí, bổ huyết, trị tim đập hồi hộp, các chứng mất ngủ, giảm trí nhớ, căng thẳng, stress, suy nhược thần kinh do lo lắng, giúp ăn ngon, suy nhược cơ thể, đặc biệt là trị bệnh mất ngủ cho người già.
2. Thảo dược dây nhãn lồng
Thảo dược dây nhãn lồng còn gọi là lạc tiên hay chùm bao. Bạn có thể dùng đọt lá của thảo dược này luộc chín làm rau ăn trị mất ngủ rất hiệu quả. Một số nước phương tây sử dụng chất passiflorin có trong lạc tiên để bào chế thuốc an thần loại nhẹ giúp dễ ngủ cho người già.
Mỗi ngày dùng 6-16 gam dây lá lạc tiên đã khô, có thể dùng chung với thảo dược lá dâu tằm, lá vông, tim sen (mỗi loại 10 gam), thêm 0,5 lít nước đun cạn còn khoảng 0,1 lít uống mỗi buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp tim mạch điều hòa và giải stress.
3. Thảo dược cây trinh nữ
Thảo dược cây trinh nữ hay còn gọi là mắc cỡ, bạn có thể thấy ở nhiều nơi. Mắc cỡ có tính hơi hàn, vị ngọt, se, ít độc có tác dụng long đàm, giảm đau, an thần, lợi tiểu, tiêu viêm, hạ nhiệt, chống ho. Trong lá và rễ của thảo dược này có selen chữa đau nhức xương khớp rất tốt. Mỗi ngày dùng 20 gam mắc cỡ sắc còn 100 ml nước uống trước khi đi ngủ giúp chữa suy nhược, mất ngủ, thần kinh. Có thể dùng kèm với một số thảo dược khác.
4. Thảo dược lá vông nem
Thảo dược lá vông nem có tác dụng sát trùng, hạ huyết áp, hạ nhiệt, an thần, gây ngủ, ăn uống ngon miệng. Mỗi ngày dùng 4-6 gam lá khô hoặc 5-10 gam lá tươi nấu ăn như canh. Có thể phối hợp với thảo dược lá dâu tằm, lạc tiên, tim sen dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 10-15ml. Thảo dược này có thể bào chế.
Cách chữa trị chứng mất ngủ bằng bấm huyệt
1. Xoa và bấm huyệt vùng đầu mặt.
- Xát mạnh hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi dùng xoa khắp vùng mặt (giống như rửa mặt khô) 10-20 lần.
- Dùng hai ngón tay giữa luân phiên day nhẹ huyệt Ấn đường (giao điểm của đường giữa sống mũi với đường nối hai đầu trong lông mày) từ 20 đến 30 lần. Sau đó vuốt nhẹ từ huyệt Ấn đường xuôi theo hai lông mày đến huyệt Thái dương (ở chỗ lõm hai bên thái dương) rồi day nhẹ thái dương. Mỗi bên làm 30 lần.
2. Xoa và bấm huyệt vùng cổ:
- Dùng hai ngón tay trỏ bấm hai huyệt An miên (nằm ngay chỗ lõm ở bên cạnh xương lồi lên ở phía sau tai), bấm và day nhẹ, mỗi bên 10- 15 lần.
- Ngẩng cằm lên cao, dùng tay xoa vuốt nhẹ vùng cổ từ trên xuống dưới. Làm liên tục, chậm rãi, cho đến khi thấy cổ ấm lên là được.
3. Xoa ấm vùng bụng:
Nằm ngửa, xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho thật ấm. Sau đó đặt tay lên bụng, xoa xát quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ, thay phiên hai tay xoa liên tục, mỗi tay 20- 30 lần.
4. Xoa và bấm huyệt ở bàn chân:
- Ngâm hai bàn chân vào nước nóng vừa phải, cho ngập hai mắt cá chân. Có thể thêm ít muối vào nước nóng để ngâm chân. Khi thấy bàn chân hơi đỏ do các mạch máu ở bàn chân nở ra, lấy khăn lông lau chân thật khô.
- Dùng hai ngón tay cái day bấm hai huyệt Dùng tuyền (nằm ở chỗ lõm 1/3 trước và 2/3 sau đường nối đỉnh ngón chân 2 đến gót chân, phía dưới gan bàn chân). Bấm và day huyệt này 20-40 lần.
Khi làm các thao tác trên, cần tập trung tinh thần vào công việc, lòng thanh thản nhẹ nhàng, không bận tâm lo nghĩ bất kỳ công việc gì thì hiệu quả sẽ nhanh chóng hơn.
Còn nhiều cách để chữa mất ngủ như dùng thuốc, nhưng cách nào sẽ có những tác dụng phụ nên chúng tôi không khuyến khích dùng.
Khi xem xét tìm cách chữa trị chứng mất ngủ chuyên nghiệp
Nếu bạn đã thử các phương pháp chữa trị chứng mất ngủ và phương pháp điều trị liệt kê ở trên và vẫn đang gặp khó khăn về giấc ngủ, một bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ sẽ rất cần thiết. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp cho mất ngủ nếu:
- Tình trạng mất ngủ không được cải thiện
- Mất ngủ đang gây ra vấn đề lớn ở nhà, nơi làm việc, hoặc trường học
- Bạn đang gặp phải triệu chứng đáng sợ như đau ngực hoặc khó thở
- Mất ngủ xảy ra gần như mỗi đêm và ngày càng nghiêm trọng
- Mang theo một cuốn nhật ký bên cạnh giường để viết ra tất cả những điều xảy ra với bạn. Bác sĩ có thể dựa vào cuốn nhật ký để chẩn đoán bệnh hoặc rối loạn giấc ngủ đó để có hướng giải quyết tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ về chứng mất ngủ, hy vọng bạn sẽ tìm ra cho mình cách chữa trị chứng bệnh này một cách hiệu quả nhất để sức khỏe ngày càng dồi dào!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.