Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bệnh sốt siêu vi của trẻ em- các điều người lớn nên ghi nhớ

Sốt siêu vi ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến gây ra những cơn sốt cao không giảm và nếu không biết cách điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn dẫn đến những biến chứng như động kinh, viêm màng não ở trẻ. Tuy nhiên,  do triệu chứng bệnh gần giống với các cơn sốt thường nên phụ huynh thường tự ý mua thuốc kháng sinh điều tr ở nhà khiến bệnh của trẻ không hề bớt mà còn gây ra các vấn đề ở dạ dày do lạm dụng thuốc kháng sinh. Trang bị những kiến thức về bệnh sốt siêu vi ở trẻ em là rất cần thiết đặc biệt đối với các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để biết thêm về bệnh sốt siêu vi ở trẻ em.

Bệnh sốt siêu vi ở trẻ em là gì ?

Đây là tình trạng sốt cao do sự xâm nhập của các loại siêu vi trùng khác nhau. Nếu điều trị đúng cách bệnh  nhi có thể khỏe sau 10-14 ngày nhiễm bệnh, ngược lại nếu không xác định đúng bệnh có thể khiến trẻ bị các biến chứng nặng hơn, thậm chí là tử vong.

Triệu chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ em:

Khi thấy trẻ có sự xuất hiện của các triệu chứng sau đây kéo dài 2-3 ngày không thuyển giảm thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế:
·         Nôn: Trẻ có thể nôn ói sau khi ăn ( nôn khang nhiều lần cũng có thể là các triệu chứng của bệnh não hoặc viêm màng não)
·         Sốt cao co giật: xảy ra khi trẻ sốt từ 38,50C trở lên đi kèm các triệu chứng như co giật toàn thân, tím môi. Nếu để lâu có thể gây thiếu oxy não, hôn mê và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
·         Sốt cao rét run: Trẻ cảm thấy lạnh toàn thân đặc biệt là tay, chân, có thể nổi vân tím trên da.
·         Chảy nước mũi: Trẻ sẽ chảy nước mũi trong, không có mùi hôi, tăng tiết đờm dãi trong miệng.
·         Ho: Trẻ có thể ho khan hoặc có đờm do quá trình viêm tai mũi họng gây ra.
·         Rối loạn tiêu hóa: Trẻ có thể đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, không có máu. Trẻ thường rất khát nước, nếu không chăm sóc tốt, bệnh sẽ diễn biến nặng lên và có thể gây tử vong.
·         Đau đầu: Trẻ lớn có thể kêu đau đầu, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã.
·         Đau mình mẩy, đau cơ: Trẻ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ bắp toàn thân.
·         Phát ban: Sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da và đỡ sốt.

Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt siêu vi:

·         Bù nước và chất điện giải: các triệu chứng như sốt, nôn ói hoặc tiêu chảy có thể là mất một lượng lớn nước đáng kể, gây ra mất cân bằng điện giải. vì vậy người lớn cần cho trẻ uống thêm nhiều nước hoặc các thuốc có thể bù đắp lượng nước và chất điện giải trong cơ thể như Oresol.
·         Chống bội nhiễm: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, phòng kín, tránh gió. Luôn giữ ấm cho trẻ và nếu trẻ đã đi học thì không nên cho trẻ đến trường.
·         Dinh dưỡng hợp lý: Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho con sử dụng các loại thức ăn mềm, lỏng như súp hoặc cháo loãng. Đối với các trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ an cháo, cơm nát hoặc rau nghiền,…
·         Giữ vệ sinh sạch sẽ : Nên cho trẻ ở một căn phòng thoáng khí trong lành, sạch sẽ được quét dọn vệ sinh thường xuyên.
·         Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là không nên tự mua thuốc về điều trị cho trẻ mà cần đưa trẻ đi khám ở các chuyên khoa nhi tại các bệnh viện.

Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em:

          Bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm mỗi năm để hạn chế nguy cơ xâm nhập của các loại vi rút phổ biến.
Trong mùa dịch nên hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông đúc hoặc cho bé tiếp xúc với người bệnh.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Hướng dẫn cách làm bánh rán Doremon ngon nức nở

Chiếc bánh rán Doremon, hay còn gọi là Dorayaki, là một loại bánh cổ truyền ở đất nước ‘mặt trời mọc’. Nếu bạn là một fan của chú mèo máy Doremon, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc vì sao chiếc bánh rán Dorayaki lại khiến chú mèo chết mê chết mệt đến thế, và cũng muốn được thưởng thức loại bánh thơm ngon này. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm bánh rán Doremon tuyệt ngon như bạn đang ở Nhật Bản nhé.

Nguyên liệu làm bánh rán Doremon

4 quả trứng
140g đường
2 muỗng canh mật ong
160g bột mì
1 muỗng cà phê bột nở
1-2 muỗng canh nước
1 chén nhân đậu đỏ

Cách làm bánh rán Doremon

Bước 1: Bạn khuấy đều  4 quả trứng với đường, hòa bột nở với nước. Sau đó, bạn cho bột nở hòa tan và mật ong vào cùng hỗn hợp trứng đường.

Bước 2: Bạn rây bột mỳ cho thật mịn, rồi trộn với hỗn hợp ở trên. Bạn để bột nghỉ trong 30 phút. Nếu bạn thấy hỗn hợp bột bánh quá đặc thì thêm một muỗng canh vào cho mềm dẻo hơn.

Bước 3: Làm nóng chảo ở nhiệt độ thấp rồi dùng giấy thấm dầu lau sạch chảo. Cách làm này làm cho bề mặt bánh mịn, phẳng đều.

Bước 4: Làm sạch chảo xong, bạn dùng muôi nhỏ múc hỗn hợp bột bánh đổ từ trên cao xuống chảo để bánh tròn đều. Bạn rán bánh với lửa vừa.

Bước 5: Rán bánh cho đến khi bề mặt bánh xuất hiện bong bóng và mặt dưới có màu vàng nâu (chỉ trong 2-3 phút). Bạn lật bánh và rán tiếp mặt kia khoảng 1-2 phút.

Bước 6: Sau khi bánh rán có màu vàng nâu, bạn cho bánh ra đĩa. Chờ bánh nguội bớt thì đặt nhân đậu đỏ lên trên một lát bánh, úp một lát bánh khác nữa lên và ấn nhẹ 2 cái cho khít.


Bước 7: Bọc giấy bóng lại vào mỗi chiếc bánh, cho vào lò vi sóng nướng lại thêm chút nữa cho nóng bánh. Bây giờ bạn có thể thưởng thức chiếc bánh Doremon của nước Nhật rồi.

Bánh rán Doremon đạt ‘chuẩn’ khi vỏ bánh mịn màng, lúc cắn vào thấy mềm, xốp, và thơm ngon.

Bữa sáng mà được thưởng thức bánh rán Doremon kèm với một cốc sữa nóng thì thật là lý tưởng.
Như vậy, chúng ta đã biết cách làm bánh Doremon mềm xốp, đậm đà vị đậu đỏ truyền thống của Nhật Bản. Chúc các bạn tạo ra chiếc bánh thật đẹp nhé.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Thai phụ có nên ăn na không?

Mãng cầu (na) được xem là một loại trái cây mà  đa số ai cũng lựa chọn bởi mùi vị dễ ăn, ngon ngọt. Ngoài ra, với lượng dinh dưỡng cao, na được đánh giá rất cao về lợi ích đối với sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, liệu phụ nữ mang thai có nên ăn na không khi nhiều người cho rằng hạt mãng cầu chứa chất độc và ăn nhiều na còn gây nóng. Mời bạn theo dõi bài viết để tìm câu trả lời ngay dưới đây:

Giá trị dinh dưỡng của na
Na được xem là một loại trái cây rất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như nước, protein, canxi, phốt pho, vitamin C cùng nhóm vitamin nhóm B có lợi. Đồng thời, nguồn kali, chất xơ, carbonhydrate có trong na còn rất tốt cho sức khỏe mọi người. Không chỉ vậy, do trong na không chứa chất béo bão hòa và cholesterol cùng hàm lượng natri thấp, giúp  người ăn tránh được các nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường. Có thể thấy rằng, đây là một loại quả rất tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của na đồi với bà bầu
-          Ổn định hệ tim mạch: Trong na có hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao, giúp ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng tim mạch. Ngoài ra, trong na còn có một lương natri và kali cân bằng góp phần giữ mức huyết áp và nhịp tim ổn định.
-          Tránh táo bón khi mang thai : Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong na giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao sẽ giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tránh tình trạng táo bón khi mang thai.
-          Tốt cho não bộ: Trong na có chứa hàm lượng vitamin B6 dồi dào- một loại vitamin có thể kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, giảm bớt căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm cho các bà bầu trong giai đoạn mang thai, tránh các nguy cơ gây trầm cảm.

-           Lưu ý khi mang thai:
Do trong hạt na có độc nên bà bầu không được nuốt hạt. Đồng thời, do na là một loại quả có tính ấm vị ngọt, nếu các bà bầu ăn nhiều sẽ gây nóng trong người , vì vậy phụ nữ mang thai nên ăn với lượng hạn chế nhé!

Bà bầu có được cắt tóc không?

Cắt tóc khi đang có thai là một trong nhiều chuyện kiêng kị từ xưa đến nay vì điều này có thể mang đến điều không không lành cho cả mẹ và bé. Quan niệm này khiến cho các chị em lo ngại, muốn chỉnh sửa mái tóc để mình trông hấp dẫn hơn mà không dám làm vậy. Liệu bà bầu có nên cắt tóc không, và điều này có ảnh hưởng thực sự gì đến họ không? Bài viết sau sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều cấm kị từ lâu này.

Người xưa nghĩ gì khi mẹ bầu đi cắt tóc


Người xưa cho rằng, phụ nữ đang mang thai mà lại cắt tóc thì coi như là đã giảm tuổi thọ của đứa trẻ. Thực ra quan niệm này có thể xuất phát từ một nhận định trước: mái tóc dài chính là vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Họ còn coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe, nên mái tóc càng dài, càng chắc khỏe tượng trưng cho sức sống tràn trề của người đó. Vì điều đó mà việc bà bầu có nên cắt tóc bị người xưa kiêng vì lo sợ phải gặp nhiều chuyện không suôn sẻ, hay ốm đau.

Vậy thực sự thì bà bầu có nên cắt tóc không?


Theo các nhà tâm linh, điều cấm kị này hoàn toàn là lời đồn, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cả. Có lẽ do một vài trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên, nên người ta mặc nhiên coi sự hên xui là 50/50, và tốt nhất nên tránh xa như quan niệm ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành’.

Và chuyện bà bầu có nên cắt tóc nên được tán thành. Bởi vì chị em khi đang có bầu thường hay mặc cảm về ngoại hình của mình, họ dễ bị khủng hoảng tinh thần nếu như mình không được đi chăm sóc ngoại hình. Chỉ có một điều nên cẩn thận khi đi làm tóc là bạn có thể cảm thấy khó chịu với mùi thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi, hấp,..., và nhất là vấn đề nhuộm tóc cần phả được xem xét cẩn thận vì thuốc nhuộm tóc có thể chứa các chất hóa học làm thay đổi hoocmon trong cơ thể, dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất bà bầu nên cắt tóc, làm đầu tại những nơi sạch sẽ, ít mùi hóa chất và nên dùng các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nhìn chung, chuyện bà bầu có nên cắt tóc hay không là quyết định của các chị em chứ không hề liên quan đến điều cấm kị nào cả. Vì thế, các bạn nên lựa chọn làm đẹp và chăm sóc thông minh cho mái tóc của mình khi đang có bầu nhé. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm đến bài viết này.

Kinh nghiệm thần kỳ giảm mỡ bụng tối đa

Là phụ nữ, ai cũng mong muốn có một vóc dáng thon gọn hoàn hảo nhưng do tính chất công việc ít vận động hoặc do cơ địa sau khi sinh em bé, cơ thể của phụ nữ bắt đầu tích tụ mỡ thừa nhất là vùng bụng và đùi. Bạn đã cố gắng bằng nhiều cách nhưng vẫn chưa thể có được vòng bụng săn chắc? Nguyên nhân là tại sao? Đó là do bạn chưa cố gắng thay đổi thói quen hoặc thực hiện các biện pháp giảm cân một cách khoa học! Mời bạn tham khảo thông tin sau để tìm một cách giảm mỡ thích hợp cho mình.

1.      Cách giảm mỡ bụng thông qua chế độ ăn uống
Bữa ăn hằng ngày rất qan trọng cho chế độ giảm cân nếu có một chế độ ăn uống hợp lý có thể giảm trọng lượng cơ thể dẫn đến giảm mỡ bụng. Nhưng làm sao có thể giảm mỡ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động cơ thể? Hãy ghi chú một số lưu ý sau đây:
Bạn không nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và đường vì các thực phẩm này có chứa nhiều carbonhydrate - một trong các chất tạo mỡ. Vì thế, thay vì ăn cơm, bánh mì, bạn có thể ăn các loại ngũ cốc, thịt, cá và trứng.
Ngoài ra, bạn có thể ăn nhiều rau xanh và các loại củ quả để cơ thể hấp thụ đủ Calo cho các hoạt đồng hằng ngày mà không tích lũy mỡ thừa và tránh ăn vặt vào giữa các bữa ăn  hoặc lúc đêm khuya.
  
2.      Cách giảm mỡ bụng thông qua việc giữ cân bằng nước trong cơ thể
Nước không chỉ tốt cho các bộ phận trong cơ thể mà còn có tác dụng trong việc đốt cháy mỡ thừa. Uống từ 8 đến 12 cốc nước/ ngày sẽ giúp làm giảm cảm giác đói. Tuy nhiên, bạn nên uống nước lọc thay vì uống các loại nước có ga, cồn vì chúng sẽ gây phù úng dưới da làm bạn trở nên béo hơn.
3.      Cách giảm mỡ bụng thông qua tập thể dục
Đây là một trong những cách giảm mỡ hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng các tập giảm mỡ nhanh đơn giản như đi bộ, chạy bộ, leo dốc, đạp xe… Nếu bạn không có thời gian tập thì có thể kết hợp việc tập thể dục vào trong các công việc thường ngày như làm việc nhà, đi bộ đi chợ hoặc đi làm,…
4.      Cách giảm mỡ bụng bằng chế độ ngủ đủ giấc
Bạn đừng nghỉ chỉ có cách hoạt động thật nhiều, nhịn ăn trong thời gian dài mới có thể giảm cân nhé, vì giấc ngủ ngon cũng thật sự rất hữu ích trong chế độ giảm cân của bạn. Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi và liên tục thiếu hụt năng lượng. Vì vậy, bạn cứ phải ăn liên tục để cơ thể có sức hoạt độ, vô tình nó đã gây ra tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể bạn.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Cách làm pizza đơn giản bằng chảo

Pizza là một món ăn đặc trưng cho đất nước hình “chiếc ủng” và nổi tiếng trên toàn thế giới. Cách làm pizza hơi cầu kỳ: ta phải làm ra được phần đế bánh sao cho không xốp quá, mềm như bánh mì hay lại quá cứng, mà phần đế bánh pizza phải vừa giòn và mềm. Cho nên, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh pizza tại nhà không dùng lò nướng như của nước Ý nhé. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.


Chuẩn bị nguyên liệu làm pizza tại nhà

Phần đế bánh pizza (có đường kính 25 – 30 cm)

3 + ½ cup bột làm bánh mỳ bread flour (nếu không có thì bạn chọn bột mỳ đa dụng nhưng vỏ pizza không được giòn bằng)
1 + ½ cup nước ấm (từ 40 – 45 độ C)
2 + ¼ thìa men nở khô
30 ml dầu olive
2 thìa muối và 1 thìa đường

Nhân bánh pizza đơn giản

Phô mai bào sợi, sốt cà chua, lá húng quế, hành tây, xúc xích + giăm bông + thịt cua + tôm +ớt chuông và gia vị (muối, hạt tiêu...)

Cách làm bánh pizza không cần lò nướng

Cách làm đế  bánh pizza (hay còn gọi là vỏ bánh pizza)

Bước 1:
Cho nước ấm vào chiếc bát lớn của máy trộn, bạn rắc men nở vào nước ấm và để men nghỉ trong 5 phút. Hết 5 phút, bạn khuấy đều tay để nấm men được hòa tan hoàn toàn.

Bước 2:
Cho bột bánh mỳ, muối, đường và dầu olive vào bát men và đánh ở tốc độ thấp trong 1 phút.

Thay giá đánh bột kim loại bằng giá trộn bột chất liệu nhựa dạng móc. Nhào bột ở tốc độ trung bình cho đến khi bột mịn và đàn hồi trong khoảng 10 phút.

Nếu không có máy trộn, bạn có thể trộn các nguyên liệu với nhau và nhào bột bằng tay. Bột đạt chuẩn sẽ quyện thành một khối và không còn bị dính ở thành bát.

Bước 3:
Bạn phết một lớp dầu olive mỏng vào bát inox to, rồi đổ phần hỗn hợp bột ở trên vào để bột luôn được bao bọc trong một lớp dầu. Bạn bọc kín bát hộp này, và để ở nơi ấm khoảng 20 – 30○C trong khoảng 1 – 2 giờ để bột nở gấp đôi.

Chú ý: 
Bột được ủ lâu thì vỏ bánh pizza càng ngon
Vào trời lạnh, bạn có thể dùng lò nướng để ủ bột bánh tốt hơn. Chú ý về nhiệt độ nhé.

Bước 4:
Tháo màng bọc của bột, dùng tay đấm xuống bột để bột xả bớt hơi. Dùng màng bọc thực phẩm đậy lại và ủ bột thêm 10 phút.

Bước 5:
Bạn rắc một lớp bột mỏng lên bề mặt phẳng để làm lớp bột áo. Đặt khối bột lên trên, dùng tay dàn phẳng bột.


Dùng cán gỗ cán phẳng bột từ phần trung tâm ra ngoài. Tiếp tục dùng tay kéo bột đến khi bột không thể dãn thêm được nữa, gập bột lại và tiếp tục kéo thêm vài lần.

Để bột nghỉ trong 5 phút và sau đó tiếp tục lặp lại việc kéo bột đến khi nó đạt đến đường kính mà bạn muốn. Dùng tay hoặc khuôn nhỏ nhấn xung quanh viền bột để tạo phần mép bột đẹp.

Quết một lớp dầu olive mỏng lên mặt bột để tránh việc bột bị thấm nước từ các nguyên liệu của lớp phủ. Dùng ngón tay nhấn xuống bề măt bột tạo các vết lõm để tránh việc xuất hiện bọt. Để bột nghỉ thêm 5 phút, và chúng ta chuẩn bị phần nhân bánh pizza nhé.

Cách làm nhân bánh pizza đơn giản

Bước 1:
Thái nhỏ hành tây và lá húng, rồi xào với dầu olive ở nhiệt độ vừa phải khoảng 1- 2 phút cho chín đều, rồi trút ra bát sạch. Giăm bông, xúc xích thái thành miếng vừa ăn. Tôm rửa sạch cắt dọc và tẩm bột chiên rồi chiên vàng.

Tiếp tục cho toàn bộ cà chua tươi đã bóc vỏ, giấm rượu trắng, tỏi băm nhuyễn, lá húng quế, muối và hạt tiêu vào chảo và đun nóng, đảo đều tay đến khi các hỗn hợp nhuyễn mịn, đặc sánh và dày lên.

Bước 2:
Rưới dầu olive lên mặt chảo chống dính và dàn mỏng đến chảo thật nóng thì bạn nhẹ nhàng đặt phần vỏ bánh pizza vào. Lúc này bạn để lửa nhỏ.

Bước 3:
Từ từ trút nước sốt cà chua lên mặt bột và dàn đều (cho vừa phải nước sốt nếu không thì vỏ bánh pizza mất giòn).

Phết đều phô mai đã thái sợi, và cho nhân bánh vào sau đó rắc thêm một chút phô mai bào sợi lên trên mặt bánh pizza.


Bước 4:
Để lửa nhỏ tối đa rồi đậy vung kín. Khoảng 5 phút sau khi phô mai đã chảy hết thì bạn bỏ vung ra và để lửa trung bình một lát cho đế bánh pizza giòn nhé. Bây giờ, bạn có thể thưởng thức thành quả của mình rồi đó.

Trên đây, các bạn vừa tìm hiểu về cách làm pizza đơn giản bằng chảo. Chúc bạn chế biến được bánh pizza thật ngon nhé.

Chú ý khi sử dụng thuốc giảm cân

Một cơ thể đúng chuẩn với vòng 2 phẳng lì và cặp đùi săn chắc là ước mơ của biết bao nhiêu người phụ nữ.  Tuy nhiên do công việc ngồi một chỗ ít hoạt động và thường xuyên phải ăn những thức ăn nhanh nên ở các vị trí như đùi và bụng, các ngấn mỡ sẽ xuất hiện dần và tích tụ khiến rất nhiều phụ nữ trở nên tự ti không muốn giao tiếp với mọi người. Vì thế mà các chị em đã tìm mua các thuốc giảm cân với mong muốn lấy được được thân hình thon gọn nhanh lẹ. Tuy nhiên do tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng, tin những lời giới thiệu rầm rộ trên mạng, mà nhiều người đã sử dụng những thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn cụ thể về hoạt động cũng như tác hại của thuốc giảm cân đối với cơ thể.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm cân khác nhau. Uống thuốc giảm cân có thể khiến cơ thể không cảm thấy đói hoặc gây cảm giác no khi chỉ ăn một chút. Cũng có một số loại sẽ ức chế quá trình hấp thu lipid qua đường tiêu hóa. Khi sử dụng các loại thuốc giảm cân, bạn nên thận trọng vì các thuốc giảm cân có thể gây trầm cảm, suy nhược cơ thể và các bệnh huyết áp.  Mỗi nhóm thuốc sẽ có những tác hại như sau:
Nhóm ức chế dây thần kinh trung ương:
Khi uống thuốc nhóm này sẽ tạo ra cảm giác chán ăn, không thấy đói. Vì vậy cơ thể không đủ năng lượng cho các hoạt động, cở thể sẽ cắt bớt nguồn năng lượng dự trữ từ gan, cơ sau đó mới đến mỡ. Uống lâu dài các loại thuốc này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, gây tổn hại gan thận cũng như những chức năng khác trong cơ thể.
Không chỉ vậy, nếu sử dụng lâu dài, thuốc này sẽ ảnh hưởng lượng đường huyết trong máu. Khi lượng đường này giảm quá thấp sẽ khiến các tế bào thần kinh trung ương bị rối loạn, ảnh hương khả năng tập trung ghi nhớ. Nghiêm trong hơn, nếu không cung cấp đầy đủ năng lượng thì sẽ gây tình trạng hôn mê cũng như tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. 
Nhóm sản phẩm làm mất nước
Đây là nhóm thuốc sẽ gây ra tình trạng “lợi tiểu” hoặc “nhuận tràng”, vì vậy sẽ gây rối loạn điện giải, mất nhiều natri, kali gây yếu cơ, mệt mỏi, chóng mắt, rồi loạn nhịp tim. Đối với những người có tiền sử bệnh tim hoặc có bệnh tìm ẩn, sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ. Tình trạng khi cở thể mất hơn 20% nước sẽ gây tử vong.
Do các nhóm thuốc giảm cân không tác dụng chính lên các nguyên nhân gây béo phì nên khi ngưng sử dụng, bạn có thể bị tăng cân nhanh chóng.
Khi sử dụng thuốc giảm cân, bạn cần tham vấn ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ uy tín. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm uy tín, an toàn có chất lượng, thương hiệu.

Tuy nhiên thuốc giảm cân không phải là một liệu pháp duy nhất để giúp bạn giảm cân mà hãy chọn cho mình một khẩu phần dinh dưỡng  co nhiều rau xanh, chất xơ, ít calo và nên hạn chế các thức ăn như bánh kẹo, hoa quả ngọt bơ, phô mai,… Bên cạnh đó, hãy tăng cường luyện tập, vận động cơ thể để đốt cháy những năng lượng thừa, góp phần gây tăng cân.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh cho những ngày oi bức luôn là một chủ đề được không ít chị em yêu bếp núc tìm kiếm. Món chè hạt sen tươi vốn rất thanh đạm, giản dị, nhưng được kết hợp với đậu xanh thì bát chè càng trở nên bổ dưỡng, thanh mát và thơm ngon hơn.

Có không ít các cách nấu hạt sen khô, nhưng bạn sẽ phải mất công chế biến hạt sen cho mềm ra, nên việc này khá mất thời gian mà lại làm mất một phần các chất dinh dưỡng từ hạt sen. Vậy nên bài viết sau sẽ hướng dẫn cách nấu chè hạt sen đậu xanh đường phèn.

Nguyên liệu cho món chè hạt sen đậu xanh

- 100g hạt sen tươi
- 200g đậu xanh
- Đường phèn: tùy ý (ở đây mình chọn đường phèn vì nó có vị thanh ngọt, không gắt như một số loại đường khác)

Các bước nấu chè hạt sen đậu xanh thanh mát:

Bước 1: Sơ chế hạt sen
Bạn có thể mua loại hạt sen tươi đã được bóc vỏ sẵn, hoặc nếu không thì bạn mua đài sen về tách hạt nhé. Muốn chọn hạt sen tươi ngon, bạn nên chọn đài sen hoặc vỏ ngoài hạt sen có màu xanh sẫm thì mới đủ độ già, nấu chè đậu xanh hạt sen lên mới bùi bùi, ngon ngọt được.

Hạt sen tươi khi mua về phải xoi tim sen ra, vì tim sen có vị đắng, làm món chè đậu xanh hạt sen kém ngon đi mặc dù nó có tác dụng an thần và điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Bạn dùng que tăm nhỏ có độ nhọn vừa phải đâm xuyên qua lỗ tròn ở một đầu hạt sen, sẽ thấy phần tim sen màu xanh trồi ra ở đầu kia.

Sau khi xoi tim sen xong, bạn luộc sơ chúng với nước và chút muối để ra bớt mủ, và ăn bùi hơn. Tiếp đến, bạn thay nước mới rồi cho hạt sen vào nồi ninh nhừ theo ý thích.

Hạt sen hầm xong vớt ra rổ, xả qua nước lạnh để khi ta nấu chè đậu xanh hạt sen thì nước trong và ngon hơn.

Bước 2: Sơ chế đậu xanh
Đậu xanh được đãi hạt và rửa sạch trước khi ngâm vào nước lạnh cho mềm hơn. Sau khi ngâm đậu xanh (khoảng 3 tiếng), bạn vớt ra rồi xả xạch với nước lạnh, tiếp tục cho vào nồi hầm mềm cho đến khi bạn thấy vừa ý.

Bước 3: Nấu chè hạt sen đậu xanh thanh mát
Khi đậu xanh đạt đủ độ chín mềm thì bạn trút phần hạt sen đã hầm vào, giữ lửa nhỏ thêm 5 phút thì tắt bếp. Để món chè đậu xanh hạt sen tươi được thơm hơn, bạn có thể rưới ít tinh dầu bưởi, dầu chuối hoặc vani lên trên nhé.


Qua bài viết này, chúng ta vừa tham khảo về cách nấu chè đậu xanh hạt sen. Chúc bạn nấu món chè này thật thơm ngon khiến ai cũng yêu thích nhé.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Thông tin người lớn phải nhớ về bệnh tăng động ở trẻ em

Bệnh tăng động là một loại bệnh tâm lý thường gặp ở trẻ em. Nếu bậc phụ huynh không quan tâm để ý, chắc chắn sẽ không nhận ra bệnh tăng động ở bé và xem đó là sự hiếu động thông thường. Để sớm nhận ra các triệu chứng của bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ phù hợp, cha mẹ cần chuẩn bị  đầy đủ kiến thức về bệnh tăng động ở trẻ em.

Bệnh tăng động ở trẻ em là gì?
Bệnh tăng động giảm chú ý có tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD). Đây là một rối loạn phổ biến ở trẻ. Trẻ khi mắc bệnh sẽ hiếu động quá mức, mất khả năng tập trung.  Bệnh này thường gặp ở trẻ có lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi và tỷ lệ bé trai mắc bệnh này sẽ nhiều bé gái từ 4 đến 10 lần.


Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng động:
  • Hiếu động  quá mức: triệu chứng đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là trẻ không chịu ngồi yên ở một vị trí mà thường hoạt động chạy nhảy liên tục không mệt mỏi. Nếu bị bắt ngồi yên thì chúng sẽ phản ứng và khi ngồi xuống, chúng sẽ liên tục làm ồn, cựa quậy.
  • Khả năng tập trung kém: trẻ bị tăng động có sự tập trung gần bằng 0. Chúng sẽ không lắng nghe hoặc làm đúng theo hướng dẫn. Thông thường chúng sẽ chuyển nhanh chóng từ việc này sang việc khác, không tập trung đối với công việc đang làm và nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những việc khác dẫn đến việc học tập sa sút.
  • Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính xung động tức thì, hay gây ồn ào, làm phiền người xung quanh
  • Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: trẻ sẽ gặp các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động:
  • Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động  vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh tăng động thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Ngoài ra còn một số yếu tố liên quan đến những tai biến lúc sinh  hoặc tiếp xúc với các chất như rượu, thuốc lá, ma túy,… khi ở trong bụng mẹ. Cũng có thể do trẻ bị rối loạn tâm thần khi bị lạm dụng  hoặc do gia đình tan rã cũng khiến trẻ có khả năng bị bệnh tăng động.

Cách chăm sóc trẻ bị tăng động
  • Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên bạn nên đưa trẻ đến khám các bác sĩ thần kinh để có các phương pháp trị liệu bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi.  Bên cạnh đó cha mẹ cần tìm cách giáo dục khuyến khích con đúng cách, khen ngợi trẻ để tránh trẻ bị trầm cảm, tự kỷ.
  • Trong lúc hướng dẫn, chỉ bảo con, cha mẹ cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, không nên quát nạt con và phải thường xuyên quan tâm để ý đến trẻ để hạn chế những tổn thương khi trẻ bị hiếu động.



Cách làm bánh gối mặn ngon cho bữa ăn cuối tuần

Một chiếc bánh gối có vỏ bánh vàng giòn tưởng chừng dễ làm, nhưng lại rất bổ dưỡng, có cả cả tình cảm cùng với sự khéo léo của người phụ nữ vào bếp. Chiếc bánh gối nhân thịt đậm đà hương vị có thể mê hoặc người kén ăn nhất cũng phải ‘gật gù khen ngon’. Vào những ngày gió se lạnh, nhiều mẹ đảm rất hay chế biến bánh gối với các công thức được đổi mới để làm ông xã và các con cưng của mình kết mê những bữa ăn gia đình.

Nếu bạn chưa biết cách làm bánh gối nhân thịt ngon nhất, hay muốn biết thêm để chế biến món ăn này ngon hơn, mời các bạn tham khảo về cách làm món ăn hấp dẫn mà tinh tế này nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu


Phần nhân bánh gối:
- 200g thịt ba chỉ
- 50g miến dong
- 30g mộc nhĩ
- Nửa củ cà rốt loại vừa
- 15 quả trứng cút
- 1 củ hành khô
- Rau sống ăn kèm
- Gia vị

Phần vỏ bánh gối
- 300g bột mì
- 110g bơ lạt
- 60 – 90ml nước lạnh
- Nhúm muối nhỏ

Công thức làm bánh gối

Cách làm nhân bánh gối:

Bước 1: Ngâm miến và mộc nhĩ với nước cho nở ra. Cùng lúc đó, các bạn băm thịt, thái cà rốt thật
nhỏ, và luộc trứng cút. Trứng chín, bạn bóc vỏ và cắt làm đôi. Miến và mộc nhĩ cũng được băm nhỏ.

Bước 2: Băm nhỏ hành khô, rồi phi hành thơm lên

Bước 3: Bạn cho thịt vào đảo sơ qua, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn

Bước 4: Thịt chín, bạn tắt bếp và trộn miến + cà rốt + mộc nhĩ đã băm nhỏ vào cùng, rồi đảo đều lên. Để bánh thơm hơn, chị em thử cho thêm ít hạt tiêu vào nhân bánh nhé.

Hướng dẫn làm vỏ bánh gối

Bước 1: Bạn trộn đều bột mì với bơ và ít muối. Sau đó, bạn thêm từ từ nước vào hỗn hợp vỏ bánh cho đến khi hỗn hợp mịn và dẻo là được.

Bước 2: Bạn phủ hỗn hợp vỏ bánh với màng bọc thực phẩm, rồi ủ trong tủ lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bước 3: Bạn rải sẵn 1 lớp một mì lên bề mặt để cuốn bánh, rồi trải hỗn hợp bột bằng cán thành từng miếng mỏng khoảng 3 – 4 mm.

Bước 4: Bạn cắt vỏ bánh thành nhiều hình tròn khác nhau (nên dùng bát ăn cơm).

Cách gói và chiên bánh gối thơm giòn

Bước 1: Trải vỏ bánh lên bàn phẳng, cho 2 thìa nhân thịt vào giữa, rồi bạn đặt úp hai nửa quả trứng cút lên trên phần nhân.

Bước 2: Bạn chấm ngón tay và bát nước lạnh, rồi gấp đôi vỏ bạnh lại thành hình bán nguyệt và bóp nhẹ xung quanh để tạo viền bánh.


Bước 3: Sau đó bạn dùng ngón cái và ngón trỏ túm phần rìa bánh thừa, bắt đầu gấp từ phải sang trái từng chút một đến hết như gấp đèn lồng vậy.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp và đun sôi dầu. Tiếp đó, bạn cho từng chiếc bánh vào chảo và chiên vàng hai mặt.

Bước cuối: Gắp bánh gối vàng giòn cho vào 1 cái rổ có lót sẵn giấy thấm dầu, chờ khi bánh bớt dầu thì bạn xếp bánh ra đĩa và thưởng thức.


Trời lạnh mà được nhâm nhi chiếc bánh gối ngon tuyệt, nóng hổi cùng bên gia đình thì thật tuyệt vời. Vừa rồi, các bạn đã cùng tìm hiểu về cách làm bánh gối nhân thịt, thật hấp dẫn cho bữa ăn bổ dưỡng. Chúc các bạn làm bánh gối tuyệt ngon nhé.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Cách làm sữa đậu nành đơn giản bằng máy xay sinh tố

Cách làm sữa đậu nành tại nhà luôn là một trong các chủ đề mà nhiều mẹ khéo tay, thích nấu nướng muốn biết. Sữa đậu nành là loại đồ uống dinh dưỡng, giản dị mà lại có ích cho sức khỏe, nhất là dành cho nữ giới. Các bạn có thể tìm thấy không ít nhiều công thức làm sữa đậu, và một trong số đó là cách làm sữa đậu nành bổ dưỡng cho bữa sáng như sau. Mời các bạn cùng xem chi tiết nhé.

Nguyên liệu làm sữa đậu nành

- 200gr đậu nành/đậu tương
- Nước sạch

Bên cạnh, bạn có thể thêm các nguyên liệu phụ sau để sữa đậu nành của mình có hương vị ngon hơn, ngậy hơn:
- 30gr lạc/đậu phộng rang sơ, sát sạch vỏ
- 20gr vừng
- 2 – 3 lá dứa/lá nếp

Cách làm sữa đậu nành đơn giản bằng máy xay sinh tố

Bước 1:
Bạn chọn mua đậu nành loại ngon, rửa sạch và sàng lọc những hạt đậu sâu, lép.

Bước 2:
Bạn trút hạt đậu vào âu hoặc nồi, sau đó đổ nước sạch (nên dùng nước đun sôi để nguội) ngập khoảng gấp 2 – 3 lần lượng đậu. Ngâm trong khoảng 8 – 10 giờ cho đến khi hạt đậu nở ra gấp đôi hoặc to hơn nhiều để hạt đậu đủ mềm rồi mới xay nhé. Chú ý: không nên ngâm quá kỹ vì đậu sẽ bị chua.


Bước 3:
Sau khi ngâm xong, bạn đổ đậu ra rổ và rửa lại lần nữa cho ráo nước.
Chú ý: Đa số các công thức làm sữa đậu của người Việt có nhắc đến việc nhặt bỏ hết vỏ đậu. Thực tế thì trong vỏ đậu cũng chứa chất dưỡng, và người Nhật chưa bao giờ làm sữa đậu mà phải bỏ vỏ cả. Bạn có thể cân nhắc về vấn đề này.

Bước 4:
Cho một phần đậu vào máy xay cũng với lạc và vừng để món sữa béo ngậy hơn. Bạn chú ý là cho lượng đậu vừa phải, tránh để máy chạy quá tải, dẫn đến cháy máy nhé.

Bước 5:
Đổ nước vào máy xay sao cho nước cao hơn mặt đậu tầm 0,5 – 1 cm. Bạn cho máy xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn, dùng hai ngón tay miết thử thấy hỗn hợp mịn như bột thì được rồi đó. Bạn trút phần đậu đã xay xong, và tiếp tục làm công đoạn này với những mẻ đậu khác cho đến hết nhé.

Bước 6:
Lúc này hỗn hợp đậu khá đặc dính, bạn sẽ cho thêm 250 – 300ml nước vào để hỗn hợp được loãng hơn nhé.

Bước 7: Nấu đậu
Bạn đổ hỗn hợp nước đậu vào nồi, rồi đun với lửa hơi to. Vừa đun, ban vừa khuấy đều cho bột đậu không bị lắng xuống đáy (dễ bị cháy và có mùi khê). Vừa nấu, vừa khuấy cho đến khi xuất hiện bọt hình thành trên mặt sữa và dâng đày lên miệng nồi thì tắt bếp và bắc nồi xuống.

Bước 8: Lọc đậu
Bạn đặt 1 chiếc rá (rây bột) lên trên 1 chiếc âu lớn và phủ khăn trong lòng rá.

Đổ đậu vừa nấu vào rá để sữa chảy qua khăn và rây xuống âu. Vì lúc này đậu còn khá nóng, nên bạn cho thêm 200ml nước hòa với phần bã đậu cho bớt nóng, dùng muôi khuấy cho sữa chảy xuống nhanh.

Sau khi ép cho sữa chảy xuống hết, bạn đổ phần xác đậu còn lại ra âu, hòa với chút nước, múc đổ vào vải và dùng tay vắt kiệt.

Bước 9: Nấu sữa đậu
Bước làm này để sữa đậu sạch hơn và dễ tiêu hóa hơn. Cách đun rất đơn giản: mới đầu đun với lửa gần to cho sữa sôi, sau đó hạ lửa xuống khoảng 10 phút là xong. Bạn nên cho thêm lá dứa/lá nếp được rửa sạch vào đun cùng để mùi vị sữa thơm ngon hơn nhé. Vừa đun, bạn cũng vừa khuấy để sữa không bị cháy ở đáy nồi và váng đậu hình thành trên mặt sữa nhé.


Bước 10:
Sau khi nấu xong sữa đậu, bạn thi thoảng vẫn khuấy sữa để tránh váng sửa nổi lên trên. Sữa nguội, thì bạn bảo quản trong lọ sạch ở tủ lạnh khoảng 1 tuần được nhé.

Như vậy, các bạn vừa biết thêm về cách làm sữa đậu nành béo ngậy cho cả nhà. Chúc bạn chế biến được món sữa đậu thật thơm ngon khiến ai cũng ngưỡng mộ nhé.

Hội chứng tự kỉ trẻ em – những thông tin mọi người nên biết

Bên cạnh phát triển về chiều cao và cân nặng, một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh phải có sự phát triển tốt về trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Khi bạn quan sát một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, có hành động và sở thích lạ thường không giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì có khả năng đứa trẻ đang mắc hội chứng tự kỉ. Xin hãy theo dõi những tài liệu sau đây để có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỉ ở trẻ em cũng như cách điều trị phù hợp.

Đầu tiên chúng sẽ tìm hiểu thế nào hội chứng tự kỉ trẻ em? Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời thường xuất hiện trước 3 năm đầu đời được biểu hiện ra bên ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và tương tác với những người khác, sở thích và hoạt động rất hạn chế và có khuynh hướng lặp đi lặp lại bất thường.
Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh:
Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng.
+Sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội: Bé rất ít khi cười mà nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình và ở trong một thế giới riêng, không để ý đến sự có mặt của bố mẹ và không có có sự tương tác với người chăm sóc, , rất ít kết bạn với những đứa trẻ khác
+Sự suy giảm khả năng giao tiếp: Không phản ứng ( trả lời hoặc quay lại) khi được gọi tên, chậm biết nói ( 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô, không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào, 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.)
Trong một số tường hợp, khi trẻ từ 14 đến 16 tháng tuổi, đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó mất hẳn ( thường là trải qua các sự kiện như té ngã, nằm viện,…)
+Hành vị lặp lại bất thường:
Các hành vi rập khuôn không có mục đích như quay đầu, vỗ tay, hay lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, quay đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
Các hành vi cứ lặp lại theo một quy tắc nào đó như xếp đồ chơi thành đường thẳng.
Các hành vi rất đơn điệu, thiếu sự đa dạng, và chống lại sự thay đổi ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay phản ứng mạnh mẽ  trước sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm bằng cách la khóc, cấu xé
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng thực đơn nhất định hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình
Nguyên nhân gây bệnh: chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh tự kỷ có liên quan đến các yếu tố sinh học hoặc môi trường bao gồm các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Cũng có giả thuyết cho rằng nguyên nhân la do các vấn đề bất thường của tuần hoàn não, hoặc sự phát triển không bình thường ngay từ thời kì bào thai.Nhiều học giả ủng hộ giả thuyết gen nhưng tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được gen nào. Tuy nhiên, hiện nay tất cả chỉ là giả thuyết chứ chưa có sự khẳng định nguyên nhân chính xác.
Cách phát hiện và  điều trị:
Vì các biểu hiện của bệnh tự kỉ của trẻ em rất đa dạng và khác nhau nên chỉ phát hiện khi quan sát hoạt động, sở thích, tương tác môi trường của trẻ để chuẩn đoán.
Việc phát hiện sớm từ các dấu hiệu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng để có thể hỗ trợ trẻ phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ cũng như nhận thức. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị tự kỉ thì nên đưa trẻ đi khám tâm lý tại các bệnh viện nhi. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn để chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ. Trẻ cũng có thể cần gặp các chuyên viên tâm vận động âm ngữ, hoạt động, hòa nhập cảm giác.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có cách nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc điều trị chỉ góp phần khống chế và giảm các triệu chứng.

Cách làm bánh Crepe thật mềm ngon

Bánh crepe là một trong các món bánh hấp dẫn và nổi tiếng ở Pháp. Để làm được chiếc bánh crepe vàng mỏng và vỏ bánh mịn, bạn không cần phải sử dụng chiếc lò nướng bánh, hay lo lắng về việc sử dụng những thứ nguyên liệu cầu kỳ cả. Khi bạn chạm đến miếng bánh crepe đầu tiên, lưỡi của bạn sẽ nhạy bén với phần nhân ngọt như hoa quả, mứt, chocolate,... hoặc là nhân mặn với các loại salad rau củ và hải sản,... Thưởng thức từng chiếc bánh crepe với cốc sữa nóng cho mỗi sáng thì thật là thích thú.
Sau đây, các bạn sẽ vào bếp với cách làm bánh crepe đơn giản nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Về phần vỏ bánh
- 120gr bột mỳ thường/bột mỳ đa dụng
- 45gr bơ nhạt
- 120ml nước
- 180ml sữa tươi không đường
- 2 quả trứng gà
- 1gr muối
- Bơ để phết chống dính cho chảo khi rán bánh

Nếu bạn muốn làm bánh Crepe ngọt thì nên thêm:
- 20gr đường
- 5ml tinh chất vani (hoặc 5gr vani bột)
- 15ml rượu Rum

Nếu làm Crepe mặn thì nên thêm:
- 1-2 gr muối
- Các loại rau để làm salad (basil, parsley, hay oregano,...) băm nhuyễn

Cách làm bánh crepe đơn giản

- Bạn cho bơ vào đun cách thủy, hoặc cho vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây cho chảy và để nguội.

- Tiếp đến, bạn đập trứng gà, rồi trộn với sữa, nước và bơ vào một âu to. Nên dùng nĩa, hoặc phới lồng đánh trứng đánh nhẹ cho quyện hỗn hợp.

- Sau đó, bạn rây bột vào âu trứng sữa để bột bánh mịn, đỡ bị vón cục và dùng phới đánh trứng trộn đều cả hỗn hợp cho đến khi bột tan hết, các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

- Bạn lại lọc hỗn hợp bột qua rây để bột bánh thêm mịn hơn. Sau đó, bạn bọc hoặc đậy kín bột đó trong ngăn mát tủ lạnh tối thiểu 60 phút.

- Bắc chảo lên bếp. Tốt nhất bạn nên dùng chiếc chảo đáy phẳng, chống dính để bánh chín đều và thật phẳng nhé. Sau đó bật bếp, phết một lớp bơ mỏng lên trên mặt chảo để bánh đỡ dính.

- Múc 2 – 3 thìa bột, đổ vào chảo, rồi nhanh tay nghiêng chảo cho bột dàn đều.

- Khi bánh chín vàng một mặt, bạn tiếp tục lật bánh để rán vàng mặt kia. Không nên để bánh bị cháy nhé, hoặc chỉ nên để bánh bị rám rám mặt chút thôi.

- Cuối cùng, bạn chọn loại nhân mình thích (hoa quả, kem tươi, dăm bông,...) cho vào bánh crepe, rồi gập bánh lại, và bày trí bên trên bánh cho thật hấp dẫn nhé.


Như vậy, chúng ta đã tham khảo về cách làm bánh crepe đúng kiểu Pháp nhé. Chúc bạn chế biến món bánh này thật ngon nha.

Thiếu máu ở trẻ em ảnh hưởng như thể nào?

Trong số các bệnh ở trẻ em, thiếu máu là một trong những bệnh khó nhận biết nhất, bởi vì nó hầu như không thể hiện ra ngoài. Bệnh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của bé, đồng thời làm trẻ không thể vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần phải để ý trẻ để nhận ra bệnh kịp thời. Bệnh thiếu máu ở trẻ em và cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở trẻ em
Bệnh thiếu máu ở trẻ em là tình trạng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn bình thường. Hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể để đưa máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Do đó, khi số lượng hồng cầu ít thì việc thiếu máu sẽ xảy ra. Trong đó, có nhiều nguyên nhân dễn đến việc thiếu hồng cầu:
- Do sự bất thường trong huyết cầu tố: đây có thể là do di truyền hoặc do thể trạng của trẻ em quá yếu. Một số bệnh di truyền cũng khiến cho số lượng hồng cầu bị ảnh hưởng.
Bệnh thiếu máu
- Thiếu chất: có thể là thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các chất vitamin, khoáng, sắt,... Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em
Những triệu chứng sau đây sẽ thể hiện là bé nhà bạn đang mắc chứng thiếu máu:
- Da ở niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay có màu nhợt tái chứ không có màu hồng như bình thường.
- Trẻ không năng động như những bé đồng trang lứa, hoặc trẻ đột nhiên không muốn ra ngoài chơi đùa như bình thường. Người trẻ mệt mỏi và khó chịu.
- Bé nhỏ thì hay quấy khóc, khó chiều, dễ cáu gắt.
- Trẻ biếng ăn, hay bị chóng mặt hoặc thỉnh thoảng thấy có đốm sáng trước mắt.
- Nhịp tim trẻ khá nhanh, vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
- Tóc thưa và dễ gãy rụng. Móng tay và móng chân không cứng cáp, thậm chí hơi biến dạng.
Cách chữa trị và phòng ngừa chứng thiếu máu ở trẻ em
Nếu như thấy những biểu hiện trên, phụ huynh nên cho trẻ đi xét nghiệm lượng hồng cầu trong máu để có được kết quả tốt nhất. Tùy vào nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Trẻ quấy khóc
Nếu như thiếu máu vì thiếu chất sắt thì chỉ cần bổ sung chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày và uống thuốc sắt là được. Nên cho trẻ ăn những loại thức phẩm có màu đỏ như thịt bò, tim, cá, cua, đậu, rau xanh, trái cây chín,...
Nếu như vì những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ xem xét là có truyền máu hay không. Đôi khi, cơ thể trẻ không thể sinh ra hồng cầu nhanh chóng, vì vậy truyền máu cho trẻ là một giải pháp cần thiết.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện tại nhà

Những dịp lễ quan trọng thường không thể thiếu chiếc bánh sinh nhật. Dù thế, đâu phải khi nào chúng ta cũng tìm đặt mua được chiếc bánh kem ngon lành, và có nhiều mẹ đảm muốn tự tay làm một chiếc bánh kem ăn mừng để thể hiện tình cảm và tài năng nấu nướng đặc biệt dành cho những người thân yêu.

Một số mẹ cho rằng: làm bánh sinh nhật thật rắc rồi mà lại cần đến lò nướng nữa. Vâng. Thực ra món ăn nào ngon lành và đẹp tinh tế thì bạn đâu làm được thành công ngay lập tức được. Nắm được rắc rối đó của chị em, vì vậy sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh sinh nhật bằng nồi cơm điện thật đơn giản mà vẫn thơm ngậy. Mời bạn cùng bắt tay vào làm bánh nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 25g bột mì đa dụng
- 25g bột ngô
- 15g bơ nhạt
- 25g dầu ăn
- 40g sữa tươi không đường
- 4 quả trứng gà đã tách riêng lòng đỏ và lòng trắng
- 80g đường
- ¼ quả chanh và một nhúm muối nhỏ.

Cách làm bánh sinh nhật không cần lò nướng

1. Bạn trộn đều bột mì và bột ngô, sau đó lọc hỗn hợp qua rây cho mịn

2. Chia bơ nhạt làm 2 phần: 15g và 5g. Bạn hấp cách thủy cho tan phần bơ 5g trước.

3. Bạn cũng hấp cách thủy với hỗn hợp khác gồm sữa tươi + dầu ăn + 15g bơ còn lại, khuấy đều chúng đến khi tan đều thì bạn đặt ra khỏi bếp.

4. Bạn trộn bột đã rây ở bước đầu cùng với hỗn hợp vừa hấp xong. Sau đó bạn cho lòng đỏ trứng gà vào, và khuấy đều tay theo 1 chiều đến khi bột sền sệt, mịn và không vón cục. Gọi đây là hỗn hợp A.

5. Tiếp đến, bạn đánh lòng trắng trứng bằng dụng cụ sạch và khô là tốt nhất. Bạn cho thêm muối + nước cốt chanh vào và để máy đánh trứng ở tốc độ thấp nhất cho đến khi xuất hiện bọt khí to như bọt xà phòng thì dừng lại.

6. Kế tiếp, bạn bật máy đánh ở tốc độ cao nhất, vừa đánh vừa từ từ cho đường. Lúc này, bọt khí dần biến mất, bạn sẽ đánh trong khoảng 30 giây để hỗn hợp trở nên dẻo, mịn, sền sệt như kem. Tiếp tục đánh lòng trắng đến khi hỗn hợp đặc lại, bạn chuyển về tốc độ đánh trung bình cho tới khi lòng trắng trứng bóng, mượt, cứng và nghiêng không đổ nhé. Gọi đây là hỗn hợp B.

7. Kế đến, bạn trộn đều hỗn hợp A với B theo kiểu Fold (đảo từ dưỡi lên để lòng trắng phủ trên lòng đỏ). Trộng nhanh tay đến khi bạn thấy quyện đều và mịn là được.


8. Bạn lót phần giấy nến vào nồi cơm điện, rồi quét lớp bơ đã được hấp lên trên giấy để bánh thơm hơn và không bị dính.

9. Sau đó bạn đổ toàn bộ hỗn hợp bột ở trên vào nồi, phủ một lớp khăn xô lên miệng nồi để ngăn hơi nước không chảy xuống khi bạn nướng bánh, và đậy nắp nồi cơm điện lại. Bạn bật chế độ cook (nấu) khoảng 20 phút, rồi khi nồi chuyển sang chế độ hâm cũng khoảng 20 phút. Khi hết thời gian hâm, bạn lại bật chế độ cook trong vòng 3 phút, rồi để nồi hâm thêm khoảng 5 phút là bánh chín ngon.

10. Mở nồi và nếu bạn thấy bánh phồng lên, bề mặt bánh khô mịn, mềm mại thì bạn lật mặt bánh và để chế độ cook trong vòng 5 phút để bánh chín đều hai mặt. Còn nếu bánh chưa cứng mà vẫn còn ướt thì bạn nấu thêm vài phút tùy vào từng nồi nhé.


Sau khi bánh đã chín thơm ngon, bạn đến phần trang trí bánh sinh nhật để bánh trông đẹp, hấp dẫn hơn. Các mẹ đảm có thể tham khảo nhiều cách làm phần kem cho chiếc bánh của mình trở nên đẹp ấn tượng hơn nhé.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách làm bánh sinh nhật đơn giản chỉ bằng nồi cơm điện. Chúc các bạn tạo ra chiếc bánh thật đẹp nhé.

Khi trẻ bị trái rạ, nên kiêng những gì ?

Thủy đậu là một loại bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ trẻ nhỏ thường hay gặp ,mùa bệnh thường vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 mỗi năm. Tuy đây là một bệnh có thể tự lành nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ đang mắc phỏng rạ thì sẽ làm bệnh ngày càng trở nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc khác cũng như đẩy nhanh tốc độ lây lan bệnh đến các thành viên trong gia đình. Mời các vị phụ huynh tham khảo những thông tin sau đây để có thể trang bị  đầy đủ kiến thức phỏng rạ đặc biệt là những điều cần kiêng cử khi con bạn mắc phải bệnh phỏng rạ.

Đầu tiên, bạn cần biết bệnh thủy đậu là gì? Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh đó là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn phát bệnh. Thời kì ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày, và chưa xuất hiện các triệu chứng khác thường. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các hồng ban với đường kính vài milimet, sau một vài ngày sẽ thành nốt đậu, đi kèm theo đó là các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,…) Khi mà nốt đậu nổi càng nhiều thì bệnh tình có thể sẽ diễn tiến nặng hơn.
Nếu không chữa trị và chăm sóc đúng cách, nhiễm trùng nốt đậu sẽ ăn sâu và lan rộng gây ra các nốt sẹo rỗ trên da suốt đời. nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não.
Khi trẻ nhà bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn nên thực hiện đúng theo những hướng dẫn sau:
-          Bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da khi trẻ ngứa và gãi gây ra các vết xước tại các vết đậu.
-          Bạn nên dùng dung dịch Milian ( xanh Methylene) bôi lên các nốt đậu phổng để sát trùng khi các nốt phổng đã vỡ.
-          Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn cần sử dụng các thuốc hạ sốt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes-một căn bệnh nặng có thể gây tử vong.
-          Nếu trẻ liên tục cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần trang bị thêm kiến thức để nắm được bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì từ đó giúp bé mau khỏi bệnh. Nếu bé của bạn đã không may mắc bệnh thủy đậu, bạn nên:
-Kiêng chỗ đông người: vì do tính chất bệnh dễ lây cho người xung quanh nên trong thời gian mắc bệnh thủy đậu ( khoảng từ 1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên hạn chế lại chỗ đông người.
-Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân vì rất dễ lây truyền bệnh cho người khác.
- Không gãi và làm vỡ nốt đậu: bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, giự cho da luôn khô và sạch. Đồng thời cho trẻ mặc các loại quần áo mềm mại tránh cọ sát vào da. Những nốt đậu khi vỡ sẽ để lại sẹo rỗ suốt đời và làm cho bệnh sẽ lây lan qua những vùng da chưa bị bệnh.
- Kiêng các loại thực phẩm tanh: Bạn không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò mà nên cho ăn các thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép nhưng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam chanh vì sẽ tăng thêm lượng axit trong cơ thể gây ra cảm giác ngứa ở các nốt đậu.
-Giữ vệ sinh thân thể: Bệnh nhân bị thủy đậu cần tránh tiếp xúc với nước và gió nhiều vì các chất bẩn trên da sẽ dễ dàng thấm sâu vào cơ thể qua các vết loét và gây ra nhiêm trùng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ đặc biệt nên lưu ý là bạn phải lau rửa thật nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt đậu. sau khi lau, bạn sẽ sử dụng khăn mềm để thấm khô người trẻ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây, bạn đã có thể trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ và giúp bé mau hồi phục khi trẻ mắc bệnh thủy đậu.