Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam là môi trường tốt cho loài muỗi sinh sôi, trong đó nổi bật là muỗi vằn. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết, và vì thế tỉ lệ mắc bệnh ở nước ta là khá nhiều. Trong đó, trẻ em là thành phần dễ bị mắc bệnh và bệnh thường gây biến chứng cho trẻ nếu không chữa trị đúng cách. Vậy phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thế nào?
Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây nên.
- Do bị muỗi vằn cắn, muỗi mang máu của người bị mắc bệnh đến người bình thường. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Có những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết cụ thể như sau:
- Trẻ thường bị sốt cao 38-39 độ một cách đột ngột, trong khi trước đó trẻ hoàn toàn bình thường. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.
- Mặt đỏ phừng phừng, kèm theo đó là bị đau nhức toàn thân, đau đầu.
- Da nổi những nốt đỏ, những chấm xuất huyết, xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
- Mắt đỏ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Trẻ bị sốt xuất huyết
Nếu nặng hơn, trẻ có thể bị những triệu chứng sau:
- Chảy máu cam
- Đi ngoài ra máu.
- Đau bụng dữ dội,...
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi trẻ mắc bệnh, cách tốt nhất là bạn đưa trẻ đi đến bệnh viện để được khám và đưa ra giải pháp kịp thời. Tuyệt đối không tự ý truyền nước biển tùy tiện tại các phòng mạch tư. Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống thuốc. Bạn nên cho trẻ nằm viện tới khi những triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Nếu như bệnh của trẻ chưa nặng (chỉ bị sốt, mệt), phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà, với những lưu ý như sau:
Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Có nhiều cách để hạ sốt cho trẻ. Bạn nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol theo sự hướng dẫn của bác sĩ, uống lặp lại trong 4 đến 6 giờ. Lau người cho trẻ bằng nước ấm và đắp khăn ấm lên trán để hạ sốt và tránh biến chứng co giật.
Cho trẻ uống nhiều nước
Dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ
- Uống nhiều nước: cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, những loại nước cam, chanh, nước muối uống đóng chai, nước trái cây,... cũng được khuyên dùng.
- Thức ăn: cho trẻ ăn những chất dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng như súp, cháo dinh dưỡng,...
Nếu như bệnh trẻ trở nặng, có dấu hiệu xuất huyết ngoài như: nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu,... thì cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.
Lưu ý: tuyệt đối không được cạo gió, cắt lễ hoặc làm những mẹo dân gian chưa được khoa học chứng minh. Cũng không được tùy tiện sử dụng thuốc bừa bãi. Việc này vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
- Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
- Phát quang bụi râm. Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.