Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Hội chứng tự kỉ trẻ em – những thông tin mọi người nên biết

Bên cạnh phát triển về chiều cao và cân nặng, một đứa trẻ bình thường khỏe mạnh phải có sự phát triển tốt về trí tuệ tương ứng với lứa tuổi. Khi bạn quan sát một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, có hành động và sở thích lạ thường không giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì có khả năng đứa trẻ đang mắc hội chứng tự kỉ. Xin hãy theo dõi những tài liệu sau đây để có thể nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỉ ở trẻ em cũng như cách điều trị phù hợp.

Đầu tiên chúng sẽ tìm hiểu thế nào hội chứng tự kỉ trẻ em? Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời thường xuất hiện trước 3 năm đầu đời được biểu hiện ra bên ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và tương tác với những người khác, sở thích và hoạt động rất hạn chế và có khuynh hướng lặp đi lặp lại bất thường.
Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh:
Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng.
+Sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội: Bé rất ít khi cười mà nhìn thẳng vào mắt người khác, thích chơi một mình và ở trong một thế giới riêng, không để ý đến sự có mặt của bố mẹ và không có có sự tương tác với người chăm sóc, , rất ít kết bạn với những đứa trẻ khác
+Sự suy giảm khả năng giao tiếp: Không phản ứng ( trả lời hoặc quay lại) khi được gọi tên, chậm biết nói ( 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô, không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào, 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.)
Trong một số tường hợp, khi trẻ từ 14 đến 16 tháng tuổi, đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng sau đó mất hẳn ( thường là trải qua các sự kiện như té ngã, nằm viện,…)
+Hành vị lặp lại bất thường:
Các hành vi rập khuôn không có mục đích như quay đầu, vỗ tay, hay lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, quay đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
Các hành vi cứ lặp lại theo một quy tắc nào đó như xếp đồ chơi thành đường thẳng.
Các hành vi rất đơn điệu, thiếu sự đa dạng, và chống lại sự thay đổi ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay phản ứng mạnh mẽ  trước sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm bằng cách la khóc, cấu xé
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng thực đơn nhất định hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.
Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình
Nguyên nhân gây bệnh: chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nhiều giả thiết cho rằng bệnh tự kỷ có liên quan đến các yếu tố sinh học hoặc môi trường bao gồm các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Cũng có giả thuyết cho rằng nguyên nhân la do các vấn đề bất thường của tuần hoàn não, hoặc sự phát triển không bình thường ngay từ thời kì bào thai.Nhiều học giả ủng hộ giả thuyết gen nhưng tới nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được gen nào. Tuy nhiên, hiện nay tất cả chỉ là giả thuyết chứ chưa có sự khẳng định nguyên nhân chính xác.
Cách phát hiện và  điều trị:
Vì các biểu hiện của bệnh tự kỉ của trẻ em rất đa dạng và khác nhau nên chỉ phát hiện khi quan sát hoạt động, sở thích, tương tác môi trường của trẻ để chuẩn đoán.
Việc phát hiện sớm từ các dấu hiệu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng để có thể hỗ trợ trẻ phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ cũng như nhận thức. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị tự kỉ thì nên đưa trẻ đi khám tâm lý tại các bệnh viện nhi. Khi đến khám, bạn sẽ được hướng dẫn để chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ. Trẻ cũng có thể cần gặp các chuyên viên tâm vận động âm ngữ, hoạt động, hòa nhập cảm giác.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có cách nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc điều trị chỉ góp phần khống chế và giảm các triệu chứng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.