Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Chăm sóc bé: bệnh hô hấp vào mùa hè

Mỗi khi con bệnh làm bạn luôn mệt mỏi và lo lắng. Vì thế phải có nhưng phương án để phòng tránh bệnh cho bé, đặc biệt là những bệnh đường hô hấp vào mùa hè

Xem thêm những bài viết bổ ích về sữa có thành phần trái cây
Có thể bạn quan tâm đến vitamin tốt cho bé
Những bài viết liên quan về Dumex Việt Nam
Những bài viết liên quan về sữa bổ sung rau củ quả

Đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt, nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh ở đường hô hấp trên.
Khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp cấp tính liên quan đến thời tiết, đặc biệt khi nắng nóng kéo dài. Đây là giai đoạn có số bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao, triệu chứng thường thấy là ho, sổ mũi, viêm họng, suyễn...
Quá trình gây bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ
Bình thường trên vòm họng và trên bề mặt khí quản có các chủng vi khuẩn và virus sống cộng sinh, chúng tồn tại với số lượng ít và không gây hại cho sức khỏe. Khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc khi hệ miễn dịch của cơ thể giảm… các chủng virus này sinh sôi nhanh chóng và sản sinh các độc tố kích thích vào tế bào niêm mạc khí phế quản. Cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra chất nhầy và gây phản xạ ho để tống xuất các tác nhân này ra ngoài. Phản ứng này không những không ảnh hưởng gì đến virus mà còn gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Song chu kỳ phát triển của virus chỉ kéo dài khoảng 5-7 ngày, nếu không có “yếu tố thuận lợi” cho sự phát triển của chúng thì virus sẽ tự kết thúc chu trình sống và phản ứng ho tự hết. Nhưng nếu ho tiếp tục kéo dài sẽ gây bào mòn niêm mạc khí phế quản và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khi đó bệnh sẽ trở nên cấp tính, gây viêm phế quản và viêm phổi.
Bệnh đường hô hấp ở trẻ - không nên chủ quan vào mùa nóng - 1
Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, hạn chế không cho trẻ ra ngoài khi trời nắng, nhất là lúc nắng gay gắt. Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc đang nằm ngủ. Không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ môi trường. Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra đường cần đeo khẩu trang, mặc quần áo chống nắng nhưng phải thoáng mát... Bên cạnh đó, vì thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi, cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất.
Khi trẻ bị các bệnh về đường hô hấp, bên cạnh các loại tân dược (là các loại thuốc kháng sinh), có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược thiên nhiên dễ tìm, có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả, an toàn cho trẻ và đặc biệt có tác dụng diệt virus mạnh, đơn cử như:
Tần dày lá (Húng chanh) với thành phần chứa tinh dầu, có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi khuẩn gây bệnh ho như: Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella sonnei… Thường dùng để trị cảm cúm, chữa ho, viêm họng, khản tiếng.
Núc nác có tác dụng sát trùng, làm dịu cơn ho dùng để chữa viêm họng, ho khan tiếng, ho lâu ngày, viêm khí quản.
Gừng làm ấm cổ, dịu các cơn ho, giúp kháng khuẩn và diệt virus bám trên niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công.
Những dược liệu trên đều không độc hại, dễ tìm, dùng an toàn cho cả trẻ nhỏ và người lớn, đã được sử dụng lâu đời trong dân gian. Hiện nay, một số đơn vị nghiên cứu khoa học và công ty dược phẩm có uy tín đã nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất của những dược liệu trên bào chế thành sản phẩm chữa ho, viêm họng, viêm đường hô hấp hay viêm phổi dưới dạng sirô dễ uống, tiện dụng cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh ở trẻ nhỏ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.