Bà bầu có nên ăn nhãn không?
Theo PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu Nghị, quả nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng thuốc (thuốc sắc, rượu thuốc,...) để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ và suy nhược thần kinh. Nhưng đối với những người ở thể hỏa vượng, bị cao huyết áp, tiểu đường, đặc biệt là bà bầu thì lại hạn chế ăn nhãn.
Người có thai hầu hết mắc chứng nóng trong người, thường bị táo bón, tiểu tiện đỏ xèn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát,... cho nên khi ăn nhãn vào chẳng khác nào như ‘đổ dầu vào lửa’: tăng bệnh nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí làm tổn thương thai khí, dẫn đến sảy thai. Các chị em có thai trong 7 – 8 tháng đầu đặc biệt cần cảnh giác về chuyện này.
Ăn nhãn sau sinh lại rất tốt
PGS. TS Trần Đình Toán, nhấn mạnh : “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.
Như vậy, câu hỏi Bà bầu có nên ăn nhãn không đã có đáp án. Nhãn là thứ quả rất bổ dưỡng, nhưng vì có tính nóng nên cần phụ nữ đang mang thai nên tránh ăn, và lại rất tốt sau khi mẹ đẻ em bé. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trên hữu ích với các bạn.
Nguồn: Báo Dân trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.