Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Mẹ đã biết cách tăng cân khi mang thai để tốt cho con?

Đa số các bà mẹ được khuyên tăng cân trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những vấn đề mẹ nên biết về chuyện tăng cân khi mang thai.
Tăng cân khi mang thai: bao nhiêu là đủ?
Nếu bạn có cân nặng trung bình khi bắt đầu mang thai, bạn cần tăng khoảng 5,5 đến 6,5kg cho giai đoạn giữa thai kỳ, và 11 đến 16kg cho cả thai kỳ. Cụ thể, số cân nặng cần tăng sẽ tùy thuộc bạn đang thừa hay thiếu cân khi mang thai, và bạn có đang mang song thai hoặc đa thai hay không.
Làm sao để theo dõi việc tăng cân khi mang thai?
Trong quá trình mang thai, hầu hết phụ nữ cần tiêu thụ hơn mức bình thường một lượng 300 calories mỗi ngày. (Tổng cộng lượng calorie bạn cần sẽ tùy vào cân nặng và mức độ hoạt động của bạn).

Tham khảo thêm bài viết mang thai 3 tháng đầu:
http://vnanmum.com/thuc-an-tot-cho-ba-b ... giai-nhiet
http://vnanmum.com/mang-thai/dinh-duong-mang-thai
Hình ảnh

Làm gì nếu bạn tăng cân khi mang thai quá nhiều?
Nhiều bà mẹ khi mang thai thấy mình tăng cân quá nhanh. Tuy nhiên, thực hiện chế độ ăn ít calorie hoặc bỏ bữa không phải là ý hay, bởi vì việc tăng cân khi mang thai là điều bình thường và cần thiết đối với hầu hết các thai phụ. Thay vào đó, hãy thử một số gợi ý sau để giảm tốc độ tăng cân của bạn:
Bắt đầu một ngày bằng bữa sáng giàu dinh dưỡng gồm một lượng vừa đủ protein, carbohydrate, chất xơ và một lượng nhỏ chất béo có lợi.
Ăn rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sản phẩm từ sữa ít béo. Không nên dùng các thức ăn chế biến sẵn, khoai tây chiên đóng gói, và các món tráng miệng có nhiều đường.
Trữ bên mình các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như phô mai ít béo, sữa chua, cà rốt và trái cây tươi như táo hoặc chuối. Bằng cách này, bạn sẽ ít thấy thèm các món ăn vặt.
Chọn những “món thay thế” cho thức ăn nhiều chất béo. Chẳng hạn như sữa chua mát lạnh thay cho kem, bánh mì tròn thay cho bánh rán, bỏng ngô thay cho khoai tây chiên.
Uống nước lọc thay nước trái cây.
Tập thể dục thường xuyên với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn thấy khó khăn để bắt đầu hoặc duy trì lịch tập, hãy tìm một người bạn tập để cùng đi bộ hoặc đi bơi với mình, như thế bạn sẽ có thêm động lực. Chỉ cần 20 phút đi bộ mỗi ngày cũng tạo nên sự khác biệt cho sức khỏe của bạn đấy.
Làm gì nếu việc tăng cân khi mang thai quá khó khăn?
Nếu bạn ít hoặc khó tăng cân trong quá trình mang thai, hãy thử áp dụng một số gợi ý sau nhé:
Uống sữa lắc mỗi ngày, bạn có thể chế biến sữa lắc với trái cây để bổ sung vitamin C. Bạn cũng có thể ăn thêm kem để có thêm calorie và canxi.
Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất béo tốt như trái bơ hoặc các loại hạt.
Thử ăn trái cây khô nếu có thể. Trái cây khô không dễ gây no như trái cây tươi khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và có thêm lượng calorie lành mạnh.
Thêm vào các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính.
Tự nhắc nhở mình cần tăng thêm cân cho bản thân và cho con được khỏe mạnh mỗi khi ngán hoặc biếng ăn!
Việc tăng cân khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn ra sao?
Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức trong quá trình mang thai, lý do là sự thay đổi hình dáng cơ thể và sự tăng kích thước của tử cung. Những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn và bạn bắt đầu thấy mình vụng về, dễ vấp té. Đồng thời, khi vùng bụng và ngực phát triển, da sẽ căng hơn, có thể dẫn đến những vết rạn.
Vấn đề tăng cân khi mang thai rất dễ gây ám ảnh với nhiều phụ nữ sắp làm mẹ, nhất là khi bạn cần tăng khoảng 11-16kg trong cả thai kỳ. Bên cạnh đó, một trong những điều khiến các bà mẹ tương lai lo lắng nhất là liệu có thể xử lý lượng cân nặng dư thừa sau khi sinh bé hay không? Rõ ràng, việc phục hồi lại vóc dáng sẽ cần thời gian và sự kiên trì, nhưng nếu bạn ăn uống và tập thể dục đúng cách, cuối cùng bạn cũng sẽ làm được!
Theo: Mang thai 3 tháng đầu vnanmum

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.