Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Kĩ năng cha mẹ cần trang bị khi có con nhỏ

Giáo dục con trẻ luôn là đề tài nóng bỏng của các bậc cha mẹ. Cha mẹ vừa nhu, vừa cương để uốn nắn con nên người nhưng không phải lúc nào lí trí cũng thắng được cảm xúc.

Hãy đọc những điều dưới đây để trang bị cho mình những giải pháp khi dạy con trẻ nhé!

Xem thêm những bài viết bổ ích về sản phẩm sữa trái cây
Xem thêm bài viết về vitamin cho bé
Những kiến thức về sản phẩm sữa Dumex
-  Bài viết về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Luôn lắng nghe

Nhiều cha mẹ bỏ qua kỹ năng lắng nghe, vì thế, họ dễ nổi giận khi các bé mắc lỗi. Hậu quả, bé thường không nghe lời, trong khi phụ huynh luôn bị stress.

Giữ bình tĩnh

Điều này nghe thì dễ nhưng làm được lại khá khó. Hãy giả sử như bạn là cô giáo, huấn luyện viên… - những người luôn cần kiên trì, nhẫn nại để dạy bé quy tắc mới. Hạn chế la hét, bạn có thể dùng hình phạt để cho bé sợ. Nên nhớ, bạn cần luôn bình tĩnh và kiên định với hình phạt dành cho con.

Động viên ngay khi bé làm đúng

Bạn không nên coi hành vi tốt ở bé là lẽ đương nhiên. Cần quan sát thường xuyên và ngay khi bé biết lắng nghe, có thái độ lịch thiệp, biết giúp đỡ người khác… bạn hãy khen ngợi con. Các bé sẽ có phản ứng tốt hơn khi được cha mẹ dạy phân biệt giữa hành vi tốt – hành vi xấu.

Lời nói cụ thể

Cần nói cho bé biết hành vi nào bạn mong chờ ở con, hành vi nào thì không; chẳng hạn: “Con nhặt miếng xếp hình lên và đặt nó vào hộp nhựa” thay vì nói: “Con nhặt nó lên”.

Nói trực tiếp

Những yêu cầu trực tiếp bao giờ cũng khiến bé dễ tiếp thu. Tránh đưa ra đề nghị dạng câu hỏi, nhất là khi nó không đi kèm với sự lựa chọn; ví dụ, tránh nói: “Con nhặt đồ chơi lên được không?” (bé có thể trả lời: “Không”) trong khi ý của bạn là: “Con hãy nhặt đồ chơi lên”.


Tránh nhiều yêu cầu một lúc

Không ít cha mẹ thắc mắc: “Tại sao tôi luôn phải nhắc đi nhắc lại yêu cầu cho con?”. Câu trả lời có thể là: “Tại phụ huynh luôn la hét, đưa ra quá nhiều yêu cầu trong một lần”. Do đó, nếu phải đề nghị bé làm việc gì, hãy nói cụ thể từng phần việc một. Điều quan trọng là bé phải hiểu những gì bạn nói. Khi nói, cũng cần tập trung vào bé, có thể đặt điện thoại xuống, tạm ngưng công việc bạn đang làm và đưa yêu cầu nghiêm túc với con.

Tránh giao tiếp với khoảng cách xa

Nếu bạn thích hét lên khi thấy bé chạy ngang qua phòng, rồi kết luận bé hư, không chịu nghe lời thì lỗi phần nhiều là ở bạn. Bé có thể nghe thấy tiếng của bạn nhưng lại không hiểu bạn muốn gì. Cách tốt nhất để bé nghe lời là đứng trước mặt bé, nhìn trực diện và đặt yêu cầu. Nếu cần, hãy để bé nhắc lại lời của bạn. Với cách này, có thể đảm bảo rằng, yêu cầu nào của bạn cũng tới được với bé. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt mệnh lệnh rõ ràng.

Phản ứng ngay với hành vi của bé

Hãy phê bình ngay khi bé có hành vi chưa ngoan, cổ vũ khi bé có hành vi tiến bộ. Bởi vì, trí nhớ của bé chưa được tốt nên nếu để lâu mới can thiệp thì hiệu quả càng thấp. Có khi, bé còn không biết cha mẹ đang nói về chuyện gì. Phản ứng ngay lập tức giúp bé hiểu lời nói của bạn và nhanh tiến bộ.

Quát mắng ngắn

Dù những hành vi xấu ở bé còn tái diễn, bạn cũng nên tránh mắng đơn giản. Nên dùng câu ngắn như: “Mẹ buồn vì con…”, “Mẹ giận vì con…”, “Mẹ không vui khi thấy con…”. Sau đó là tăng hình phạt. Đừng tham quát nạt con vì quát nạt nhiều không làm thay đổi hành vi, nhất là với các bé.

Làm gương thay vì chỉ nói suông

Làm gương là cách dạy bé hiệu quả nhất. Cần nhắc bản thân luôn cố gắng gương mẫu để bé học theo, cả trong lời nói và hành động.

Chia nhỏ vấn đề

Mặc dù có rất nhiều tật xấu ở bé bạn muốn thay đổi nhưng để thành công, bạn cần đặt mục tiêu giúp bé sửa 1-2 hành vi trước. Sau đó sẽ là làn lượt những hành vi chưa ngoan khác.

Nguyên tắc: "Phải hoàn thành... trước khi..."

Có thể để bé phải hoàn thành một việc cụ thể trước khi tham gia hoạt động yêu thích; chẳng hạn: “Phải nhặt đồ chơi mới được xem tivi”, “Phải giúp mẹ lau nhà mới được đi công viên”… Nhưng không được đồng ý khi bé thỏa thuận: “Con hứa sẽ nhặt đồ chơi khi đi siêu thị về”.

Cùng trợ giúp bé

Những yêu cầu đơn giản bạn dành cho bé luôn hiệu quả nhanh khi bạn giúp đỡ bé. Thử cùng bé dọn đồ chơi, mặc quần áo, đánh răng… Nhưng giúp đỡ không có nghĩa là bạn làm hộ phần việc cho bé.

Cách ly bé tạm thời

Nếu bé liên tục chống đối, bạn có thể đặt bé ở một nơi an toàn trong nhà cho đến khi bé bình tĩnh lại. Trong thời gian đó, bạn có thể suy nghĩ về cách ứng phó với bé. Vài phút sau, bạn sẽ gặp gỡ lại bé và cùng thảo luận về vấn đề vừa qua.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.