Bệnh sốt siêu vi ở trẻ em là gì ?
Đây là tình trạng sốt cao do sự xâm nhập của
các loại siêu vi trùng khác nhau. Nếu điều trị đúng cách bệnh nhi có thể khỏe sau 10-14 ngày nhiễm bệnh,
ngược lại nếu không xác định đúng bệnh có thể khiến trẻ bị các biến chứng nặng
hơn, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng của bệnh sốt siêu vi ở trẻ em:
Khi thấy trẻ có sự xuất hiện của các triệu chứng
sau đây kéo dài 2-3 ngày không thuyển giảm thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến các
bệnh viện, cơ sở y tế:
·
Nôn: Trẻ
có thể nôn ói sau khi ăn ( nôn khang nhiều lần cũng có thể là các triệu chứng của
bệnh não hoặc viêm màng não)
·
Sốt cao co
giật: xảy ra khi trẻ sốt từ 38,50C trở lên đi kèm các triệu chứng
như co giật toàn thân, tím môi. Nếu để lâu có thể gây thiếu oxy não, hôn mê và
nhiều biến chứng nguy hiểm khác
·
Sốt cao
rét run: Trẻ cảm thấy lạnh toàn thân đặc biệt là tay, chân, có thể nổi vân tím
trên da.
·
Chảy nước
mũi: Trẻ sẽ chảy nước mũi trong, không có mùi hôi, tăng tiết đờm dãi trong miệng.
·
Ho: Trẻ có
thể ho khan hoặc có đờm do quá trình viêm tai mũi họng gây ra.
·
Rối loạn
tiêu hóa: Trẻ có thể đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, không có máu. Trẻ thường rất
khát nước, nếu không chăm sóc tốt, bệnh sẽ diễn biến nặng lên và có thể gây tử
vong.
·
Đau đầu:
Trẻ lớn có thể kêu đau đầu, trẻ nhỏ thì quấy khóc, vật vã.
·
Đau mình mẩy,
đau cơ: Trẻ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ bắp toàn thân.
·
Phát ban:
Sau khi sốt vài ngày, trẻ có thể xuất hiện ban đỏ trên da và đỡ sốt.
Cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt siêu vi:
·
Bù nước và
chất điện giải: các triệu chứng như sốt, nôn ói hoặc tiêu chảy có thể là mất một
lượng lớn nước đáng kể, gây ra mất cân bằng điện giải. vì vậy người lớn cần cho
trẻ uống thêm nhiều nước hoặc các thuốc có thể bù đắp lượng nước và chất điện
giải trong cơ thể như Oresol.
·
Chống bội
nhiễm: Bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, phòng kín, tránh gió. Luôn
giữ ấm cho trẻ và nếu trẻ đã đi học thì không nên cho trẻ đến trường.
·
Dinh dưỡng
hợp lý: Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho con sử dụng các loại thức
ăn mềm, lỏng như súp hoặc cháo loãng. Đối với các trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ
an cháo, cơm nát hoặc rau nghiền,…
·
Giữ vệ sinh
sạch sẽ : Nên cho trẻ ở một căn phòng thoáng khí trong lành, sạch sẽ được quét
dọn vệ sinh thường xuyên.
·
Tuy nhiên,
bạn nên lưu ý là không nên tự mua thuốc về điều trị cho trẻ mà cần đưa trẻ đi
khám ở các chuyên khoa nhi tại các bệnh viện.
Cách phòng bệnh sốt siêu vi ở trẻ em:
‾
Bạn nên
đưa trẻ đi tiêm phòng cúm mỗi năm để hạn chế nguy cơ xâm nhập của các loại vi
rút phổ biến.
Trong
mùa dịch nên hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông đúc hoặc cho bé tiếp xúc với
người bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.