Triệu chứng của bệnh bại não ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh, bệnh hầu như không thể phát hiện vì biểu hiện quá ít. Do đó, bạn nên đưa con đi khám sức khỏe thường xuyên để phòng tránh khả năng mắc bệnh.
Đối với những trẻ lớn hơn, những biểu hiện và biến chứng của bệnh như sau:
- Không có khả năng tự di chuyển, chăm sóc cơ thể.
- Khiếm khuyết về các giác quan như: giảm thị lực, thính lực, khả năng nhận biết, học chậm,...
Bệnh bại não |
- Bắp thịt mềm nhũn, không đi đứng được ngay ngắn.
- Có các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường.
Cách chữa trị bệnh bại não ở trẻ em
Có nhiều cách để chữa bệnh bại não. Tuy nhiên, đây là bệnh nặng và không được chữa bằng những cách thông thường. Cần phải có những trang thiết bị và các loại thuốc ở những cơ sở y tế.
- Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng: đây là liệu pháp cần sự kiên trì tuyệt đối của gia đình. Bình thường, sau khi luyện tập thì khoảng 20%, 60% phát triển được khả năng tự chăm sóc mình.
Trị liệu bệnh bại não |
- Thuốc tiêm trị rối loạn vận động ở trẻ bại não
- Phương pháp “Mũ lạnh”
Cách phòng ngừa bệnh bại não ở trẻ em
Bệnh có thể hình thành khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc khi vừa sinh ra đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh:
- Do di truyền: đôi khi, những sắc tố từ mẹ hoặc bố có thể gây ra bệnh ở trẻ em. Do đó, kiểm tra những yếu tố của cha mẹ trước khi quyết định mang thai là điều nên làm.
- Do môi trường: trong quá trình mang thai, người mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi chất độc hại bên ngoài. Chẳng hạn tiêu biểu như: mùi khói thuốc lá, mùi khói xe với nồng độ cao, ăn những chất độc hại,... Hoặc trong quá trình trẻ lớn lên, một căn bệnh nào đó gây ảnh hưởng đến não của trẻ và não bị tổn thương.
Do đó, việc phòng ngừa nên là trước khi mang thai. Cần phải thực hiện đầy đủ các loại tầm soát bệnh tiền hôn nhân để cho con được khỏe mạnh. Đồng thời, tránh xa môi trường ô nhiễm, hoặc những nơi có khói thuốc lá để giữ sức khỏe của mẹ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.