Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Những thông tin bổ ích về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Cảm lạnh quá phổ biến ở một nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tỉ lệ cảm lạnh ở trẻ nhỏ?

Cảm lạnh là tên gọi chung của một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một loại vi-rút. Nếu em bé bắt đầu có những triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục thì có thể bé đã bị cảm lạnh. Theo thời khuyên của bác sĩ thì các bà mẹ nên kiểm tra màu sắc nước mũi của trẻ. Nếu nó thay đổi từ màu vàng sang màu xanh lục thì gần như chắc chắn bé đã bị cảm lạnh.


Sự khác biệt giữ cảm lạnh và cúm là gì?

Mùa cúm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Cao điểm của dịch là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 3. Nếu bé bị bệnh trong thời gian này thì bé có thể bị cúm. Bệnh cúm thường được gây ra bởi một loại vi-rút gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể cùng với các triệu chứng hô hấp của bệnh cảm lạnh như hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi. Các bác sĩ khuyên rằng trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 tháng đến 19 tuổi nên chích ngừa cúm trong mùa dịch

Tại sao trẻ sơ sinh rất hay bị cảm lạnh?

Thật không may, một em bé bị cảm lạnh như một chuyện bình thường. Các bác sĩ cho biết rằng một em bé được sinh ra khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên. Trẻ em ở giai đoạn này rất dễ bị cảm lạnh hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoạt động hết công suất. Ngoài ra trẻ cũng chưa phát triển khả năng miễn dịch để chống lại nhiều loại vi-rút gây ra cảm lạnh.
Một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh là xung quanh trẻ có nhiều vi-rút bao gồm cha mẹ, anh chị hoặc các bạn ở trường mầm non. Những nghiên cứu cho thấy trẻ em đi nhà trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, chảy nước mũi và các vấn đề hô hấp khác cao hơn so với những đứa trẻ được chăm sóc riêng tư tại nhà.

Trẻ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn trong những tháng lạnh vì đó là thời gian vi-rút lây lan trên khắp cả nước.

Cách tốt nhất để điều trị cảm lạnh cho bé là gì?

Thuốc kháng sinh không có tác dụng gì với vi-rút, vì vậy cho bé uống thuốc khi cảm lạnh là điều không cần thiết mà hãy để cho hệ thống miễn dịch của bé thực hiện điều đó. Nên nhớ không được cho bé uống thuốc một cách tùy tiện nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đưa ra một lời khuyên về sức khỏe cộng đồng năm 2008 cảnh báo những mối nguy hiểm từ tác dụng phụ có thể đe dọa đến tính mạng khi sử dụng thuốc bừa bãi ở trẻ em dưới 2 tuổi. Ngoài ra, bác sĩ còn khuyên không nên sử dụng thuốc giảm ho vì ho đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch đường hô hấp của bé (hãy gặp bác sĩ nếu những cơn ho là gián đoạn giấc ngủ của bé). Nếu bé bị sốt, mẹ có thể cho bé uống một số loại thuốc như acetaminophen cho trẻ em (Tylenol). Không bao giờ sử dụng aspirin vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé.

Có rất nhiều cách mà bố mẹ có thể làm cho em bé cảm thấy tốt hơn và chắc chắn cái lạnh biến mất một cách nhanh chóng mà không trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là những điều cơ bản trong việc việc chăm sóc trẻ bị cảm lạnh:

- Cho bé ngủ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc

- Cho bé uống các loại dung dịch nước như sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây,…để làm giảm tình trạng tắc nghẽn và ngăn ngừa tình trạng mất nước trong cơ thể bé. Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn.

- Bên cạnh ống hút mũi, bạn cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc bạn tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.

Cha mẹ nên chuẩn bị những gì khi con bị cảm lạnh?

Cha mẹ cần làm theo những điều sau đây để con con nhanh chóng đẩy lùi cảm lạnh:

- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.

- Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.

- Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.

- Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.

- Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.
– Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.

- Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại

Làm thế nào để phát hiện cảm lạnh của con bạn trở nên nghiêm trọng hơn?

Nếu bé cảm lạnh thông thường, bố mẹ sẽ thấy một số hồi phục trong một vài ngày. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh để ngăn ngừa bệnh phát triển nghiêm trọng hơn như viêm thanh quản hoặc viêm phổi. Nếu nhiệt độ cơ thể bé khoảng 100.4 độ F hoặc cao hơn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Nếu bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ nếu nhiệt độ của bé đạt đến 101 độ hoặc từ 99,5 độ trở lên trong hơn 24 giờ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ nếu bé có một cơn sốt 101,4 độ hoặc cao hơn trong hơn ba ngày.

Những dấu hiệu nghiêm trọng hơn của bệnh

- Khó thở: thở khò khè, thở hổn hển. Những triệu chứng này có thể là một dấu hiệu của viêm phổi hoặc hô hấp cấp, một vấn đề tương đối phổ biến nhưng ảnh hưởng rất nghiêm trọng ở trẻ dưới 1 tuổi

- Ăn không ngon

- Ho kéo dài hơn 1 tuần

- Ghèn vàng nhiều trên mắt.

- Khóc khi bú hoặc khi kéo, cọ xát tai bé. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai.

Vậy mẹ phải làm gì để bảo vệ bé không bị cảm lạnh?

Mẹ không thể ngăn chặn được cảm lạnh, nhưng mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh và nâng cao sức đề kháng của bé:

- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé.

- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình về mức độ nghiêm trọng của hắt hơi. Khuyên mọi người nên dùng khăn giấy khi hắt hơi nhé!

- Hãy chắc chắn rằng bé được uống đủ nước. Bị mất nước sẽ làm màng mũi bị khô rất dễ bị cảm lạnh.

- Đặt bé tránh xa khói thuốc lá.

- Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt bởi vì sữa mẹ có chứa các kháng thể thúc đẩy khả năng miễn dịch một cách mạnh mẽ để chống lại cảm lạnh và các bệnh khác.

Nếu mẹ cho bé đi nhà trẻ, hãy yêu cầu các cô giáo mầm non chú ý rửa tay mỗi khi thay tả, lau nước mũi để phòng chống cảm lạnh cho bé.

Hãy cho con một môi trường an toàn, một sự bảo vệ toàn diện về sức khỏe, con sẽ đủ sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh cảm lạnh.

Hy vọng những thông tin về bệnh cảm lạnh trên sẽ giúp ích cho các bé. Chúc các bé mạnh khỏe và mau lớn!
Nguồn: Cảm lạnh ở trẻ em

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.