Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Bệnh chốc lở da ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh chốc lở da cũng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là những trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh là trẻ bị những nốt mụn, gây ngứa hoặc đau, xuất hiện ở trên người. Bệnh không ảnh hưởng quá nguy hiểm, và bệnh cũng có thể tự cải thiện trong 3 tuần. Tuy nhiên, nếu như không biết điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh chốc lở da sẽ trở nên trầm trọng và trở thành những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở da ở trẻ em
Có hai loại vi khuẩn gây chốc lở: Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là phổ biến nhất, và Streptococcus pyogenes (strep). Hai loại vi khuẩn này vốn vô hại trên da cho tới khi chúng xâm nhập qua vết thương hở, vết cắt, vết côn trùng cắn.. và gây ra nhiễm trùng.
Do đó, trẻ em có thể rất thường xuyên mắc bệnh này vì chúng còn quả nhỏ, chưa biết giữ vệ sinh cơ thể và thường gãi những vết thương.
Triệu chứng bệnh chốc lở da ở trẻ em
Bệnh chốc lở ở trẻ em có nhiều thể bệnh khác nhau:
- Chốc lở truyền nhiễm: Đây là thể bệnh hay gặp nhất với các triệu chứng như mụn đỏ trên mặt, quanh mũi và miệng. Mụn nước nhanh chóng vỡ ra, đỏng vảy màu nâu. Trẻ có biểu hiện bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Bệnh rất dễ lây sang các vùng da lành nếu bị dây dịch của vết chốc lở.
- Chốc lở dạng phỏng: Ở thể bệnh này, trẻ sẽ có những nốt phỏng nước, không đau, chứa nhiều dịch, ngứa nhưng không loét. Vết phỏng vỡ ra, đóng vảy vàng, lâu lành hơn các thể chốc lở khác.
Chốc ở trẻ
- Chốc lở thể mủ: Bệnh chốc lở ở thể này đã ăn sâu vào lớp bì với các triệu chứng: mụn đau, chứa nhiều dịch hoặc mủ, có vảy dày, vết loét sâu. Trên vết mủ có vảy dày, cứng màu vàng xám, sưng hạch ở quanh vết chốc lở.
Tuy nhiên, nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có nguy cơ trở thành những biến chứng nguy hiểm như: Viêm cầu thận, viêm mô tế bào, nhiễm trùng MRSA,...
Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
Tùy vào cấp độ bị bệnh mà bạn có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, đầu tiên nhất bạn nên đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế có uy tín. Có những hướng điều trị như sau:
- Trường hợp nhẹ hoặc vết thương trong khu vực hẹp: Làm sạch những vết thương bằng dung dịch NaCl 0.9 % hoặc thuốc tím 1/10.000
- Nhẹ nhàng rửa sạch các khu vực bị thương bằng xà phòng và nước sinh hoạt và sau đó đậy nhẹ nhàng với miếng gạc. Tránh làm mụn vỡ ra và lan qua vùng da khác.
- Dùng thuốc mỡ/ kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
Bôi thuốc
- Dùng kèm những loại thuốc uống kháng sinh như kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin, Cefixim…). Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết được kê toa thuốc một cách chi tiết và có những hướng dẫn cụ thể nhé.
- Dùng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin…
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ, bạn cũng cần lưu ý: cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không để trẻ gãi vào những vết thương, hạn chế chúng lại gần những con thú nuôi, những vật dơ bẩn,..
Phòng ngừa bệnh chốc ở trẻ em
Giữ vệ sinh sạch sẽ là yếu tố quan trọng và tiên quyết để phòng chống bệnh chốc ở trẻ. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Giữ cho da được sạch sẽ. Điều trị những vết thương, vết xước, vết côn trùng cắn,... bằng những loại thuốc bôi để tránh bệnh chốc da có cơ hội phát triển.
- Thay quần áo sạch sẽ mỗi ngày, cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ. Tắm rửa thường xuyên.
- Tránh ở những nơi ẩm thấp, nhiều côn trùng.
- Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh để tăng sức đề kháng.
Với những hướng dẫn như trên, hy vọng các phụ huynh sẽ có những cái nhìn đúng đắn về bệnh và có những cách chăm sóc bé hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.