Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Bạn đã biết cách lập kế hoạch sinh con?

Bạn vừa mang thai? Xin chúc mừng! Vậy tiếp theo bạn nên làm gì để chuẩn bị cho kỳ sinh nở? Nào là đi khám thai, lựa chọn một bệnh viện tốt, lên thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Nhưng trước khi làm tất cả những việc đó, bạn cần lập ra một kế hoạch sinh con. 
Kế hoạch sinh con là gì?
Kế hoạch sinh con là một bản mô tả mà các bà mẹ mang thai viết về tất cả những mong muốn liên quan đến việc sinh nở, giống như danh sách những ước mơ của các mẹ. Khi mẹ viết về những mong muốn và nguyện vọng của mình vào bản kế hoạch, mẹ sẽ có cơ hội chủ động tham gia vào việc chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Tin tức về chuẩn bị mang thai:
Sua danh cho ba bau
Benh phu khoa anh huong den suc khoe cho ba bau

Hình ảnh

Tại sao mẹ cần có kế hoạch sinh con?
Tất cả mọi việc xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh con đều không thể lường trước, có một bản kế hoạch đảm bảo việc mẹ đã chuẩn bị kỹ các lựa chọn. Khi mẹ vào phòng sinh, bản kế hoạch sẽ giúp các bác sỹ và y tá biết được mẹ cần loại thuốc nào và sự hỗ trợ nào trong lúc lâm bồn, đặc biệt khi mẹ ở trong tình trạng chẳng thể nói chuyện rõ ràng. Ngay cả trong trường hợp mọi việc có thể đi chệch so với kế hoạch, mẹ vẫn có thể phần nào kiểm soát việc sinh nở với các lựa chọn đã có sẵn.
Viết bản kế hoạch nháp
Lý tưởng nhất là mẹ nên bắt đầu soạn thảo kế hoạch sinh nở khi vừa phát hiện ra mình mang thai. Mặc dù mẹ vẫn có thể ngồi xuống và viết các lựa chọn cho lúc lâm bồn trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng viết càng sớm càng tốt. Dưới đây là những điều mẹ nên nhớ khi soạn thảo bản kế hoạch sinh con:
Tìm hiểu thông tin: Nắm rõ về các lựa chọn sinh con khác nhau, ưu điểm và nhược điểm của các phương án này, thói quen và cách thức, các biện pháp can thiệp y tế cần thiết trong quá trình chuyển dạ. Tìm hiểu tường tận về cách sinh con mà mẹ mong muốn: sinh thường hay sinh mổ,… Cần linh hoạt và đưa ra các lựa chọn trong trường hợp phát sinh các biến chứng.
Sử dụng một văn phong thân thiện: Bởi vì tài liệu này sẽ thay mẹ giao tiếp với bác sĩ và y tá, cần làm cho nó có giọng văn tích cực. Sử dụng cụm từ “Tôi muốn được” tốt hơn là “Tôi không muốn”. Điều này gửi đi thông điệp rằng đây là bậc cha mẹ biết quan tâm và hiểu biết đang tìm kiếm giải pháp an toàn và hài lòng nhất cho việc sinh nở.
Cá nhân hóa bản kế hoạch: Kế hoạch sinh con có thể dài hay ngắn nhưng chúng đòi hỏi tất cả những gì mẹ dự định thực hiện trong lúc chuyển dạ. Mẹ có thể tìm thấy các bản kế hoạch sinh con mẫu trên mạng nhưng kế hoạch của mẹ cần được cá nhân hóa. Trong bản kế hoạch, mẹ nên đảm bảo đã đề cập đến việc sinh nở sẽ diễn ra như thế nào.
Đề cập đến người thân: Nếu mẹ chọn phòng sinh gia đình, mẹ nên viết tên người thân mà mẹ muốn ở cùng trong lúc lâm bồn. Tốt hơn nên là chồng, mẹ ruột, một người bạn hoặc họ hàng. Nhớ nói rõ với người thân trước để chuẩn bị khi gần tới ngày dự sinh, đề phòng cả trường hợp chuyển dạ lúc nửa đêm.
Nêu rõ cách đối phó với cơn đau: Mẹ có lẽ sẽ không được giảm đau cho đến khi đường sinh mở rộng ra. Tuy nhiên, việc nói trước về cách giảm đau sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng thực hiện hơn khi mẹ chuyển dạ. Mẹ cũng nên tìm hiểu trước khi viết vào bản kế hoạch xem thử bệnh viện mà mẹ sẽ sinh có cung cấp những dịch vụ này hay không.
Về việc chăm sóc trẻ sơ sinh: Mẹ có muốn cho con bú sau khi sinh? Hay muốn để bé tìm núm vú? Hoặc muốn ông xã kẹp dây rốn? Mẹ có muốn trích máu cuống rốn cho bé? Mẹ có muốn cho bé cắt bao qui đầu nếu đó là con trai? Những điều này có vẻ dài dòng nhưng nên nhớ mẹ sẽ không có được giây phút này trở lại lần nữa trong cuộc đời.
Không phải ở quốc gia và tỉnh thành nào, các bác sĩ cũng chấp nhận một bản kế hoạch sinh nở. Nhưng không nên để việc đó ngăn cản mẹ viết một bản kế hoạch. Cần thảo luận cởi mở với bác sĩ sản khoa về kế hoạch sinh con của mẹ. Để chắc chắn bác sĩ hiểu được, luôn mang kế hoạch sinh con trong mỗi lần đến khám thai. Thảo luận về các điều bổ sung và lựa chọn mới của mẹ. Kẹp kế hoạch và hồ sơ y tế để nó là một phần của tất cả các tài liệu quan trọng và nhân viên bệnh viện cùng bác sĩ của mẹ được biết trước.
Theo: vnanmum.com‏

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.