Ai dường như cũng từng trải qua cảm giác bị bắt nạt, và đương nhiên
chẳng ai muốn con mình bị bạn bắt nạt. Song bậc phụ huynh đừng quá lo
lắng vì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Các bài viết về thức ăn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi từ Dumex Việt Nam
Xót xa vì con bị bạn bắt nạt
Chị
Thoa (Trương Định, Hà Nội) lấy làm lạ khi cả tuần nay, bé Ngọc (7 tuổi)
đi học về lại mếu máo xin mẹ tiền để mua cái bút, lúc cái thước vì bị
đánh mất. Khi tần suất tăng lên nhiều, chị nói chuyện thì chị tá hỏa khi
biết con thường xuyên bị bạn cùng lớp bắt nạt và lấy đồ.
Không
chỉ chị Thoa mà nhiều bậc phụ huynh khác cũng gặp phải trường hợp này.
Chị Quyên (Lê Duẩn, Hà Nội) xót ruột khi thấy trên mặt con có vết bầm
tím, gặng hỏi mãi chị mới biết bé Quân (7 tuổi) bị bạn cùng lớp đánh.
Chồng chị biết chuyện đã dạy bé rằng: “Từ nay về sau mà còn thế này, con
đánh lại nó cho bố. Tội vạ đâu bố chịu”.
Chị biết chồng nóng nảy
nên nói vậy chứ thực tâm anh không muốn con hành động như vậy bởi đánh
lại bạn cũng không phải là ý kiến hay.
Khi biết con bị bắt nạt ở
trường, anh Tiến (Hoàng Mai, Hà Nội) không ngần ngại gặp và trách cô
giáo, gặp cả nhà của bé kia để mắng mỏ, đôi co. Hôm đó hành động của anh
đã khiến bé Bảo – con trai anh rất ngượng ngùng, chẳng muốn đi học.
Khi biết con bị bạn “tẩn” ở trường, anh Tiến không ngần ngại gặp và trách cô giáo, gặp cả nhà của bé kia để mắng mỏ, đôi co
Cha mẹ dạy con phản ứng đúng với việc bị bắt nạt
Hành
xử thế nào khi con bị bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh
đặt ra. Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận, thậm chí
họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo chuyên gia tâm lý Hồng
Hà thì cách làm này chưa hoàn toàn là hoàn hảo.
Bắt nạt là hiện
tượng phổ biến đối với nhiều trẻ nhỏ nhất là với những bé đi học. Hành
vi bắt nạt người khác có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động đe dọa.
Trước hết, cha mẹ cần phải hiểu con mình. Phải hiểu con thuộc kiểu bị
bắt nạt hay vô tình bị bạn bè va quệt. Nếu con bất cẩn khiến bị tổn
thương thì cha mẹ nên dạy con cách cẩn thận hơn khi tiếp xúc với bạn bè.
Còn nếu bé thực sự bị bắt nạt, không phải do con vụng về thì cha mẹ nên
cân nhắc các phương án tích cực để giúp con không gặp những hiện tượng
này. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thật sự có nhiều trường hợp
bé bị bắt nạt và cha mẹ không hề hay biết. Hiện tượng này nếu cha mẹ
không hiểu con thì khó có thể nhận ra, bé có xu hướng giấu không muốn
nói ra cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết vì bé thấy xấu hổ, ngượng ngùng
trước những thông tin đó.
Việc chủ động trang bị cho bé những
kiến thức về điều này vô cùng quan trọng, con hiểu và con sẽ ra tín hiệu
để bố mẹ biết và kịp thời hỗ trợ. Những dấu hiệu mà bạn cần để ý: con
đi học về với bộ dạng bất an, chán nản, mệt, mất đồ đạc thường xuyên, có
trầy xước trên da, khi được hỏi con ngại ngùng, ấp úng, gặp ác mộng khi
ngủ, hạn chế giao tiếp…
Việc cần làm của cha mẹ lúc này đó là hãy
thường xuyên trò chuyện với con. Lắng nghe và nói chuyện với con có tác
dụng rất lớn, một khi con đã coi bố mẹ là bạn, bé sẽ bộc bạch, tâm sự
và bố mẹ sẽ hiểu được mọi vấn đề con đang gặp phải. Ngoài ra, bé sẽ có cảm giác được ba mẹ chăm sóc, thiện chí, yêu thương, được tôn trọng và tin tưởng vào bố mẹ.
Chuyên
gia khuyên bậc phụ huynh cần xem xét vấn đề một cách cẩn thận, thấu đáo
và biết định hướng cho con rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề theo
hướng tự tin, tích cực. Xử lý tình huống con bị bắt nạt không đơn giản
nhưng không phải là khó, cha mẹ có thể giúp con bằng cách tham gia bảo
ban con hiểu được bản chất của hiện tượng này.
Có một số cách thức
mà cha mẹ có thể tham gia mà không cần trực tiếp chiến đấu giành quyền
công bằng cho con. Việc dạy con tăng cao tính chiến đấu theo nghĩa đen
với các bạn là việc làm không hay, không chỉ bé mà bạn cũng sẽ phải đau
đầu đối phó với người phụ huynh của em bé kia. Cách tốt nhất, cha mẹ cần
dạy con kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt nạt, một trong những cách
đó là trực tiếp tiếp cận với thầy cô giáo. Nói chuyện với giáo viên,
giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng để họ có thể tìm ra cho con của mình
những phương án thích hợp để khống chế lại “tên bắt nạt vô duyên” kia.
Như
chúng ta đã biết bắt nạt không kết thúc ở trường mẫu giáo, nếu bé không
được trang bị những kiến thức quan trọng, tự vệ và xử lý thì bé sẽ còn
bị bắt nạt dài dài trong tương lai.
Cơ chế để xử lý bắt nạt bao
gồm nhiều kỹ năng. Bạn cần dạy cho con bạn thái độ bình tĩnh khi đứng
trước những tình huống không mong muốn này.
Bạn cần nói chuyện nhiều
với con về chủ đề này, hiện tượng bắt nạt là điều dễ xảy ra trong cuộc
sống, bé cần cọ xát, đối diện và tự mình vượt qua. Nếu bạn cảm thấy lòng
tự trọng của con đang bị suy giảm, bạn cần giúp con bình tĩnh trở lại.
Nếu
bạn gặp đi gặp lại tình trạng con xuất hiện với những vết cắn, cào,
cấu, trầy xước từ bạn bè bé gây ra, bạn cần phải liên lạc ngay với nhà
trường sớm để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Trong suốt quá trình làm tư vấn
viên, chuyên gia cho biết, có trường hợp cha mẹ biết con bị bắt nạt
nhưng tặc lưỡi bỏ qua, cho rằng, coi như đó là bài học đời dạy con. Tuy
nhiên đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Chính sự chậm trễ tham gia
giải quyết khó khăn cho con mà đứa bé có nguy cơ căng thẳng, bất an và
lo sợ khiến bị trầm cảm, thiếu sức sống, sự giao tiếp, sợ đi học.
Cha
mẹ cần dạy còn cần nói cương quyết với trẻ bắt nạt mình rằng: “Mình
muốn có thêm bạn, không muốn bị bắt nạt”. Những trẻ bị bắt nạt thường
nhút nhát, thụ động. Vì thế, bạn cần giúp bé mở rộng mối quan hệ bạn bè
thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp. Ngoài có thêm bạn, bé
sẽ tự tin, mạnh mẽ, bản lĩnh hơn. Giúp con tự tin, khi con tự tin, con
sẽ biết phải yêu bản thân mình, không được ai trêu ghẹo bắt nạt. Điều
này cha mẹ cần dạy con khi con còn bé, bằng cách khuyến khích con, khen
ngợi con đúng lúc. Bạn cần dạy con hạn chế đi một mình vào chỗ khuất,
chỗ khuất thường chứa đựng những hiểm họa không tốt cho bé, là nơi tạo
cơ hội cho kẻ xấu bắt nạt bé.
Tuyệt đối không dạy bé đáp trả lại
bằng hành vi bạo lực. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực
sẽ càng tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc
rối khác.
Sau cùng, cha mẹ có thể cân nhắc việc liên lạc với cha
mẹ của bé bắt nạt con mình, hai bên cần liên lạc với nhau giúp các con
hiểu đúng vấn đề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.