Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Nên cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật như nào mới đúng?

Ăn dặm kiểu Nhật là một trong số 3 bí quyết chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em được các bà mẹ ở nước ta tin dùng nhiều nhất. Với cách cho ăn này, mẹ có thể yên tâm rằng chế độ dinh dưỡng của trẻ được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách trơn tru.

Tuy nhiên, với nguồn thông tin đa dạng trên mạng, các mẹ thường thấy bối rối không biết đâu mới là phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật khoa học nhất. Do đó, bài viết sau sẽ chia sẻ với các mẹ tìm hiểu về hướng dẫn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật được nhiều người sử dụng hiện nay.

1/ Vài điều về cách thức ăn dặm của người Nhật

Đầu tiên, người Nhật Bản muốn chú trọng đến việc giúp trẻ làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của trẻ trước tiên mà không muốn bé nhanh to béo, bởi vậy trong thực đơn ăn uống của họ có rất nhiều loại rau để tạo sự cân bằng giữa tinh bột, vitamin và protein. Họ không khuyến khích cho con ăn đường và sữa, cho nên các bé ít khi bị béo phì và rất khỏe mạnh.

Bằng cách tập cho con ăn dặm, cha mẹ cũng huấn luyện con thói quen ăn uống từ nhỏ: các bé học luôn cách nhai – nuốt thức ăn, biết yêu cầu món mình thích và từ chối nếu bé không ưa. Mặc dù để dạy con biết ăn dặm đúng cách, cha mẹ sẽ phải bỏ ra cả một quá trình vô cùng gian nan và vất vả.

2/ Cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật qua từng giai đoạn

a/ Đối với trẻ từ 5-6 tháng: Mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên để bé tập quen dần. Tuần tiếp theo bé có thể thử một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:
Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

b/ Đối với trẻ từ 7-8 tháng: Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc 5-6 tháng. Bé bây giờ đã làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Việc bạn nên chú trọng bây giờ là giúp bé làm quen với những vị hỗn hợp hơn. Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này:
Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc
Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu
Vitamin: nấm

c/ Đối với bé trong giai đoạn 9 – 11 tháng: Tiếp tục điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo mỗi bữa để giúp bé thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này thức ăn của bé thô hơn nhiều so với trước. Mẹ không còn mất quá nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho con. Một số bé thậm chí đã có thể hoc cách nhai thức ăn trong giai đoạn này.
Giai đoạn này bé có thể ăn thêm thịt heo, thịt bò, sò

d/ Đối với bé trong giai đoạn 12- 18 tháng tuổi: Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Mời các mẹ tìm hiểu thêm về các loại sữa ngoại cho bé và sữa xách tay để lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tốt cho bé nhà mình nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.