Đầu tiên, bạn cần biết bệnh thủy đậu là
gì? Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Biểu hiện của bệnh đó là
các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ
thể, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn
phát bệnh. Thời kì ủ bệnh trong khoảng 10-20 ngày, và chưa xuất hiện các triệu
chứng khác thường. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các hồng ban với
đường kính vài milimet, sau một vài ngày sẽ thành nốt đậu, đi kèm theo đó là
các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn,…) Khi mà nốt đậu nổi càng
nhiều thì bệnh tình có thể sẽ diễn tiến nặng hơn.
Nếu không chữa trị và chăm sóc đúng cách,
nhiễm trùng nốt đậu sẽ ăn sâu và lan rộng gây ra các nốt sẹo rỗ trên da suốt đời.
nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm
não.
Khi trẻ nhà bạn đã mắc bệnh thủy đậu thì bạn
nên thực hiện đúng theo những hướng dẫn sau:
-
Bạn nên cắt ngắn móng tay trẻ, dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm
tránh biến chứng nhiễm trùng da khi trẻ ngứa và gãi gây ra các vết xước tại các
vết đậu.
-
Bạn nên dùng dung dịch Milian ( xanh Methylene) bôi lên các nốt đậu phổng
để sát trùng khi các nốt phổng đã vỡ.
-
Trường hợp trẻ bị sốt cao, bạn cần sử dụng các thuốc hạ sốt đúng theo hướng
dẫn của bác sĩ nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng aspirin để hạ sốt vì có
thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes-một căn bệnh nặng có thể gây tử
vong.
-
Nếu trẻ liên tục cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc
có xuất huyết trên nốt rạ thì nên đưa trẻ vào bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để
theo dõi, điều trị.
Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần trang
bị thêm kiến thức để nắm được bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì từ đó giúp bé
mau khỏi bệnh. Nếu bé của bạn đã không may mắc bệnh thủy đậu, bạn nên:
-Kiêng chỗ đông người: vì do tính chất bệnh
dễ lây cho người xung quanh nên trong thời gian mắc bệnh thủy đậu ( khoảng từ
1-2 tuần), người bệnh tốt nhất nên hạn chế lại chỗ đông người.
-Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân vì rất
dễ lây truyền bệnh cho người khác.
- Không gãi và làm vỡ nốt đậu: bạn nên cắt
ngắn móng tay trẻ, giự cho da luôn khô và sạch. Đồng thời cho trẻ mặc các loại
quần áo mềm mại tránh cọ sát vào da. Những nốt đậu khi vỡ sẽ để lại sẹo rỗ suốt
đời và làm cho bệnh sẽ lây lan qua những vùng da chưa bị bệnh.
- Kiêng các loại thực phẩm tanh: Bạn không
nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt
bò mà nên cho ăn các thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo các chất dinh dưỡng để
tăng sức đề kháng. Bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, nước ép nhưng không
nên cho trẻ uống quá nhiều nước cam chanh vì sẽ tăng thêm lượng axit trong cơ
thể gây ra cảm giác ngứa ở các nốt đậu.
-Giữ vệ sinh thân thể: Bệnh nhân bị thủy đậu
cần tránh tiếp xúc với nước và gió nhiều vì các chất bẩn trên da sẽ dễ dàng thấm
sâu vào cơ thể qua các vết loét và gây ra nhiêm trùng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng
nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ đặc biệt nên lưu ý là bạn phải lau rửa
thật nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt đậu. sau khi lau, bạn sẽ sử dụng khăn mềm để
thấm khô người trẻ.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên
đây, bạn đã có thể trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc trẻ và giúp bé mau hồi
phục khi trẻ mắc bệnh thủy đậu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.